100 bản độc tấu guitar hàng đầu lăn đá năm 2022


Trời còn làm mây, mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh
Như giòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em giận hờn. Ru em giận hờn

Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ

Trời còn làm mưa mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng em mang trên vai
Tuổi buồn như lá gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời

Trời còn làm mưa mưa rơi thênh thang
Từng gót chân trần em quên em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Em gầy ngón dài lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em muộn phiền. Ru em bạc lòng

Show

100 bản độc tấu guitar hàng đầu lăn đá năm 2022



100 bản độc tấu guitar hàng đầu lăn đá năm 2022



Trịnh Công Sơn
100 bản độc tấu guitar hàng đầu lăn đá năm 2022

Hình chụp chân dung Trịnh Công Sơn được in trong sách Trịnh Công Sơn, Một người thơ ca, Một cõi đi về

Thông tin nghệ sĩ
Sinh28 tháng 2, 1939
Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Liên bang Đông Dương
Nguyên quánThừa Thiên Huế
Mất1 tháng 4, 2001 (62 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dòng nhạcTình khúc 1954-1975
Nhạc phản chiến
Nhạc thiếu nhi
Nghề nghiệp

  • Nhạc sĩ
  • Ca sĩ
  • Nhạc công
  • Họa sĩ
  • Nhà thơ

Nhạc cụGuitar
Năm hoạt động1958–2001
Ca khúc tiêu biểuDiễm xưa
Biển nhớ
Cát bụi
Hạ trắng
Ca sĩ trình bày thành côngKhánh Ly
Hồng Nhung[1]

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một nam nhạc sĩ người Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc và nằm trong danh sách những nghệ sĩ âm nhạc Việt Nam có lượng đĩa bán chạy nhất. Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc).[2] Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly, danh ca gắn liền tên tuổi với hàng trăm ca khúc của ông và thế hệ sau này là Hồng Nhung. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một diễn viên và một ca sĩ (ông từng biểu diễn một số bài hát do chính mình sáng tác).

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc sống thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Ông nguyên quán ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.[3] Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập võ judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Cũng theo một nguồn tin khác như lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh (em gái cố nhạc sĩ): "Năm anh Sơn 18 tuổi, ba mất, để lại mẹ và bảy người em. Lúc đó, anh còn quá trẻ, không biết phải làm sao. Mấy tháng liền, trời nắng chang chang, anh lên mộ ba ngồi cả ngày. Anh ốm nặng một trận. Khi khỏi, anh nhờ má mua cho cây đàn để viết nhạc". Bà Trịnh Vĩnh Trinh kể ở tuổi 18, trở thành trụ cột gia đình, Trịnh Công Sơn loay hoay không biết phải bắt đầu thế nào. Ông mua rất nhiều sách để đọc và dạy các em. Ông bắt năm em gái tập đi mỗi sáng với một quyển sách được đặt trên đầu, phải bước đi sao cho duyên dáng, khoan thai. Ông coi trọng lễ nghi, luôn dặn dò các em không được gắp thức ăn trước người lớn trong bữa cơm, không được chống hai tay trên bàn khi có bề trên. Ông nghiêm khắc, từng đánh đòn em nhưng sau này, ông hối hận nói: "Lúc đó anh còn trẻ quá, chẳng biết làm sao". Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy".

Theo ông cho biết, ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 1960[4][5] và qua giọng ca Thanh Thúy.

Năm 1961, vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.[6]

Ông là một trí thức đấu tranh tích cực cho phong trào hòa bình tại miền Nam. Năm 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gặp quân nhân miền Bắc trong 26 ngày đêm tranh giành Huế. Vào năm 1970, ông đã tham gia phong trào Tự quyết với Ngô Kha, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn và Thái Ngọc San.[7]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tên tuổi của Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến hơn, từ khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại Quán Văn, một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn do nhóm sinh viên mang tên Khai Hóa trong phong trào phục vụ thanh niên xã hội chủ trương, từ cuối năm 1966.[8][9] Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Ông kể: "Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly", còn Khánh Ly kể lại giai đoạn cơ cực đói khổ nhưng đầy hạnh phúc những năm 1960 ấy: "Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn".[10]

Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như "Diễm xưa" (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), "Ca dao Mẹ", "Ngủ đi con". Riêng bài Ngủ đi con đã phát hành trên hai triệu đĩa than. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông.[11] Theo tác giả Ban Mai, trong cuốn "Trịnh Công Sơn - vết chân dã tràng"[12], nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến bị cả hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa cấm lưu hành[13] Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng không tán thành thái độ phản chiến của ông về chiến tranh, vốn mang tính "chủ hòa, ủy mị", làm nản lòng những người đang đấu tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Theo tác giả Ban Mai, trong cuốn "Trịnh Công Sơn – vết chân dã tràng", Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có những người phê phán ông vì coi ông là "thiếu lập trường chính trị",[14] có những người cực đoan đòi sau khi tiến về Sài Gòn sẽ "xử tử" ông.[15]

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài "Nối vòng tay lớn". Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Trong bài phát biểu, ông kêu gọi người dân miền Nam ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam:[16]

"Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó... Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước... Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này..."[17]

Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di cư sang Mỹ và ông phải đi học tập cải tạo trong 4 năm.[18] Tuy nhiên, theo tác giả Bùi Đức Lạc (một người bạn thân của Trịnh Công Sơn) thì ông chỉ đi làm kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo[19], nguồn khác thì nói ông đi học tập chính trị 2 năm ở Cồn Tiên. Theo Nguyễn Đắc Xuân, thời gian đầu sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, "Đối với lãnh đạo thì không có vấn đề gì, nhưng có nhiều "anh em phong trào" ở Sài Gòn không thích quan điểm lập trường chung chung của Trịnh Công Sơn trước đây", ông trở về Huế và "thời gian đó một số phần tử quá khích theo phong trào "Hồng vệ binh" của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã kích động sinh viên treo một tấm banderole to tướng mang dòng chữ xanh rờn: "Hạ bệ Phạm Duy - Hoàng Thi Thơ và Trịnh Công Sơn" trước trường Đại học Sư phạm Huế" và "tiếp theo là cuộc tọa đàm luận tội "Trịnh Công Sơn có công hay có tội" tại Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế. Hôm ấy có cả Trần Hoàn, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc và vài người nữa. Có người lên án, nhưng cũng có người bảo vệ. "Tội" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông đã làm nhạc phản chiến một cách chung chung, không phân biệt được chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng dân tộc trong bài "Gia tài của mẹ" với câu "Hai mươi năm nội chiến từng ngày". Thậm chí ông còn làm nhạc ca ngợi địch trong bài "Cho một người nằm xuống" thương tiếc đại tá không quân Sài Gòn Lưu Kim Cương tử trận – người đã từng cưu mang ông. Nhiều người phát biểu biện hộ cho Trịnh Công Sơn: "Đúng là Trịnh Công Sơn đã làm nhiều bản nhạc phản chiến, anh được mệnh danh là người làm nhạc phản chiến số 1 thời ấy giống như Bob Dylan, Joan Baez ở bên Mỹ. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tự do, anh theo đuổi chủ nghĩa nhân bản chung chung khác chúng ta. Nhưng anh làm nhạc trong vùng tạm chiếm, người nghe nhạc phản chiến của anh là lính Cộng hòa. Rất nhiều lính của Thiệu đã bỏ ngũ vì nghe bản nhạc Người con gái da vàng của anh. Chẳng có người lính cách mạng nào bỏ ngũ vì nghe nhạc của Trịnh Công Sơn cả. Cũng như ngày xưa bên Trung Quốc, Trương Lương thổi sáo đâu phải để cho quân mình buông kiếm! Đâu phải tự dưng chính quyền Thiệu ra lệnh tịch thu những bài hát của Sơn". Và chính xấp tài liệu đăng lệnh của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cấm phổ biến nhạc Trịnh Công Sơn, lệnh cấm mang số 33 ngày 8.2.1969, đã có sức thuyết phục lớn đối với những người tham dự tọa đàm. Sau cuộc tọa đàm, Trịnh Công Sơn phải viết kiểm điểm. Hồi ấy, những bản kiểm điểm nói không đúng vấn đề thường phải viết lại. Trịnh Công Sơn chưa quen lối sinh hoạt này nên rất chán chường..." Trong thời hậu chiến này, cả nước rất khó khăn và như bao người Việt khác, Trịnh Công Sơn cũng được điều đi lao động sản xuất, khi thì trồng khoai lang, lúc cấy lúa trên những cánh đồng đầy bom đạn chưa tháo gỡ.

Một thời gian dài sau 1975, nhiều bài hát của ông bị cấm lưu hành ở tại Việt Nam hay bị một số người kêu gọi tẩy chay ở hải ngoại. Tuy nhiên, Khánh Ly và nhiều ca sĩ vẫn tiếp tục hát và phát hành những băng đĩa với ca khúc của ông tại hải ngoại.

Những năm sau 1975, sau thời gian học tập chính trị, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, lúc đầu một số sáng tác ông gởi qua cho Khánh Ly và chỉ phát hành tại hải ngoại. Khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài có nội dung ca ngợi những chủ trương của chế độ mới như Thành phố mùa xuân, Ngọn lửa vĩnh cửu Moskva, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản nhạc có giá trị. Các tác phẩm mới của ông tiếp tục bị chính quyền chỉ trích, kiểm duyệt và cấm đoán đến mức ông phải biểu diễn cho bạn bè thân hữu và nhờ họ góp ý trước khi đem phổ biến[20].

Trịnh Công Sơn còn là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 đã thủ vai chính trong phim Đất khổ.[21] Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi bị Việt Nam Cộng hòa cấm không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do "có tính phản chiến".[22][23] Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam.[24] Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân.[25] Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996. Năm 1997, ông và nghệ sĩ Thanh Bạch và ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh thực hiện album băng hình VHS của mình mang tựa đề Ru tình được Hãng phim trẻ sản xuất. Sau đó Hãng phim Phương Nam sản xuất lại dưới dạng VCD & DVD năm 2004, Hòa tấu nhạc Trịnh: Chìm dưới cơn mưa (VHS thực hiện tháng 4 năm 1999). Riêng Hãng phim Phương Nam cũng thực hiện cho ông và nhạc sĩ Văn Cao trong chương trình "Văn Cao & Trịnh Công Sơn" năm 1998 dưới định dạng băng VHS, sau đó là VCD & DVD. Từ đó, ông cùng bà Trịnh Vĩnh Trinh góp mặt trong những CD nhạc do ông sáng tác và được Hãng phim Phương Nam sản xuất trong giai đoạn này như "Ru tình", "Tình yêu tìm thấy", "Vì tôi cần thấy em yêu đời", "Cho đời chút ơn",...

Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng sáng tác những ca khúc mới trong những năm cuối đời mình.

Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12 giờ 45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ),[26] hàng ngàn người đã đến viếng tang và "có thể nói, chưa có nhạc sĩ nào mất đi lại được công chúng thương tiếc như Trịnh Công Sơn".[27] Ông được an táng tại Nghĩa trang chùa Quảng Bình (phường Bình Chiểu - Thành phố Thủ Đức). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm.[28]

Năm 2001, nhà hát Hoà Bình cùng Hãng phim Phương Nam thực hiện Đại nhạc hội kỷ niệm 100 ngày mất của ông mang tên "Như một lời chia tay ". Sau đó là các liveshow tưởng nhớ ông như "Đêm thần thoại" (2005) và "Rơi lệ ru người" (2007)".

Sự nghiệp sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ, khó phân định cho đúng nghĩa.

Phạm Duy, nói về nhạc Trịnh Công Sơn[29]

Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc[30], tuy nhiên tới tháng 4 năm 2017 chỉ có 77 bài được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép.[31] những tác phẩm có ca từ độc đáo, mang hơi hướng suy niệm. Theo Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam Chi nhánh phía Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn là tác giả được trả tác quyền nhiều nhất với hơn 820 triệu đồng trong năm 2015 và luôn trong top 5 nhạc sĩ có tiền trả tác quyền cao nhất[32].

Tuy nhiên, có một đánh giá khá phổ biến cho rằng phần nhạc của Trịnh Công Sơn quá đơn điệu về đề tài, chủ yếu tập trung vào tâm trạng mơ hồ, mộng tưởng. Đánh giá này trùng khớp với lời lý giải của ông về sự sáng tác của mình: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...".[33] Hai mảng đề tài lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu và thân phận con người.

Nhạc tình[sửa | sửa mã nguồn]

Tình yêu là đề tài lớn và ảnh hưởng nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với "Ướt mi" đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 ông vẫn có những tình ca được nhiều người ưa thích: "Như một lời chia tay", "Xin trả nợ người"...

Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn bã, cô đơn như trong "Sương đêm", "Ướt mi", những ca khúc nhạc tình vẫn mênh mang nỗi buồn kiếp người như "Diễm xưa", "Biển nhớ", "Tình xa", "Tình sầu", "Tình nhớ", "Em còn nhớ hay em đã quên", "Hoa vàng mấy độ", "Cỏ xót xa đưa", "Gọi tên bốn mùa", "Mưa hồng"...

Những bài hát này thường mang giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, nhiều chiêm nghiệm nhờ những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ... đôi khi pha lẫn hơi hướng siêu thực, trừu tượng.

Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam và hải ngoại. Tuy rằng không được giới chuyên môn đánh giá cao về phần âm nhạc, nhưng với giai điệu gần gũi và ca từ có màu trừu tượng, ý nghĩa sâu lắng, nhạc của ông dễ dàng đi vào lòng công chúng.

Nhạc về thân phận con người[sửa | sửa mã nguồn]

Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh, buồn bã của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre, Albert Camus,... Tiêu biểu là các ca khúc "Cát bụi", "Đêm thấy ta là thác đổ", "Chiếc lá thu phai", "Một cõi đi về", "Phôi pha",.... Bên cạnh đó, có những bài tuy là nhạc buồn nhưng có gợi nên tư tưởng thiền như "Một cõi đi về", "Giọt nước cành sen".

Nhạc phản chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Khi tên tuổi định hình bằng nhạc tình, thì vai trò xã hội của Trịnh Công Sơn lại gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, kêu gọi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, hay còn gọi là Ca khúc da vàng theo tên các tập nhạc của ông phát hành cuối thập niên 1960. Những "ca khúc da vàng" thường nói lên thân phận của những người dân một nước nhỏ bị lôi kéo vào chiến tranh và nằm trong vòng toan tính, giành giật ảnh hưởng của những nước lớn (thường là khác màu da).

Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965 – 1966, khi chiến tranh trở nên ác liệt. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh Công Sơn lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng.[34] Trong các băng nhạc Hát cho Quê hương Việt Nam của Khánh Ly, những ca khúc phản chiến được bố trí khéo léo đan xen với các ca khúc trữ tình. Những tập ca khúc vừa kể đều được phát hành hợp pháp tại miền Nam trước 1975. Chính vì thế các ca khúc phản chiến của ông được phổ biến khá rộng rãi, có ảnh hưởng lớn đến công chúng nhất là giới trí thức, học sinh – sinh viên miền Nam.

Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca đậm chất hiện thực, rất đơn sơ, trần trụi (khác hẳn với dòng nhạc tình), trở nên những bài hát gây xúc động mạnh mẽ. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp[35].

Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn hay Phạm Duy và các nhạc sĩ khác được cho là có vai trò trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, bên cạnh phong trào Hát cho dân tôi nghe của Tôn Thất Lập. Cũng vì loại nhạc không rõ nghiêng về phe nào này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.

Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát "da vàng" của ông chưa được phép lưu hành chính thức tại Việt Nam hiện nay dù đã từng rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài "Đi tìm quê hương", "Chính chúng ta phải nói hòa bình","Gia tài của mẹ", "Cho một người vừa nằm xuống"[36] "Chưa mất niềm tin", "Chờ nhìn quê hương sáng chói", "Hát trên những xác người", "Ta đi dựng cờ", "Ta quyết phải sống")

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29/6/2022, hơn 47 năm sau ngày thống nhất đất nước, đơn vị tổ chức đêm nhạc ngày 26/6 tại Đà Lạt nơi ca sĩ Khánh Ly trình diễn bài hát "Gia tài của mẹ" đã bị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng 'mời làm việc' vì nằm ngoài danh mục những bài hát đã cấp phép biểu diễn trong đêm nhạc này.Tuy nhiên, nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết "Theo Nghị định số 144/2020 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được Chính phủ ban hành, từ 1-2-2021, quy định cấp phép ca khúc miền Nam trước 1975 bị bãi bỏ. Phổ biến không cần phải cấp phép nữa." [37]

Nhạc khác[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương như "Chiều trên quê hương tôi", những tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị rõ hơn như "Huế – Sài Gòn – Hà Nội", "Việt Nam ơi hãy vùng lên" (1970), "Nối vòng tay lớn", "Chưa mất niềm tin" (1972)... trong đó có những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường biểu tình cùng thanh niên, sinh viên, học sinh.[38]

Từ đầu thập niên 1980, khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài nhạc cách mạng như "Em ở nông trường em ra biên giới", "Huyền thoại Mẹ", "Ánh sáng Mạc Tư Khoa",[39] "Ra chợ ngày thống nhất"[40]...

Về sau, ông cũng viết nhạc cho thiếu nhi (trong tập nhạc "Cho Con", xuất bản năm 1991[41]), nhiều bài rất nổi tiếng như "Em là hoa hồng nhỏ", "Mẹ đi vắng", "Em đến cùng mùa xuân", "Tiếng ve gọi hè", "Tuổi đời mênh mông", "Mùa hè đến", "Tết suối hồng", "Khăn quàng thắp sáng bình minh", "Như hòn bi xanh", "Đời sống không già vì có chúng em".

Hiện nay, bản quyền các tác phẩm của ông thuộc quyền thừa kế và sở hữu bởi Trịnh Vĩnh Trinh (em gái ông, sống tại Việt Nam) và Trịnh Xuân Tịnh (anh trai ông, sống tại Mỹ), mỗi người giữ một nửa quyền sở hữu với các tác phẩm của Trịnh Công Sơn[42] Bản quyền có thời hạn đến hết 50 năm sau ngày ông qua đời.

Thơ & vẽ[sửa | sửa mã nguồn]

Ông làm thơ ít trong những lúc ngẫu hứng, hiện nay còn để lại một số bài thơ tự sáng tác,[43] và các bản dịch phỏng như trong tập Hán tự hài cú của Ngô Văn Tao, hay các bài thơ vui, thơ chơi.

Bên cạnh âm nhạc, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích. Các tác phẩm hội họa của ông đã được triển lãm tại Nhà Hữu Nghị Tiệp Khắc - Việt Nam, từ ngày 14 tháng 1 năm 1989 đến 24 tháng 1 năm 1989 cùng với 2 họa sĩ Đinh Cường và Đỗ Quang Em, triển lãm tại nhà khách Ritz, và Trang viên Con Nai Vàng, Thủ Đức, từ ngày 15 tháng 12 năm 1990 đến 20 tháng 1 năm 1991 cùng với 2 họa sĩ Trịnh Cung và Đỗ Quang Em.[44]

Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.[45]

Danh sách các bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến năm 2017 theo như Nguyễn Đăng Chương, Giám đốc Sở Biểu diễn nghệ thuật của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có 70 bài hát của Trịnh Công Sơn được phép trình diễn trước công chúng.[46] Bài hát mới nhất vừa được phép, là Nối vòng tay lớn, vào ngày 12 tháng 4 năm 2017.[47]

Danh sách một số bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Ai ngoài cánh cửa? (Who is outside?)
  2. Bà mẹ Ô Lý (O Ly's mother)
  3. Bay đi thầm lặng
  4. Bằng lòng
  5. Bài ca dành cho những xác người (Ballad to the dead)
  6. Bên đời hiu quạnh
  7. Biển nghìn thu ở lại
  8. Biển nhớ (You said goodbye)
  9. Biển sáng (Bright sea) (sáng tác cùng với Phạm Trọng Cầu)
  10. Biết đâu nguồn cội (Unbeknownst to me, the root)
  11. Bống bồng ơi
  12. Bống không là Bống
  13. Bốn mùa thay lá (Four seasons of change)
  14. Ca dao mẹ (A mother's lament)
  15. Cánh đồng hoà bình (Fields of peace)
  16. Cát bụi (Sand and dust)
  17. Chiếc lá thu phai (The withering fall leaf)
  18. Chiều một mình qua phố (An afternoon promenade of solitude)
  19. Chìm dưới cơn mưa (Buried under the rain)
  20. Cho đời chút ơn (Grace onto life)
  21. Cho một người nằm xuống (Song for the fallen)
  22. Chưa mất niềm tin (Still believing)
  23. Chưa mòn giấc mơ (A dream that hasn't been eroded)
  24. Con mắt còn lại (The remaining eye)
  25. Có một dòng sông đã qua đời (A river that died)
  26. Có nghe đời nghiêng (Tilting life)
  27. Còn ai với ai / Còn tôi với ai
  28. Còn mãi tìm nhau (Forever seeking)
  29. Còn có bao ngày (Not many days are left)
  30. Còn thấy mặt người
  31. Còn tuổi nào cho em
  32. Cỏ xót xa đưa (Sway sorrow weeds)
  33. Cúi xuống thật gần (Bend down, come closer)
  34. Cũng sẽ chìm trôi (Eventual withering)
  35. Cuối cùng cho một tình yêu (The end of a romance)
  36. Dân ta vẫn sống (We're still alive)
  37. Dấu chân địa đàng / Tiếng hát dạ lan (Footprints in Eden / The singing of the Hyacinth)
  38. Diễm xưa (Over the old tower)
  39. Du mục (Nomad)
  40. Dựng lại người, dựng lại nhà (People rebuilt, houses rebuilt)
  41. Đại bác ru đêm (A Lullaby of Cannons for the Night)
  42. Để gió cuốn đi (Gone with the wind)
  43. Đêm / Đêm Hồng (Night / Pink Night)
  44. Đêm bây giờ, đêm mai (This night, tomorrow night)
  45. Đêm thấy ta là thác đổ (One night I saw me as a waterfall)
  46. Đi mãi trên đường (Never-ending road)
  47. Đóa hoa vô thường (Evanescent bloom)
  48. Đoản khúc thu Hà Nội (Ditty for Hanoi's autumn)
  49. Đợi có một ngày (Waiting for the day)
  50. Đời cho ta thế
  51. Đôi mắt nào mở ra (Open your eyes)
  52. Đồng dao hoà bình (The rhymth of Peace)
  53. Đừng mong ai, đừng nghi ngại
  54. Em còn nhớ hay em đã quên (Do you still remember or have you forgotten?)
  55. Em đã cho tôi bầu trời (The heaven you have brought to me)
  56. Em đi bỏ lại con đường
  57. Em đi trong chiều (In the evening you walk)
  58. Em hãy ngủ đi (Love, you should sleep)
  59. Em là hoa hồng nhỏ (You are a little rose)
  60. Gần như niềm tuyệt vọng (A resemblance of despair)
  61. Gia tài của mẹ (A mother's legacy)
  62. Giọt lệ thiên thu (A tear of eternity)
  63. Giọt nước mắt cho quê hương (A tear for my homeland)
  64. Gọi tên bốn mùa (Conjure up the four seasons)
  65. Góp lá mùa xuân
  66. Hạ trắng (White summer)
  67. Hai mươi mùa nắng lạ (Twenty seasons of strange sunlight)
  68. Hành hương trên đồi cao / Người đi hành hương trên đỉnh cao (Pilgrimage)
  69. Hát trên những xác người (Singing over the dead), đừng nhầm với "Bài ca dành cho những xác người"
  70. Hãy cố chờ (Let's try to wait)
  71. Hãy cứ vui như mọi ngày (Just be happy like any other day)
  72. Hãy khóc đi em (Just cry, my dear)
  73. Hãy nhìn lại (Just look back and see)
  74. Hãy sống giùm tôi (Just live my life for me)
  75. Hãy yêu nhau đi (Give me your hand)
  76. Hoà bình là cơm áo (Peace means weal)
  77. Hoa vàng mấy độ (The flowers that were once golden bright)
  78. Hoa xuân ca (Spring flowers song)
  79. Hôm nay tôi nghe (Today I heard)
  80. Huế - Sài Gòn - Hà Nội (Hue - Saigon - Hanoi)
  81. Huyền thoại mẹ (Legendary mother)
  82. Khăn quàng thắp sáng bình minh
  83. Khói trời mênh mông
  84. Lại gần với nhau (Closer)
  85. Lặng lẽ nơi này (So silent here)
  86. Lời buồn thánh
  87. Lời mẹ ru (A mother's lullaby)
  88. Lời ở phố về
  89. Lời ru đêm (Night's lullaby)
  90. Lời thiên thu gọi (Eternity's calling)
  91. Mẹ bỏ con đi / Đường xa vạn dặm
  92. Mẹ đi vắng
  93. Môi hồng đào (Rosy Lips)
  94. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui (Each day I choose joy)
  95. Một buổi sáng mùa xuân (A spring morning)
  96. Một cõi đi về (Circle of life)
  97. Một lần thoáng có
  98. Một ngày như mọi ngày (A day just like any other day)
  99. Một ngày vinh quang (A day of glory)
  100. Mùa áo quan (The season of coffins)
  101. Mùa hè đến (The summer's arrived)
  102. Mùa phục hồi / Xin chờ những sớm mai (The season of recuperation / Waiting for tomorrow mornings)
  103. Mưa hồng (Pink rain)
  104. Mừng sinh nhật (Happy birtday)
  105. Nắng thủy tinh (Crystal sunlight)
  106. Này em cớ nhớ (Do you remember?)
  107. Ngẫu nhiên (Perchance)
  108. Ngày dài trên quê hương (A long day in the Motherland)
  109. Ngày mai đây bình yên (Peaceful future)
  110. Ngày về (Returning home)
  111. Ngày xưa khi còn bé (Childhood days)
  112. Nghe những tàn phai (The sound of evanescing)
  113. Nghe tiếng muôn trùng
  114. Ngủ đi con (Go to sleep, my child)
  115. Ngụ ngôn mùa đông (A winter fable)
  116. Người con gái Việt Nam da vàng (A yellow-skinned Vietnamese girl)
  117. Người già em bé (An old person, a baby)
  118. Người về bỗng nhớ (Now i can see)
  119. Nguyệt ca (The lunar song)
  120. Nhìn những mùa thu đi (Watch the autumns go by)
  121. Nhớ mùa thu Hà Nội (Missing Hanoi's autumn)
  122. Như cánh vạc bay (Like a flying crane)
  123. Như chim ưu phiền (Anguishing bird)
  124. Như một lời chia tay (Words of good-bye)
  125. Như một vết thương (A wound)
  126. Như tiếng thở dài (As a deep sigh)
  127. Những con mắt trần gian (The earthly eyes)
  128. Những giọt máu trổ bông (The blooming of the blood drops)
  129. Níu tay nghìn trùng (Grabbing hands over a thousand miles)
  130. Nối vòng tay lớn (Circle of unity)
  131. Ở trọ / Cõi tạm (Temporary stay)
  132. Phôi pha (Withering)
  133. Phúc âm buồn (Dolorous Gospel)
  134. Quê hương đau nặng (Motherland in pain)
  135. Quỳnh hương (Scent of the ephemeral bloom)
  136. Ra đồng giữa ngọ
  137. Rồi như đá ngây ngô (Not gone at all)
  138. Rơi lệ ru người
  139. Ru đời đã mất (Lullaby for a lost life)
  140. Ru đời đi nhé (Lullaby to life)
  141. Ru em (Lullaby for you)
  142. Ru em từng ngón xuân nồng / Ru mãi ngàn năm (Eternal lullaby)
  143. Ru ta ngậm ngùi / Môi nào hãy còn thơm (Lullaby for a sorrowful me)
  144. Ru tình (Lullaby for love)
  145. Rừng xưa đã khép (Your old woods are closed)
  146. Sao mắt mẹ chưa vui?
  147. Sẽ còn ai (Who will remain?)
  148. Sóng về đâu (To where the waves depart)
  149. Ta đi dựng cờ
  150. Tạ ơn (Thanksgiving)
  151. Ta phải thấy mặt trời (We must be able to see the Sun)
  152. Ta quyết phải sống (We have to survive & live)
  153. Ta thấy gì đêm nay (What have we seen tonight?)
  154. Thuở Bống là người (The time when Bong was in human form)
  155. Thiên sứ bâng khuâng (thơ Trịnh Cung)
  156. Thương một người (Loving someone)
  157. Tiến thoái lưỡng nan (All ways closed off)
  158. Tiếng ve gọi hè
  159. Tình ca của người mất trí ("Ballad of an insane person" hay "Love song of a deranged woman")
  160. Tình khúc Ơ-bai
  161. Tình nhớ (Memory)
  162. Tình sầu (Sorrowful love)
  163. Tình xa (Distant love)
  164. Tình xót xa vừa
  165. Tình yêu tìm thấy
  166. Tôi đã mất (I have lost)
  167. Tôi đang lắng nghe / Im lặng thở dài (I am listening / Quiet sigh)
  168. Tôi ơi đừng tuyệt vọng (Despair not, dear me)
  169. Tôi ru em ngủ (My lullaby for you)
  170. Tôi sẽ đi thăm (I shall visit)
  171. Tôi sẽ nhớ (I shall remember)
  172. Tôi tìm tôi / Tôi là ai? (I search for myself / Who am I?)
  173. Trong nỗi đau tình cờ
  174. Tự tình khúc (The lyrist)
  175. Từng ngày qua (Everyday through)
  176. Tuổi đá buồn (Stone's age of despair)
  177. Tuổi đời mênh mông
  178. Tuổi trẻ Việt Nam (Vietnamese Youths)
  179. Tưởng rằng đã quên (Thought that I have forgotten)
  180. Ướt mi ("Misty eyes" hay "Tearing lashes")
  181. Vẫn có em bên đời (I still have you in my life)
  182. Vẫn nhớ cuộc đời
  183. Vàng phai trước ngõ
  184. Về trong suối nguồn (Back to the fountainhead)
  185. Về thăm mái trường xưa (Revisiting the old school)
  186. Vết lăn trầm
  187. Vì bé ngoan
  188. Vì tôi cần thấy em yêu đời
  189. Vườn xưa (Garden of the past)
  190. Xa dấu mặt trời (Far from the sun)
  191. Xanh lòng phai tàn
  192. Xin cho tôi (Please give me)
  193. Xin mặt trời ngủ yên (Please let the sun sleep)
  194. Xin trả nợ người
  195. Yêu dấu tan theo (Fading love)

Phát ngôn, bút tích[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh âm nhạc, ông còn để lại khá nhiều phát ngôn về quan điểm chính trị cũng như những dòng văn suy niệm về thân phận, cuộc sống.

Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em văn nghệ sĩ ở miền nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta, đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này.

Cũng như những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả những kết quả đó.

Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền nam Việt Nam hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước![48]

Phạm Duy bàng bạc trong tất cả đời sống âm nhạc.
Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời.[51]
Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại. Dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi.[52]
Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu. Có người yêu thì hạnh phúc, có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu.[53]
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...[54]
Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung. Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu...[55]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Suốt đời, Trịnh Công Sơn có nhiều mối tình nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận là có con.

Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và lãng mạn không chỉ với những phụ nữ ở Việt Nam mà ở cả ngoại quốc. Theo lời của người em gái Hoàng Diệu, lý do lớn nhất ông không kết hôn là: "Anh Sơn luôn ngại làm phiền người sẽ ở cùng phòng với mình, bởi anh cực kỳ ít ăn và ít ngủ và có giờ giấc làm việc chẳng giống ai. Anh thường xuyên thức dậy giữa khuya khi nghĩ ra được ý nào đó và ngồi viết lại hoặc vẽ đến sáng. Bởi vậy mà khi lần đầu tiên có ý định cưới vợ - một Việt kiều Pháp (sáu tháng ở Pháp, sáu tháng ở Việt Nam), anh đã có những dự định rất rõ ràng: Anh và chị sẽ có hai căn phòng nằm cạnh nhau chứ không phải lúc nào cũng ở chung phòng để có thể giữ được sự riêng tư cần thiết." Và rồi, vì nhiều lý do, mối duyên ấy không thành.[56]

Mối tình đầu, thực chất chỉ là 1 tình bạn đẹp của ông là với ca sĩ Khánh Ly,[57] rồi sau đó với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn. Hai người cũng từng tiến xa đến một kế hoạch đám cưới, nhưng rồi cũng không thành vì Trịnh Công Sơn không chấp nhận một vài nguyên tắc của gia đình người Nhật đưa ra khi anh về làm rể chẳng hạn như quỳ lạy ông bà đại sứ Nhật đại diện cho cha mẹ cô dâu khi làm lễ kết hôn.[58][56] Và Dao Ánh (người trong mộng của ông từ năm 1964 đến năm 1967[59]); em ruột của bà Ngô Vũ Bích Diễm. Đây chính là "bóng hồng" trong nhạc phẩm "Diễm xưa". Trước khi yêu Dao Ánh, Trịnh Công Sơn từng dành tình cảm với cô chị gái Bích Diễm nhưng tình cảm ấy không thành.

Mối tình thứ tư của ông là với ca sĩ Hồng Nhung, và mối tình thứ năm của ông là với VA..., khi ông mất VA là một trong số các người thân ở bên cạnh ông.[60]

Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất, Trịnh Công Sơn gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là "Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!"... Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn ban đầu.[61]

Một người khác cũng từ Hà Nội kể lại tình cảm của cô dành cho Trịnh Công Sơn và của Trịnh dành cho cô lần đầu gặp mặt: "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá... già!"[61]

Hoàng Anh, một người được cho là người yêu của Trịnh Công Sơn nói về tình yêu đối với ông: "Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng thế giới riêng của tôi"'.[62]

Tình yêu của Trịnh Công Sơn dành cho nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, khi ông mất có người còn xin gia đình cho được để tang ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào.[63] Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa.[44] Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và dành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc đời: Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.

Ca sĩ biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Tên tuổi gắn nhiều nhất với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly. Khánh Ly, ban đầu là một ca sĩ ít tên tuổi tại Đà Lạt, bén duyên với nhạc Trịnh trong một dịp tình cờ, để rồi từ đó về sau đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn, để rồi được cho là người thành công nhất.

Nhưng Khánh Ly không phải người đầu tiên hát nhạc Trịnh, trước đó Trịnh Công Sơn đã mời những tên tuổi lẫy lừng bấy giờ là Thanh Thúy, Hà Thanh, Lệ Thu và cả danh ca Thái Thanh giới thiệu những sáng tác đầu tay của mình ra công chúng, tuy vậy cuối cùng ông lại chọn Khánh Ly, người cũng đã vụt lên thành ngôi sao sáng sau khi thể hiện những bản tình ca buồn bã thâm trầm và dòng nhạc phản chiến mạnh mẽ của Trịnh Công Sơn bằng chất giọng khàn đục lạ lùng.

Ngoài Khánh Ly, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn cũng được đánh giá cao như Lệ Thu, Thái Thanh, Ngọc Lan, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc và sau này là Quang Dũng. Tuấn Ngọc tuy không chuyên về nhạc Trịnh nhưng được Trịnh Công Sơn đánh giá cao khi hát nhạc của ông.[64] Cuối cùng phải kể đến giọng hát của Toàn Nguyễn (nhiều người nhầm lẫn giọng ca Toàn Nguyễn tên thật là Nguyễn Văn Toàn thành nhà thơ/nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn) khi ông thực hiện album 11 Ca Khúc Trịnh Công Sơn vào năm 1988. Toàn Nguyễn có 2 quê Nam Định và Hải Phòng, trước đây anh có phòng trà ở Sài Gòn, giờ lập nghiệp với phòng trà riêng của mình ở Vũng Tàu. Toàn Nguyễn hát nhạc Trịnh bằng giọng nhẹ nhàng, tâm sự và ngón đàn guitar acoustic thổn thức rất được giới mộ điệu ưa thích.

Ở Việt Nam giai đoạn sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn thành công như Trịnh Vĩnh Trinh (Em gái nhạc sĩ) và đặc biệt phải kể đến Hồng Nhung hát nhạc Trịnh theo phong cách hoàn toàn mới và được khán giả đón nhận.[65][66] Ngoài ra, còn có Cẩm Vân, Ánh Tuyết, Bảo Yến, Trần Thu Hà và Hồng Hạnh.

Cũng nên kể đến những ca sĩ muốn thử nghiệm nhạc Trịnh Công Sơn bằng phong cách "mới" và "lạ", để rồi bị khán giả phản đối nặng nề, tiêu biểu là Thanh Lam, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng.[67][68] Ngoài ra còn có Thu Phương, Phương Thanh, Mỹ Lệ, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Đức Tuấn, Ngô Quang Vinh, Lệ Quyên, Hiền Thục, Hồ Trung Dũng, Đồng Lan, Hà Lê thu âm và làm mới lại theo các phong cách khác nhau. Bản thân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng tự mình thể hiện và thu âm một số ca khúc và được khán thính giả yêu thích. Tuy nhiên, dù có rất nhiều các nghệ sĩ thể hiện nhạc Trịnh, nhưng thành công vẫn là Khánh Ly và đại diện tiêu biểu ở thế hệ sau là Hồng Nhung thể hiện.

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày xưa tôi rất quý anh Trịnh Công Sơn và ngược lại. Tôi yêu sự chân thành, dễ thương và trân trọng, tài năng của con người đó. Mặc dù, âm nhạc của anh ấy không phải là cái gì quá ghê gớm nhưng có mấy ai mà có cả đủ tâm lẫn tài như thế.[69]
— Phú Quang
Lời ca trong ca khúc Trịnh Công Sơn đã tạo nên tên tuổi Trịnh Công Sơn[70]
— Bửu Ý
Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù lòa, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi... Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn! (...)... Trịnh Công Sơn nói lên nỗi bàng hoàng của con người khi thấy cái chết nằm ngay trong sự sống (...) Nguyễn Đình Toàn gọi nhạc Trịnh Công Sơn là những bản tình ca không có hạnh phúc, những bài hát cho quê hương đổ vỡ. Cũng là phản ứng của người đau đớn trước hoàn cảnh đất nước, nhưng nó là sự chịu đựng và chết lịm hơn là sự nổi sùng và chửi bới. (...)...Về phần nhạc, toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại. Bài hát chỉ cần một chiếc đàn guitare đệm theo, nếu hòa âm phối khí rườm rà thì không hợp với những bài hát soạn theo thể ballade này.[71]
— Phạm Duy, 1991
Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người của thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ... Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra[72]
— Văn Cao
..., tình ca Trịnh Công Sơn không hẳn chỉ là 1 bông hồng dâng tặng – nó chứa đựng tất cả tâm trạng lo âu của con người nhìn ra thế giới hiện đại [73]
— Hoàng Phủ Ngọc Tường, 1991
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có nhiều người hâm mộ nhất. Đi đến đâu, tôi cũng thấy người ta hát ca khúc của anh. Nhạc Trịnh không chỉ ngự trị khắp mọi xó xỉnh của xứ Việt này mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách sâu thẳm nhất trong cõi tinh thần của người Việt ở Hải ngoại. Dường như ở đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến.[74]
— Trần Đăng Khoa
Anh yêu nhạc Trịnh Công Sơn, như thế có nghĩa anh là người tử tế...

...Nhạc anh Sơn rất đặc biệt. Bài nào cũng chỉ phất phơ có mấy nét thôi, cứ như là nhạc của trẻ con ấy. Nhưng nghe là nhớ ngay. Trịnh Công Sơn đã đạt được đến độ cao nhất của nghệ thuật. Đó là sự giản dị... Người hát hay nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn. Sau Trịnh mới đến Khánh Ly. Sau Khánh Ly là không còn ai nữa. Hồng Nhung chỉ hát tàm tạm được một đôi bài....

...Mặc dù nhạc Cách mạng của các anh rất hay. Hầu nh­ư bài nào cũng hay. Khoẻ khoắn, hùng tráng. Nhưng đó là nhạc hội hè, nhạc vui. Nhạc cho tất cả mọi người. Hầu hết nhạc sĩ các anh đều viết cho đám đông. Người ta hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc anh Sơn là nhạc chỉ dành cho một người. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết bấu víu vào đâu nữa, ngư­ời ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ an ủi họ. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam....

...Tôi rất yêu nhạc Trịnh. Yêu như một tín đồ của anh ấy. Nhưng cũng phải thành thật mà nói rằng, nhạc Trịnh nghe lẻ từng bài thì hay. Nhưng nghe cả một cuộn băng thì lại thấy mệt vì đơn điệu. Ông Văn Cao của các anh đa dạng hơn nhiều, phong phú hơn nhiều, mặc dù so với Trịnh Công Sơn, ông ấy viết rất ít...[74]

— Frank Gerke

Những đóng góp cho điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Diễn viên: phim Đất khổ (1974) của đạo diễn Hà Thúc Cần
  • Viết nhạc và bài hát cho phim:
  1. Cánh đồng hoang[75] 1979 của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, kịch bản Nguyễn Quang Sáng
  2. Ngoại ô (1987) (cùng nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu) của đạo diễn Lê Văn Duy
  • Nhạc và bài hát được sử dụng trong phim
  1. Tội lỗi cuối cùng (1980) của đạo diễn Trần Phương, nghệ sĩ Phương Thanh đóng vai Hiền cá sấu: bài "Đời gọi em biết bao lần"[76]
  2. Cho cả ngày mai (1981) của đạo diễn Long Vân: bài "Em là bông hồng nhỏ"[76]
  3. Bãi biển đời người (1983) của đạo diễn Hải Ninh: bài "Quê hương"[76]
  4. Thị xã trong tầm tay (1983) của đạo diễn Đặng Nhật Minh,[76] bài hát nền, phổ thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường
  5. Cho đến bao giờ (1985) của đạo diễn Huy Thành[76]
  6. Cầu Rạch Chiếc (1986) của đạo diễn Hoàng Lê[76]
  7. Cô gái trên sông (1987) của đạo diễn Đặng Nhật Minh[76], cùng Phạm Trọng Cầu
  8. Mùa hè chiều thẳng đứng (2000) của đạo diễn Trần Anh Hùng: "Cuối cùng cho một tình yêu", "Nắng thủy tinh", "Rừng xưa đã khép"
  9. Áo lụa Hà Đông (2006) của Phước Sang Film, đạo diễn Lưu Huỳnh: "Bài ca dành cho những xác người"
  10. Công chúa teen và ngũ hổ tướng (2010) của đạo diễn Lê Lộc (bài "Để gió cuốn đi")
  11. Em là bà nội của anh (2015) bài "Còn tuổi nào cho em" [77]
  • Phim về Trịnh Công Sơn:
  1. Em còn nhớ hay em đã quên (1992) của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần và Phi Tiến Sơn, với sự tham gia của cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh vai Quang Sơn (Trịnh Công Sơn thời trẻ).[78]
  2. Trịnh Công Sơn - sống và yêu của đạo diễn Lê Dân, phim không được hoàn thành[79]
  3. Em và Trịnh (2022) của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. Phim kể về cuộc đời Trịnh Công Sơn trong nhiều thập niên. Hai diễn viên Avin Lu và Trần Lực đóng vai nhạc sĩ, lần lượt ở thời trẻ và trung niên.[80]

Giải thưởng và tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1970, bài "Ngủ đi con" (trong Ca khúc da vàng) của ông đoạt Giải thưởng dĩa nhạc vàng của năm 1969 (phát hành trên 2 triệu đĩa) ở Nhật Bản qua tiếng hát của ca sĩ Takaishi Tomoya (tựa tiếng Nhật: Boya Okiku Naranaide). [81][82]Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ hai các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc "Ngủ đi con" trở thành một bản hit ở Nhật Bản.
  • Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội lỗi cuối cùng"
  • Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em ở nông trường, em ra biên giới"
  • Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai mươi mùa nắng lạ".
  • Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin trả nợ người", "Sóng về đâu", "Em đi bỏ lại con đường"
  • Năm 2004, Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới được trao cho ông vì "lý tưởng hòa bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho nhân loại".

Tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển bách khoa Pháp Les Million.
  • Trong Lễ trao giải Làn sóng xanh năm 2005, 10 ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam thực hiện Liên khúc Trịnh Công Sơn để tôn vinh ông và kỉ niệm 5 năm ngày mất của nhạc sĩ này (2006).[83]
  • Trong cuộc họp chiều 17 tháng 3 năm 2011, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức thông qua việc đặt tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho con đường dài 600 mét, rộng 11 mét lát nhựa mới mở ven sông Hương thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.[84]
  • Năm 2015, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đặt tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho một tuyến phố dài 900m, rộng 9,5 – 12,5 m từ ngã ba ngõ 612 đường Lạc Long Quân (cạnh công viên Hồ Tây) đến đường Âu Cơ cạnh trường THPT Phan Chu Trinh (sau trở thành tuyến phố đi bộ) thuộc địa bàn phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.
  • Ở thành phố Huế – quê hương ông cũng có tên đường ''Trịnh Công Sơn''. Tại TP.HCM cũng có một con đường nằm trong khu nhà cao cấp Gia Hòa ở thành phố Thủ Đức (Quận 9 cũ) mang tên ông.[85]
  • Ngày 28 tháng 2 năm 2019, Trịnh Công Sơn trở thành nhân vật xuất hiện trên trang chủ tiếng Việt của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới Google nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của ông.[86] Đây là lần đầu tiên Google Doodle vinh danh một người Việt Nam (người Việt thứ hai là họa sĩ Bùi Xuân Phái).[87] Một số tranh của ông được đưa lên lịch 2019.[88]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam
  • Danh sách các bài hát về chiến tranh Việt Nam
  • Danh sách phim về Chiến tranh Việt Nam

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trịnh Công Sơn - Người hát rong qua nhiều thế hệ. Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2001, sau ngày mất của nhạc sĩ
  • Trịnh Công Sơn - cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa & suy tưởng. Nhà xuất bản-Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
  • Trịnh Công Sơn - Rơi lệ ru người. Nhà xuất bản Phụ nữ
  • Trịnh Công Sơn cát bụi lộng lẫy. Nhà xuất bản Thuận hóa - Tạp chí Sông Hương
  • Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của Hoàng tử bé. Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nhà xuất bản Trẻ
  • John C. Schafer, "[https://web.archive.org/web/20150427052638/http://users.humboldt.edu/sjohn/pdf%20TrinhCongSon_Phenomenon%20final.pdf Lưu trữ 2015-04-27 tại Wayback Machine Hiện tượng Trịnh Công Sơn]".Journal of Asian Studies 66 (Aug., 2007): 597-643

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cung Trịnh (2001). Trịnh Công Sơn, 1939-2001: cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa & suy tưởng. TP. HCM: Nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM.
  • Trịnh Công Sơn (1960). Ướt mi. Sài Gòn: An Phú.
  • Ban Mai, Trịnh Công Sơn - Vết chân dã tràng Nhà xuất bản Lao động 2008
  • Trái tim cộng sản hay người nghệ sĩ - BBC Tiếng Việt

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bản viết tay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. ngày 9 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ Ban Mai, sách đã dẫn, tr. 8.
  3. ^ , nhưng sinh tại xã Lạc Giao (nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Sách Trịnh Công Sơn Một người thơ ca Một cõi đi về trang 97
  4. ^ Cung Trịnh 2001, tr. 40-275.
  5. ^ Trịnh Công Sơn 1960, tr. 4.
  6. ^ Sách Trịnh Công Sơn Một người thơ ca Một cõi đi về trang 98
  7. ^ Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sau ngày đất nước thống nhất
  8. ^ Thy Nga (ngày 9 tháng 4 năm 2007). “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Quán Văn”. RFA. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ Hoàng Xuân Sơn. “Trịnh Công Sơn và Quán Văn Sài Gòn (trích đoạn hồi ký sắp xuất bản)”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2012.
  10. ^ Khánh Ly công bố sự thật về "mối tình" với Trịnh Công Sơn báo Thể tháo & Văn hóa 05/04/2012 13:48 theo Vương Hà, báo Người đưa tin 27.12.2012 | 23:51
  11. ^ BBC (ngày 4 tháng 4 năm 2001). “Vietnam mourns its 'Dylan'. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
  12. ^ Sách về Trịnh Công Sơn bị đình chỉ phát hành
  13. ^ Ban Mai, sách đã dẫn trang 31
  14. ^ Ban Mai, sách đã dẫn trang 29
  15. ^ Ban Mai, sách đã dẫn trang 24
  16. ^ “Buổi phát thanh lịch sử tại Sài Gòn trưa 30/4/1975” (Thông cáo báo chí). Tiến Dũng - VnExpress. ngày 30 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2011.
  17. ^ “Lời kêu gọi của nhạc sĩ TCS trên đài phát thanh SG ngày 30”. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  18. ^ "After the end of the war, he spent four years in a "re-education camp" after his family fled to the US." Vietnam mourns its 'Dylan' BBC, ngày 4 tháng 4 năm 2001
  19. ^ "Bùi Đức Lạc Tình nghĩa TRỊNH CÔNG SƠN" [1] Lưu trữ 2010-06-20 tại Wayback Machine[nguồn không đáng tin?][liên kết hỏng]
  20. ^ http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12221&rb=0206
  21. ^ Trích đoạn phim
  22. ^ “Đất Khổ, một bộ phim bị bỏ quên”. RFA. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
  23. ^ Giới thiệu phim Đất Khổ — Trinh Cong Son theo customflix.com
  24. ^ “Đất Khổ, một bộ phim bị bỏ quên được chọn tham dự liên hoan phim Á-Mỹ năm 1996” (Thông cáo báo chí). Minh Thùy, đài RFA. ngày 25 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2011.
  25. ^ Trịnh Công Sơn từng làm diễn viên Lưu trữ 2009-12-19 tại Wayback Machine cập nhật Thứ năm, 20/3/2008, 09:24 GMT+7, từ báo Thể thao Văn Hóa
  26. ^ Sách Trịnh Công Sơn Một người thơ ca Một cõi đi về trang 357
  27. ^ Sài Gòn tiễn đưa Trịnh Công Sơn về nơi cuối cùng H.N, VnExpress 04/04/01 14:33 GMT+7
  28. ^ 2002: “Các đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn” (Thông cáo báo chí). VnExpress. ngày 30 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2003: “Hồng Nhung và đêm độc diễn nhạc Trịnh” (Thông cáo báo chí). Lao động. ngày 13 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2004: “Đạo diễn Lê Dân và bộ phim về Trịnh Công Sơn” (Thông cáo báo chí). Người Lao động. ngày 1 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.“Ca sĩ Thái Hoà với 'Đồng dao hòa bình'” (Thông cáo báo chí). Thái Hòa. ngày 7 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2005: “Đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn” (Thông cáo báo chí). Thái An. ngày 30 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2006: “Ngọn sóng bạc đầu' Trịnh Công Sơn trẻ mãi giữa trần gian” (Thông cáo báo chí). Anh Vân. ngày 1 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2007: “2.000 vé tặng cho đêm nhạc Trịnh 'Nhẹ nhàng như mây'” (Thông cáo báo chí). Thoại Hà. ngày 27 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2008: “10.000 khán giả 'Ngồi bên hiên nhà' nhớ Trịnh” (Thông cáo báo chí). Thoại Hà. ngày 3 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2009: “Đêm 'Dã tràng ca' không nhiều cảm xúc” (Thông cáo báo chí). Nhiêu Huy. ngày 2 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2010: “Thái Hòa rưng rưng nhớ Trịnh” (Thông cáo báo chí). Ngọc Trần. ngày 3 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2011: “Đêm nhạc Trịnh ấm cúng ở phố núi” (Thông cáo báo chí). Quốc Dũng. ngày 2 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
    2012: “Dòng người đến viếng Trịnh Công Sơn trong mưa” (Thông cáo báo chí). Ngát Ngọc. ngày 1 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013.
  29. ^ - Phạm Duy, Hồi ký, tập III, Mỹ, 1991, tr. 285.
  30. ^ Theo như bài giới thiệu in ở bìa tập nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên", xuất bản năm 1997
  31. ^ “9 điều cần biết về 'Nối vòng tay lớn' của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Người Lao động. 11 tháng 4 năm 2017. Truy cập 1 tháng 2 năm 2018.
  32. ^ “TRỊNH CÔNG SƠN - người ca thơ”. news.zing.vn. 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  33. ^ Trịnh Công Sơn: Cuộc sống không thể thiếu tình yêu
  34. ^ “Về Những Ca Khúc Phản Chiến Của TCS”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
  35. ^ Đường Trịnh Công Sơn nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, Tạp chí Sông Hương, 18/03/2011
  36. ^ bài "Chính chúng ta phải nói" trong album "Ca khúc da vàng", thu âm trước 1975
  37. ^ “Khánh Ly - Trịnh Công Sơn: Có 'được' biểu diễn 'Gia tài của mẹ' ở VN?”. BBC. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  38. ^ TRỊNH CÔNG SƠN, Tiếng hát Hoà Bình Đặng Tiến, Orleans, ngày 30 tháng 11 năm 2001 Lưu trữ 3/7/2017
  39. ^ Hội hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa Séc
  40. ^ “Quê hương — Trinh Cong Son”. Trinh Cong Son. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  41. ^ 16 - Cho con — Trinh Cong Son
  42. ^ Khúc mắc về quyền tổ chức hai đêm nhạc Trịnh
  43. ^ “Thơ Trịnh Công Sơn”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2011.
  44. ^ a b Phạm Văn Đỉnh. “Triển lãm tranh, 1989”.
  45. ^ Linh Hương (ngày 3 tháng 10 năm 2007). “Hội Ngộ quán của Trịnh Công Sơn”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2011.
  46. ^ V.V.TUÂN (ngày 11 tháng 4 năm 2017). “'Mọi người hát bài Nối vòng tay lớn đều chưa xin phép'”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2017.
  47. ^ Ngọc An (ngày 12 tháng 4 năm 2017). “Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa cấp phép ca khúc 'Nối vòng tay lớn'”. Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2017.
  48. ^ Phát biểu nổi tiếng vào trưa ngày 30-4-1975 trên đài phát thanh Sài Gòn Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm gì ngày 30/4?
  49. ^ Bài trả lời phỏng vấn Hoàng Hưng trên Kiến thức ngày nay số Xuân 1994
  50. ^ Trịnh Công Sơn trả lời phỏng vấn
  51. ^ tcs-home.org. “Sống giữa đời này”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
  52. ^ tcs-home.org. “Khi bạn hát”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
  53. ^ tcs-home.org. “Cuộc sống không thể thiếu tình yêu”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
  54. ^ tcs-home.org. “Nỗi lòng của tên tuyệt vọng”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
  55. ^ tcs-home.org. “Tôi đã mơ thấy chuyến đi của mình”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
  56. ^ a b “Trịnh Công Sơn & Mẹ qua những câu chuyện của Trịnh Hoàng Diệu”. Thể thao và Văn hóa. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2013.
    Theo [2]
  57. ^ Trịnh Công Sơn nói về người bạn tri kỷ Khánh Ly: Mối tình có một không hai trong nghệ thuật báo Dân Trí cập nhật 28/08/2006 - 16:29 theo Đàn ông, truy cập 28/2/2013
  58. ^ https://laodong.vn/van-hoa/vi-sao-michiko-yoshii-la-nang-tho-dac-biet-va-cuoi-cung-cua-trinh-cong-son-1047649.ldo
  59. ^ Sắp phát hành 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn Thoại Hà, VnExpress, 22/01/11 12:23 GMT+7
  60. ^ “Những người phụ nữ yêu Trịnh”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
    Theo Diễm cuối cùng: Mãi yêu Trịnh Công Sơn. Thông tin của Dương Thúy thì "người cuối cùng Trịnh Công Sơn cầm tay vẫn là Hoàng Anh"
  61. ^ a b Trịnh Công Sơn, Người Hát Rong Trên Cõi Tạm Lưu trữ 2015-07-10 tại Wayback Machine Nguyễn Hồng Lam, Đactrung.net cập nhật 9/9/2003, truy cập 28/2/2013
  62. ^ Mãi yêu Trịnh Công Sơn Lưu trữ 2010-05-23 tại Wayback Machine, Ngoisao.net: Gần đây, có dư luận, hai đứa con đầu của chị là con của Trịnh Công Sơn nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chị giải thích thế nào về điều đó? Hoàng Anh: Không phải con anh Sơn, anh Sơn làm gì có con. Mà để tang anh Sơn một năm, một năm sau tôi mới quyết định có con. Địa chỉ URL được truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008
  63. ^ Gia đình kể về TCS lưu trữ 27/3/2002
  64. ^ Tuấn Ngọc: Tôi mang nợ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
  65. ^ Nhạc Trịnh: có thể phá cách đến đâu?, Tuổi trẻ, Truy cập ngày 1/4/2008
  66. ^ [https://web.archive.org/web/20170831174759/http://www.giaidieuxanh.vn/news/606/dao-xoi-trong-nhac-trinh.html Lưu trữ 2017-08-31 tại Wayback Machine Đào xới trong nhạc Trịnh], Phong Dật - Giai điệu Xanh, 1/4/2008
  67. ^ Ca sĩ Thanh Lam:Tôi không "phá phách" nhạc Trịnh, Tuổi Trẻ, Truy cập ngày 1/4/2008
  68. ^ Phá cách trong nhạc Trịnh nói riêng và..., Vietnamnet, 28/9/2005
  69. ^ Phú Quang trả lời phỏng vấn về Trịnh Công Sơn N.S Phú Quang: “Bất hạnh lớn nhất của Trịnh Công Sơn là cuộc đời không có đàn bà”
  70. ^ Lời tựa cho tập sách Trịnh Công Sơn Những bài ca đi cùng năm tháng. Nhà xuất bản Âm nhạc 1995
  71. ^ Trích trong hồi ký Phạm Duy III, chương 20, thời phân chia Quốc - Cộng, phần viết về Trịnh Công Sơn [3] và [4]
  72. ^ Lời bạt cho tập sách Trịnh Công Sơn Những bài ca đi cùng năm tháng. Nhà xuất bản Âm nhạc 1995
  73. ^ Lời tựa cho tập nhạc Em còn nhớ hay em đã quên. Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh 1991
  74. ^ a b http://vov.vn/Home/Tran-Dang-Khoa-Thang-Tu-roi-nho-Trinh-Cong-Son/20124/204933.vov Trần Đăng Khoa: Tháng Tư rồi, nhớ Trịnh Công Sơn
  75. ^ Trịnh Công Sơn trên IMDb
  76. ^ a b c d e f g Đoàn Tuấn (ngày 1 tháng 4 năm 2009). “Thêm một phát hiện: Trịnh Công Sơn và Điện ảnh” (html). Thế giới Điện ảnh. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  77. ^ Clip Miu Lê hát nhạc Trịnh: Còn tuổi nào cho em C. K báo Tuổi Trẻ 17/12/2015 14:50
  78. ^ “Em còn nhớ hay em đã quên - Bộ phim đậm nét nhạc Trịnh” (Thông cáo báo chí). Võ Văn Liễn, Báo Bình Định. ngày 2 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2011.
  79. ^ Người phụ nữ Nhật suýt thành vợ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
  80. ^ Mai Nhật (30 tháng 4 năm 2022). “Phim 'Em và Trịnh' hé lộ cảnh Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly”. VnExpress. Truy cập 14 tháng 5 năm 2022.
  81. ^ http://www.truclyhoang.com/defaultaf15.html?id=725&muc=22
  82. ^ https://vanthonhactrieuchau.blogspot.com/2017/06/blog-post_967.html
  83. ^ “Liên khúc Trịnh Công Sơn - 10 ca sĩ - Làn sóng xanh 2005”.
  84. ^ Đình Toàn (17 tháng 3 năm 2011). “Chính thức đặt tên đường Trịnh Công Sơn ở Huế”. Báo Tuổi Trẻ.
  85. ^ D.N.Hà. “TP.HCM có tên đường Trịnh Công Sơn”.
  86. ^ Kỷ niệm 80 năm ngày sinh Trịnh Công Sơn Google Doodle Ngày 28 tháng 2 năm 2019
  87. ^ Google vinh danh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với biểu tượng Doodle
  88. ^ Lần đầu được ngắm cả bộ tranh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Tuổi Trẻ 03/12/2018 16:35 GMT+

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trinh Cong Son (Vietnamese singer and songwriter) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Sưu tập
  • Ca khúc da vàng trên diễn đàn Phố Xưa, khanhly.net
  • Danh sách ca khúc và lời nhạc Trịnh Công Sơn
  • Truyện ngắn Bài hát đầu tiên, bài hát cuối cùng về Xuân Tân Mùi 1991 viết tháng 12/1990 và Chú Lộ của Trịnh Công Sơn
  • Hội văn hóa Trịnh Công Sơn
  • Hội Ngộ quán do Trịnh Công Sơn đặt tên bản lưu 19/7/2013
  • Trịnh Công Sơn trên IMDb
Đánh giá
  • Phạm Duy viết về Trịnh Công Sơn, và Chương 20 (bản lưu 30/12/2003) trích Hồi ký tập 3, 1991
  • John C. Schafer, Hiện tượng Trịnh Công Sơn lưu, Hoài Phi, Vy Huyền dịch, Talawas 2008
  • Đặng Tiến, Đời và nhạc Trịnh Công Sơn, tạp chí Văn Học, California, tháng 10-11/2001, số 186-187 đặc biệt Trịnh Công Sơn. Bản đọc lại, bổ sung ngày 30 tháng 3 năm 2012
  • Nhạc Trịnh Công Sơn Tạp chí Da Màu - Văn chương không biên giới cập nhật 15/5/2007. Đinh Từ Bích Thúy dịch IEPI: Trinh Cong Son (20/3/2007)
  • Điều thú vị trong 9 bài hát nổi tiếng của Trịnh Công Sơn T. N, báo Giáo dục Việt Nam, 01/04/2013 06:11


Từ Rolling Stone, tháng 6 năm 2008:

1. "Johnny B. Goode"/Chuck Berry

2. "Haze tím"/Kinh nghiệm Jimi Hendrix (1967)

3. "Crossroads"/Cream (1968)

4. "Bạn thực sự có tôi"/The Kinks (1964)

5. "Đường nâu"/Stones Rolling Stones (1971)

6. "Vụ phun trào"/Van Halen (1978)

7. "Trong khi cây đàn guitar của tôi nhẹ nhàng khóc"/The Beatles (1968)

8. "Stairway to Heaven"/Led Zepplin (1971)

9. "Statesboro Blues"/The Allman Brothers Band (1971)

10. "Mùi như tinh thần tuổi teen"/Nirvana (1991)

11. "Toàn bộ tình yêu Lotta"/Led Zeppelin (1969)

12. "Voodoo Child (trở lại nhẹ)"/Kinh nghiệm Jimi Hendrix (1968)

13. "Layla"/Derek và The Dominos (1970)

14. "Sinh ra để chạy"/Bruce Springsteen (1975)

15. "Thế hệ của tôi"/The Who (1965)

16. "Cowgirl in the Sand"/Neil Young với Crazy Horse (1969)

17. "Sabbath đen"/Black Sabbath (1970)

18. "Blitzkrieg bop"/Ramones (1976)

19. "Mưa tím"/Hoàng tử và Cách mạng (1984)

20. "Mọi người sẵn sàng"/Ấn tượng (1965)

21. "Seven Nation Army"/The White Stripes (2003)

22. "Một đêm khó khăn"/The Beatles (1964)

23. "Bên dưới phía dưới"/Yardbirds (1966)

24. "Giết chết trong tên của"/Rage chống lại máy (1992)

25. "Bạn không thể nghe thấy tôi gõ"/The Rolling Stones (1971)

26. "Làm thế nào màu xanh bạn có thể nhận được" /b.b. Vua (1965)

27. "Nhìn qua Bức tường Yonder"/Ban nhạc Paul Butterfield Blues (1965)

28. "Nơi đường phố không có tên"/U2 (1987)

29. "Quay lại màu đen"/AC/DC (1980)

30. "(Chúng tôi sẽ) Rock suốt ngày đêm"/Bill Haley và sao chổi của anh ấy (1954)

31. "Giữ cho mình sống"/Nữ hoàng (1973)

32. "Sultans of Swing"/Dire Straits (1978)

33. "Master of Puppets"/Metallica (1986)

34. "Đi bộ theo cách này"/Aerosmith (1975)

35. "1969"/The Stooges (1969)

36. "Overdrive giữa các vì sao"/Pink Floyd (1967)

37. "Đó là tất cả đúng"/Elvis Presley (1954)

38. "Ở lại với tôi"/Faces (1971)

39. "Người phụ nữ ma thuật đen"/Santana (1970)

40. "Tôi có thể thấy Miles"/The Who (1967)

41. "Moon Moon"/tivi (1977)

42. "Hideaway"/John Mayall và The Bluesbreakers (1966)

43. "Ngày lễ dưới ánh mặt trời"/Sex Pistols (1977)

44. "Dig Me Out"/Sleater-Kinne (1997)

45. "Tôi thấy cô ấy đứng đó"/The Beatles (1963)

46. ​​"Miserlou"/Dick Dale và Del-Tones (1962)

47. "Panama"/Van Halen (1984)

48. "Gọi London"/Cuộc đụng độ (1980)

49. "Súng máy"/Jimi Hendrix (1970)

50. "Debaser"/Pixies (1989)

51. "Tàu điên"/Ozzy Osbourne (1981)

52. "Lối phổi của tôi"/Radiohead (1995)

53. "Sinh ra trên Bayou"/Creedence Clearwater Revival (1969)

54. "Cánh nhỏ"/Stevie Ray Vaughan (1991)

55. "Phòng trắng"/Kem (1968)

56. "Cao tám dặm"/Byrds (1966)

57. "Ngôi sao đen"/Grateful Dead (1969)

58. "Rumble"/Link Wray (1958)

59. "Mứt đường cao tốc"/Jeff Beck (1975)

60. "Brain Maggot"/Funkadelic (1971)

61. "Người đàn ông linh hồn"/Sam và Dave (1967)

62. "Sinh ra dưới một dấu hiệu xấu"/Albert King (1967)

63. "Trẻ em ngọt ngào o 'của tôi"/Guns N' Roses (1987)

64. "Freebird"/Lyrnyrd Skynyrd (1973)

65. "Tin nhắn trong chai"/Cảnh sát (1979)

66. "Lũ lụt Texas"/Stevie Ray Vaughan (1983)

67. "Adam đã nâng cao Cain"/Bruce Springsteen (1978)

68. "Sự hồi hộp đã biến mất" /B.B. Vua (1969)

69. "Tiền"/Pink Floyd (1973)

70. "Bullet With Butterfly Wings"/Smashing Pumpkins (1995)

71. "Lấy nó hoặc để nó"/The Strokes (2001)

72. "Nói điều đó không phải vậy"/Weezer (1994)

73. "Summertime Blues"/Blue Cheer (1968)

74. "La Grange"/ZZ Top (1973)

75. "Willie the Pimp"/Frank Zappa (1969)

76. "Cô gái Mỹ"/Tom Petty và Heartbreakers (1976)

77. "Chậm lại dòng chảy"/Pearl Jam (1991)

78. "Đá điên"/Buddy Guy (1970)

79. "Tên lửa bạc"/Sonic Youth (1988)

80. "Kid Charlemagne"/Steely Dan (1976)

81. "Đánh bại nó"/Michael Jackson (1982)

82. "Đi bộ - Đừng chạy"/Ventures (1960)

83. "Những gì tôi có"/Sublime (1996)

84. "Trọng lực"/John Mayer (2006)

85. "Bạn thích bản thân mình"/Phish (1988)

86. "Tôi không mê tín"/Jeff Beck (1968)

87. "Đỏ"/Vua Crimson (1974)

88. "Mona"/Quicksilver Messenger Service (1969)

89. "Tôi yêu rock n roll"/Joan Jett và BlackHearts (1981)

90. "Bây giờ là bao lâu rồi?"/The Smiths (1985)

91. "say xỉn của đèn lồng"/Mars Volta (2003)

92. "Bản ghi nhớ từ Turner"/Mick Jagger (1970)

93. "Chỉ nông"/Valentine đẫm máu của tôi (1991)

94.

95. "Omaha"/Nho Moby (1967)

96. "Ngày mới đang lên"/Husker Du (1985)

97. "Không ai biết"/Nữ hoàng thời đồ đá (2002)

98. "Dưới cây cầu"/ớt nóng đỏ (1991)

99. "Chạy qua"/Áo khoác buổi sáng của tôi (2003)

100. "Vicarious"/Công cụ (2006)

Greatest Solos

(Tín dụng hình ảnh: Tương lai)

Chủ đề gai góc của bản solo guitar vĩ đại nhất mọi thời đại từ lâu đã là một cuộc tranh luận quyết liệt, có lẽ vì mỗi solo đều khác nhau. Làm thế nào để bạn so sánh, nói, một cách thoải mái với những con đường điên cuồng, trên đường, hoặc cầu thang đến thiên đường với những người Sultans của swing swing? Điều đó là không thể. Tuy nhiên, dư luận ảm đạm và dòng chảy, và chúng tôi muốn tìm ra những bản solo hiện đang xếp hạng trong số các độc giả của chúng tôi là người vĩ đại nhất trong số họ.

Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện một cuộc thăm dò trên guitarplayer.com để tìm hiểu và ở đây chúng tôi trình bày kết quả. Chúng tôi sẽ xem xét những câu chuyện đằng sau các bài hát và tìm hiểu điều gì đã khiến những cây guitar chính đó trở nên tuyệt vời thông qua các cuộc trò chuyện với Brian May, Kirk Hammett, Michael Schenker và những người khác.

20. Gary Moore | "Vẫn có nhạc blues"

Guitarist: Gary Moore (1990)GARY MOORE (1990)

Bản ballad guitar blues dứt khoát.

Được trình bày như là ca khúc chủ đề từ album năm 1990 của mình, giai điệu khốn khổ này trong một trẻ vị thành niên đã trở thành thẻ gọi Gary Moore, khá muộn trong sự nghiệp của mình, khi anh phát minh lại mình như một nghệ sĩ blues. Có một điểm trong solo nơi bạn có thể nghe thấy sự chuyển đổi tuyệt vời của Belfast từ cổ Humbucker đến cây cầu trên tiêu chuẩn Les Paul năm 1959, ông biệt danh là Stripe và bắt đầu đi chệch khỏi chủ đề chính của nó, chủ yếu là theo thang điểm ngũ giác nhỏ, với một vài Ghi chú từ quy mô nhỏ Aeilian và hài hòa.

Moore đã được cắm vào nguyên mẫu Marshall JTM-45 Relinesue Head với một trong những công ty mới được thiết kế bằng Guv Mitchnor Mitch Faction Pedals ra phía trước. Hơn 30 năm sau, đây vẫn là một trong những bản nhạc blues thô và biểu cảm nhất, với Moore gần như chiến đấu với cây đàn guitar của mình tại các điểm, nhưng không bao giờ thất bại trong việc giao hàng hóa hàng hóa

Guitarist: Kirk Hammett (1984): Kirk Hammett (1984)

Bản ballad đầu tiên của Metallica có một số trò chơi hoành tráng nhất Kirk.

Được ghi lại tại Flemming Rasmussen, Sweet Silence Studios ở Copenhagen vào tháng 2 và tháng 3 năm 1984, Ride the Lightning, Album thứ hai của Metallica, đã tiến bộ hơn và theo phạm vi nhiều hơn so với cuộc tấn công toàn diện của họ, Kill EM. Sự thay đổi đó thể hiện rõ ràng trên Fade Fade sang Black, có tính năng guitar acoustic và cấu trúc không đạt tiêu chuẩn giống với Stairway Stairway to Heaven. Nhưng đó là bài hát solo du dương vượt thời gian, hầu hết các tín hiệu sinh động nhất là một sự thay đổi phong cách trong tay guitar Kirk Hammett tựa chơi. Và yếu tố chữ ký mà anh ta sử dụng cho solo cuối cùng là arpeggios.

Tôi đã chơi bài hát đó rất lâu rồi, Kirk Kirk nói với ấn phẩm chị em của chúng tôi Total Guitar. Đối với bản solo cuối cùng, tôi biết tôi muốn bắt đầu nó như thế nào, nhưng sau đó tôi đang ở một khu vực mà tôi có thể ứng biến trong 16, 18 hoặc 24 thanh, và sau đó [tay trống] Lars [Ulrich] sẽ đạt được một lần điền nhất định, Điều đó có nghĩa là nó đã hoạt động và đã đến lúc phần Arpeggio. Và sau đó tôi chỉ trượt ngay vào những arpeggios đó. Và họ là Arpeggios đã chơi trên hai chuỗi, Hammett chỉ định. Khi những người chơi guitar lần đầu tiên bắt đầu kết hợp Arpeggios vào trò chơi của họ, trước khi toàn bộ điều chọn quét Yngwie, Arpeggios đã được chơi trên hai chuỗi-không phải ba hoặc bốn chuỗi, anh ấy giải thích. Và đó là những gì Vogue vào thời điểm đó vào những năm 1980, vì vậy tôi đã chơi những người đó trong một thời gian dài. Tôi sử dụng ngón giữa của mình chỉ để neo vị trí của tôi trên cổ.

Đó là một mẹo tuyệt vời từ người đàn ông chơi các bản solo. Nhưng làm thế nào bạn nên tự giải quyết chúng? Đầu tiên, có hai thang đo thiết yếu mà bạn cần phải biết: Thang đo nhỏ tự nhiên B và chế độ B Phrygian, cả hai đều được hiển thị bên dưới. Những thứ này bao gồm bạn cho toàn bộ 30 thanh mở đầu, mà, hãy để đối mặt với nó, là rất nhiều âm nhạc, vì vậy đây là một lý do chính đáng để tìm hiểu một vài hình dạng nếu có.

Scale diagrams

(Tín dụng hình ảnh: Tương lai)

Để làm cho nó đơn giản hơn, phần lớn thời gian của bạn được dành cho quy mô nhỏ tự nhiên. Mãi cho đến khoảng Bar 20, bạn mới thấy mình sẽ hạ cánh ngắn gọn trên C Note, xuất hiện ở chế độ Phrygian. Điểm mấu chốt là Hammett đã ứng biến phần này của Solo Live - và đây là những hình dạng anh ta sử dụng.

Tiếp theo là những hình dạng Arpeggio hai chuỗi đó, và chúng là ghi chú thứ 16-tất cả chúng! Tại 142 bpm, nó rất nhanh, nhưng Hammett không chọn từng nốt, chọn sử dụng các lần kéo ra để làm cho những cú liếm nhanh hơn dễ dàng hơn. Nó chắc chắn là một cái gì đó để thử nghiệm và nếu bạn vẫn đang vật lộn, bạn cũng có thể thử thêm vào một cái búa thường xuyên.

18. Steely Dan | “Kid Charlemagne”

Guitarist: Larry Carlton (1976): Larry Carlton (1976)

Messin, với Kid Kid.

Danh mục của Steely Dan, chứa đầy những bản solo guitar đáng chú ý, nhưng tác phẩm tuyệt vời của Larry Carlton, trên The Royal Scam, Kid Kid Charlemagne, vẫn là người nổi tiếng nhất. Carlton kết hợp một loạt các cụm từ ngon theo các thay đổi hợp âm cơ bản với sự pha trộn giữa và bên ngoài chơi mà về mặt kỹ thuật đang uốn cong và thỏa mãn về mặt cảm xúc.

Tôi đã khá quen thuộc với giai điệu, vì vậy tôi chỉ ngẫu hứng, anh ấy nói với người chơi guitar. Mọi người nghĩ rằng tôi đã đùa khi tôi nói rằng, giống như tôi đã làm việc một mình trước đó, nhưng tôi đã làm. Đó là sự ngẫu hứng thẳng thắn, và nó đã hoạt động. Rất tốt, trên thực tế. Có lẽ nhiều hơn đã được viết về solo của anh ấy hơn là bài hát.

Mặc dù được hoan nghênh, Carlton vẫn, và vẫn không bị ảnh hưởng. Khi bản thu âm được phát hành, đã có một đánh giá tuyệt vời về giai điệu trong Billboard và họ đã nói về bản solo, anh nói. Tôi đã ghi lại bản thu âm và lắng nghe nó với vợ tôi, và ở cuối nó, tôi đã nói, "Tôi không biết. Nó chỉ giống tôi.

17. Kem | “Crossroads”

Guitarist: Eric Clapton (1968): Eric Clapton (1968)

Bản cover rock and roll hay nhất của một bài hát blues acoustic.

Nó bắt đầu như một giai điệu blues có tên là Cross Cross Road Blues của Robert Johnson và trở thành một trong những ví dụ điển hình nhất về khả năng tự nhiên, tâm hồn và sự thể hiện từ một tay guitar 22 tuổi điêu luyện tên là Eric Clapton. Việc anh ta tái hiện bài hát khi Crossroads, đã tiếp tục củng cố một di sản mà sau đó đã mang lại cho anh ta biệt danh là vị thần.

Được ghi lại nổi tiếng tại địa điểm của San Francisco, Fillmore West cho Supergroup Cream, bánh xe của album lửa, sự sắp xếp của Clapton, giữ lại linh hồn và tinh thần của Johnson, nhưng cập nhật nó cho một khán giả đương đại hiếm khi cắt giảm và được giải trí bởi nhạc sĩ đam mê, đam mê nhanh chóng.

Đáng chú ý, Clapton không phải là người hâm mộ của màn trình diễn: anh ấy phàn nàn rằng ban nhạc đã mất một trong những câu thơ đầu tiên trong câu kỳ nghỉ solo thứ hai của anh ấy, do đó ném ra phrasing của anh ấy. Đó là sự hoàn hảo của bạn cho bạn. Đối với những người khác, ca khúc bốn phút này vẫn là một nguồn mê hoặc hơn 50 năm.

16. Eric Johnson | Những vách đá của Dover ”

Guitarist: Eric Johnson (1990): Eric Johnson (1990)

Tông thiên trên trời từ Texan vĩ đại.

Nhạc cụ này đã giành được Eric Johnson một giải Grammy cho việc chơi guitar một cách tinh xảo và các tông màu hàm. Đối với các bản thu âm, nhạc sĩ Texan chủ yếu bị mắc kẹt với ES-335 đầu thập niên 60 của mình, mặc dù ông đã chọn sử dụng Strat năm 1964 của mình cho vai chính và các phần của phần solo chính. Các guitar đã được đưa vào một siêu nhân Marshall siêu dẫn 100 watt, với một trình điều khiển ống Echoplex và BK Butler để giúp đạt được những tông màu mượt mà, giống như violin và duy trì ấm áp.

Lần đầu tiên tôi nghe thấy anh ấy vào năm 1986 trên Live At Austin City Limits, anh ấy là Joe Joe Bonamassa nói với chúng tôi vào năm 2015. Đó là ‘Cliffs of Dover, và đó chỉ là việc chơi guitar tuyệt vời. Tôi thậm chí còn chắc chắn nếu đó là sự thật! Sau đó, tôi thấy anh ấy sống, và giọng điệu của anh ấy là người giỏi nhất mà tôi từng nghe. Tôi tự hỏi làm thế nào anh chàng này đã nhận được tất cả những âm thanh này ra khỏi chiến lược của mình. Tôi không bao giờ thấy ai có một giàn khoan có tư duy như thế.

15. Hoàng tử | "Mưa tim"

Guitarist: Prince (1984): Prince (1984)

Khoảnh khắc guitar xác định màu tím.

Epic Outro to Tur Purple Rain,-chiếm gần hai phần ba bài hát-nổi bật như một số tác phẩm hay nhất của Hoàng tử trong sáu chuỗi, khóc lóc trong G nhỏ Pentatonic và đôi khi bao gồm một số ghi chú phương thức khác, như nhỏ thứ 6. Ngoài ra, còn có một mô típ lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian thứ 2 và nhỏ thứ 3.

Nó rất đơn giản và hiệu quả, thiết lập mọi thứ cho giai điệu giọng hát đến cuối cùng. Nó không phải là một solo bận rộn bằng bất kỳ phương tiện nào. Thay vào đó, người màu tím đã chọn để lại rất nhiều không gian ở giữa các dòng anh ta chơi và tập trung vào những cái móc lớn thay vì những con quái vật.

Hoàng tử sẽ mở rộng solo trong tối đa 15 phút trong buổi biểu diễn trực tiếp. Mặc dù có nhiều bản tái hiện trực tiếp tuyệt vời của ca khúc này, màn trình diễn nửa thời gian của anh ấy cho 2007 Super Super Bowl ở Miami là thứ của truyền thuyết. Băm nhỏ một mình trên sân khấu giữa một cơn bão, Hoàng tử dường như đang sống trong khoảnh khắc mà bài hát này được viết.

14. Tím đậm | “Ngôi sao đường cao tốc”

Guitarist: Ritchie Blackmore (1972): Ritchie Blackmore (1972)

Cuộc đua với quỷ trên đường cao tốc Anh.

Tôi đã viết rằng ghi chú đó để ghi chú khoảng một tuần trước khi chúng tôi ghi lại nó, thì Rit Ritchie Blackmore nói về bản solo đáng chú ý và chắc chắn nhất của anh ấy với ngôi sao đường cao tốc. Và đó là một trong những lần duy nhất tôi từng làm điều đó. Tôi muốn nó nghe giống như một người lái xe trong một chiếc xe nhanh, vì đó là một trong những bài hát mà bạn sẽ nghe trong khi tăng tốc. Và tôi muốn có một âm thanh Bach rất rõ ràng, đó là lý do tại sao tôi đã viết nó ra - và tại sao tôi chơi những arpeggios rất cứng nhắc đó trong suốt sự tiến bộ của Bach rất quen thuộc - D Minor, G Minor, C Major, A Major. Tôi tin rằng tôi là người đầu tiên làm điều đó rất rõ ràng trên cây đàn guitar, và tôi tin rằng đó là lý do tại sao nó nổi bật và tại sao mọi người đã thích nó rất nhiều.

Trong những năm qua, tôi đã luôn chơi ghi chú solo đó để ghi chú, nhưng nó chỉ nhanh hơn và nhanh hơn trên sân khấu vì chúng tôi sẽ uống ngày càng nhiều rượu whisky. .

13. Súng Nát hoa hồng | "Trẻ em ngọt ngào O" mỏ "

Guitarist: Slash (1988): Slash (1988)

Một trò chơi gồm hai nửa.

Slash sườn solo trên đĩa đơn đột phá của Guns Niêu Roses là guitar rock tốt nhất. Nửa đầu là thoải mái và phương thức, được xây dựng xung quanh quy mô nhỏ EB với một vài thứ 7 lớn được ném vào để có hương vị quan sát-minor. Nửa thứ hai mạnh mẽ hơn và blues, và chủ yếu là định vị một trong thang đo ngũ giác một quãng tám lên cổ trong cùng một phím. Các khúc cua cảm thấy rộng hơn nhiều và rung động rõ rệt hơn.

Slash chơi phần đầu tiên trên chiếc bán tải cổ cho độ dày và sự ấm áp trước khi chuyển sang cây cầu để cắn nhiều hơn, với đứa bé khóc của anh ấy đã đính hôn. Có lẽ ấn tượng nhất là cảm giác ngoài khơi của anh ấy và cách anh ấy kết hợp tất cả lại với nhau, đó là dấu ấn của bất kỳ độc tấu guitar tuyệt vời nào. Đáng chú ý, mặc dù Riff Slash, chịu trách nhiệm cho việc sáng tạo bài hát, nhưng anh ấy rất thích bài hát này. Chúng tôi là một ban nhạc lái xe khá khó khăn, và đó là một loại thứ ballady của một thứ, anh ấy nói. Vì vậy, nó đã phát triển trên tôi trong những năm qua.

12. Ozzy Osbourne | "Đội tàu điên"

Guitarist: Randy Rhoads (1980): Randy Rhoads (1980)

Fretboard Fireworks galore trên Ozzy, Blizzard of Ozz trở lại.

Double-O thường trích dẫn Randy Rhoads là người đàn ông đã cứu sự nghiệp của anh ta-và khi bạn nghe thấy bản solo trên tàu Crazy Crazy, bạn đã hiểu tại sao. Mặc dù cách tiếp cận dựa trên phương thức và cổ điển của Rhoads, cách xa các bản nghiêng của Tony Iommi, nhưng anh ta, giống như người bạn cùng nhóm cũ của Ozzy, một nhà phát minh thực sự.

Có một phần về phần cuối của solo này thực sự nghe giống như một chuyến tàu ré lên các đường ray, nhờ vào việc sử dụng một trill tăng dần theo sắc độ sau đó hạ xuống trong chìa khóa. Rhoads kết thúc buổi độc tấu với một cụm từ pentatonic F# nhỏ được chọn nhanh trước khi một cuộc chạy đua Legato Aeilian nhanh chóng kết thúc với một khúc cua lớn trên FRET thứ 19.

The Shredder đã biểu diễn solo với cây đàn Jackson tùy chỉnh của mình thông qua một Marshall và một vài chiếc 4x12 khi ngồi trong phòng điều khiển. Sau đó, chúng tôi cắm guitar trực tiếp vào bảng điều khiển, anh nhớ lại Blizzard của kỹ sư OZZ Max Norman. Chúng tôi đã mở đầu nó trong bảng điều khiển và gửi nó xuống amp từ đó. Bằng cách đó, chúng tôi có thể kiểm soát lượng lợi nhuận đạt được amp.

11. Michael Jackson | "Đánh bại nó"

Guitarist: Eddie Van Halen (1982): Eddie Van Halen (1982)

Kết quả ngoạn mục từ một cặp đôi không thể.

Được yêu cầu đóng góp guitar cho album phim kinh dị Michael Jackson, Pete Townshend đã từ chối nhưng đưa ra một gợi ý: Làm thế nào về Eddie Van Halen? Jackson và nhà sản xuất Quincy Jones nghĩ rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời, và có Ed trên tàu để chơi solo để đánh bại nó. Nhưng sau khi nghe phần mà anh ta được yêu cầu một mình, tay guitar không hài lòng với những thay đổi hợp âm và kỹ sư chỉnh sửa băng để tạo ra một mô hình mới phù hợp hơn với những gì anh ta có trong tâm trí.

Ed biết Jackson có thể ngạc nhiên và có thể không hài lòng với quyết định điều hành của mình. Vì vậy, tôi đã cảnh báo anh ấy trước khi anh ấy lắng nghe, anh ấy nói với CNN vào năm 2012. Tôi đã nói, 'Hãy nhìn xem, tôi đã thay đổi phần giữa của bài hát của bạn.' Bài hát của anh ấy, hoặc anh ấy sẽ thích nó. Và vì vậy anh ấy đã lắng nghe nó, và anh ấy quay sang tôi và đi, 'Wow, cảm ơn bạn rất nhiều vì đã có niềm đam mê không chỉ vào và rực rỡ một bản solo mà còn thực sự quan tâm đến bài hát và làm cho nó tốt hơn.' Và anh ấy đã làm nó miễn phí.

10. The Beatles | "Trong khi cây đàn guitar của tôi nhẹ nhàng khóc

Guitarist: Eric Clapton (1968): Eric Clapton (1968)

Một Slowhand không được công nhận xuất hiện một vị khách hiếm hoi với Fab Four.

Đến năm 1968, George Harrison đã chấp bút các tác phẩm cạnh tranh với những người bạn cùng nhóm John Lennon và Paul McCartney. Trong khi cây đàn guitar của tôi nhẹ nhàng khóc, thì mọi thứ đều tốt như bất cứ điều gì mà các đối tác âm nhạc của anh ấy đã viết, nhưng không ai có thể có được sự nhiệt tình cho nó, vì vậy Harrison đã mời bạn thân Eric Clapton chơi trong phiên, biết rằng nó sẽ đưa The Beatles vào hành vi tốt. & nbsp;

Sử dụng Harrison, 1957, Lucy Lucy Gibson Les Paul thông qua một fender Deluxe amp, Clapton không bắt chước rất nhiều sự ám ảnh, đau đớn chính khi anh ấy tạo ra một bài hát đau khổ trong một bài hát. Các khúc cua và ghi chú giải phóng của anh ta, và rằng rung động không thể bắt chước được, được hiển thị đầy đủ và đang giật mình một cách thích hợp, dệt một câu chuyện kịch tính xây dựng đến một cao trào tan vỡ.

9. Chicago | “25 hoặc 6 đến 4”

Guitarist: Terry Kath (1969): Terry Kath (1969)

Wah-Drenched Ecstasy.

Tạp chí này đã từng mô tả Terry Kath Hồi trong 25 hoặc 6 đến 4, một mình khi Wes Wes Montgomery gặp Jimi Hendrix, và đó là một điểm công bằng, vì Kath bị ảnh hưởng đầu tiên bởi Jazz và sau đó, Hard Rock. Là một thành viên sáng lập của ban nhạc nhạc jazz-rock Chicago, anh ấy đã giữ nhiệm vụ guitar cho nhóm cho đến khi anh ấy chết vì một vết thương do súng tự do vô tình vào năm 1978.

Mặc dù việc chơi tuyệt vời của anh ấy đã được giải thích nhiều bài hát - đặc biệt là giới thiệu của người Hồi giáo và guitar miễn phí, cả hai đều từ lần ra mắt năm 1969 của nhóm, Cơ quan Giao thông Chicago - không thể phủ nhận sức mạnh của anh ấy trong bản hit đầu tiên của nhóm 25 hoặc 6 đến 4 . ” Kath sử dụng wah của mình một cách hào phóng để thêm cảm xúc vào dòng của mình, cho họ một lúc tuyệt vọng điên cuồng.

Kath rất có thể đã chơi Gibson SG Standard của mình, như hình trên tay áo bên trong của Cơ quan Giao thông Chicago, sử dụng bộ chuỗi yêu thích của anh ấy, như được tiết lộ cho GP: Chuỗi E cao từ bộ tenor và một bộ tiêu chuẩn cho phần còn lại, đã chuyển xuống một chuỗi ( tức là cao E cho chuỗi B, B cho chuỗi G, v.v.).

8. Lynyrd Skynyrd | "Chim miễn phí"

Guitarist: Allen Collins (1974): Allen Collins (1974)

Con chim là từ.

Khi điều đó xảy ra, phần độc tấu guitar thứ hai và 24 phút thứ hai đã đóng cửa miễn phí chim ban đầu được thêm vào để cung cấp cho ca sĩ Ronnie Van Zant cơ hội nghỉ ngơi dây thanh âm của mình trong lịch trình biểu diễn không ngừng nghỉ của Lynyrd Skynyrd. Tại 143 thanh dài, solo là rất xa và cung cấp nhiều nhất ở đây (trên thực tế, nó có 286 thanh âm nhạc được thu âm vì toàn bộ sự việc được nhân đôi).

Giai điệu xuất hiện trong album đầu tay cùng tên của nhóm năm 1973, và tay guitar Allen Collins đã giao lô trên chiếc Gibson Explorer năm 1964 của mình. Như Lynyrd Skynyrd, Gary Rossington đã từng nói với Guitar World, thì toàn bộ mứt dài là chính Allen Collins. Anh ấy xấu. Anh ấy đã siêu xấu! Anh ta xấu xấu. Khi chúng tôi đặt phần solo lại với nhau, chúng tôi thích âm thanh của hai cây đàn guitar, và tôi có thể đi ra ngoài và chơi nó với anh ấy. Nhưng cách anh ấy đã làm điều đó, anh ấy thật nóng bỏng! Anh ấy chỉ làm điều đó một lần và làm điều đó một lần nữa, và nó đã được thực hiện.

7. Straits tàn phá | "Sultans của swing"

Guitarist: Mark Knopfler: Mark Knopfler

Một anh hùng guitar được đánh giá cao bằng cách đến vinh quang của mình.

Ngay khi thế giới đang trao vương miện cho Eddie Van Halen, Vua guitar mới, cùng với Mark Knopfler khá vô duyên - được học trong rockabilly, blues và jazz - người đã chứng minh rằng bạn đã không cần những bức tường biến dạng để quay đầu.

Knopfler đã sáng tác tác phẩm kinh điển pub-rock này trên một cây đàn guitar thép quốc gia nhưng nghĩ rằng nó nghe có vẻ như buồn tẻ-nghĩa là cho đến khi anh ta chọn một Stratocaster, lúc đó bài hát đã trở nên sống động. Sử dụng nary một gợi ý của grit trên một cặp song sinh Fender, anh ta ngón tay không chỉ một mà là hai bản solo nổi bật.

Phần đầu tiên có một phần trữ tình của những nốt nhạc đơn và thanh lịch theo phong cách Chet Atkins, thở dài và ngất ngây với chủ nghĩa lãng mạn mơ mộng. Bản thân nó, thế là đủ, nhưng phần độc tấu Outro là người thu hút sự chú ý thực sự, trên đó Knopfler xây dựng thành một bộ arpegios thứ 16 của Spitfire-chơi sạch sẽ, chính xác và phát sáng mỗi khi bạn nghe thấy.

6. Kinh nghiệm Jimi Hendrix | “Tất cả dọc theo tháp canh”

Guitarist: Jimi Hendrix (1968): Jimi Hendrix (1968)

Solo tuyệt vời nhất trong một phiên bản bìa.

Bài hát này đứng đầu bất kỳ danh sách bìa nào tốt hơn bản gốc. Các nghệ sĩ guitar luôn gọi nó là một bản cover Hendrix chứ không phải là một bản gốc của Bob Dylan, bằng chứng về việc Hendrix đã biến nó thành của mình như thế nào. Chơi nhịp điệu Jimi Jimi rất đáng kinh ngạc, cả trong phần giới thiệu và trong công việc hợp âm/ giai điệu khéo léo của các câu thơ, và tất nhiên, có một vấn đề nhỏ của bốn bản solo guitar để xem xét. Người đàn ông mà nhiều người gọi là tốt nhất mọi thời đại đều tận dụng tối đa phần lớn của anh ta và Rig Marshall ở đây, nhưng đó là lời đề nghị của anh ta ở mốc 2:20 mà chúng ta quan tâm. Sau khi mở Octaves, anh ta Stride với một phương pháp pentatonic nhỏ dựa trên blues điển hình trong C#.

Vào lúc 2:32, bản solo chính bùng nổ thành sự kết hợp thương hiệu của nhịp điệu và chì, cộng với sự trầy xước sôi động trên các chuỗi bị tắt tiếng. Nó có giá trị chơi cùng với những vết trầy xước, cố gắng giữ một cổ tay lỏng lẻo và sự suy giảm nhất quán. Một vài nhịp đập đó một mình sẽ dạy cho bạn rất nhiều về rãnh và cảm nhận của Jimi.

Để có được âm thanh, chọn một chiếc bán tải đơn vị điểm của cầu, quay số ở độ trễ ở khoảng 350ms, thêm nén để duy trì và chọn bàn đạp Vox Wah hoặc một cái gì đó tương tự. Bạn nghe thấy tiếng gió bắt đầu hú.

5. Đại bàng | “Khách sạn California”

Các nghệ sĩ guitar: Don Felder & Joe Walsh (1977): Don Felder & Joe Walsh (1977)

Những dòng hòa âm guitar sinh đôi mang tính biểu tượng đã đưa Đại bàng lên một tầm cao mới.

Ca khúc chủ đề từ album thứ năm của Eagles, và không nghi ngờ gì, bài hát mà ban nhạc sẽ được nhớ đến nhiều nhất, Hotel Hotel California, thường đứng đầu các cuộc thăm dò guitar tuyệt vời nhất. Solo bắt đầu lúc 4:20, tạo thành một coda mở rộng, qua đó các nghệ sĩ guitar Don Felder và Joe Walsh Trade Licks trước khi tham gia cùng nhau để chơi những cú liếm hài hòa mang tính biểu tượng đó vào lúc 5:39.

Hóa ra, những dòng hài hòa đó hoạt động theo kiểu tương đối đơn giản. Felder và Walsh đóng vai một arpeggio của mọi hợp âm, và sự hài hòa được tạo ra bởi một trong những guitar luôn chơi một nốt thấp hơn trong hợp âm. Ví dụ, các ghi chú của hợp âm BM là B, D và F#, vì vậy, nếu cây đàn guitar cao hơn chơi F#, guitar thấp hơn sẽ chơi D, v.v.

Thông tin này có thể khiến bạn mất một chặng đường dài để làm chủ những arpeggios giảm dần. Chúng tôi đã giành chiến thắng đi xa đến mức nói rằng bạn có thể dễ dàng giải quyết nó bằng tai, nhưng nếu bạn biết các hợp âm cho bài hát, thì nó có thể gây nhiễu. Và bạn có thể nói rằng về nhiều bản solo trong danh sách này!

4. Nữ hoàng | “Bohemian Rhapsody”

Guitarist: Brian May (1975): Brian May (1975)

Nó có thể chỉ là bài hát rock lớn nhất mọi thời đại.

Sau cái chết của Freddie Mercury, năm 1991 và một khoảnh khắc xuất hiện trong năm 1992, thế giới Way Wayne, Hồi Bohemian Rhapsody, đã trở thành một điểm kích hoạt cho một sự trỗi dậy trên toàn thế giới về tình cảm và sự tôn trọng của Nữ hoàng. Sự nổi tiếng mới của họ sẽ tiếp tục vào thiên niên kỷ mới khi Ben Elton, chúng tôi sẽ khuấy động âm nhạc của bạn và phát hiện ban nhạc về một cách khác để tồn tại đằng sau thủ lĩnh Adam Lambert đã đưa âm nhạc của họ đến một thế hệ mới.

Và Bohemian Rhapsody? Không có gì đáng ngạc nhiên, bài hát nổi tiếng nhất của Nữ hoàng, và bản solo gồm chín bản ngắn gọn của nó là một bản nhạc kịch ngắn và ngọt ngào, bắc cầu cho các câu thơ để dẫn vào phần được biết đến như là bài hát. Hai từ đó một mình nên cảnh báo bạn rằng bài hát này không nên làm việc. Không có điệp khúc và, ngoài hai câu, không có sự lặp lại. Nhưng tất nhiên nó hoạt động, và Brian May, một mình là sự phá vỡ giai điệu hoàn hảo.

Phrasing của anh ta lỏng lẻo và tự nhiên, di chuyển qua mặt sau thay vì dính vào một lưới thời gian cứng nhắc. Những cú liếm nhanh nhất là những vụ nổ biểu cảm, thay vì ăn thịt lặp đi lặp lại, và kỹ thuật trước khi uốn cong và rung động của anh ấy thể hiện cảm giác tuyệt đẹp của anh ấy. Bằng cách nào đó, trong giới hạn của cấu trúc phức tạp của Rhapsody Bohemian, thì một mình được thực hiện để đặt hàng.

3. Led Zeppelin | "Nấc thang lên thiên đường"

Guitarist: Jimmy Page (1971): Jimmy Page (1971)

Soloing thiên đường.

& nbsp; Từ thời điểm Jimmy Page chơi phần mở đầu trên Fender Telecaster của anh ấy, ngay cho đến loạt các ghi chú và sự uốn nắn của Wailing hoàn thành nó, đây là sự hoàn hảo của Guitar-Solo-một kiệt tác của sáng tác. Thay vì đi lang thang một cách vô định, trang tạo ra một bài hát trong một bài hát.

Các cụm từ mở đầu đã đặt ra cảnh, khi anh ta thêm các ghi chú vào thang đo Pentatonic để theo dõi sự tiến triển hợp âm cuối cùng của bài hát. Một cú liếm lặp đi lặp lại giữa Solo nhanh chóng làm tăng thanh trước khi một trò chơi trả lời và trả lời với một cây đàn guitar bị ám ảnh quá mức dẫn vào sự bùng nổ và uốn cong cuối cùng đó. Như chúng ta đã nói, đó là tất cả về các tác phẩm: Licks theo dõi các thay đổi hợp âm, đường viền của giai điệu và nhịp độ của các bit rộng rãi đều đưa người nghe vào một hành trình.

Ba người đã được ghi lại (hai người còn lại được cho là vẫn còn tồn tại, có lẽ bị khóa trong hầm Led Zeppelin ở đâu đó), tất cả đều ngẫu hứng, mặc dù Page đã nói rằng anh ta đã làm việc với dòng mở đầu. Nhưng trong khi tất cả chúng tôi chắc chắn tò mò muốn nghe những bản solo đó, hãy để đối mặt với nó: họ sẽ không tốt hơn so với người mà chúng tôi đã biết và yêu trong suốt những năm qua.

2. Van Halen | "Phun trào"

Guitarist: Eddie Van Halen (1978): Eddie Van Halen (1978)

Bản solo mang tính biểu tượng của Eddie đã làm rung chuyển thế giới.

Với sự pha trộn của những chiếc búa Legato nhanh và kéo ra, những bản hòa âm bị chèn ép, những cú lặn của whammy-bar và guitar guitar hai tay của Eddie Van Halen, đã truyền cảm hứng cho một thế hệ anh hùng guitar. Trong khi việc khai thác nhận được sự chú ý, giọng điệu của anh ấy, các lựa chọn ghi chú sáng tạo và phồng rộp của anh ấy đều quan trọng như nhau. Giữa tất cả sự điêu luyện đó, Eddie vẫn chơi với sự từ bỏ đá và cuộn vui vẻ.

Đáng chú ý, Ed chưa bao giờ hoàn toàn hài lòng với bản ghi âm được phát hành. Tôi đã không chơi đúng, anh ấy nói với Guitar World. Có một sai lầm ở đầu cuối của nó. Bất cứ khi nào tôi nghe thấy nó, tôi luôn nghĩ, anh bạn, tôi có thể chơi nó tốt hơn.

Sự thừa nhận của anh ấy sang một bên, đường đua là một opus kỹ thuật. Tám quán bar đầu tiên là một chuyện bluesy, người mà Legato Licks có lẽ nhớ lại bản mojo của Jimmy Page. Nó có một chủ đề Eddie phát triển trên tám thanh sau đây, ghi chú từ thang đo ngũ giác chính và nhỏ để thêm màu sắc.

Trận chung kết khai thác của anh ấy có lẽ là một trong những phần solo ít được hiểu nhất trong lịch sử nhạc rock. Không phải lúc nào cũng có nhịp điệu, điều này tạo ra những thay đổi về thời gian khó khăn khi anh ta chuyển từ khai thác các ghi chú Sextuplet thứ nhất và thứ tư sang các ghi chú thứ ba và thứ sáu. Từ đầu đến cuối, thì vụ phun trào là một kiệt tác sẽ đưa hầu hết các nghệ sĩ guitar suốt đời để hoàn thiện.

1. Pink Floyd | "Thoải mái tê liệt"

Guitarist: David Gilmour (1979): David Gilmour (1979)

Sự vĩ đại của Gilmour, xuất hiện trong sóng.

Thật dễ dàng để biết lý do tại sao độc giả của chúng tôi đã tạo ra một cách thoải mái với sự lựa chọn số một trong cuộc thăm dò của chúng tôi. Nhưng câu hỏi thực sự là, bài hát nào của bài hát Solos đủ điều kiện để đưa vào? Thực tế là Gilmour đã đưa ra cả hai trên cùng một bản nhạc được truyền cảm hứng đơn giản, và tất cả lý do nhiều hơn để hỗ trợ vị trí của nó ở phía trên.

Giọng điệu là huyền thoại: Strat màu đen mang tính biểu tượng của Gilmour, sau đó có một chiếc xe bán tải Bridge Dimarzio FS-1, vào một chiếc Hiwatt DR103, với bàn đạp Muff lớn EHX Ram. Sự béo của FS-1, và sự mượt mà của Muff Muff không để lại gợi ý về tiếng treble khắc nghiệt có thể gây bệnh. Với một số trợ giúp thêm từ một comp mxr dyna comp, Gilmour đã duy trì nhiều đến mức anh ta có thể giữ các ghi chú miễn là anh ta muốn. Như trong giàn khoan trực tiếp của mình, anh ta đã kết hợp một chiếc taxi WEM 4x12 với loa quay Yamaha thấp hơn trong hỗn hợp, để thêm điều chế tinh tế. Sự chậm trễ hoành tráng đã được thêm vào trong hỗn hợp.

Solo đầu tiên, trong D Major, sử dụng các bộ thu và cầu của Strat Strat và được cho phép bằng cách sắp xếp chuyển đổi tùy chỉnh. Phrasing của anh ấy ở đây là sự độc đáo hơn của cả hai, với arpeggios và các đoạn trượt. Gilmour, sử dụng thanh cho rung động - được hỗ trợ bởi cánh tay tremolo rút ngắn của nó - một lần nữa phân biệt anh ta với những người chơi blues điển hình, truyền cảm hứng cho nhiều người chơi hợp nhất trong quá trình này. Anh ta bắt đầu vào phần đầu của nhiều cụm từ, tương tự như Brian May, trích xuất tất cả sự phấn khích mà anh ta có thể từ mỗi ghi chú.

Để so sánh, phần mềm độc tấu Outro Solo có tiêu chuẩn hơn, với các cụm từ tương tự như Hendrix. Các đoạn văn vào lúc 4:57 và 5:12 có thể là từ tất cả dọc theo Tháp Canh hay Lady Foxey Lady, nhưng trong bản nhạc hoành tráng này, một số người nghe sẽ tạo ra kết nối. Nghe có vẻ thành thạo vừa ngẫu hứng cùng một lúc. Gilmour đã giải thích rằng ông đã tạo ra ấn tượng này bằng cách ghi lại năm hoặc sáu lần lấy và biên dịch phần độc tấu hoàn thành từ các bit tốt nhất của mỗi người. Kết quả được viết rất tuyệt vời, với sự kết hợp giữa sự lặp lại và phát triển giữ cho việc xây dựng sự phấn khích trong hai phút. The Blues Lick theo phong cách Hendrix trở lại lúc 5:27, dài hơn và phức tạp hơn trước. Các điểm dừng đôi mạnh mẽ xuất hiện lần đầu tiên vào lúc 5:15, và đến 5:35, anh ta đã biến ý tưởng đó thành một mô típ.

Đối với cao trào, Gilmour bắn lên một quãng tám ngay khi có vẻ như anh ấy đã vung từng inch biểu cảm từ cổ cây phong của mình. Anh ta quay trở lại cổ, kết hợp một trong những khúc cua ba fret ngoạn mục của mình trên đường, và kết thúc với một mô típ dừng đôi đó. Nó có tất cả sự phấn khích của một hiệu suất ngẫu hứng, và tất cả các cấu trúc của một tác phẩm cẩn thận.

Cả hai solo đều chia sẻ nhận thức nhịp nhàng tuyệt vời. Gilmour sử dụng bộ ba, sextuplets, ghi chú thứ 16 và 32 một cách tự do, trong cùng một cụm từ. Và kiểm tra hiệu ứng lúc 5:10 khi anh ấy chơi một cú liếm trong các ghi chú thứ 16 và sau đó ngay lập tức lặp lại và mở rộng trong sextuplets. Một solo tốt có thể có giai điệu tuyệt vời, nhịp điệu, giai điệu hoặc biểu hiện, nhưng chỉ là một tác phẩm sáng chói hiếm hoi có tất cả ở mức độ này.