100 hiệp hội tín dụng hàng đầu 2022 năm 2022

100 hiệp hội tín dụng hàng đầu 2022 năm 2022

Câu lạc bộ tài chính tiêu dùng là đơn vị trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Hội viên - Ảnh:VGP/HT

Ngày 14/7, Hiệp hội Ngân hàng (HHNH) Việt Nam tổ chức lễ ra mắt và hội nghị lần thứ nhất CLB Tài chính tiêu dùng.

CLB là đơn vị trực thuộc HHNH Việt Nam, thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các hội viên, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Về phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2022-2025, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký HHNH cho hay, trong ngắn hạn (đến hết năm 2022), CLB sẽ hoàn thiện bộ máy tổ chức, gồm Thường trực CLB có đại diện của HHNH Việt Nam tham gia và một số chuyên gia, cán bộ chuyên trách; hoàn thiện tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của CLB.

Phối hợp với HHNH, cùng các cơ quan truyền thông tăng cường truyền thông về tính chính thống, nhân văn của hoạt động cho vay tiêu dùng của Công ty Tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.

HHNG cùng CLB và các đơn vị thành viên chia sẻ các mô hình kinh doanh, có tính liên kết cao, tạo liên minh để giảm chi phí đầu vào, từ đó giảm lãi suất cho vay nhằm thực hiện đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, đó là phục vụ nhu cầu đời sống, kích thích và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của dân cư, đồng thời góp phần mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; hạn chế tình trạng tín dụng đen.

Phối hợp với các ban chuyên môn của HHNH thực hiện kết nối tới các thành viên hiệp hội, nắm bắt nhu cầu và định hướng, chiến lược phát triển của các ngân hàng thương mại, công ty fintech để tìm cơ hội hợp tác phát triển hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng...

"Tôi mong muốn CLB sinh hoạt định kỳ có nội dung phong phú, chia sẻ giữa các thành viên các bài học kinh nghiệm tiếp cận vốn, thu hồi nợ cùng nhau đưa ra giải pháp. Đối với gói 20.000 tỷ đồng dành cho khu công nghiệp, công nhân tiếp cận vốn vay, rất mong CLB xem xét, cùng triển khai trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, hài hòa, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh", Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng nói.

Ông Nguyễn Đình Đức, Phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính HD Saison kỳ vọng CLB Tài chính tiêu dùng sẽ tập hợp, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả trong hoạt động tài chính tiêu dùng của các hội viên; đoàn kết, hỗ trợ, bảo vệ lợi ích hợp pháp các hội viên trong hoạt động tài chính tiêu dùng; nâng cao vị thế, tiếng nói của CLB, hội viên đối với xã hội.

Bên cạnh đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đại diện Vụ Kinh tế tổng hợp (Văn phòng Chính phủ) cho hay, tín dụng đen là một tệ nạn rất nhức nhối. Chính phủ đã có rất nhiều chỉ đạo, đấu tranh phòng chống tệ nạn này. Phát triển tài chính tiêu dùng của ngành ngân hàng rất phù hợp để cung cấp dịch vụ tài chính chính thức cho người dân, đáp ứng nhu cầu thực tế và là công cụ để đấu tranh với tín dụng đen. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng có những đặc thù riêng, đối tượng cho vay chủ yếu là nhóm khách hàng dưới chuẩn vay ngân hàng, những người nghèo, người thu nhập thấp... vì vậy độ rủi ro lớn.

"Việc thành lập CLB Tài chính tiêu dùng là cơ hội tốt để chúng ta có tiếng nói chung và phản ánh những đặc thù của hoạt động này. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ hoạt động tài chính tiêu dùng và các chính sách ban hành cũng khuyến khích chúng ta phát triển để cung cấp nguồn tài chính cho người dân", đại diện Vụ Kinh tế Tổng hợp nói.

11 công ty tài chính tham gia CLB Tài chính tiêu dùng:

1. Công ty Tài chính TNHH MTV cộng đồng

2. Công ty Tài chính CP Tín Việt

3. Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội

4. Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC

5. Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei

6. Công ty Tài chính TNHH HD Saison

7. Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam

8. Công ty Tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam

9. Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam

10. Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam)

11. Công ty Tài chính CP Điện lực.

Anh Minh


100 hiệp hội tín dụng hàng đầu 2022 năm 2022

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú - Ảnh: VGP/HT

Khuôn khổ tài chính tiêu dùng tiếp tục được hoàn thiện

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nêu rõ, hoạt động tài chính tiêu dùng được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và của NHNN.

Tại Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: "Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn ngừa tín dụng đen".

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, NHNN đã coi việc phát triển tài chính tiêu dùng là một trong những chủ trương lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hệ thống khuôn khổ pháp lý về cho vay tiêu dùng nói chung và tài chính tiêu dùng nói riêng được NHNN hoàn thiện, bổ sung phù hợp với đặc thù cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng an toàn, lành mạnh.

Các hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính được NHNN cấp phép đã khẳng định được vai trò, hiệu quả và thị phần trong sự phát triển chung của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam.

Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính đã tiếp cận đến các phân khúc khách hàng đại chúng chưa tiếp cận được hoặc khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng, lịch sử tín dụng hạn chế, mức thu nhập trung bình hoặc thấp, kém ổn định, không có tài sản bảo đảm… góp phần mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; hạn chế tình trạng "tín dụng đen", cho vay nặng lãi ở các địa bàn này; qua đó thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, ổn định kinh tế và công bằng xã hội.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, biện pháp hỗ trợ triển khai gói tín dụng 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho công nhân lao động theo thỏa thuận của hai công ty tài chính tiêu dùng HD Saison, FE Credit và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang được triển khai thí điểm, để tạo tiền đề nhân rộng mô hình này nếu có hiệu quả. 

"Trong 6 tháng tới, nếu gói hỗ trợ này cho kết quả tốt, toàn bộ 16 công ty tài chính tiêu dùng cũng có thể triển khai theo mô hình trên. Có sự tham gia của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, rủi ro sẽ giảm đi, lãi suất cũng thấp hơn, tôi tin chắc gói tín dụng này sẽ hiệu quả’, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

100 hiệp hội tín dụng hàng đầu 2022 năm 2022

Hội thảo: "Tài chính tiêu dùng – kênh dẫn vốn hiệu quả với người yếu thế" - Ảnh: VGP/HT

Phối hợp đồng bộ để đẩy lùi tín dụng đen

Lãnh đạo NHNN cho hay, đã cấp phép hoạt động với 17 chi nhánh, 41 văn phòng đại diện và 74.000 điểm giới thiệu dịch vụ, phục vụ khoảng 30 triệu khách hàng trên toàn quốc.

Đến ngày 30/9, dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 145 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cuối năm 2021, chiếm gần 6% dư nợ cho vay tiêu dùng của hệ thống và chiếm 1,3% dư nợ toàn nền kinh tế.  Bên cạnh những kết quả đạt được, các công ty tài chính cũng gặp một số khó khăn, phạm vi và quy mô hoạt động còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động không lành mạnh của các tổ chức cung cấp tài chính tiêu dùng không do NHNN cấp phép và hoạt động "tín dụng đen" đã gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động và uy tín của các công ty tài chính tiêu dùng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) khẳng định: Hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen. Tuy nhiên, hoạt động/thương hiệu của các công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép lại đang bị hiểu nhầm/đánh đồng với các công ty tài chính mạo danh, không hoạt động theo Luật Các TCTD hay các quy định pháp luật ngân hàng khác (như một số công ty tư vấn tài chính, công ty đầu tư tài chính, các công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các công ty Fintech cho vay online, các ứng dụng (app) cho vay... không phải do NHNN cấp phép, không phải là TCTD) - những công ty này tự đặt tên mập mờ là "công ty tài chính" và cũng thực hiện hoạt động cho vay, dễ gây hiểu nhầm như công ty tài chính do NHNN cấp phép.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng cần phải giúp người dân hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa các công ty tài chính là các tổ chức tín dụng hoạt động theo các quy định pháp luật về ngân hàng với các loại hình công ty tài chính không phải là tổ chức tín dụng, các cửa hàng cầm đồ, các app cho vay, các cá nhân cho vay thông qua các hình thức hụi, họ… để tin tưởng và yên tâm tìm tới những công ty tài chính được NHNN cấp phép vay vốn phục vụ mục đích chính đáng. 

Dưới góc độ công ty tài chính, ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty tài chính FE CREDIT cũng cho biết, hiện tín dụng đen nở rộ bằng nhiều hình thức tinh vi, đặc biệt hoạt động dưới vỏ bọc các công ty công nghệ, phát triển các app cho vay. Thậm chí, nhiều khách hàng muốn vay các công ty tài chính chính thống qua app nhưng không thể phân biệt và lựa chọn được app cho vay uy tín. Với việc hoạt động dưới dạng Fintech nên rất khó để quản lý, kiểm soát các app này. Điều này cũng gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của công ty tài chính. Về mặt dài hạn, có thể dẫn đến những biến tướng khó lường, tạo kẽ hở cho tín dụng đen phát triển. 

Theo ông Nguyễn Thành Phúc, hiện FE CREDIT đang triển khai gói vay tiêu dùng 10.000 tỷ đồng cho đối tượng công nhân tại các khu công nghiệp với lãi suất giảm 50% so với lãi suất hiện hành. Sản phẩm vay cũng đa dạng và linh hoạt với giá trị vay từ 10-70 triệu đồng có kỳ hạn từ 6-24 tháng. 

Trung tá Đỗ Minh Phương, Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cũng cho biết gần đây xuất hiện nhiều ứng dụng không rõ nguồn gốc về đơn vị chủ quản có biểu hiện hoạt động tín dụng đen. Các ứng dụng này thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng. Khi khách hàng cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin cá nhân, sẽ có đối tượng liên hệ, mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng vay khác. Các ứng dụng này có khả năng truy cập thu thập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội... của người vay để sử dụng khi đòi nợ hoặc cho những mục đích trái pháp luật khác.

"Có những đối tượng mạo danh tín dụng tiêu dùng đưa ra mức lãi suất có thể thấp nhưng phí và tiền phạt cao, do đó, người dân cần nắm rõ để biết mức phải trả vượt quá quy định không. Ví dụ, qua vài vụ án gần đây, trên trang web, các đối tượng thường công bố lãi suất từ 20% trở xuống nhưng khi đã vay sẽ phát sinh nhiều khoản phí tư vấn, giải ngân, phạt nợ quá hạn… rất cao, khiến lãi mẹ đẻ lãi con, có trường hợp hàng nghìn phần trăm/năm", Trung tá Đỗ Minh Phương cảnh báo.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết: Tính đến ngày 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính đạt 140.257,6 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2021; trong đó dư nợ cho vay tiêu dùng và dư nợ phát hành thẻ tín dụng tăng lần lượt là 10% và 19% so với cuối năm 2021. Những số liệu trên cho thấy, tài chính tiêu dùng đang góp phần giúp người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế, tiếp cận được dòng vốn của các công ty tài chính chính thức, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

Huy Thắng