11. trưởng ngành thiết kế công nghiệp của khoa mỹ thuật công nghiệp tdtu là ai ? *

Thiết kế công nghiệp hiện nay vẫn được xem là một ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam tuy nhiên lại lọt vào ngành thu hút và có độ hot do nhu cầu thẩm mỹ trong một xã hội ngày càng phát triển. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành này, đặc biệt là tại Đại học Tôn Đức Thắng – Ngôi trường trang bị hẳn “Tòa nhà sáng tạo” để phục vụ đào tạo các ngành liên quan tới mỹ thuật, hội họa, thiết kế….thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé!

11. trưởng ngành thiết kế công nghiệp của khoa mỹ thuật công nghiệp tdtu là ai ? *

Ngành thiết kế công nghiệp được nhiều sinh viên lựa chọn theo học

1. Ngành Thiết kế Công nghiệp là gì?

Ngành Thiết kế Công nghiệp (Industrial Design)- trước đây gọi là ngành tạo dáng công nghiệp là một trong những ngành trọng tâm của mỹ thuật ứng dụng, nhằm thiết kế kiểu dáng mới cho sản phẩm theo phương thức sản xuất công nghiệp. Đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nội dung thẩm mỹ, công năng, kỹ thuật và kinh tế để tạo ra giá trị sử dụng cao.

Họa sĩ Thiết kế Công nghiệp là người sáng tạo các kiểu dáng sản phẩm phục vụ cho đời sống con người, từ những vật dụng nhỏ bé, thiết thân nhất như đồ dùng cá nhân hàng ngày, đồ nội thất, đồ trang sức, đồ chơi… đến những phương tiện, vật dụng cầu kỳ, phức tạp như đồ điện gia dụng, phương tiện giao thông… Họa sĩ thiết kế công nghiệp có thể thỏa đam mê sáng tạo và truyền cảm hứng vào kiểu dáng sản phẩm trên nhiều chất liệu khác nhau (nhựa, gốm sứ, gỗ, đá…) để sản phẩm tạo ra đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ.

Chương trình đào tạo ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật thiết kế và thể hiện mô hình các sản phẩm; hiểu biết về công năng, kiểu dáng, chất liệu trong từng thể loại sản phẩm ứng dụng. Ngoài ra, sinh viên còn được học về quảng cáo sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

2. Học ngành Thiết kế Công nghiệp tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Ngành Thiết kế công nghiệp tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng thuộc Khoa Mỹ thuật công nghiệp. Khoa tọa lạc tại Tòa nhà D – nơi được mệnh danh là “tòa nhà sáng tạo”. Nơi đây được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại chuyên biệt, phục vụ cho việc giảng dạy từng ngành học đặc thù, gồm phòng học lý thuyết, phòng mô phỏng thiết kế, hình họa, xưởng may, studio, showroom thời trang…

Hàng năm, có hơn 30% sinh viên khoa tham gia các cuộc thi thiết kế sản phẩm có uy tín trong và ngoài nước. Trong đó, có rất nhiều tác phẩm, sản phẩm của sinh viên đoạt được nhiều giải thưởng cao và được các doanh nghiệp sử dụng.

Theo TDTU, để trở thành một nhà thiết kế công nghiệp, bạn cần có sự sáng tạo và tính dấn thân vào công việc, yêu thích sự đổi mới. Bên cạnh đó, bạn cũng phải là người có hứng thú với công nghệ, vật liệu mục đích nhằm tạo nên những góc nhìn mới cho cuộc sống thông qua việc cách tân các sản phẩm.

11. trưởng ngành thiết kế công nghiệp của khoa mỹ thuật công nghiệp tdtu là ai ? *

Khu nhà D – Tòa nhà sáng tạo trường Đại học Tôn Đức Thắng – Nơi khả năng sáng tạo được “Thăng hoa”

Tốt nghiệp ngành Thiết kế công nghiệp, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc; Sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế chuyên ngành.

Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)

Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:

  • – Cử nhân Thiết kế công nghiệp (hay còn gọi là Thiết kế Tạo dáng, Thiết kế sản phẩm công nghiệp) có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lãnh vực được đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, người học cóthể tự tin chọn lựa các hướng: đi chuyên sâu thiết kế sản phẩm theo vật liệu (đồ gỗ, đồ gốm, đồ da…) hoặc thiết kế sản phẩm theo dòng sản phẩm (đồ chơi, đồ nội thất, trang sức, trang thiết bị gia dụng…). Sinh viên được đào tạo kết hợp kĩ năng phát triển ý tưởng (kĩ năng tư duy) và kĩ năng chế tác sản phẩm (kĩ năng thực hành) nên có khả năng làm việc trong môi trường phát triển sản phẩm đa dạng;
  • – Có kỹ năng tự cập nhật kiến thức để làm việc trong môi trường thiết kế (design) chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới
  • – Có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D làm công cụ thể hiện và trình bày ý tưởng

3. Điểm chuẩn ngành Thiết kế Công nghiệp trường Đại học Tôn Đức Thắng

4. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của sinh viên khi học ngành Thiết kế Công nghiệp

Với khả năng thẩm mỹ tốt cùng những kiến thức được đào tạo, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thiết kế công nghiệp có thể ứng tuyển rất nhiều vị trí khác nhau. Bạn có thể làm việc tại các công ty kinh doanh, sản xuất công nghiệp lĩnh vực thiết kế như gốm sứ, gạch lát, nội thất,… hoặc ứng tuyển vào các studio chụp ảnh, công ty quảng cáo,.. Nếu có đủ khả năng kinh tế và năng lực chuyên môn thì mở công ty riêng trong lĩnh vực thiết kế cũng là giải pháp hữu ích cho những ai theo đuổi ngành nghề này.

Các vị trí việc làm ngành thiết kế công nghiệp Hot:

  • – Nhân viên thiết kế công nghiệp: Chịu trách nhiệm lên ý tưởng, phác thảo bản vẽ và dựng sản phẩm bằng phần mềm máy tính. Với sinh viên mới ra trường, mức lương dao động khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng. Những ai có kinh nghiệm lâu năm, thu nhập được nhận cũng tương đối cao, vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra những vị trí đòi hỏi trình độ cao hơn như giám sát, quản lý, trưởng phòng thiết kế thì mức lương có thể lên tới 20 – 25 triệu đồng/tháng.
  • – Nhân viên thiết kế đồ họa: Với bằng cử nhân ngành Thiết kế công nghiệp, bạn có thể tự tin để ứng tuyển vào vị trí nhân viên thiết kế đồ họa. Mức lương cho việc làm này đa dạng tùy theo kinh nghiệm và kỹ năng. Nếu bạn có dưới 1 năm kinh nghiệm, mức lương có thể dao động vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Còn kinh nghiệm trên 1 năm, ứng viên có thể nhận mức lương khoảng 18 – 20 triệu đồng/tháng.
  • – Nhân viên thiết kế thời trang: Sử dụng thành thạo các kỹ năng cũng như công cụ thiết kế, sinh viên học ngành thiết kế công nghiệp có thể ứng tuyển làm nhân viên thiết kế thời trang tại các công ty, doanh nghiệp lĩnh vực may mặc. Mức lương khởi điểm cho vị trí này vào khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng. Bạn cũng có thể nhận lương cao hơn khoảng 8 – 15 triệu/tháng với kinh nghiệm ít nhất 1 năm và 15 – 20 triệu/tháng cho kinh nghiệm 3 năm.
  • – Nhân viên thiết kế nội thất: Đảm nhận việc thiết kế kiểu dáng, diện mạo cho các đồ nội thất như bếp, nhà ở (lan can, rào, cổng, đồ trang trí,…), trường học, nhân viên thiết kế nội thất có thể nhận mức lương trung bình khoảng 8 – 14 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm từ 1 – 4 năm.
  • – Giảng viên: Trở thành giảng viên tại các khoa đào tạo ngành thiết kế công nghiệp cũng được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Mức thu nhập của việc làm này cao hay thấp còn phụ thuộc vào bậc lương của nhà nước cũng như thâm niên, trình độ và số tiết giảng dạy.

11. trưởng ngành thiết kế công nghiệp của khoa mỹ thuật công nghiệp tdtu là ai ? *

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành Thiết kế công nghiệp vô cùng hấp dẫn

5.   Sinh viên ưu tú

Đến nay Khoa đã đào tạo cho xã hội: 1.054 cử nhân thiết kế. Với nhiều sinh viên tiêu biểu như:

  • – Võ Ngọc Nhi: Khóa 2006-2010; làm việc tại Hoa Kỳ, tham gia thiết kế đồ họa phim “bom tấn” của Hollywood: Fast & Furious 7
  • – Trần Dương Duy Hải: Khóa 2005-2009; giám đốc thiết kế công ty túi da Ponagar
  • – Mai Thị Thúy: Khóa 2012-2016; Á quân cuộc thi thiết kế giày Châu Á năm 2016
  • – Nguyễn Hồng Khiêm: Khóa 2005 – 2009; trưởng ngành thiết kế thời trang, Đại học Tôn Đức Thắng

Cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện đại, ngành Thiết kế công nghiệp hiện nay đã vượt khỏi giới hạn chỉ thiết kế những sản phẩm vật lý. Ngày nay, nhà thiết kế chuyên nghiệp phải kết hợp cùng những công nghệ tối tân để sáng tạo nên những sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu con người cũng như thay đổi quan điểm của xã hội về sản phẩm thông thường. Bạn đã sẵn sàng để chinh phục những thách thức của thế giới với ngành Thiết kế công nghiệp trường Đại học Tôn Đức Thắng chưa? Chúc bạn sẽ có những sự lựa chọn đúng đắn và thành công trong tương lai nhé!