30 tháng 12 âm 2022 là ngày bao nhiêu đường

Giờ Hoàng đạo: Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan.

Thuận cho việc: Xây dựng, Ký kết, Mai táng, Cưới hỏi, Dạm hỏi, Rước dâu, Khởi công xây dựng, Cất nóc, Đổ mái, Nhập trạch, Khai trương, Giao dịch, Khởi sự, Chăn nuôi.

Cung hoàng đạo: Ma Kết – Con dê biển (22/12-19/01): Người thuộc cung này có tính cách nhã nhặn, cầu toàn, có trách nhiệm nhưng hơi bảo thủ.

*Ngày thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1957)

Hội Nhạc sĩ Việt Nam thành lập ngày 30-12-1957, mở ra con đường sáng tạo âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Từ 50 nhạc sĩ, nghệ sĩ, qua 65 năm phấn đấu, trưởng thành và lớn mạnh, đến nay, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã trở thành tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững vàng, với trên 1.500 hội viên thuộc 4 chuyên ngành (sáng tác, lý luận, biểu diễn, đào tạo), hoạt động ở 65 chi hội trên cả nước.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các hội viên đã không ngừng cống hiến, sáng tạo, biểu diễn tác phẩm âm nhạc, đáp ứng nhu cầu của công chúng, đồng hành cùng dân tộc trên con đường xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trên chặng đường hoạt động, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã đạt được những thành tích xuất sắc như: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Sao Vàng; danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Có 22 nhạc sĩ được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 122 nhạc sĩ được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật; 70 hội viên được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân và gần 300 Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo ưu tú.

Riêng trong năm 2022, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã nhận được 261 tác phẩm của 261 tác giả là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước gửi tham dự. Trong đó, có 199 tác phẩm thanh nhạc; 19 ca khúc thiếu nhi; 6 tác phẩm giao hưởng; 5 tác phẩm thính phòng; 12 tác phẩm hợp xướng và acappella; 6 ca khúc nghệ thuật; 6 chương trình biểu diễn; 9 công trình lý luận, gồm sách biên soạn và các tập bài báo về âm nhạc. Sau nhiều vòng lựa chọn, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã quyết định trao giải thưởng cho 72 tác phẩm xuất sắc. Trong đó, có 6 giải A, 19 giải B, 23 giải C, 22 giải Khuyến khích, 2 chương trình biểu diễn nghệ thuật xuất sắc.

30 tháng 12 âm 2022 là ngày bao nhiêu đường
Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đọc diễn văn trong lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1957-2022)

*Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Hãy viết trong trái tim rằng mỗi ngày đều là ngày tuyệt vời nhất trong năm” (Ralph Waldo Emerson)

“Âm nhạc không nằm ở các nốt nhạc mà nằm ở khoảng lặng giữa chúng” (W. A. Mozart)

“Hoàn cảnh của người khác nhìn hay ho với chúng ta, và chúng ta cũng như vậy với họ” (Publilius Syrus)

GDP cả năm tăng 8,02%, cao nhất giai đoạn 2011-2022

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tăng 8,02% nhờ tăng trưởng mạnh vào quý II và quý III năm nay. Đây là mức tăng GDP cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Sáng 29/12, Tổng cục Thống kê công bố tình hình kinh tế- xã hội quý IV-2022 và cả năm 2022. Theo đó, GDP quý IV-2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Như vậy, cùng với mức tăng 5,05% trong quý I; 7,83% trong quý II và 13,71% trong quý III, ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước.

Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.