50 chuỗi viện dưỡng lão hàng đầu 2022 năm 2022
>>> Cô gái Việt đứng sau kênh Youtube hàng triệu người xem Show Khi các bệnh viện ở Nhật Bản tập trung vào việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19, thay vào đó, nhiều người cao tuổi sẽ đến các viện dưỡng lão, giống như những bệnh viện Amvis ở Tokyo. Cổ phiếu của công ty đã tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 8 năm ngoái, khiến người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành - Keiichi Shibahara trở thành tỷ phú. Cổ đông lớn nhất của Amvis với 77% cổ phần là ông Shibahara - 56 tuổi, hiện có giá trị tài sản ròng 1 tỷ USD. Keiichi Shibahara, người sáng lập Amvis. Ảnh: COURTESY OF AMVIS. Amvis điều hành 41 viện dưỡng lão tư nhân trên khắp Nhật Bản và 11 viện nữa hiện đang được xây dựng. Shibahara cho biết: “Amvis là công ty đầu tiên ở Nhật Bản thành lập mô hình kinh doanh an dưỡng và đã phát triển nhanh chóng để trở thành công ty hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng tại nhà". Shibahara thành lập Amvis vào năm 2013, một năm sau khi chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách chăm sóc tại nhà, nơi những người mắc bệnh mãn tính hoặc khuyết tật được khuyến khích chăm sóc tại nhà để giảm bớt áp lực cho các bệnh viện. Theo Japan Times, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên ở Nhật Bản là cao nhất trên thế giới, chiếm 28,7% tổng dân số cả nước.
Shibahara giải thích: “Ở Nhật Bản, một sự thay đổi trong chính sách của chính phủ đang buộc những người bị ung thư giai đoạn cuối hoặc những người đang điều trị bằng máy thở phải được xuất viện về nhà của họ. “Tình hình này càng gia tăng do các bệnh viện đang bận rộn xử lý các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, và những bệnh nhân này đang đổ xô đến các cơ sở do Amvis điều hành”. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9 năm 2020, doanh thu công ty đã tăng hơn 71% lên 9,2 tỷ yên (tương đương 83 triệu USD) so với năm trước, trong khi lợi nhuận tăng gấp đôi lên 1,2 tỷ yên (tương đương 11 triệu USD). Từ tháng 10 năm 2020 đến ngày 31 tháng 3 năm nay, doanh thu và lợi nhuận tăng lần lượt 66% và 108% so với năm trước. Sinh ra ở thành phố Nagoya, miền trung Nhật Bản, Shibahara tốt nghiệp trường Y của Đại học Nagoya và nhận bằng y tế. Ông tiếp tục theo học tại Trường Đại học Y khoa của Đại học Kyoto, chuyên ngành sinh học phân tử. Sau khi tốt nghiệp, Shibahara đã làm việc như một nhà nghiên cứu trong 20 năm, chuyên về miễn dịch học và sinh học phân tử. Sau đó, ông đã bỏ nghiên cứu với mục đích "đóng góp chặt chẽ hơn cho việc chăm sóc sức khỏe y tế”. Ông ấy bắt đầu làm việc với tư cách là một doanh nhân tập trung vào việc hồi sinh các bệnh viện và viện dưỡng lão, tích lũy vốn hạt giống để thành lập Amvis ở tuổi 48. Shibahara là một tỷ phú chăm sóc sức khỏe hiếm hoi ở Nhật Bản. Ngoài ra còn có Itaru Tanimura, người sáng lập công ty cung cấp dịch vụ y tế trực tuyến M3, là tỷ phú Nhật Bản duy nhất kiếm được tài sản từ việc chăm sóc sức khỏe, theo danh sách Tỷ phú thế giới. Đánh giá của bạn: Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức. Câu chuyện tại một bệnh viện chăm sóc người cao tuổi ở Thượng Hải do Wall Street Journal thu thập đã phơi bày thêm lỗ hổng và khó khăn trong cách chống dịch chính quyền thành phố.
Cuối tháng trước, hàng chục người giúp việc và bảo mẫu xếp hàng để nhận công việc mới tại Bệnh viện Chăm sóc Người cao tuổi Donghai ở Thượng Hải. Không cần kinh nghiệm hoặc giấy chứng nhận, họ chỉ cần đưa ra bằng chứng là đã tiêm đầy đủ vaccine phòng Covid-19. Một người nói rằng “đại lý” việc làm bảo rằng những người dễ cảm thấy hoảng sợ không nên nộp đơn làm việc này. Một phụ nữ khoảng 40 tuổi mới làm việc chưa đầy một tuần cho biết cô và 3 người khác đã mang một thi thể đến căn phòng được dùng làm nhà xác vào lúc nửa đêm. Họ cố gắng giúp người khác nhét thi thể của người này vào chiếc túi màu vàng và chuyển đi chỗ khác. Cô đếm có khoảng hơn một chục túi thi thể trong phòng. Thượng Hải - nơi đã phong tỏa hoàn toàn trong gần một tháng để ngăn chặn làn sóng Covid-19 - báo cáo 450.000 trường hợp kể từ ngày 1/3. Tuy nhiên, trong nhiều tuần, quan chức Thượng Hải báo cáo không có trường hợp tử vong nào. Vào ngày 18/4, họ nói rằng chỉ có 36 ca tử vong trong tuần đó, chủ yếu là người cao tuổi. Thông qua gia đình bệnh nhân và nhân viên y tế, tin nhắn Wechat và tài liệu bệnh viện, Wall Street Journal ghi nhận tình hình dịch bệnh ở bệnh viện Donghai để cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về thực tế chống dịch ở Thượng Hải. Tính đến ngày 6/4, ít nhất 40 người đã tử vong chỉ tính riêng tại Donghai. “Bài học xương máu”Cách tiếp cận không khoan nhượng của Trung Quốc đối với Covid-19 - trong đó bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm dương tính và những người tiếp xúc gần đều đi cách ly tập trung - khiến các bệnh viện như Donghai vật lộn tìm nhân viên mới khi nhiều người rơi vào hoàn cảnh này. Tại Donghai, các quan chức đã chuyển nhiều người đến một cơ sở khác cách đó 50 km mà không có sự đồng ý của thành viên gia đình. Các bác sĩ đã cảnh báo động thái này gây ra rủi ro cho những bệnh nhân dễ bị tổn thương. Một số người không thể tìm thấy cha mẹ hoặc ông bà trong nhiều ngày. Những người khác được thông báo sau khi người thân của họ qua đời hơn một ngày, hoặc họ tự phát hiện ra. Nhiều gia đình tin rằng việc chăm sóc bị gián đoạn là nguyên nhân lớn nhất khiến họ tử vong.
Trong một lá thư gửi đến một số gia đình vào đầu tháng 4, bệnh viện Donghai đã xin lỗi về cái chết của một số bệnh nhân do họ "chưa tiêm phòng và mắc bệnh mạn tính nghiêm trọng”. Ở Thượng Hải, chỉ 62% người từ 60 tuổi trở lên tiêm vaccine. Tỷ lệ giảm xuống còn 15% với đối tượng trên 80 tuổi. Bệnh viện đã đánh giá thấp tốc độ lây lan của virus và không chuyên nghiệp trong việc ngăn chặn ổ dịch. “Đó là bài học xương máu”, bức thư viết thêm. Donghai được biết đến là một trong những bệnh viện chăm sóc người cao tuổi tốt nhất Thượng Hải. Thuộc sở hữu của tập đoàn thực phẩm quốc doanh, Donghai hiện tiếp nhận khoảng 1.900 người điều trị. Trong suốt năm 2021, Donghai không ghi nhận ca Covid-19 nào. Tất cả 731 nhân viên đã được tiêm vaccine và tiêm nhắc lại. Vào cuối tháng 1, bệnh viện đã tiến hành diễn tập khẩn cấp Covid-19, trong đó tạm thời đóng cửa cơ sở trong vòng 30 phút mô phỏng cảnh phát hiện ca mắc Covid-19. Bệnh viện đã tiến hành hơn 2.000 lần xét nghiệm Covid-19 trong hai giờ đồng hồ. "Khủng hoảng" thiếu nhân viên chăm sócKarl Xue - nhà thiết kế nội thất - cho biết hoạt động của bệnh viện vẫn diễn ra suôn sẻ khi anh đến thăm người mẹ 86 tuổi vào cuối tháng 2. Tuy nhiên, vào ngày 6/3, một người phụ nữ khác đến gặp cha đã bị chặn lại ở cổng. Cô được thông báo bệnh viện đã đình chỉ thăm thân với lý do xuất hiện ca mắc trong cộng đồng ở Thượng Hải. Vài ngày sau, một nhân viên bệnh viện nhận kết quả dương tính. Các quan chức bệnh viện bắt đầu đợt phong tỏa kéo dài hơn 24 giờ nhưng vẫn không tìm được nguồn lây. Sau khi phong tỏa, vào ngày 13/3, một chiếc xe buýt tới đưa những nhân viên tiếp xúc gần ca bệnh đi cách ly. Người đi cách ly mặc đồ bảo hộ màu xanh, trong khi các quan chức giám sát trong bộ đồ trắng. Ở Khu 7, nơi cách mẹ của ông Xue vài tòa nhà, ngày càng có nhiều ca bệnh. Các quan chức đã chuyển gần như toàn bộ nhân viên y tế trong tòa nhà đó vào cơ sở cách ly. Các nhân viên ở khu khác được gửi tới để hỗ trợ, nhưng bệnh viện vẫn thiếu nhân viên.
Việc liên lạc giữa thành viên gia đình và bệnh nhân bắt đầu bị gián đoạn. Một người cho biết họ đã gọi hàng trăm cuộc gọi đến bệnh viện trong nhiều ngày nhưng không ai trả lời. Bệnh viện tìm cách để kiếm thêm nhân viên, nhận cả những người giúp việc và bảo mẫu. Một tá nhân viên mới đến Khu 7 vào ngày 21/3. Mỗi người được bố trí một chiếc giường tạm ở hành lang để ngủ và phụ trách chăm sóc 6-10 người. Trong vòng một tuần, tất cả, ngoại trừ ba nhân viên, bị nhiễm bệnh. Một trong số những người vẫn khỏe mạnh đã cho khoảng 20 cư dân ăn. Một nhân viên mới cho biết cô rất lo lắng nên đeo khẩu trang khi ngủ. Giống nhiều nhân viên bệnh viện trong đợt bùng dịch ở Vũ Hán vào năm 2020, cô mặc tã vào ban ngày để không phải cởi đồ bảo hộ khi làm việc. Cô nói chất lỏng từ tã đôi khi thấm qua cả quần. Đến ngày 29/3, khoảng 20 người đã tử vong. Một người nói anh có nhiệm vụ thay quần áo cho bệnh nhân nam sau khi họ qua đời vì Covid-19. Một người khác nói rằng anh xử lý thi thể trong 3 ngày liên tiếp trước khi bản thân cũng nhiễm bệnh. Có người chứng kiến nhiều xe tang đậu ở cổng bệnh viện vào ban đêm. "Cả nhân viên y tế và bệnh nhân đều là nạn nhân"Tại Khu 24, nơi mẹ ông Xue sinh sống, mọi thứ lúc đó yên bình hơn so với các khu khác. Các y tá cắt tóc và móng tay cho bệnh nhân, chia sẻ video về những bệnh nhân tươi cười trong khi đảm bảo họ sẽ cập nhật mọi tình hình. Hôm 28/3, một bác sĩ viết trong nhóm WeChat của Phường 24 rằng mẹ của ông Xue, mặc dù không có triệu chứng, đã mắc bệnh cùng với 18 người khác. Bác sĩ cần sự cho phép của gia đình để chuyển họ đến một cơ sở cách đó 50 km có tên là Bệnh viện Zhoupu. Hầu hết y tá trong khu đều đã bị nhiễm virus và ông là bác sĩ duy nhất còn ở lại. Ông Xue và những người thân khác đã từ chối vì sợ việc di chuyển gây ra sự xáo trộn. Vào ngày 29/3, ông Xue nhận được tin nhắn nói rằng họ đã bị chuyển đi theo lệnh của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc nên quản lý của Donghai buộc phải tuân theo. Người thân các bệnh nhân tìm thấy các thông tin cho biết nhiều người từ Donghai khi chuyển đến Zhoupu gặp nhiều bất tiện. Một số người không thể liên lạc với cha mẹ, trong khi có người còn cảnh báo họ sẽ không thể qua khỏi sau đợt này.
Ông Xue cho biết ông không thể liên lạc được với mẹ trên WeChat. Ông đã thử gọi điện thoại cho các khu khác nhưng vẫn không thể tìm thấy bà. Vào ngày 30/3, một y tá bắt máy. Cô thông báo bà đã ra đi từ đêm hôm trước. Bệnh viện Zhoupu chính thức thông báo về cái chết của mẹ ông Xue vào ngày 1/4. Ông được thông báo bà không qua đời vì Covid-19 mà có thể vì suy tim hoặc đột quỵ. Ông Xue không tin khi dựa vào tình trạng sức khỏe trước đó của mẹ và yêu cầu khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, cả Zhoupu và Donghai đều khó thực hiện điều này trong khoảng thời gian dịch bùng phát. Lúc này, trong nhóm chat của Khu 24, một người cho biết mẹ cô đột nhiên cần cho ăn bằng cách truyền ống sau khi chuyển đến Zhoupu. Một số thành viên khác nói sau khi chuyển viện, không ai cho cha mẹ họ thuốc để kiểm soát huyết áp cao hoặc tiểu đường. Một y tá cho biết Donghai cần sự hỗ trợ y tế từ bên ngoài. “Nếu không, tất cả chúng ta sẽ chết”, cô viết. Một y tá khác đề nghị kháng nghị lên chính phủ trung ương thông qua trang web thu thập ý kiến do chính phủ điều hành. “Cả nhân viên y tế và bệnh nhân đều là nạn nhân", cô khẳng định. Tại Khu 24, hiện chỉ còn khoảng 40 bệnh nhân ở lại. Một y tá chăm sóc cho tất cả. Vào ngày 31/3, một đội ngũ bác sĩ, y tá và người chăm sóc đã đến hỗ trợ khu này. Ba tuần sau cái chết của mẹ, ông Xue cho biết Donghai vẫn chưa cung cấp cho ông thông tin chi tiết về những giờ cuối cùng của bà. Ông đặt câu hỏi liệu bà có được chăm sóc trong quá trình chuyển viện hay không. “Trách nhiệm của Donghai là phải giữ cho mẹ tôi an toàn, ngay cả khi gặp áp lực đến từ chính quyền", ông nói. |