A) Ví dụ : - lý thuyết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân

- Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.

a) Ví dụ 1: Một cái sân hình vuông có chu vi 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?

Ta phải thực hiện phép chia: \(27 : 4 = \; ?\)

Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

\(27\) chia \(4\) được \(6\), viết \(6\);

\(6\) nhân \(4\) được \(24\), \(27\) trừ \(24\) được \(3\), viết \(3\);

Để chia tiếp, ta viết dấu phẩy vào bên phải \(6\) và viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải \(3\) được \(30\).

\(30\) chia \(4\) được \(7\), viết \(7\);

\(7\) nhân \(4\) bằng \(28\); \(30\) trừ \(28\) bằng \(2\), viết \(2\).

Viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải \(2\) được \(20\); \(20\)chia \(4\) được \(5\) viết \(5\);

\(5\) nhân \(4\) bằng \(20\); \(20\) trừ \(20\) bằng \(0\) viết \(0\).

A) Ví dụ : - lý thuyết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân

Vậy: \( 27 : 4 = 6,75 \;(m)\).

b) Ví dụ 2: \(43: 52 = \;?\)

Phép chia này có số bị chia \(43\) bé hơn số chia \(52\), ta có thể làm như sau:

Chuyển \(43\) thành \(43,0\)

Đặt tính rồi tính như phép chia \(43,0 : 52\) (chia số thập phân cho số tự nhiên).

A) Ví dụ : - lý thuyết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân

Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:

- Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.

- Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.

- Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.