Ai là người lãnh đạo chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Vị tướng huyền thoại của Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vietnam+ xin giới thiệu loạt bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Kỳ VIII: Vị Tổng chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử


Đến năm 1953,quân Pháp lâm vào tình thế khó khăn “tiến thoái lưỡng nan” trên chiến trường Việt Nam. Để thoát khỏi sự bế tắc đó, Chính phủ Pháp cử Tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở chiến trường Đông Dương.

Theo “kế hoạch Nava” trong vòng 18 tháng chúng sẽ tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta, giành thắng lợi chiến lược quyết định, đưa nước Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh một cách danh dự.

Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông-Xuân 1953-1954 là tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược, mà lực lượng địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng, buộc chúng bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ được.

Bộ Chính trị đề ra nguyên tắc chỉ đạo: “Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt, chọn nơi địch sơ hở mà đánh, buộc địch phải phân tán.”

Để đối phó với hoạt động của quân ta trong Đông-Xuân 1953-1954, sau khi cho nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ, ngày 3/12/1954, Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh gồm 3 phân khu với 49 cứ điểm.

Cụ thể: phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo binh và sân bay Hồng Cúm, ngăn chặn quân ta tấn công từ phía Nam. Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng, bảo vệ Điện Biên Phủ từ phía Bắc.

Phân khu trung tâm Mường Thanh, là phân khu quan trọng nhất gồm 5 cụm cứ điểm với 2/3 lực lượng. Ở chính giữa tập đoàn là sở chỉ huy của Tướng De Castrie, với nhiều cứ điểm bao bọc xung quanh. Tướng Nava, dùng tập đoàn cứ điểm này vừa làm một “con nhím” xù lông ra để cản bước tiến của quân ta, vừa làm một “cái nhọt hút độc” kéo chủ lực ta đến mà tiêu diệt. Chúng đã đưa tới đây một lực lượng quân sự lớn gồm 16.200 tên lính. Vũ khí, các phương tiện chiến tranh do Mỹ viện trợ thỏa mãn theo yêu cầu.

Cả Mỹ lẫn Pháp đều cho rằng Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, là pháo đài bất khả xâm phạm. Chúng coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là “pháo hạm rừng xanh,” là “máy nghiền Việt Minh,” là “một tập đoàn cứ điểm đáng sợ, một Vecdon ở Đông Nam Á...”

Với quân đông, hỏa lực mạnh, công sự kiên cố, có cầu hàng không bảo đảm tiếp tế và viện binh. Chính phủ Pháp Lanien và Tổng thống Mỹ D. Einsenhower chủ trương quyết chiến với ta ở Điện Biên Phủ.

Về phía Việt Nam, sau khi phân tích điểm yếu, điểm mạnh của tập đoàn cứ điểm, qua báo cáo thực tiễn chiến trường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, đã hạ quyết tam tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này.

Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân các nơi nô nức đi dân công làm đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe đạp thồ, ngựa thồ… Bộ đội cùng dân công xẻ núi, lấp khe làm đường, đưa 24 khẩu lựu pháo 105 ly, 24 khẩu pháo cao xạ 37 ly vượt qua suối sâu, đèo cao bí mật vào trận địa.

Đầu tháng 3/1954, mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch đã hoàn tất. Bộ đội ta đã đến vị trí tập kết, gồm các Đại đoàn 304, 308, 312, 316 và Đại đoàn công pháo 351.

Theo chỉ thị của Đại tướng, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc tiến công địch chia thành 3 đợt.

Đợt một: Ta đánh chiếm các cứ điểm khống chế cửa ngõ tập đoàn cứ điểm phía Bắc. Trong 5 ngày kịch chiến, bộ đội ta thể hiện rõ sự tiến bộ vượt bậc.

Về chiến đấu hợp đồng binh chủng, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, đồi Độc Lập và cứ điểm Bản Kéo.

Đợt thứ hai: Ta đồng loạt đánh các cứ điểm địch trên các ngọn đồi phía Đông, phát triển trận địa tấn công với hàng trăm kilômét giao thông hào và hàng vạn vị trí bắn tỉa, thắt chặt vòng vây, chia cắt tập đoàn cứ điểm thành từng khúc, khống chế đi đến triệt hẳn đường tiếp tế của địch. Bộ đội ta buộc Quân địch ngày đêm chui rúc dưới hầm hố bùn lầy, nước đọng, đói khát.

Đợt thư ba: Bắt đầu từ 1/5/1954, ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phía Đông, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của quân địch ở khu phía Tây. Đồng thời theo chỉ thị của Tổng chỉ huy chiến dịch, quân ta tổng công kích toàn bộ tập đoàn cứ điểm.

17 giờ ngày 7/5/1954, một mũi của Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 nhanh chóng vượt cầu Mường Thanh tiến thẳng vào chỉ huy sở của địch. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tướng De Castrie và toàn thể bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta bắt sống. Gần 1 vạn tên xâm lược giơ cao cờ trắng ra khỏi hầm xin hàng.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, dũng mãnh tấn công của quân đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngọn cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tung bay trên nóc hầm De Castrie. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc chính quyền Pháp phải ký Hiệp định Geneva, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Về Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Dân tộc ta có thể tự hào rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta đã chứng minh một chân lý vĩ đại. Chân lý đó là trong thời đại ngày nay một dân tộc thuộc địa bị áp bức, khi đã biết đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến đấu cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược hùng mạnh của một nước đế quốc chủ nghĩa.

Điện Biên Phủ mãi mãi sẽ được ghi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc ta và của nhân dân các dân tộc trên thế giới”./.

Kỳ I: Võ Nguyên Giáp - Vị tướng giỏi ra đời vào mùa lũ
Kỳ II: Võ Nguyên Giáp: Quê hương nghĩa nặng, tình sâu
Kỳ III: Võ Nguyên Giáp: Thuở học trò của vị Đại tướng
Kỳ IV: Võ Nguyên Giáp: Lao tù là trường học cách mạng
Kỳ V: Võ Nguyên Giáp - Thầy giáo trường Thăng Long
Kỳ VI: Chỉ huy trưởng VN Tuyên truyền Giải phóng quân
Kỳ VII: Người Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
Kỳ VIII: Vị Tổng chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử
Kỳ IX: Võ Nguyên Giáp trên con đường mòn Hồ Chí Minh
Kỳ X: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Một tấm gương trong

Mạnh Thường (Vietnam+)

68 năm trước, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, vượt qua muôn vàn gian khổ, “gan không núng, chí không mòn”, 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!  

Ai là người lãnh đạo chiến dịch Điện Biên Phủ
Ai là người lãnh đạo chiến dịch Điện Biên Phủ

Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam.

Từng trực tiếp làm việc ở Sở Chỉ huy của mặt trận từ khi chuẩn bị chiến dịch tới ngày chiến thắng, Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam không thể nào quên những quyết định biến khó khăn thành thuận lợi, khơi dậy được quyết tâm quyết đánh và quyết thắng .

Từ khi chưa bắt đầu chiến dịch, năm 1953 Trung tướng Đặng Quân Thụy khi đó mới 25 tuổi được giao nhiệm vụ nắm tình hình của địch ở Điện Biên Phủ. Ông cho biết ông được nhân dân địa phương che chở, đùm bọc chỉ đường, dẫn lối. Lúc này, thực dân Pháp tập trung quân hình thành cứ điểm Điện Biên Phủ với số quân đông, hoả lực mạnh, công sự vững chắc, các tướng tá Pháp và Mỹ xác nhận đây là "một tập đoàn cứ điểm đáng sợ", "một pháo đài bất khả xâm phạm" án ngữ miền Tây Bắc nước ta, kiểm soát liên thông với Thượng Lào, thách thức quân chủ lực Việt Minh vào tấn công để tiêu diệt.

Trung tướng Đặng Quân Thụy nhớ lại, trước tình huống khó khăn đó, Bộ Chính trị, Bác Hồ đã chủ trương phân tán địch ra để đánh: “Bác Hồ xòe bàn tay ra để mà anh em hiểu được phân tán địch. Thực tế như thế trong chiến dịch Đông Xuân, ta hình thành 5 hướng đánh, Điện Biên Phủ là trọng điểm rồi nhưng hướng quan trọng là Đồng bắng sông Hồng, thứ 3 là Tây Nguyên, Thứ tư là Trung Lào, Hạ Lào, thứ 5 là Nam Bộ. Như vậy là địch muốn tập trung nhưng ta mở ra 5 hướng như thế thì buộc họ phải phân tán ra đối phó với 5 hướng đó. Đó cũng là cơ sở tạo điều kiện chiến thắng.

Trước thực tế địch tăng cường lực lượng, vũ khí và xây dựng công sự vững chắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy mặt trận đã kịp thời thay đổi phương châm tác chiến chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc".

Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh  Tư liệu/ TTXVN phát 

Theo Trung tướng Đặng Quân Thụy, đây là một quyết định khó khăn nhưng là quyết định đúng đắn, phù hợp, sát thực tế, nhằm bảo toàn lực lượng và chuẩn bị chắc chắn hơn cho chiến thắng: “Từ thay đổi chủ trương "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc thắng chắc" thì bao nhiêu chuyện nào là kéo pháo vào rồi kéo pháo ra, lại kéo pháo vào. Rồi đào hầm ngày đêm hàng trăm km giao thông hào như thế trước sự ném bom ác liệt ... quyết định đó thể hiện quyết tâm của người tư lệnh mặt trận, tạo ra sự tin tưởng của người cán bộ, chiến sỹ cấp dưới rất lớn.”

Đã từng vào sinh ra tử tham gia nhiều chiến dịch từ chống Pháp, chống Mỹ chiến tranh biên giới phía Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, trong ký ức Trung tướng Đặng Quân Thụy, điều ông không thể quên ở Điện Biên Phủ đó là Đảng ủy Bộ tư lệnh Mặt trận đã có phương pháp làm xoay chuyển tình thế khó khăn. Sau khi thắng lợi giòn giã tại Him Lam, đồi Độc Lập, bản Kéo, còn lại 2 cứ điểm của quân địch mà quân ta đã tiến công nhưng không tiêu diệt hết được là cao điểm kiên cố đồi A1 và C1, một số người có dao động trong tư tưởng lo ngại nguy cơ không thực hiện được chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các cán bộ chỉ huy họp bàn kế hoạch tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nắm chắc được diễn biến tư tưởng, Đảng ủy Bộ Tư lệnh mặt trận đã nhanh chóng quyết định Tổ chức cuộc họp kiểm điểm. Tư lệnh Mặt trận Võ Nguyên Giáp đã tổng kết, đánh giá những mặt ưu điểm, đồng thời phê phán nghiêm khắc những tư tưởng giảm quyết tâm, ngại khó khăn, gian khổ. Phê phán những tư tưởng đó là trở ngại cho thắng lợi chiến dịch và xu hướng phải giải quyết tư tưởng cho tốt. Đồng thời xác định phải tổ chức thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để củng cố quyết tâm.

"Trong tình hình đó là chủ trương rất đúng đắn, sau khi hội nghị, về các đơn vị tổ chức lại sinh hoạt, kiểm điểm lại, đánh giá lại những mặt chưa làm được, những vấn đề mình còn thiếu sót như thế nào và ảnh hưởng đến quyết tâm như thế nào để củng cố nâng cao quyết tâm cho tốt và tìm ra giải pháp. Từ sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn cho đến cán bộ cơ sở đều có sinh hoạt chính trị như là sinh hoạt ở trên theo chỉ thị của Đại tướng ở hội nghị” - Trung  tướng Đặng Quân Thụy nhớ lại. 

Ngay sau đó đợt sinh hoạt chính trị đã diễn ra ở tất cả các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn cho đến cán bộ cơ sở trên toàn mặt trận, đã củng cố, nâng cao thêm một bước ý chí quyết tâm chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn cho cả chỉ huy và chiến sỹ. Để rồi quân ta lập lên chiến công huyền thoại với chiến thắng cao điểm đồi A1, C1 ngày 6/5/1954, ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Trận địa phòng không của quân đội ta ở Điện Biên Phủ đã hoạt động hiệu quả trong việc ngăn chặn việc tiếp tế bằng đường hàng không của Pháp cho tập đoàn cứ điểm. Ảnh Tư liệu/TTXVN phát

Trung tướng Đặng Quân Thụy cho biết: “Rõ ràng sinh hoạt đó đã có tác dụng thực tế ngay ở chiến trường. 26: 18 Các đơn vị tích cực cắt sân bay Điện Biên Phủ. Điện Biên phủ dựa vào sân bay để tiếp tế lương thực để bổ sung quân số ... bây giờ bị cắt sân bay, tàu bay không xuống được thì nguy lắm. Cho nên đó là một biểu hiện quyết tâm còn không phải cắt dễ đâu. Nó đánh, nó mang chiến xa ra phản kích nhưng anh em đánh lại và cắt được sân bay và đã đã đào đường hầm từ chân núi lên để đưa bộc phá gần 1 tấn đi vào và bổ sung thêm hướng tác chiến ngày 6 ta giải quyết được A1 và C1."  

Ở tuổi 94, với nhiều chiêm nghiệm, Trung tướng Đặng Quân Thụy khẳng định, chiến thắng được làm nên bởi sự lãnh đạo của Đảng đã đoàn kết được toàn dân, đã phát huy được tinh thần quyết tâm của cán bộ, chiến sỹ và quan trọng là trong những thời khắc khó khăn, những đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng rộng khắp đã thực sự tạo thành sức mạnh to lớn, đây cũng là bài học kinh nghiệm đã được phát huy trong nhiều giai đoạn của đất nước./.