Ai là tác giá của ngôn ngữ lập trình C

Trước: Tại sao học C Mục lục Tiếp theo: Cần gì trước khi học C

Phát triển khởi đầu của C diễn ra tại phòng thí nghiệm Bell của tập đoàn AT&T [Hoa Kỳ] giữa những năm 1969 và 1973, được thực hiện bởi Brian W.Kernighan và Dennis Ritchie. Theo Ritchie thì thời gian sáng tạo nhất là vào năm 1972. Nó được đặt tên là C vì nhiều đặc tính của nó rút ra từ các ngôn ngữ trước đó là B và BCPL. Mục đích của phát triển trên là tạo ra được một ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể khả năng chuyển đổi dễ dàng từ hệ thống này sang hệ thống khác thay thế cho hợp ng trong việc lập trình hệ thống. Cũng vào thời gian đó, người ta muốn viết lại hệ điều hành UNIX để có thể cài đặt được hệ điều hành này trên nhiều kiến trúc máy tính khác nhau.

Tính khả chuyển của UNIX là lí do chính khiến cho nó và C trở nên nổi tiếng. Vì hầu hết các chương trình hệ thống sau đó đều được viết bằng C, việc viết thêm các chương trình mới bằng C là điều khá dễ hiểu.

Sau khi hai tác giả công bố ngôn ngữ C trong lần xuất bản đầu tiên của cuốn sách "The C programming language" năm 1978 [phiên bản này của C thường được gọi là K&R C], C không ngừng được phát triển, bổ sung thêm các khả năng mới và được chuẩn hoá. Năm 1989, Viện tiêu chuẩn quóc gia Hoa Kì [ANSI] công bố một tiêu chuẩn cho ngôn ngữ C, mang mã ANSI X3.159-1989. Phiên bản này [thường gọi là "ANSI C" hay "C89"] đã được đưa vào lần xuất bản thứ 2 của "The C programming language".

Năm 1990, Tiêu chuẩn ANSI C [với một vài chi tiết về thứ tự được chỉnh lại] đã được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa [ISO], trở thành chuẩn ISO/IEC 9899:1990, thường được gọi là "C90" hay "ISO C". Như vậy về mặt ngôn ngữ, ta có thể đồng nhất ANSI C và ISO C. Ngày nay, ANSI C được hỗ trợ bởi hầu hết các trình dịch C, và hầu hết các mã đều được viết trên ANSI C.

Sau quá trình chuẩn hóa ANSI, đặc tả của ngôn ngữ C tương đối được giữ nguyên trong một thời gian [đúng ra, đã có phiên bản mới của C năm 1995, nhưng phiên bản này hiếm khi được đồng thuận] cho đến năm 1999, tiêu chuẩn ISO/IEC 9899:1999 được phát hành, cho ra một phiên bản mới của C [thường được gọi là "C99"]. Các trình dịch C ít nhiều đều hỗ trợ C99, nhưng chỉ một số ít là hỗ trợ đầy đủ.

Tiêu chuẩn gần đây nhất của ngôn ngữ C được phát hành là ISO/IEC 9899:2011 ["C11", được phát hành năm 2011]. Các trình dịch hiện tại chỉ hỗ trợ một phần chuẩn này.

Trước: Tại sao học C Mục lục Tiếp theo: Cần gì trước khi học C

Nếu bạn đang tìm hiểu về công nghệ thông tin chắc hẳn bạn sẽ không thể không biết đến ngôn ngữ lập trình C cùng với những lời mời học lập trình C từ bạn bè và những người đã đi trước. Với tính đơn giản, linh hoạt và dễ sử dụng, C là một trong những ngôn ngữ được rất nhiều lập trình viên trên thế giới sử dụng. Đồng thời C cũng được ví là “ngôn ngữ mẹ” của nhiều ngôn ngữ lập trình khác như C++, Java, C#,…nên có rất người đã lựa chọn học lập trình C để trở thành Developer thực thụ. Vậy ngôn ngữ lập trình C là gì? Tại sao nên học lập trình C thay vì những ngôn ngữ khác?

Các bạn hãy cùng FA tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến học lập trình C cho người mới bắt đầu nhé!

1. Ngôn ngữ lập trình C là gì?

C là một ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới, là ngôn ngữ đơn giản và linh hoạt khi sử dụng. Nó là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc độc lập và được sử dụng rộng rãi để viết các ứng dụng, hệ điều hành như Windows và nhiều chương trình phức tạp khác như Oracle database, Git, Python Interpreter,…

Ngoài ra, rất nhiều lập trình viên khi học lập trình C đều ví C là “ngôn ngữ mẹ”. Bởi C là cơ sở, nền tảng cho các ngôn ngữ khác và nếu lập trình viên học lập trình C giỏi thì các ngôn ngữ khác như C++, C#, Java đều có thể chinh phục dễ dàng.

2. Lịch sử của ngôn ngữ C

“ALGOL” – Ngôn ngữ cơ sở của nhiều ngôn ngữ lập trình bây giờ. AlGOL là ngôn ngữ lập trình được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1960 và được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu. Từ đó, ALGOL đã định nghĩa khái niệm về lập trình có cấu trúc cho cộng đồng nhà phát triển. 

Vào năm 1967, Martin Richards đã thiết kế và phát triển ngôn ngữ lập trình máy tính có tên “BCPL” [Viết tắt của Basic Combined Programming Language, tạm dịch là Ngôn ngữ Lập trình Kết hợp Cơ bản] mở ra thời đại của các ngôn ngữ lập trình khác.

Chỉ sau ba năm, vào năm 1970, Ken Thompson đã giới thiệu một ngôn ngữ lập trình mới có tên là ‘B’ có chứa nhiều tính năng của ‘BCPL’. B là ngôn ngữ lập trình được tạo ra bằng hệ điều hành UNIX tại phòng thí nghiệm AT&T và Bell. Cũng giống như BCPL, B là ngôn ngữ lập trình hệ thống.

Đến năm 1972, nhà khoa học máy tính Dennis Ritchie đã tạo ra một ngôn ngữ lập trình mới tại phòng thí nghiệm Bell. Đây là ngôn ngữ lập trình kế thừa các tính năng của ALGOL, BCPL và B. Ngôn ngữ lập trình mà Dennis Ritchie đã tạo ra chính là ngôn ngữ lập trình C. 

C là ngôn ngữ lập trình chứa toàn bộ các tính năng kế thừa của ALGOL, BCPL và B cùng nhiều khái niệm bổ sung khác làm cho nó trở nên độc đáo và khác biệt so với các ngôn ngữ khác. Ban đầu C bị giới hạn chỉ có thể dùng với hệ điều hành UNIX. Sau này khi trở thành ngôn ngữ phổ biến và trở thành ngôn ngữ thương mại cùng với nhiều trình biên dịch thì C đã được phát hành cho các hệ thống đa nền tảng.

Năm 1989, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hòa Kỳ [ANSI] đã xác định tiêu chuẩn thương mại cho ngôn ngữ C. 

Năm 1990, C đã được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế [ISO] phê duyệt. Từ đó lập trình ngôn ngữ C còn được gọi là “ANSI C”

Các ngôn ngữ như C ++ / Java được phát triển từ ‘C’. Những ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi trong các công nghệ khác nhau. Do đó, ‘C’ tạo thành cơ sở cho nhiều Ngôn ngữ khác hiện đang được sử dụng.

3. Các lệnh cơ bản thường gặp khi học lập trình C

Lệnh Giải thích
#include Lệnh này bao gồm tệp tiêu đề đầu ra đầu vào tiêu chuẩn [stdio.h] từ thư viện C trước khi biên dịch chương trình C
int main[] Đây là hàm chính từ nơi bắt đầu thực thi chương trình C.
{ Cho biết phần đầu của hàm chính.
/*_some_comments_*/ Bất cứ điều gì được viết bên trong lệnh này “/*….. */” bên trong chương trình C, nó sẽ không được xem xét để biên dịch và thực thi.
printf[“Hello_World! “]; Lệnh này in kết quả ra màn hình
getch[]; Lệnh này được sử dụng cho bất kỳ dữ liệu nhập ký tự nào từ bàn phím.
return 0; Lệnh này được sử dụng để kết thúc chương trình C [chức năng chính] và nó trả về 0.
} Nó được sử dụng để biểu thị sự kết thúc của chức năng chính

4. Ứng dụng chính của ngôn ngữ lập trình C

    • Ngôn ngữ C được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống Nhúng.
    • C được sử dụng để phát triển System Apps.
    • C còn được sử dụng rộng rãi để phát triển các ứng dụng máy tính để bàn.
    • C được sử dụng để phát triển các phần mềm ứng dụng nổi tiếng như adobe, trình duyệt Chromium của Google, MySQL,…
    • C cũng được sử dụng để phát triển các hệ điều hành OSX của Apple, Windows của Microsoft và Symbian được phát triển bằng ngôn ngữ C.
    • Ngoài các phần mềm, hệ điều hành C còn được sử dụng để phát triển máy tính bàn, sản xuất trình biên dịch  và sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng IOT

5. Tại sao phải học lập trình C?

Như các bạn đã biết, C là ngôn ngữ cơ sở cho nhiều ngôn ngữ lập trình khác. Vì vậy, việc học lập trình C sẽ đóng một vai trò quan trọng trong khi nghiên cứu các ngôn ngữ lập trình khác. Nó có chung các khái niệm như kiểu dữ liệu, câu lệnh điều khiển và nhiều khái niệm khác. C có thể được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng khác nhau. C là một ngôn ngữ đơn giản và cung cấp khả năng thực thi nhanh hơn. Có rất nhiều công việc dành cho nhà phát triển ‘C’ trên thị trường hiện tại.

Đồng thời C là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc, trong đó chương trình được chia thành nhiều mô-đun khác nhau. Mỗi mô-đun có thể được viết riêng biệt và cùng nhau nó tạo thành một chương trình C duy nhất. Cấu trúc này giúp dễ dàng cho các quá trình kiểm tra, bảo trì và gỡ lỗi khi học lập trình C.

So với các ngôn ngữ lập trình khác, C chứa 32 từ khóa, nhiều kiểu dữ liệu khác nhau và một tập hợp các hàm tích hợp mạnh mẽ giúp lập trình rất hiệu quả trong quá trình học lập trình C.

Một tính năng khác của lập trình C là nó có thể tự mở rộng. Chương trình C chứa các hàm khác nhau là một phần của thư viện. Chúng ta có thể thêm các tính năng và chức năng của mình vào thư viện. Chúng ta có thể truy cập và sử dụng các chức năng này bất cứ lúc nào chúng ta muốn trong chương trình của mình. Tính năng này làm cho nó trở nên đơn giản trong khi làm việc với các chương trình phức tạp.

6. C hoạt động như thế nào?

C là ngôn ngữ biên dịch và trình biên dịch là một công cụ đặc biệt để biên dịch lập trình và chuyển đổi thành các tệp đối tượng mà máy có thể đọc được. Sau khi được biên dịch, các tệp đối tượng sẽ được trình liên kết kết hợp lại và tạo ra tệp thực thi duy nhất để chạy lập trình. Các bạn có thể xem ở sơ đồ dưới đây:

Quá trình thực thi của lập trình C

Ngày nay, có rất nhiều trình biên dịch khác nhau có sẵn bạn có thể dễ dàng sử dụng. Các trình biên dịch này không có nhiều sự khác nhau và có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu, tính năng cần thiết để lập trình C và C++.

7. Điểm mạnh và điểm yếu khi học lập trình C

Dù ngôn ngữ C được sử dụng phổ biến trong các lập trình. Thế nhưng, bên cạnh những điểm mạnh vượt trội thì C cũng có những điểm yếu nhất định tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình học lập trình C.

Điểm mạnh khi học lập trình C

    • Ngôn ngữ C là ngôn ngữ mẹ, là cơ sở cho các ngôn ngữ lập trình khác. C có kho dữ liệu vô cùng phong phú cũng như các toán tử với sức ảnh hưởng cao. Với sự hiệu quả cao, nhanh chóng và dễ hiểu, C thường được lập trình viên lựa chọn là bước đầu tiên trong quá trình học lập trình c cơ bản cho người mới bắt đầu.
    • C là ngôn ngữ có tính linh động rất cao, bạn có thể lập trình trên máy này và chạy trên máy khác mà không phải thực hiện bất cứ thay đổi nào.
    • Có nhiều hàm được xây dựng sẵn
    • Có khả năng tự mở rộng, dễ dàng thêm các hàm vào thư viện C giúp cho tác vụ lập trình trở nên đơn giản hơn, học viên có thể học lập trình c dễ dàng
    • C là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc. Với các mô-đun, khối hàm giúp cho lập trình viên có thể gỡ lỗi, kiểm tra và bảo trì dễ dàng hơn

Điểm yếu khi học lập trình C

    • So với C++, C không có khái niệm OOP
    • Không có kiểm tra thời gian chạy
    • Không có khái niệm về không gian tên
    • Không có khái niệm về hàm tạo, hàm hủy
    • Không kiểm tra loại nghiêm ngặt

8. Khóa học lập trình C cho người mới bắt đầu

FPT Software Academy [FA] – Trung tâm đào tạo công nghệ lớn nhất Việt Nam

Là trung tâm trực thuộc FPT Software, FPT Software Academy là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghệ lớn nhất tại Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, FA đã đào tạo hàng chục ngàn lập trình viên trên cả nước, trung bình mỗi năm FA đào tạo gần 4.000 kỹ sư công nghệ.

Tham gia học lập trình C tại FA, các bạn học viên sẽ nhận được rất nhiều các cơ hội lớn như: 

    • Thực chiến cùng chuyên gia: Hơn 60% thời gian đào tạo, học viên sẽ được thực chiến cùng các chuyên gia tại FPT Software tại các dự án thực tế.
    • Cam kết hỗ trợ việc làm: Hoàn thành các khóa đào tạo, học viên sẽ có cơ hội làm việc tại FPT Software, tham gia các dự án lớn với khách hàng quốc tế như Mỹ, Canada, Đức, Singapore,…
    • Học bổng không giới hạn số lượng lên đến 250% giá trị khóa học

Ngoài ra, khi tham gia học lập trình C tại FA; học viên sẽ còn được đào tạo tại các campus chuẩn quốc tế và hiện đại nhất tại Việt nam. Tại đây, học viên được trang bị hệ thống máy tính full option đáp ứng cho toàn bộ nhu cầu học tập và phát triển của học viên. Ngoài ra tại các campus còn có các dịch vụ tiện ích đi kèm như bể bơi, gym, bóng bàn, bóng đá, khách sạn,…phục vụ hoàn toàn miễn phí cho học viên tham gia đào tạo tại FA.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ:

    • Tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội
    • Fville – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, TP.Hà Nội
    • Tòa nhà FPT Complex, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
    • Tòa nhà FPT Massda, đường số 01, KCN An Đồn, Sơn Trà, Đà Nẵng
    • 8 Biên Cương, Ngô Mây, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định 55000
    • Tòa nhà Ftown, Lô số 2, đường D1, khu Công nghệ cao quận 9, TP. Hồ Chí Minh
    • 49 Cách mạng tháng 8, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, Cần Thơ

Website: //fsoft-academy.edu.vn/

Email: [email protected]

Fanpage: //www.facebook.com/FPTSoftware.tuyendung

Lưu ý khi học lập trình C

Như vậy thông qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu về khái niệm ngôn ngữ lập trình C là gì, lịch sử ra đời và phát triển của C đồng thời hiểu được những lý do bạn cần học lập trình C nếu theo đuổi đam mê lập trình.

Nếu như bạn mới tìm hiểu và có ý định phát triển theo ngôn ngữ lập trình C thì bạn cần ghi nhớ thật rõ những thông tin này nhé. Ngoài ra để việc học lập trình C cho người mới bắt đầu trở nên dễ dàng và phát triển nhanh chóng hơn, ngoài những kiến thức tổng quát về C các bạn cũng cần tìm hiểu hiểu thêm các kiến thức khác như các nguyên tắc khi học lập trình C; phân biệt sự khác nhau giữa C và các ngôn ngữ khác nhé.

Các bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết dưới đây: 

Video liên quan

Chủ Đề