Ba cách mà giáo viên có thể hỗ trợ học sinh tham gia tích cực vào nhóm chuyên gia

Ý tưởng dạy họcKỹ thuật dạy học

17 CÁCH GIÚP HỌC SINH TÍCH CỰC HƠN TRONG LỚP HỌC

Thay vì các bài giảng, việc học tập tích cực giúp học sinh lưu giữ thông tin và cải thiện các kỹ năng tư duy phê phán. Việc học sinh tham gia tích cực trong bài học cũng giúp chúng hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên hãy tổ chức nhiều hơn các hoạt động học tập để cải thiện sự tham gia của học sinh.

By Nguyễn Hữu Long  Last updated Th9 8, 2020 Dạy học tích cực!

Điều quan trọng của công việc dạy học là làm cho học sinh tham gia tích cực trong lớp học để tăng động lực và cải thiện kết quả học tập. Cả phụ huynh và giáo viên đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Nếu như ở nhà, phụ huynh thúc đẩy con cái bằng cách giáo dục chúng về tầm quan trọng của việc học đối với tương lai thì khi học sinh bước vào lớp học, giáo viên sẽ sử dụng những chiến thuật cụ thể giúp học sinh học tập tốt hơn.

Dưới đây là một số cách thú vị mà giáo viên có thể áp dụng để khiến trẻ tham gia tích cực trong lớp:

1. Khởi động tạo sự tập trung và chú ý: Bắt đầu lớp học bằng một hoạt động khởi động, điều này thực sự tạo ra sự khác biệt trong cách học sinh duy trì hoạt động trong lớp học. Trong giai đoạn này, giáo viên có thể đưa vào các hoạt động thể chất hoặc các trò chơi học tập thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác nhiều hơn cũng như tránh được thời gian chết. Thay vì các hoạt động các nhân, sẽ tốt hơn nếu giáo viên có thể lôi cuốn được tất cả học sinh tham gia.

Xem thêm: 50 ý tưởng cho hoạt động khởi động

2. Học với niềm vui: Hãy mang những hoạt động vui nhộn đến lớp học vì học sinh thích được học với niềm vui. Dành thời gian để thiết kế các hoạt động khiến học sinh cảm giác như đang chơi một trò chơi hoặc được khám phá những điều thú vị. Điều này giúp giữ cho học sinh tập trung trong suốt bài học và tăng cường sự chú ý của chúng.

3. Tạo cơ hội: Đừng để học sinh chỉ ngồi yên một chỗ và đợi đến khi giáo viên giao nhiệm vụ. Giáo viên phải tạo cơ hội để học sinh thể hiện bản thân và tích cực tham gia vào thời gian học tập. Đặt các mục tiêu tương ứng với các mốc quan trọng hoặc bắt đầu một dự án nhóm hoặc yêu cầu học sinh hoàn thành một sản phẩm học tập theo nhóm dựa trên một bài học. Hãy biến lớp học thành một sân khấu thoải mái để ngay cả những học sinh nhút nhát cũng có thể bước lên và thể hiện bản thân và trình bày ý tưởng của mình.

Xem thêm: 5 cách tạo động lực cho học sinh trong lớp học

4. Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi: Điều quan trọng là thiết kế các hoạt động cụ thể theo độ tuổi trong lớp học để đảm bảo tham gia đầy đủ. Hãy xem học sinh thực sự quan tâm và hứng thú điều gì, hãy dựa vào đó để xây dựng và tổ chức các hoạt động. Việc lựa chọn các hoạt động phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt rõ ràng trong cách học sinh phản ứng và tương tác.

5. Dạy học qua trò chơi: Đây là cách tốt nhất để giữ cho học sinh hoạt động tích cực trong lớp và có được hứng thú học tập. Hãy thử một số trò chơi hấp dẫn giúp học các môn học một cách thú vị. Sử dụng nhiều trò chơi khác nhau trong các lớp học khác nhau để đáp ứng sở thích của tất cả các nhóm học sinh. Các trò chơi như thẻ nhớ hoặc các trò chơi từ vựng như chơi vòng quay may mắn hoặc các trò chơi dự án rất có sức hút đối với học sinh.

6. Trò chơi do học sinh tạo ra: Đây cũng là một lựa chọn thú vị, để thử thách và khiến học sinh tham gia tích cực. Điều này cũng cho học sinh cơ hội thể hiện kiến ​​thức, kỹ năng hoặc tài năng của bản thân. Hãy biến ý tưởng này thành một công cụ để mọi học sinh có cơ hội thể hiện bản thân trong việc tạo ra các trò chơi. Bạn có thể làm cho hoạt động trở nên thú vị hơn bằng cách thực hiện một cuộc thăm dò/bỏi phiếu để tìm ra trò chơi được yêu thích nhất trong tháng.

Xem thêm: Nội san Giáo viên hiệu quả  chủ đề: Dạy học qua trò chơi

7. Thảo luận trên lớp: Các hoạt động thảo luận nhóm có thể được tổ chức thường xuyên để cho học sinh tương tác, trao đổi ý tưởng bên cạnh việc vui chơi. Giáo viên cần đưa ra các chủ đề hấp dẫn, kích thích tư duy phê phán và lý luận logic của học sinh. Giáo viên cũng cần đảm bảo rằng môi trường thân thiện và tự do để học sinh được thể hiện ý kiến cá nhân.

Xem thêm: 5 cách để hoạt động thảo luận hiệu quả hơn

8. Talk show: Nếu phải tiến hành một giảng bài nhàm chán, hãy thay đổi nó thành một chương trình talk show như trên truyền hình. Học sinh có thể đóng vai thành các đối tượng khác nhau để phỏng vấn giáo viên hoặc các bạn cùng lớp trên sân khấu, các học sinh còn lại sẽ là các khán giả. Hãy cho học sinh một chút thời gian để chuẩn bị và học sinh sẽ tạo ra một hoạt động thực sự thú vị, và tham gia với rất nhiều năng lượng.

9. Các công cụ trực quan: Học sinh sẽ chú ý và quan tâm nhiều hơn đến việc trình bày dưới dạng hình ảnh hoặc công cụ trực quan. Vì vậy, hãy sử dụng nhiều hơn các công cụ trực quan để làm cho bài học thú vị và thu hút học sinh hơn. Nó có thể là một bài thuyết trình power point, video hướng dẫn hoặc một bài thuyết trình của các chuyên gia. Với sự ra đời của bảng tương tác, việc học tập với các yếu tố thị giác sẽ ngày càng phổ biến hơn.

10. Phân nhóm theo kỹ năng: Hoạt động này có thể được thực hiện như một phần của kỹ thuật dạy học phân hóa. Tất cả học sinh trong lớp không thể có cùng một sở thích, hứng thú cũng như năng lực nhận thức. Hãy chia học sinh thành các nhóm dựa trên các kỹ năng mà chúng cần được bổ sung hoặc hỗ trợ, từ đó giáo viên có thể sử dụng chính các học sinh để hỗ trợ bạn mình hoặc có cách hỗ trợ học sinh phù hợp.

11. Giữ cho học sinh luôn bận rộn: Thay vì làm học sinh cảm thấy nhàm chán với những bài giảng thông thường, hãy tìm cách khiến học sinh luôn phải làm việc trong suốt thời gian của bài học. Thay vì giảng bài trong một giờ, hãy dành thời gian để tương tác với một bài kiểm tra, thăm dò ý kiến ​​hoặc thậm chí là tạo ra những mô hình minh họa cho nội dung bài học

12. Hoạt động thể chất: Giáo viên nên coi trọng các hoạt động thể chất trong lớp học và coi nó như một phần của chiến lược dạy học. Cho học sinh cơ hội tương tác với các mô hình, hiện vật trong các buổi học và tương tác với nhau trong các hoạt động nhóm. Hoặc đưa học sinh ra sân thể thao trong một giờ rảnh rỗi, đi lại hoặc vận động nhẹ. Hãy để học sinh có thời gian thể thao để thư giãn đầu óc và nạp lại năng lượng.

13. Phối hợp nhiều phong cách giảng dạy: Học sinh sẽ chán nếu bạn sử dụng một kỹ thuật giảng dạy và lặp đi lặp lại mỗi ngày. Vì vậy, bạn cần kết hợp các phong cách giảng dạy để thu hút sự quan tâm của học sinh, để mang đến sự tò mò và giảm đi sự nhàm chán. Bạn có thể đơn giản yêu cầu học sinh đoán hoặc trả lời một câu đố trước khi bạn nói về nó, điều này sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh, khiến nội dung giảng dạy hấp dẫn hơn và khiến học sinh tích cực suy nghĩ.

14. Lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời: Khi những đứa trẻ bị mắc kẹt trong bốn bức tường của một lớp học trong một thời gian quá dài, chúng sẽ cảm thấy ngột ngạt. Đã đến lúc bạn cần đưa học sinh ra ngoài trời để chúng có những trải nghiệm học tập khác. Có thể học dưới bóng cây trong trường học hoặc thỉnh thoảng đưa chúng đi thực địa. Đây là một chiến thuật hiệu quả để giữ cho học sinh tham gia tích cực trong suốt các buổi học.

Xem thêm: Học tập qua trải nghiệm không chỉ là điều mắt thấy tai nghe

15. Chiến lược học tập hợp tác: Khi bạn thực hiện các chiến thuật học tập hợp tác như một phần của bài học hàng ngày hoặc hàng tuần, học sinh sẽ chủ động tham gia hơn. Các trò chơi và dự án nhóm sẽ mang lại cho học sinh niềm vui khi làm việc, chia sẻ cùng nhau và học hỏi với niềm vui. Bạn không nên duy trì học sinh theo các nhóm cố định mà nên xáo trộn thường xuyên để tạo cơ hội trải nghiệm những ý tưởng và suy nghĩ khác nhau.

Xem thêm: 5 lời khuyên để đưa học tập hợp tác vào lớp học

16. Vé ra cửa: Các hoạt động như vé ra cửa có thể được thực hiện như một phần của buổi học. Những cuộc trò chuyện và các ý tưởng có thể được kích thích từ những hoạt động như vậy. Hoạt động này sẽ giúp học sinh tự ôn tập nội dung bài học và cung cấp năng lượng tích cực để duy trì hoạt động cho bài học tiếp theo. Trong hoạt động này, hãy để học sinh có thể hoàn thành các câu bắt đầu bằng các từ hoặc cụm từ mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như: Hôm nay tôi có một ý tưởng mới về. hoặc Tôi đã hiểu hơn về hay Tôi còn thắc mắc về

17. Làm mẫu, minh họa: Thay vì chỉ đơn giản là giao cho học sinh thực hiện một nhiệm vụ, giáo viên nên làm mẫu và minh họa để học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, giáo viên có thể phát huy khả năng kể chuyện của trẻ bằng cách thực hiện một số buổi kể chuyện ấn tượng. Hay trong giờ thể dục, thay vì chỉ hướng dẫn bằng lời, việc làm mẫu luôn là yếu tố không thể thiếu để học sinh có thể thực hiện được các động tác.

Thay vì các bài giảng, việc học tập tích cực giúp học sinh lưu giữ thông tin và cải thiện các kỹ năng tư duy phê phán. Việc học sinh tham gia tích cực trong bài học cũng giúp chúng hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên hãy tổ chức nhiều hơn các hoạt động học tập để cải thiện sự tham gia của học sinh. Cùng với đó là tạo dựng được một môi trường thoải mái và hoan nghênh các ý tưởng của học sinh. Hãy thử một vài chiến thuật trên và tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cách học sinh nhận thức về việc học.

Tham khảo tài liệu: Hoạt động dạy học  ý tưởng và công cụ

Táo Giáo Dục