Ba đường thẳng đôi một cắt nhau thì chúng đồng quy tại một điểm

Câu hỏi: Thế nào là 3 đường thẳng đồng quy?

Trả lời:

Cho ba đường thẳngl, i, kkhông trùng nhau. Khi đó ta nói ba đường thẳngl, i, kđồng quy khi ba đường thẳng đó cùng đi qua một điểmOnào đó.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về lý thuyết Ba đường thẳng đồng quy nhé

1. Tính chất của 3 Đường thẳng đồng quy trong tam giác

- Nếu hai đường cao trong tam giác cắt nhau tại một điểm thì từ đó suy ra đường cao thứ 3 cũng đi qua giao điểm đó

- Ba đường trung tuyến trong một tam giác đồng quy tại 1 điểm. Điểm này gọi là trọng tâm của tam giác.

- Ba đường cao trong một tam giác đồng quy tại 1 điểm. Điểm này gọi là trực tâm của tam giác.

- Nếu hai đường trung tuyến trong tam giác cắt nhau tại một điểm thì từ đó suy ra đường trung tuyến thứ 3 cũng đi qua giao điểm đó. Trong tâm chia đoạn thẳng trung tuyến thành 3 phần: Từ trọng tâm lên đỉnh chiếm 2/3 độ dài trung tuyến đó.

- Ba đường phân giác trong một tam giác đồng quy tại 1 điểm. Điểm này gọi là tâm đường tròn nội tiếp tam giác .

- Nếu hai đường phân giác trong tam giác cắt nhau tại một điểm thì từ đó suy ra đường phân giác thứ 3 cũng đi qua giao điểm đó. Giao điểm 3 đường phân giác cách đều 3 cạnh của tam giác.

- Ba đường trung trực trong một tam giác đồng quy tại 1 điểm. Điểm này gọi là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.

- Nếu hai đường trung trực trong tam giác cắt nhau tại một điểm thì từ đó suy ra đường trung trực thứ 3 cũng đi qua giao điểm đó. Giao điểm 3 đường trung trực cách đều 3 đỉnh của tam giác.

2. Điều kiện để 3 Đường thẳng đồng quy là gì

- Định lý trọng tâm: Ba đường trung tuyến của tam giác cắt nhau tại một điểm. Đồng thời khoảng cách từ điểm này đến đỉnh gấp đôi khoảng cách từ điểm này đến trung điểm của cạnh đối diện. Giao điểm nói trên được gọi là trọng tâm của hình tam giác.

- Định lý tâm ngoại tiếp: các đường trung trực của ba cạnh của tam giác cắt nhau tại một điểm. Điểm này gọi là tâm ngoại tiếp của tam giác.

- Định lý trực tâm: Ba đường cao của tam giác cắt nhau tại một điểm. Điểm này được gọi là trực tâm của tam giác

- Định lý tâm nội tiếp: Ba đường phân giác trong của tam giác cắt nhau tại một điểm. Điểm này được gọi là tâm nội tuyến của tam giác.

- Định lý tâm bàng tiếp: Tia phân giác của góc trong của tam giác và tia phân giác của góc ngoài ở hai đỉnh còn lại cắt nhau tại một điểm. Điểm này gọi là tâm bàng tiếp của tam giác. Hình tam giác có 3 tâm bàng tiếp.

- Trọng tâm, trực tâm, tâm ngoại tiếp, tâm nội tiếp, tâm bàng tiếp đều là tâm của tam giác. Chúng đều có những mối liên hệ quan trọng đến hình tam giác.

3. Cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy

Trong các bài toán hình học phẳng THCS, để chứng minh 3 đường thẳng đồng quy thì chúng ta có thể sử dụng các phương pháp sau đây :

- Tìm giao của hai đường thẳng, sau đó chứng minh đường thẳng thứ ba đi qua giao điểm đó.

- Sử dụng tính chất đồng quy trong tam giác:

+ Bađường trung tuyếncủa tam giác đồng quy tại trọng tâm tam giác.

+ Ba đường phân giác.đồng quy tạitâm đường tròn nội tiếp tam giác.

+ Bađường trung trựcđồng quy tạitâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.

+ Ba đường cao đồng quy tạitrực tâm tam giác.

- Đặc biệt ba điểm trọng tâm, trực tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp thẳng hàng nhau. Đường thẳng đi qua ba điểm đó được gọi làđường thẳng Eulercủa tam giác

- Sử dụngđịnh lý Ceva:Cho tam giácABCvà ba điểm bất kìM,N,Pnằm trên ba cạnhBC,CA,AB. Khi đó ba đường thẳngAM,BN,CPđồng quy khi và chỉ khi :

4. Ví dụ bài tập có lời giải

Bài 1:Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. Các đường thẳng AO và AO’ cắt (O) tại C và D và cắt (O’) tại E và F. Chứng minh rằng AB, CD, EF đồng quy

Lời giải:

Bài 2:Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn đường kính AD. Gọi M là một điểm di động trên cung nhỏ AB (M không trùng với các điểm A và B). Gọi K là giao điểm của AB và MD, H là giao điểm của AD và MC. Chứng minh rằng ba đường thẳng AM, BD, HK đồng quy.

Lời giải:

Bài 3: Cho tam giácABC. Qua mỗi đỉnhA,B,Ckẻ các đường thẳng song song với cạnh đối diện, chúng lần lượt cắt nhau tạiF,D,E. Chứng minh rằng ba đường thẳngAD,BE,CFđồng quy.

Bài 4: Cho tam giácABCcó đường caoAH. LấyD,Enằm trênAB,ACsao choAHlà phân giác của góc∠DHE. Chứng minh ba đường thẳngAH,BE,CDđồng quy.

QuaAkẻ đường thẳng song song vớiBCcắtHD,HElần lượt tạiM,N

Vậy: áp dụng định lý Ceva choΔABC⇒ba đường thẳngAH,BE,CDthẳng hàng.

Cho ba đường thẳng phân biệt đôi một cắt nhau. Mệnh đề nào sau đây sai?

A.

Ba đường thẳng đó không đồng phẳng thì chúng đồng quy.

B.

Ba đường thẳng đó không đồng quy thì chúng đồng phẳng.

C.

Nếu ba đường thẳng đó đồng phẳng thì chúng đồng quy.

D.

Ba đường thẳng đó hoặc đồng quy hoặc đồng phẳng.

Đáp án và lời giải

Đáp án:C

Lời giải:

Ba đường thẳng đó có thể đồng quy, có thể đồng phẳng, có thế đồng phẳng nhưng không đồng quy, nhưng nếu không đồng quy thì phải đồng phẳng.

Vậy đáp án đúng là C.

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Xem thêm

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Phân tích về hình tượng nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  • Anh ( chị) hãy chứng minh bút pháp lãng mạn trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  • Anh (chị) hãy chứng minh truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác văn học có giá trị nhân đạo to lớn.

  • Phân tích bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

  • Anh (chị) hãy giải thích vìsao truyện ngắn Hai đứa trẻ được coi là tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo của nhà văn Thạch Lam?