Bác Tôn làm thợ máy trên chiến hạm mang tên gì

Bác Tôn là tấm gương kiên cường, mẫu mực, là biểu tượng của đại đoàn kết, một nhà lãnh đạo được nhân dân rất mực kính yêu.

Bác Tôn được sinh ra ở Cù lao Ông Hổ, An Giang, trong một gia đình nông dân tương đối khá giả. Lúc nhỏ học ở trường làng, sau đó lên thị xã học xong bậc tiểu học, rồi lên Sài Gòn với ý chí tự lập, tìm việc làm, sinh sống. Tại đây, Bác Tôn bắt đầu cuộc đời làm thợ. Trong các nghề, ông thích nhất là nghề thợ máy và thợ điện. Lúc đầu, Bác Tôn làm công cho các garage, đềpô tư nhân, sau đó làm công nhân cầu đường, nhà cửa. Chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột, Bác Tôn sớm có những hoạt động yêu nước, tham gia lãnh đạo các cuộc bãi công của công nhân.

Với mong muốn trở thành người thợ lành nghề, Bác Tôn quyết định vào học Trường Bá nghệ Sài Gòn [nay là Trường Cao Thắng]. Sang năm học thứ hai, vào giữa năm 1916, Bác Tôn bị động viên vào đội lính thợ, xuống tàu Pháp làm công việc thợ máy [công nhân quốc phòng] và được điều động đến Quân cảng Toulon miền Nam nước Pháp, bên bờ Địa Trung Hải. Từ đó, Bác Tôn sống đời lính thợ, lênh đênh trên biển, trên chiến hạm France.

8 giờ sáng 20-4-1919, với sự kiện lá cờ đỏ được kéo lên trên chiến hạm, để người Nga biết là bạn, không phải là kẻ thù, chính là do Bác Tôn - người Việt Nam đầu tiên biểu thị tinh thần yêu nước, tham gia bảo vệ nước Nga, con đẻ của Cách mạng Tháng Mười vào thời điểm quan trọng. Sau khi kéo cờ phản chiến, chiến hạm France rời Xêvaxtôpôn quay mũi về Pháp. Các tàu khác nối đuôi ra khỏi Biển Đen, làm phá sản âm mưu bóp chết nước Nga Xô Viết non trẻ của đế quốc. Về Pháp một thời gian, Bác Tôn giải ngũ, bị trục xuất về Sài Gòn, mang theo hai thứ quý giá là tình cảm với Cách mạng Tháng Mười và tư tưởng tổ chức giai cấp công nhân qua các nghiệp đoàn Pháp.

Năm 1920, Bác Tôn lập Công hội bí mật ở Sài Gòn và tổ chức những cuộc bãi công, những hoạt động bênh vực công nhân. Cuộc bãi công ở Xưởng Ba Son vào tháng 8 năm 1925, với hàng ngàn người tham gia đã gây tiếng vang lớn. Theo chỉ đạo của Bác Tôn, tổ chức Công hội bí mật được tổ chức ở một số tỉnh.

Năm 1927, Bác Tôn gặp những học trò của Nguyễn Ái Quốc từ Quảng Châu về nước, được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đóng góp vào quá trình thành lập Đảng ở Nam kỳ. Tổ chức Công hội bí mật bắt nhịp cầu đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào giai cấp công nhân. Ngày 28-7-1929, Bác Tôn bị bắt, kêu án 20 năm khổ sai và sau đó một năm thì bị đày ra Côn Đảo cho đến Cách mạng Tháng Tám 1945.

Trong lao tù đế quốc ở Côn Đảo bấy giờ có gần 2.000 tù nhân, trong đó có khoảng 300 tù chính trị, Bác Tôn bị giam ở Banh I chung với tù thường phạm, với thủ đoạn mượn bàn tay những tù nhân anh chị này tiêu diệt những người Cộng sản. Không cách nào khác, Bác Tôn chấp nhận cuộc đọ sức ở Hầm xay lúa - nơi địa ngục của địa ngục. Được chỉ định làm Cặp rằng, Bác Tôn tổ chức làm việc, cải thiện đời sống, bỏ lối roi vọt, cảm hóa tù nhân. Viên cặp rằng này cũng lao động như mọi người, thậm chí làm việc nặng nhọc, không chửi bới, đánh đập hay tước đoạt của người khác. Ông còn tổ chức ra Hội Cứu tế tù nhân, tổ chức học văn hóa, giúp nhau khi ốm đau… lấy tình người thay cho hận thù, xung đột. Sau này có người ra tù đã tham gia kháng chiến. 

Khi làm việc ở Sở lưới - với công việc sửa chữa, lái ca nô, Bác Tôn phụ trách đường dây liên lạc với đất liền và tham gia tổ chức vượt ngục. Trong những lần đấu tranh tuyệt thực, Bác Tôn là một trong những người đi đầu, nhịn ăn, chịu đòn rất kiên cường. Thời gian ở trong tù, Bác Tôn đã tích cực học lý luận qua các “Giáo sư đỏ” như Trần Văn Giàu, Trần Văn Dực… Sau 17 năm bị đọa đày, Bác Tôn được trở về đất liền trong niềm vui Cách mạng Tháng Tám thành công.

Tháng 10-1945, Bác Tôn vào Xứ ủy, phụ trách Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, chỉ huy các lực lượng vũ trang và được bầu vào Quốc hội trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên. Sau đó, Bác Tôn được điều động ra Hà Nội, cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng Đảng, Nhà nước lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc và giữ những nhiệm vụ quan trọng như Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch danh dự Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đảm nhận chức Chủ tịch nước cho đến khi qua đời.

Bác Tôn không phải là nhà lý luận, nhà tư tưởng mà là con người có sự lựa chọn đúng, có hành động chuẩn mực, tiên phong mang đậm chất người, chất lý tưởng, luôn sống giản dị, khiêm nhường. Là Chủ tịch nước nhưng Bác Tôn vẫn giữ cái búa, cái kìm, tự tay chữa xe đạp… Chưa một lần tỏ ra là người có quyền lực, ham quyền lực. Con người Bác Tôn chính là hiện thân cho những giá trị luân lý cao đẹp. Các đồng chí ở Văn phòng Trung ương đã từng 3 lần thu xếp, gợi ý để Bác Tôn có nhà riêng nhưng Bác Tôn đều từ chối.

Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng: Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng. Sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam bộ, chất kiên cường, tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người… Bác Hồ, Bác Tôn đẹp từ việc lớn đến việc nhỏ.

Hôm đám tang Bác Tôn có hàng vạn người đến viếng và người Hà Nội đứng hai bên đường đưa tiễn nhà lãnh đạo, người con ưu tú của dân tộc về nơi an nghỉ như đưa tiễn một người thân. Bác Hồ, Bác Tôn chính là ngọn cờ đại đoàn kết, bất tử trong lòng nhân dân. 

PHẠM PHƯƠNG THẢO

Năm 1888: sinh ngày 20 tháng 8 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên [nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang].

 Năm 1906: lên Sài Gòn học việc và làm thợ.

 Năm 1912: tổ chức cuộc bãi khóa của học sinh trường Cơ khí Á Châu [còn gọi là trường Bá Nghệ - nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng], phong trào này đã được công nhân Ba Son hưởng ứng.

 Năm 1915 – 1917: học thợ máy ở trường Cơ khí Á Châu, nhưng chưa học xong đã bị động viên sang Pháp làm lính thợ phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tôn Đức Thắng làm việc trên chiến hạm France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon.

Năm 1919: tham gia phản chiến trên chiến hạm France tại Biển Đen.

Năm 1920: bị trục xuất khỏi nước Pháp, về Sài Gòn, thành lập Công hội bí mật, lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son, tháng 8 năm 1925.


Năm 1926: tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng.

Năm 1927: được bầu vào Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Kỳ bộ Nam Kỳ.

Cuối năm 1929: bị thực dân Pháp bắt trong vụ án Barbier, bị kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo.

Năm 1945: Sau Cách mạng Tháng Tám, trở về đất liền tham gia Ủy Ban kháng chiến miền Nam.

Năm 1946: Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.

Năm 1947:  Tổng thanh tra  Chính phủ, quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 1948: Quyền Trưởng Ban thường trực Quốc hội, Trưởng Ban Vận động thi đua ái quốc Trung ương.

Năm 1950: Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô.

Năm 1951: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt.

Năm 1955:  Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới, Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam.

Năm 1960:  Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1969:  Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1976:  Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Năm 1980: Qua đời vào ngày 30/3 tại Hà Nội, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng vinh dự được nhận Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước Việt Nam, Huân chương Lê-nin của Liên Xô, Huân chương Soukhe - Bator của Mông Cổ và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Người thực hiện sứ mệnh cao cả đó chính là thợ máy trẻ người Việt-Tôn Đức Thắng, người sau này trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuộc binh biến trên chiến hạm France ngày đó trở thành khúc hùng ca trên Hắc Hải.

Người lính Việt trong hải quân Pháp

Năm 1917, sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước Nga âm mưu tiêu diệt chính quyền Xô viết. Ngày 16-4-1919, mặc dù Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc, Chính phủ Pháp vẫn điều động một hạm đội gồm 5 chiến hạm, trong đó có chiến hạm France vào Hắc Hải để cùng với các đế quốc khác chống lại nước Nga Xô viết non trẻ. Các chiến hạm được lệnh vượt qua eo biển Dardanelles tiến vào Hắc Hải và bắn phá hải cảng Sevastopol. Trong số những thủy thủ làm việc trên chiến hạm France có một thợ máy trẻ người Việt Nam tên là Tôn Đức Thắng.

Chiến hạm France là tàu tuần dương bọc thép thuộc loại hiện đại nhất của Pháp lúc bấy giờ. Trên tàu có rất nhiều binh sĩ và thợ máy của rất nhiều dân tộc và giai cấp. Có thể nói, về mặt xã hội trên chiến hạm France là một hình ảnh thu nhỏ của nước Pháp. Sống trên chiến hạm, Tôn Đức Thắng có những người bạn mới. Trước hết là những người lính thuộc địa. Tôn Đức Thắng đồng cảm với những người lính thuộc địa vì họ bị bọn chỉ huy phân biệt đối xử với những người lính Pháp chính quốc. Còn đối với những người lính thợ Pháp, qua họ, Tôn Đức Thắng biết được rất nhiều điều, như: Giai cấp vô sản, đoàn kết quốc tế và đặc biệt là tổ chức Công hội ở Pháp, một tổ chức đoàn kết, bênh vực quyền lợi cho công nhân, thợ thuyền lao động.

Cuối năm 1918, binh lính trên chiến hạm France vui mừng khi nhận được tin hòa ước chấm dứt chiến tranh đã được ký kết giữa Pháp và Đức, nhưng đồng thời họ lại nhận được lệnh chiến hạm France phải đến Hắc Hải để can thiệp vũ trang vào nước Nga Xô viết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Tôn Đức Thắng tiếp Tổng thống Cộng hòa Guinea Sékou Touré thăm Việt Nam, năm 1960.Ảnh tư liệu.

Theo tờSputnikcủa Nga, tháng 4-1919, chiến hạm France đến hải cảng Odessa, sau đó tới vùng biển Sevastopol. “Các quốc gia đế quốc đã chuẩn bị một chiến dịch quân sự trên biên giới phía Nam của Nga Xô viết để hỗ trợ các thế lực phản cách mạng. Tại thành phố Odessa, một ủy ban cách mạng liên lạc với thủy thủ Pháp đã được thành lập. Nhiều người trong số họ ủng hộ lý tưởng của cuộc cách mạng Nga và không muốn tham gia vào chiến dịch chống phá cách mạng. Các thành viên của ủy ban thậm chí đã lên các tàu Pháp, tiến hành công tác tuyên truyền cho thủy thủ. Một trong những người tích cực ủng hộ cách mạng Nga là thợ máy trẻ Tôn Đức Thắng, người lính Việt Nam trong hải quân Pháp”, tờSputnikcho hay.

Cuộc binh biến trên biển

Nắm rõ ý đồ của các nước đế quốc, Tôn Đức Thắng cùng anh em binh lính trên tàu quyết định phản chiến. Đối với họ, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã vô lý thì cuộc vũ trang can thiệp này càng vô lý hơn.

Trong những ngày tháng 4-1919 căng thẳng đó, ngồi trong buồng máy của chiến hạm, nghe những loạt pháo rung chuyển cả thân tàu, Tôn Đức Thắng vô cùng bứt rứt. “Bịt các họng súng lại! Những người trên đất Nga là người ruột thịt, là bạn thợ, là những bà mẹ, những người chị và trẻ em vô tội…”, Tôn Đức Thắng hét lên.

Tinh thần xúc động mãnh liệt, Tôn Đức Thắng đến gặp Jean, một thủy thủ và là thành viên Ủy ban cách mạng trên chiến hạm. “Chúng tôi chờ mệnh lệnh của Ủy ban cách mạng trên tàu để nhất loạt hành động”, Tôn Đức Thắng nói. Jean nắm chặt bàn tay Tôn Đức Thắng, trịnh trọng giao nhiệm vụ: “Ngày mai, trước khi mít tinh, anh ra kéo cờ đỏ. Kéo cờ đỏ để chiến hạm Hồng quân biết chúng ta là bạn chứ không phải là kẻ thù”. Tôn Đức Thắng nhận mệnh lệnh với lòng bồi hồi, xúc động.

8 giờ sáng 20-4-1919, tiếng kèn tập hợp nghiêm trang nổi lên. Trong không khí thanh bình của buổi sáng đẹp trời, một cảnh tượng diễn ra đột ngột không thể nào quên được: Lá cờ đỏ từ tay anh lính thợ Tôn Đức Thắng đã kéo lên, vút cao trên cột cờ chiến hạm, phất phới tung bay trong nắng sớm! Hầu hết những người lính tập hợp đã nghiêm trang hát Quốc tế ca. “Điều này báo hiệu sự khởi đầu cuộc nổi dậy trên tất cả các tàu chiến của Pháp. Các thủy thủ đòi chính phủ Pháp ra chỉ thị để đoàn tàu chiến quay về nước ngay. Cuộc phản chiến thắng lợi, chính phủ Pháp buộc phải rút toàn bộ hạm đội về nước. Vào đầu tháng 5, hạm đội Pháp đã rời khỏi Hắc Hải”, tờSputnikcho hay.

Cuộc binh biến ở Hắc Hải của binh lính và công nhân trên chiến hạm France đã giáng một đòn quyết định làm thất bại chính sách xâm lược, hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc. Dù kéo cờ phản chiến chỉ là hành động tượng trưng, song hành động lịch sử ấy đã được trao vào tay một người Việt Nam, một công dân của một thuộc địa xa xôi của nước Pháp.

Sự kiện kéo cờ phản chiến ở Hắc Hải đánh dấu bước ngoặt trong chuyển biến tư tưởng của Tôn Đức Thắng, từ chủ nghĩa yêu nước bắt đầu chuyển sang lập trường cách mạng vô sản. Sau này, khi đã trở thành nhà lãnh đạo của Việt Nam, Bác Tôn hồi tưởng lại và khẳng định: “Tôi tin rằng, bất cứ người Việt Nam yêu nước nào có mặt trong những giây phút lịch sử đó ở Hắc Hải cũng không thể hành động khác như tôi đã làm. Bởi vì yêu Tổ quốc và căm thù bọn đế quốc-trước hết, đó là yêu Cách mạng Tháng Mười và căm thù những kẻ chống lại nó”.

BÌNH NGUYÊN

Video liên quan

Chủ Đề