Bài giảng tiến sĩ lê thẩm dương 2023

Câu chuyện của tiến sĩ Lê Thẩm Dương (Đ.H Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) văng tục trên bục giảng trong những ngày qua đã gây xôn xao cộng dư luận, với những ý kiến trái chiều khác nhau. Để có cái nhìn đa chiều, khách quan xung quanh vấn đề này, báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi đến bạn đọc bài viết thể hiện quan điểm, cách nhìn của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Thuật tại Đại học Paris 10.

Trong khi giảng, TS Lê Thẩm Dương đã có một số ngôn từ văng tục đang gây xôn xao dư luận. Có ý kiến thì cho là bình thường, có ý kiến thì bất bình,… Quan điểm cá nhân của tác giả bài viết này cho rằng những phát ngôn trong buổi giảng của TS Dương vừa qua là có dấu hiệu về sự lệch chuẩn văn hóa nói chung, về thuần phong mỹ tục và đạo đức người giáo viên nhân dân nói riêng.

Bài giảng tiến sĩ lê thẩm dương 2023
Tác giả bài viết NCS Nguyễn Văn Thuật

Bầu chọn


Bạn thấy thế nào về việc một Tiến sĩ lại có những lời lẽ văng tục trên bục giảng?

Qua xem và nghe lại những phát ngôn trong đoạn clip của TS Lê Thẩm Dương, tác giả bài viết này cho rằng đây là một buổi giảng bài chứ không thể là buổi trò chuyện, trao đổi như ngồi uống cafe mà TS Dương đã giải thích.

Để bàn về một số lời giảng (phát ngôn) của TS Dương. Bài viết này không bàn đến mục đích và tất cả nội dung của buổi giảng đó vì không đủ thông tin. Song, có thể coi một số phát ngôn văng tục của TS  là sai lệch xét ở góc độ phương pháp giảng dạy, là chưa thuyết phục xét ở góc độ chuyên môn…

Về phát ngôn trong buổi giảng

Một phương pháp giảng dạy hiệu quả chính là cách thức truyền tải những tri thức cho người học sao cho dễ hiểu nhất. Nhưng trong môi trường văn hóa và giáo dục, nếu người thầy sử dụng tất cả những biện pháp. Trong đó có dùng những  ngôn từ tiêu cực – thiếu văn hóa để lý giải làm cho người học chú ý và dễ hiểu thì cũng không thể coi là phương pháp giảng dạy hiệu quả và hay xét về góc độ nghề trồng người. 

Bài giảng tiến sĩ lê thẩm dương 2023
Bài giảng của TS Lê Thẩm dương gây tranh cãi trong dư luận

Thậm chí gọi những phát ngôn tiêu cực này là phản giáo dục, là có tính đế quốc văn hóa tượng trưng. Bởi môi trường giáo dục càng trong sạch là môi trường phải càng hướng đến những lời hay, ý đẹp và thân thiện ở bất kỳ cấp học nào,...Là nhà giáo, với tư cách là một nghề “chèo bến sông đời nhân văn” lại càng phải đi tiên phong trong việc này không chỉ ở lớp học, không chỉ ở trường học,... đức và tài không thể thiếu ở nghề cao quý này!

Trong buổi giảng, TS đã sử dụng những ngôn từ như: “thằng giám đốc…”, “đái ra quần…”, “mẹ mua chịu của nó…”, “cái thằng đàn ông Việt Nam không thể chấp nhận được, gia trưởng, ăn xong trợn mắt trợn mũi phi mẹ lên giường ngủ…”, “mẹ, nó lấy gối nó nhét vào mồm mày…”…

Với một số phát ngôn vừa nêu trên của TS trong lớp học vừa qua là không thể chấp nhận được xét cả ở góc độ văn hóa giao tiếp - ứng xử, xét cả ở góc độ phương pháp trong giảng dạy,... Cứ cho là việc TS nói như vậy là thu hút được sự chú ý của các học viên đi, làm cho học viên hiểu rõ được nội dung mà TS đang đề cập đi thì cũng chỉ có thể gọi những phát ngôn này là những lời giảng tồn tại chỉ có ở trong phương pháp giảng dạy lệch chuẩn mà thôi!.

Nội dung giảng, minh chứng chưa thuyết phục?

Việc bán chung cư cao cấp khó bán là một hiện tượng kinh tế trong kinh doanh. Hiện tượng này xảy ra khi cung thừa, cầu thiếu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chủ đầu tư thiếu hiểu biết về thị trường bất động sản hiện tại, dự báo sai về sự vận động của cung và cầu trên thị trường…

Còn việc phụ nữ xinh đẹp khó lấy chồng, nếu có thì không phải là một hiện tượng kinh tế, không phụ thuộc vào cung và cầu. Nói đúng hơn, cần nhìn nhận vấn đề này ở khía cạnh tâm lý cá nhân. Do vậy, không thể coi việc bán chung cư cao cấp khó khăn giống như người phụ nữ đẹp khó lấy chồng được. Trong trường hợp cụ thể nào đó, tôi đồng ý là có thể lấy một minh chứng A nào đó để phân tích, giải thích cho 1 vấn đề A khác để người học hiểu được nội dung chính cần đề cập…Song ở đây, trong vấn đề này thì không nên giảng, lồng ghép minh chứng như vậy.

Giảng ít, đọc và viết nhiều là phương pháp lạc hậu trong giáo dục đại học?

Thực tế, giáo dục đại học ở nước ta vẫn có không ít những giảng viên lên lớp giảng thì ít mà đọc cho sinh viên ghi chép là nhiều. Đặc biệt là ở các ngành khoa học xã hội. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cũng chỉ có thể gọi đây là phương pháp không phù hợp?. Vì nó có thể làm cho sinh viên hiểu không đầy đủ, thậm chí là không hiểu về nội dung mà người giảng viên đề cập do phải tập chung nghi chép. 

Nhiều khi sinh viên về nhà đọc lại cũng chưa chắc đã hiểu được đầy đủ nội dung mà thầy, cô giáo đọc cho mình ghi chép. Phải chăng, đây cũng là yếu tố làm cho sinh viên nhàm chán, không hứng thú với việc giảng ít, đọc và viết nhiều?. Nên trong giờ học mà giảng nhiều, viết ít sẽ gây sự chú ý của sinh viên?...

Còn phương pháp giảng dạy của người giảng viên bằng cách giảng nhiều,dẫn chứng nhiều, trao đổi nhiều, chỉ đọc cho sinh viên ghi chép những ý chính, chỉ cho sinh viên các tài liệu cần tham khảo về vấn đề là phương pháp hiệu quả cao mà nhiều nước như Pháp, Mỹ, Đức…đang áp dụng. Chẳng hạn như giáo dục đại học và cao học ở một số trường đại học ở Pháp, thường khi bắt đầu vào học 1 môn nào đó, hoặc 1 chủ đề nào đó. Ngay buổi đầu tiên bắt đầu giảng, giáo viên thường chỉ tên tài liệu cần tham khảo cho các sinh viên. 

Thậm chí trong khi giáo viên giảng, sinh viên nào quan tâm được những ý gì thì tự sinh viên đó ghi chép, hoặc có thể trao đổi cùng với giáo viên. Những điều này làm cho sinh viên tự chủ động học và nghe giảng hơn, làm cho không khi lớp học được sôi nổi và tích cực. Do vậy, có thể gọi đây là phương pháp giảng và học 2 chiều hiệu quả của thầy trò nói chung, và cũng là cách thức tự chủ động lĩnh hội kiến thức của người sinh viên trong giờ học nói riêng?...

Phải chăng phương pháp “giảng ít, đọc và viết nhiều” của giáo viên là bộc lộ yếu kém về chuyên môn và phương pháp của người thầy, người cô không? và có dấu hiệu của việc không yêu nghề, chỉ là trách nhiệm chăng?.

Bầu chọn


Bạn thấy thế nào về việc một Tiến sĩ lại có những lời lẽ văng tục trên bục giảng?

Nguyễn Văn Thuật, ĐH Paris 10