Bài hát: Mái trường mến yêu viết ở nhịp bao nhiêu

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết tác giả của bài hát “Mái trường mến yêu” là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Biết nội dung bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý.

1.2. Kỹ năng:

- HS hát đúng lời ca giai điệu bài hát “Mái trường mến yêu” biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.

- HS thể hiện bài hát “Mái trường mến yêu” theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca .

1.3. Thái độ:

- Thông qua nội dung lời ca bài hát “Mái trường mến yêu” gợi lên cho các em hình ảnh một ngôi trường quen thuộc với các thầy cô giáo thương yêu dạy dỗ và đem tới cho các em những hoài bão, ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho các em bay vào tương lai ngời sáng từ đó thêm hăng say vào học tập.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 7 - Học hát: Bài mái trường mến yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Bài:1- Tiết: 01 Tuần dạy: 01 Ngày dạy: 20/08/2013 HỌC HÁT: BÀI MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU. BÀI ĐỌC THÊM: NHẠC SĨ BÙI ĐÌNH THẢO VÀ BÀI HÁT ĐI HỌC. 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: - HS biết tác giả của bài hát “Mái trường mến yêu” là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Biết nội dung bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý. Kỹ năng: - HS hát đúng lời ca giai điệu bài hát “Mái trường mến yêu” biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. - HS thể hiện bài hát “Mái trường mến yêu” theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Thái độ: - Thông qua nội dung lời ca bài hát “Mái trường mến yêu” gợi lên cho các em hình ảnh một ngôi trường quen thuộc với các thầy cô giáo thương yêu dạy dỗ và đem tới cho các em những hoài bão, ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho các em bay vào tương lai ngời sáng từ đó thêm hăng say vào học tập. 2. TRỌNG TÂM: - Giai điệu, lời ca của bài hát “Mái trường mến yêu”. 3. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Đàn organ, máy đĩa. - Đĩa âm nhạc lớp 7. - bảng phụ bài hát “Mái trường mến yêu”. Học sinh: - Đọc lời ca và tìm hiểu về nhịp, giọng, các kí hiệu âm nhạc, cách diễn tấu cả bài và nội dung của bài hát “Mái trường mến yêu”. - Đọc và tìm hiểu bài đọc thêm về nội dung “Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học”. 4. TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm tra sĩ số. - Ổn định chỗ ngồi. Kiểm tra miệng: - Kiểm tra phần chuẩn bị sách vở, dụng cụ môn âm nhạc của HS. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài + Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta ai cũng có một hình ảnh về mái trường của thời thơ ấu, nơi đó có thầy cô giáo, bạn bè rất thân thiết và gần gũi với chúng ta. Và một bài hát có nội dung nói về mái trường sẽ nhắc nhở chúng ta biết yêu quí những ngày còn cắp sách đến trường. Đó chính là bài hát “Mái trường mến yêu” của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. - HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 2: I/ Giới thiệu tác giả và bài hát: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng 1/ Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng: - GV giới thiệu. + Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng sinh năm 1962 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của các bài hát: Phố xa, Búp bê bằng bông, Nụ cười hồng được nhiều bạn trẻ yêu thích. - HS lắng nghe. 2/ Phân tích bài hát: - GV thuyết trình: Bài hát viết ở giọng Mi thứ [Em], nhịp 4/4, hóa biểu đầu dòng có một dấu thăng. - ?: Em hãy cho biết ý nghĩa của nhịp 4/4? [Nhịp 4/4 là trong mỗi ô nhịp gồm có 4 phách, mỗi phách tương ứng bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ, phách thứ ba la phách mạnh vừa, phách thứ tư là phách nhẹ]. -?: Phách mạnh đầu tiên rơi vào chữ nào? [chữ “Ơi”] -?: Những kí hiệu âm nhạc nào được sử dụng trong bài hát? +Dấu luyến: vang, vẫn. + Dấu hóa bất thường[#]: nhạc. - ?: Bài hát chia làm mấy đoạn? - Bài hát gồm có 3 đoạn: Đoạn 1: Ơi hàng cây...thiết tha. Đoạn 2: Khi bình minh...dịu êm. Đoạn 3: Như thời gian...sáng ngời. Hoạt động 3: II/ Học hát: - GV mở đĩa hát mẫu. - HS lắng nghe. - GV thực hiện đàn: Luyện thanh khởi động giọng [Mi thứ]. - HS đọc gam Mi thứ. - GV hướng dẫn: Tập hát đúng lời ca theo giai điệu của bài hát. - HS tập hát từng câu. - GV đánh giai điệu mỗi câu 2 lần, lần 3 HS hát. - GV nhận xét, sửa sai [nếu có]. GV lưu ý HS khi hát: Đảo phách, hát luyến đúng tiết tấu 2 nốt. - Tập hát theo lối móc xích đến hết bài. - Hát cả bài với nhạc. - GV yêu cầu, hướng dẫn: Luyện tập hát theo tổ, nhóm. - HS thực hành. - GV hướng dẫn HS hát thể hiện được tính chất tình cảm, tha thiết của bài hát. Hoạt động 4: III/ Bài đọc thêm: NHẠC SĨ BÙI ĐÌNH THẢO VÀ BÀI HÁT ĐI HỌC - GV chỉ định HS đọc phần giới thiệu SGK/7. - HS đọc bài. - GV cho HS tìm hiểu bài. - GV cho HS nghe bài hát “Đi học”. - HS nghe và cảm nhận. I/ Giới thiệu tác giả và bài hát: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng 1/ Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng: 2/ Phân tích bài hát: - Nhịp 4/4. - Giọng Mi thứ [Em]. - Kí hiệu âm nhạc: +Dấu luyến: vang, vẫn. + Dấu hóa bất thường[#]: nhạc. II/ Học hát: III/ Bài đọc thêm: NHẠC SĨ BÙI ĐÌNH THẢO VÀ BÀI HÁT ĐI HỌC . Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: “Hãy nêu nội dung của bài hát : Mái trường mến yêu?” Đáp án câu 1: Bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý. Câu 2: “Phát biểu cảm nhận của mình về giai điệu bài hát: Mái trường mến yêu?” Đáp án câu 2: Giai điệu tình cảm, tha thiết. . Hướng dẫn học sinh tự học : - Đối với bài học ở tiết học này: + HS ôn hát thuộc lời ca theo đúng giai điệu bài hát “Mái trường mến yêu”. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + HS tìm hiểu về cao độ, trường độ của bài TĐN số 1 “Ca ngợi Tổ quốc”. + HS tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc trong bài TĐN số 1 “Ca ngợi Tổ quốc”. 5/ RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung:. ................................ - Phương pháp:. - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:..

Tài liệu đính kèm:

  • Tiet_1_HBH_Mai_truong_men_yeu_BDT_Nhac_si_Bui_Dinh_Thao_va_bai_hat_Di_hoc.doc

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Tiết 2: Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu - Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Bài đọc thêm: Cây đàn bầu trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 7. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Tiết 2

- Kiến Thức: Hát thuộc bài, biết thể hiện sắc thái tình cảm giữa hai đoạn 1 và 2 của bài hát.

Tóm tắt lý thuyết Âm nhạc lớp 7 Tiết 2

Tập đọc nhạc: TĐN số 1

CA NGỢI TỔ QUỐC

[Trích]

Nhạc và lời: Hoàng Vân

- Đàn bài TĐN qua Một lần cho HS nghe.

- Nhịp 2/4

- Cấu trúc: Bài TĐN gồm 4 câu, mỗi câu có 4 nhịp.

- Đọc tên nốt, hình nốt kết hợp vổ tay theo tiết tấu bài TĐN.

- Đọc thang âm: Đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đố. Luyện cao độ liên quan đến bài TĐN.

Hướng dẫn Soạn Âm nhạc lớp 7 Tiết 2

Câu 1

Tìm các nốt nhạc có trong bài TĐN số 1 và sắp xếp lại trên khuông nhạc theo thứ tự từ thấp đến cao. Em hãy đọc đúng cao độ các nốt đó.

Trả lời:

Rê, mi, pha, son, đô

Câu 2

Học thuộc TĐN số 1 và kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu trong bài.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Tiết 2: Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu - Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Bài đọc thêm: Cây đàn bầu trong SGK Âm nhạc lớp 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Âm nhạc. Chúc các bạn học giỏi!

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Tiết 1: Học hát bài Mái trường mến yêu Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 7. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Tiết 1

- Kiến Thức: Giới thiệu cho học sinh làm quen với bài hát giọng Mi thứ.

- Kỹ Năng: Thể hiện bài hát tình cảm, tha thiết, vừa phải.

- Thái Độ: Thông qua bài hát giáo dục cho học sinh thêm yêu quý mái trường. Ở đó có những thầy cô ngày đêm chăm sóc, vun trồng những mầm xanh đất nước.

Tóm tắt lý thuyết Âm nhạc lớp 7 Tiết 1

I. Nội dung 1: Học bài hát.

MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng

1. Giới thiệu bài hát:

  - Trong cuộc đời mỗi con người, hình ảnh về mái trường tuổi ấu thơ và các thầy cô giáo luôn để lại trong lòng chúng ta những tình cảm trong sáng và chân thành. 1 bài hát viết về mái trường sẽ nhắc nhở chúng ta biết yêu quí những ngày còn đi học và biết trân trọng công sức của các thầy cô. Trong nhiều bài hát viết về mái trường, hôm nay chúng ta học bài Mái trường mến yêu của tác giả Lê Quốc Thắng.

    - Một HS đọc phần giới thiệu bài hát.

    - Mở băng cho học sinh nghe bài hát mẫu.

    - Bài hát gợi lên hình ảnh mái trường quen thuộc với những hàng cây xanh thắm,có đàn chim vui hót trong vòm lá. Nơi đây có các thầy cô giáo suốt đời gắn bó với sự nghiệp trồng người. Với một tình yêu tha thiết vì đàn em nhỏ thương yêu, thầy cô đã dạy dỗ và đem tới cho các em bao hoài bão, ước mơ tươi đẹp, chắp cánh cho các em bay vào tương lai ngời sáng.

 2. Học Hát:

    - Cấu trúc: Bài hát gồm 3 đoạn, mỗi đoạn có 4 câu.

    - Dấu lặng đen[       ],lặng đơn[       ]Chấm dôi[       ]

    - Luyện thanh: Mề ê ế ê à.

    - Tập hát từng câu: Theo lối móc xích, mỗi câu giáo viên hát mẫu và đàn lại giai điệu 3 lần rồi đếm 3 – 4 cho cả lớp cùng hát theo đàn. Giáo viên chỉnh sửa cho các em hát đúng giai điệu và tiến hành tương tự đến hết bài.

    - Hát cả bài hát kết hợp vổ tay theo nhịp, theo phách. Hát bài hát với tính chất nhẹ nhàng, mềm mại, tha thiết.

    - Hát kết hợp vận động: Kiểu 1, đứng tại chổ chân chuyển động theo nhịp 2. Kiểu 2, chân vận động tại chổ theo nhịp, chân trái bước nhẹ sang phải [phách mạnh], chân phải bước theo chân trái.

Hướng dẫn Soạn Âm nhạc lớp 7 Tiết 1

Câu 1

Kể tên 1 vài bài hát về mái trường và thầy cô giáo mà em biết?

Trả lời:

Em yêu trường em, ngôi trường thân thiện, Mái trường nơi học bao điều hay…

Câu 2

Em tìm trong bài Mái trường mến yêu có những câu hát nào giai điệu hoàn toàn giống nhau?

Trả lời:

Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu giai điệu giống câu 

Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên.

Có loài chim đang hót vang hòa tựa như nói giống 

Khi giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Tiết 1: Học hát bài Mái trường mến yêu Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học trong SGK Âm nhạc lớp 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Âm nhạc. Chúc các bạn học giỏi!

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề