Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

50 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải chi tiết (nâng cao) - Vật Lí lớp 11

Bài trước Bài sau

50 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải chi tiết (nâng cao)

Với 50 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải chi tiết (nâng cao) Vật Lí lớp 11 tổng hợp 50 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Từ trường từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 11.

Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

50 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải chi tiết (nâng cao - phần 1)

Bài 1: Một đoạn dây dẫn dài 0,2 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 30o. Biết dòng điện chạy qua dây là 10 A, cảm ứng từ là 2.10-4 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn này là

A. 10-4 N.

B. 2.10-4 N.

C. 10-3 N.

D. 2.10-3 N.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải: F = BIlsinα = 2.10-4.10.0,2.sin30o = 2.10-4 N.

Bài 2: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Dòng điện có cường độ 0,75 A qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 3.10-3 N. Cảm ứng từ của từ trường là

A. 0,8 T.

B. 0,08 T.

C. 0,16 T.

D. 0,016 T.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải: α = 90o, F = BIlsinα

Bài 3: Một đoạn dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,5 T, dây hợp với đường sức từ một góc 30o. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5 A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là

A. 32 cm.

B. 3,2 cm.

C. 16 cm.

D. 1,6 cm.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: F = BIlsinα

Bài 4: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,8m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ B một góc α = 60o. Biết dòng điện I = 20A và dây dẫn chịu một lực từ là F = 2.10-2N. Độ lớn của cảm ứng từ B là:

A. 1,4 T.

B. 1,4.10-1 T.

C. 1,4.10-2 T.

D. 1,4.10-3 T.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: F = BIlsinα

Bài 5: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 2 A đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực điện 8 N. Nếu dòng điện qua dây dẫn là 0,5 A thì nó chịu một lực từ có độ lớn là

A. 0,5 N.

B. 2 N.

C. 4 N.

D. 32 N.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải: F = BIlsinα

Bài 6: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 1,5 A chịu một lực từ 5 N. Sau đó cường độ dòng điện thay đổi thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 20 N. Cường độ dòng điện đã

A. tăng thêm 4,5 A.

B. tăng thêm 6 A.

C. giảm bớt 4,5 A.

D. giảm bớt 6 A.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: F = BIlsinα

I2 = 6 A, I tăng thêm 4,5 A.

Bài 7: Một dây dẫn được uốn thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A như hình bên với AM = 4cm, AN = 3cm có dòng điện với cường độ 5 A chạy qua. Đặt khung dây vào trong từ trường đều có B = 3.10-3 T có vecto cảm ứng từ song song với cạnh AN hường như hình vẽ. Giữ khung dây cố định. Lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là

A. 1,2.10-3 N.

B. 0,8.10-3 N.

C. 0,6.10-3 N.

D. 0,75.10-3 N.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: l = MN = 0,05m; α = ANM; sinα = AM/MN = 4/5; F = BIlsinα = 3.10-3.5.0,05.4/5 = 6.10-4 N.

Bài 8: Treo đoạn dây dẫn có chiều dài 5 cm, khối lượng m = 5 g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết vectơ cảm ứng từ của từ trường đều hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 0,5 T và dòng điện đi qua dây dẫn là I = 2 A. Lấy g = 10 m/s2. Khi nằm cân bằng góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là

A. 30o.

B. 45o.

C. 60o.

D. 75o.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải:

Bài 9: Treo một thanh đồng có chiều dài 1 m và có khối lượng 200 g vào hai sợi dây thẳng đứng cùng chiều dài trong một từ trượng đều có B = 0,2 T và có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên. Cho dòng điện một chiều qua thanh đồng thì thấy dây treo bị lệch so với phương thẳng đứng một góc 60o. Lấy g = 10 m/s2 Cường độ dòng điện I chạy trong thanh đồng và lực căng T của mỗi dây lần lượt là

A. 103 A và 4 N.

Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

D. 103 A và 2 N.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải:

Tổng lực căng 2 dây là:

Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

Lực căng mỗi dây là 2N.

Bài 10: Một sợi dây đồng thẳng nằm ngang có dòng điện 20 A chạy qua theo chiều từ Tây sang Đông, được đặt trong từ trường đều. Khối lượng của một đơn vị chiều dài của sợi dây là 48 g/m. Lấy g = 10 m/s2. Sợi dây nằm cân bằng. Vectơ cảm ứng từ của từ trường đều này

A. hướng về phía Bắc và có độ lớn là 0,012 T.

B. hướng về phía Nam và có độ lớn là 0,024 T.

C. hướng về phía Bắc và có độ lớn là 0,024 T.

D. hướng về phía Nam và có độ lớn là 0,012 T.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: Sợi dây nằm cân bằng nên P + F = 0 P = - F F hướng lên, theo quy tắc bàn tay trái thì B hướng về phía Bắc.

F = P BIl = mg = Dlg

Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

Bài 11: Một thanh nhôm dài 1,6m, khối lượng 0,2kg chuyển động trong từ trường đều và luôn tiếp xúc với 2 thanh ray đặt nằm ngang như hình vẽ. Từ trường có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ hướng ra ngoài mặt phẳng hình vẽ. Hệ số ma sát giữa thanh nhôm MN và hai thanh ray là k = 0,4, B = 0,05T, biết thanh nhôm chuyển động đều. Thanh nhôm chuyển động về phía nào, tính cường độ dòng điện trong thanh nhôm, coi rằng trong khi thanh nhôm chuyển động điện trở của mạch điện không đổi, lấy g = 10m/s2, bỏ qua hiện tượng cảm ứng điện từ:

A. chuyển động sang trái, I = 6A.

B. chuyển động sang trái, I = 10A.

C. chuyển động sang phải, I = 10A.

D. chuyển động sang phải, I = 6A.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải:

Theo quy tắc bàn tay trái thì lực từ hướng sang phải như hình vẽ. Khi thanh nhôm chuyển động đều:

Fms + F = 0 Fms = - F Fms = F kmg = BIl

Bài 12: Một khung dây hình chữ nhật, kích thước 30 cm x 20 cm, được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây và có cảm ứng từ là 0,1 T. Cho dòng điện có cường độ 5A chạy qua khung dây dẫn này. Xác định lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây

A. 0 N.

B. 0,15 N.

C. 0,1 N.

D. 0,5 N.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định được hướng của lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây như hình vẽ.

- Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh l1 = 30 cm: F1 = - F2

- Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh l2 = 20cm: F3 = - F4

Lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây: F1 + F2 + F3 + F4 = 0

Bài 13: Một điện tích có độ lớn 10 μC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lo ren xơ tác dụng lên điện tích là

A. 1 N.

B. 104 N.

C. 0,1 N.

D. 0 N.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: f = |q0|vBsinα = 10.10-6.105.1.sin90o = 1 N.

Bài 14: Một điện tích 10-6 C bay với vận tốc 104 m/s xiên góc 30o so với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 0,5 T. Độ lớn lực Lo ren xơ tác dụng lên điện tích là

A. 2,5 mN.

B. 252 mN.

C. 25 N.

D. 2,5 N.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: f = |q0|vBsinα = 10-6.104.0,5.sin30o = 2,5 mN.

Bài 15: Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 100 mT thì chịu một lực Lo ren xơ có độ lớn 1,6.10-12 N. Vận tốc của electron là

A. 109 m/s.

B. 108 m/s.

C. 1,6.106 m/s.

D. 1,6.109 m/s.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải: f = |q0|vBsinα

Bài 16: Hai điện tích q1 = 10μC và điện tích q2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều. Lực Lo ren xơ tác dụng lần lượt lên q1 và q2 là 2.10-8 N và 5.10-8 N. Độ lớn của điện tích q2 là

A. 25 μC.

B. 2,5 μC.

C. 4 μC.

D. 10 μC.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: f = |q0|vBsinα

Bài 17: Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lo ren xơ có độ lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5.105 m/s vào thì độ lớn lực Lo ren xơ tác dụng lên điện tích là

A. 25 mN.

B. 4 mN.

C. 5 mN.

D. 10 mN.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: f = |q0|vBsinα

Bài 18: Một hạt mang điện 3,2.10-19C được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ tác dụng lên nó biết m = 6,67.10-27kg, B = 2T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.

A. 1,2.10-13 N.

B. 1,98.10-13 N.

C. 3,21.10-13 N.

D. 3,4.10-13 N.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải:

Bài 19: Một electron chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức từ như hình vẽ. B = 0,004T, v = 2.106m/s, xác định hướng và cường độ điện trường E:

A. E hướng lên, E = 6000V/m.

B. E hướng xuống, E = 6000V/m.

C. E hướng xuống, E = 8000V/m.

D. E hướng lên, E = 8000V/m.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: Hạt chuyển động thẳng đều Fd + FL = 0 Fd = - FL

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta thấy FL hướng xuống Fd hướng lên, do q < 0 nên E hướng xuống.

Fd = FL qE = evB E = vB = 2.106.0,004 = 8000V/m.

Bài 20: Một proton chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức điện trường như hình vẽ. E = 8000V/m, v = 2.106m/s, xác định hướng và độ lớn B:

A. B hướng ra. B = 0,002 T.

B. B hướng vào. B = 0,003 T.

C. B hướng xuống. B = 0,004 T.

D. B hướng lên. B = 0,004 T.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: Hạt chuyển động thẳng đều Fd + FL = 0 Fd = - FL

E hướng từ trong ra và q > 0 Fd hướng từ trong ra, FL hướng từ ngoài vào trong.

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta thấy B hướng xuống. Fd = FL qE = evB B = 0,004 T.

Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

Bài 21: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm

A. 4.10-6 T.

B. 2.10-7/5 T.

C. 5.10-7 T.

D. 3.10-7 T.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải:

Bài 22: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 (cm) cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10-5 (T). Cường độ dòng điện chạy trên dây là:

A. 10 (A).

B. 20 (A).

C. 30 (A).

D. 50 (A).

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải:

Bài 23: Dây dẫn thẳng dài có dòng điện 5A chạy qua. Cảm ứng từ tại M có độ lớn 10-5T. Điểm M cách dây một khoảng:

A. 20cm.

B. 10cm.

C. 1cm.

D. 2cm.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải:

Bài 24: Một điểm cách một dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện 20 cm thì có độ lớn cảm ứng từ 1,2 μT. Một điểm cách dây dẫn đó 60 cm thì có độ lớn cảm ứng từ là

A. 0,4 μT.

B. 0,2 μT.

C. 3,6 μT.

D. 4,8 μT.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải:

Bài 25: Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5 A thì có cảm ứng từ 0,4 μT. Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10 A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là

A. 0,8 μT.

B. 1,2 μT.

D. 0,2 μT.

D. 1,6 μT.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải:

Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

50 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải chi tiết (nâng cao - phần 2)

Bài 1: Một khung dây tròn bán kính 3,14cm có 10 vòng dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,1A. Cảm ứng từ tại tâm của khung dây có độ lớn:

A. 2.10-3 T.

B. 2.10-4 T.

C. 2.10-5 T.

D. 2.10-6 T.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải:

Bài 2: Một khung dây tròn có 5000 vòng bán kính mỗi vòng là 10cm, có dòng điện 10A chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm khung dây là

A. 2π.10-4 T.

B. 4π.10-4 T.

C. 0,2π T.

D. 0,1π T.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải:

Bài 3: Dòng điện 10A chạy trong vòng dây dẫn tròn có chu vi 40cm đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn xấp xỉ:

A. 10-5 T.

B. 10-4 T.

C. 1,57.10-5 T.

D. 5.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải:

Bài 4: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6(T). Đường kính của dòng điện đó là:

A. 10 (cm).

B. 20 (cm).

C. 22 (cm).

D. 26 (cm).

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải:

Bài 5: Tại tâm của dòng điện tròn gồm 100 vòng, người ta đo được cảm ứng từ B = 62,8.10-4 T. Đường kính vòng dây là 10cm. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng là:

A. 5A.

B. 1A.

C. 10A.

D. 0,5A.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải:

Bài 6: Một ống dây được cuốn bằng loại dây tiết diện có bán kính 0,5mm sao cho các vòng sát nhau. Số vòng dây trên một mét chiều dài ống là

A. 1000.

B. 2000.

C. 5000.

D. chưa thể xác định được.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: 1 vòng chiếm 0,5.2 = 1mm, 1000 mm (1m) có 1000 vòng.

Bài 7: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây có dài l = 40 (cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là:

A. 936.

B. 1125.

C. 1250.

D. 1379.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: 1 vòng chiếm 0,08 mm l = 40 cm có 40/0,08 = 500 vòng 100cm có (100.500)/40 = 1250 vòng.

Bài 8: Một ống dây dài 40cm, một dây dẫn quấn 80 vòng quanh ống dây. Cường độ dòng điện qua dây dẫn là 1A. Khi ống đặt trong không khí thì cảm ứng từ bên trong ống dây là:

A. 24,72.10-5 T.

B. 25,72.10-6 T.

C. 8.10-6 T.

D. 25,13.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải:

Bài 9: Cho dòng điện cường độ 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 35.10-5 T. Tính số vòng của ống dây, biết ống dây dài 50cm.

A. 420 vòng.

B. 390 vòng.

C. 670 vòng.

D. 928 vòng.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải:

Bài 10: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3 (T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là:

A. 6,3 (V).

B. 4,4 (V).

C. 2,8 (V).

D. 1,1 (V).

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải: 1 vòng chiếm 0,08 mm l = 40 cm có 40/0,08 = 500 vòng 100cm có (100.500)/40 = 1250 vòng.

U = I.R = 4.1,1 = 4,4V.

Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

Bài 11: Một ống dây có dòng điện chạy qua tạo ra trong ống dây một từ trường đều B = 6.10-3 T. Ống dây dài 0,4m có 800 vòng dây quấn sát nhau. Cường độ dòng điện chạy trong ống dây là:

A. I = 2,39 A.

B. I = 5,97 A.

C. I = 14,9 A.

D. I = 23,9 A.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải:

Bài 12: Dùng một dây đồng đường kính 0,8mm có một lớp sơn mỏng cách điện quấn quanh hình trụ đường kính 4cm để làm một ống dây. Khi nối hai đầu ống dây với một nguồn điện có hiệu điện thế 3,3V thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 15,7.10-4 T. Tính chiều dài của ống dây và cường độ dòng điện trong ống. Biết điện trở suất của đồng là 1,76.10-8 Ωm, các vòng của ống dây được quấn sát nhau:

A. 0,8m; 1A.

B. 0,6m; 1A.

C. 0,8m; 1,5A.

D. 0,7m; 2A.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải: 1 vòng chiếm 0,8mm 1000mm (1m) có n = 1000/0,8 = 1250 vòng.

Chiều dài sợi dây đồng:

Chu vi ống trụ C = 0,04πm, Số vòng quấn trên ống trụ là 30π/0,04π = 750 vòng.

1 vòng chiếm 0,8 mm 750 vòng chiếm 750.0,8 = 600 mm = 0,6 m.

Bài 13: Hai dây dẫn thẳng dài D1 và D2 song song cách nhau 32 cm trong không khí có dòng điện chạy qua. Dòng điện qua dây D1 có cường độ 5 A. Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây, ngoài khoảng hai dây dẫn và cách D2 8 cm có cảm ứng từ bằng 0. Dòng điện qua D2 có cường độ

A. 2 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.

B. 2 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.

C. 1 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.

D. 1 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Điểm có cảm ứng từ bằng 0 nằm ngoài 2 dây nên hai dòng điện ngược chiều nhau.

Bài 14: Hai dây dẫn thẳng dài D1 và D2 song song cách nhau 20 cm trong không khí có dòng điện chạy qua. Dòng điện qua dây D1 có cường độ 4 A. Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây cách dây D1 8 cm và cách dây D2 12 cm có cảm ứng từ bằng 0. Dòng điện qua D2 có cường độ

A. 0,375 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.

B. 0,375 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.

C. 6 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.

D. 6 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: MD1 + MD2 = D1D2 nên M nằm giữa 2 dây nên hai dòng điện cùng chiều.

Bài 15: Hai dây dẫn thẳng dài D1 và D2 song song cách nhau 32 cm trong không khí, cường độ dòng điện chạy qua hai dây lần lượt là 5 A và 1 A, ngược chiều với nhau. Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây có độ lớn cảm ứng từ là?

A. 5,0.10-6 T.

B. 7,5.10-6 T.

C. 5,0.10-7 T.

D. 7,5.10-7 T.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải:

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta có chiều B1B2 như hình vẽ. Do B1B2 cùng chiều nhau nên:

Bài 16: Hai dây dẫn thẳng dài D1 và D2 song song cách nhau 32 cm trong không khí, cường độ dòng điện chạy qua hai dây lần lượt là 5 A và 1 A, ngược chiều với nhau. Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây, ngoài khoảng hai dây và cách dây D1 8 cm. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là

A. 1,0.10-5 T.

B. 1,1.10-5 T.

C. 1,2.10-5 T.

D. 1,3.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải:

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta có chiều B1B2 như hình vẽ. Do B1B2 ngược chiều nhau nên:

Bài 17: Hai dây dẫn thẳng dài D1 và D2 song song cách nhau 40 cm trong không khí có dòng điện cùng chiều, cùng cường độ 100 A chạy qua. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây, cách dây D1 10 cm, cách dây D2 30 cm có độ lớn là

A. 0 T.

B. 2.10-4 T.

C. 24.10-5 T.

D. 13,3.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải:

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta có chiều B1B2 như hình vẽ. Do B1B2 ngược chiều nhau nên:

Bài 18: Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 A và I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 cm trong chân không ngược chiều nhau. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I1 là 6 cm và cách I2 8 cm có độ lớn là

A. 2,0.10-5 T.

B. 2,2.10-5 T.

C. 3,0.10-5 T.

D. 3,6.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: I1M2 + I2M2 = I1I22 nêm tam giác I1MI2 vuông tại M.

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta có chiều B1B2 như hình vẽ. Do B1B2 vuông góc với nhau nên:

Bài 19: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 cm trong không khí, dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 5 A ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10 cm có độ lớn là

A. 10-5 T.

B. 2.10-5 T.

C. 3.10-5 T.

D. 1,4.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải:

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta có chiều B1B2 như hình vẽ. Do B1B2 hợp với nhau một góc 120o nên:

Bài tập cảm ứng từ có lời giải chi tiết

Bài 20: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 14 cm trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây cùng chiều và có cùng cường độ là 1,25 A. Tại điểm cách mỗi dây 25 cm vecto cảm ứng từ

A. song song với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 1,92.10-6 T.

B. song song với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 5,6.10-7 T.

C. vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 1,92.10-6 T.

D. vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 5,6.10-7 T.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải:

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta có chiều B1B2 như hình vẽ. Do B1 = B2 nên:

Bài 21: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn có cường độ dòng điện là I1 = 10 A; I2 = 30 A vuông góc nhau trong không khí. Khoảng cách ngắn nhất giữa chúng là 4 cm. Cảm ứng từ tại điểm cách mỗi dòng điện 2 cm có độ lớn

A. 3.10-4 T.

B. 3,16.10-4 T.

C. 4.10-4 T.

D. 2.10-4 T.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải:

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta có chiều B1B2 như hình vẽ. Do B1B2 vuông góc với nhau nên:

Bài 22: Trong mặt phẳng Oxy có hai dây dẫn: dây thứ nhất đặt trên trục Ox và dòng điện chạy qua nó có chiều dương của trục Ox với cường độ là I1 = 2A; dây thứ hai đặt trên trục Oy và dòng điện chạy qua nó có chiều dương của trục Oy với cường độ là I2 = 10 A. Hai dây cách điện với nhau. Cảm ứng từ gây bởi hai dòng điện tại M(x = 5 cm, y = 4 cm) có độ lớn là

A. 2.10-5 T.

B. 5.10-5 T.

C. 3.10-5 T.

D. 4.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải:

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta có chiều B1B2 như hình vẽ. Do B1B2 ngược chiều với nhau nên:

Bài 23: Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính 6 cm, tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ là 4 A. Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là?

A. 2,5.10-5 T.

B. 5,5.10-5 T.

C. 3,5.10-5 T.

D. 4.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải:

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta thấy B1B2 cùng chiều (từ trong ra ngoài) nên:

Bài 24: Hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R1 = 8 cm, vòng kia là R2 = 16 cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10 A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong cùng một mặt phẳng, và dòng điện chạy trong hai vòng ngược chiều. Cảm ứng từ tại tâm của hai dây dẫn có độ lớn là

A. 1,18.10-4 T.

B. 1,2.10-4 T.

C. 3,9.10-5 T.

D. 8,8.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: Do 2 dòng điện tròn đồng tâm, ngược chiều cùng nằm trong một mặt phẳng nên B1B2 do hai dòng điện có gây ra ngược chiều nhau.

Bài 25: Hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R1 = 8 cm, vòng kia là R2 = 16 cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10 A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Cảm ứng từ tại tâm của hai dây dẫn có độ lớn là

A. 1,18.10-4 T.

B. 1,7.10-4 T.

C. 3,9.10-5 T.

D. 8,8.10-5 T.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Do 2 dòng điện tròn đồng tâm, ngược chiều cùng nằm trong hai mặt phẳng vuông góc nhau nên B1B2 do hai dòng điện có phương vuông góc với nhau.