Bài tập phương châm về hội thoại

Bài tập về các phương châm hội thoại

Phương châm hội thoại là phương pháp, cách thức mà chúng ta cần biết để điều khiển tư tưởng và ngôn ngữ khi giao tiếp trong xã hội. Chúng ta cùng nhau làm một số bài tập về Các phương châm hội thoại.

Bài tập phương châm về hội thoại


Bài tập về các phương châm hội thoại


Câu 1: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?

Trông thấy thầy giáo, A chào rất to: - Chào thầy. Thầy giáo trả lời và hỏi: - Em đi đâu đấy!

- Em làm bài tập rồi. - A đáp.

Trả lời

- Trong lượt thoại 1: "Chào thầy" đã không tuân thủ phương châm lịch sự.

Chào thầy giáo nhưng không có thưa gửi, nói trống không (thiếu từ nhân xưng và tình thái từ)

- Trong lượt thoại 2: Không tuân thủ phương châm quan hệ.

Thầy giáo hỏi "Đi đâu" thì A lại trả lời "Em làm bài tập rồi" => Nói lạc đề.

Câu 2: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn kể về Thúy Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế - gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:

"Thiếp danh đưa đến lầu hồng"

Theo em Từ Hải có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao?

Trả lời

- Lời nói của Từ Hải vi phạm phương châm về chất.

- Vì: Kiều đang sống ở lầu xanh, một nơi mà Kiều cho là chốn bùn đen nhơ nhớp, ô uế. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến "lầu hồng" - chỉ nơi ở của người con gái đài các.

Song chính cách nói đó của Từ Hải khiến người đọc ngỡ ngàng để rồi thấm thía hơn tình cảm nhân văn bình dị của một bậc anh hùng cái thế, luôn trân trọng nhân phẩm của Thúy Kiều, cảm thông với cuộc sống bị đọa đày của nàng.

Câu 3: Hãy cho biết các câu sau có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?

(Dựa vào phương châm hội thoại đã học để lí giải điều đó)

"Lời nói gói vàng" "Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

- Các câu trên không mâu thuẫn với nhau.

Trả lời

- Vì:

+ Lời nói gói vàng là sự so sánh giá trị của lời nói (gói vàng) khi ta phát huy được hiệu quả của lời nói trong giao tiếp, làm thỏa mãn người nghe.

+ Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: Không có nghĩa là lời nói không có giá trị mà là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Khi giao tiếp chúng ta sử dụng, lựa chọn sao cho phù hợp để lời nói phát huy được hiệu quả trong giao tiếp.

Câu 4: Hãy cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học:

1. Nói dơi nói chuột. 2. Nói như dùi đục chấm mắm cáy. 3. Ăn lắm thì hết miếng ngon, Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ. 4. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Trả lời

1. Phương châm về chất. 2. Phương châm lịch sự. 3. Phương châm về lượng.

4. Phương châm lịch sự.

Các phương châm hội thoại – Luyện tập bài Các phương châm hội thoại trang 10 SGK Văn 9. 5. Giải thích nghĩa các thành ngữ và các thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào?

1. Các câu sau mắc lỗi phương châm về lượng:

a)   Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.

Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì “gia súc” có nghĩa là thú nuôi ở nhà.

b)  Én là một loài chim có hai cánh.

Câu này thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả loài chim đều có hai cánh.

2. Các từ ngữ điển vào chỗ trống của các câu như sau:

a)  Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.

b)  Nói sai sự thật một cách cô ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.

c)  Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.

d)  Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.

e)    Nói khóac làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khóac lác cho vui là nói trạng.

Các từ ngữ chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất.

3. Trong truyện cười Có nuôi được không? với câu nói “Rồi có nuôi được không?”, người nói không tuân thủ phương châm về lượng trong hội thoạiế Vì bố” của người nói với anh ta đẻ non không nuôi được thì làm sao có anh ta (người nói).

4. Những cách diễn đạt:

Quảng cáo

a)   Đôi khi người ta dùng những cách diền đạt như: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là… đó là người nói tuân thủ phương châm về chất; tức là vấn đề mình đưa ra một nhận định hay truyền đạt một thông tin chưa có bằng chứng chắc chắn. Người nói phải dùng những cách nói trên để cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà minh chưa được kiểm chứng.

b)   Đôi khi người ta dùng cách diễn đạt: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết đó là người nói tuân thủ phương châm về lượng. Trong giao tiếp khi cần dẫn ý, chuyển ý, người nói thường nhắc lại nội dung nào đó đã nói hay giả định mọi người đều biết. Cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết về việc nhắc lại nội dung đả cũ là do chủ định của người nói.

5. Giải thích nghĩa các thành ngữ và các thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào?

–       Ăn đơm nói đặt: đặt điều, vu khống bịa chuyện cho người khác

–       Ăn ốc nói mò: nói không căn cứ.

–       Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt cho người khác.

–        Cãi chày cãi côi: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.

–       Khua môi múa mép: ba hoa, khóac lác, phô trương.

–       Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, lăng nhăng, không xác thực.

–       Hứa hươu hứa vượn: hứa cho qua chuyện, không thực hiện lời hứa.

Tất cả các thành ngữ trên nhằm chỉ những cách nói, nội dung nói

không tuân thủ phương châm về chất.

Các phương châm hội thoại là một trong những chuyên đề cơ bản trong chương trình ngữ văn lớp 9, để Quý bạn đọc có thể nắm rõ các phương châm hội thoại bao gồm những phương châm nào và các bài tập về phương châm hội thoại có kèm đáp án, chúng tôi xin gửi đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây

Phương châm hội thoại là gì?

Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.

Các loại phương châm hội thoại

– Có 5 phương châm hội thoại chính:

+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

+ Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.

– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Bài tập phương châm về hội thoại

Luyện tập các bài tập về phương châm hội thoại

Bài 1:

a/ Em hãy kể tên các phương châm hội thoại.

b/ “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”

Nội dung câu ca dao trên khuyên ta trong giao tiếp nên tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Trả lời:

a/ Các phương châm hội thoại bao gồm:

+ Phương châm về lượng

+ Phương châm về chất

+ Phương châm quan hệ

+ Phương châm cách thức

+ Phương châm lịch sự

b/ “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”

Nội dung câu ca dao trên khuyên ta trong giao tiếp nên tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự.

Bài 2: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?

Trông thấy thầy giáo, A chào rất to:

– Chào thầy.

Thầy giáo trả lời và hỏi:

– Em đi đâu đấy!

– Em làm bài tập rồi. – A đáp.

Trả lời:

​- Trong lượt thoại 1: “Chào thầy” đã không tuân thủ phương châm lịch sự. Chào thầy giáo nhưng không có thưa gửi, nói trống không (thiếu từ nhân xưng và tình thái từ)

– Trong lượt thoại 2: Không tuân thủ phương châm quan hệ.

Thầy giáo hỏi “Đi đâu” thì A lại trả lời “Em làm bài tập rồi” 

=> Nói lạc đề.

Bài 3: Hãy cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học:

a/ Nói dơi nói chuột.

b/ Nói như dùi đục chấm mắm cáy.

c/ Ăn lắm thì hết miếng ngon,

Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.

d/ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Trả lời:

​a/ Phương châm về chất.

b/ Phương châm lịch sự.

c/ Phương châm về lượng.

d/ Phương châm lịch sự.

Bài 4: Hãy cho biết lời của người trồng nho trong câu chuyện sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

Người và chim sáo

Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa những quả nho chín mọng trên cành. Ông bèn lớn tiếng nhiếc móc con chim kia là đồ trộm cắp đáng khinh. Chim bèn hỏi lại:

– Thế nếu không có tôi bắt sâu bọ suốt mùa qua thì liệu có vườn quả hôm nay không?

– Mi ăn sau bọ như người ta ăn thịt trứng. Ta không đòi hỏi trả tiền thì thôi, lại còn kể công sao?

– Một vài quả nho mà đổi được vườn nho, sao ông lại tiếc?

– Ta không cần mi, hãy cút đi, đồ ăn hại.

Người trồng nho giận dữ ném đất đánh đuổi chim đi.

Mùa sau, chim đi biệt không trở lại. Sâu bọ phá hết vườn nho không còn một lá. Bấy giờ, người trồng nho mới cất tiếng than: “Ôi, ta tiếc vài chùm nho nhỏ để làm mất cả vườn nho!”.

(Truyện ngụ ngôn)

Trả lời:

Lời của người trồng nho vi phạm phương châm lịch sự.

Bài 5: Xác định các phương châm hội thoại tương ứng với các câu tục ngữ dưới đây:

a, Ai ơi chớ vội cười nhau

Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười.

b, Ăn bớt bát, nói bớt lời.

c, Nói có sách, mách có chứng

d, Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

e, Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Trả lời:

a, Phương châm về chất

b, Phương châm về lượng

c, Phương châm về chất

d, Phương châm lịch sự

e, Phương châm quan hệ

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề các phương châm hội thoại. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.