Bài tập trắc nghiệm về an dụ và hoán dụ

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 6 - Hoán dụ

14 2.248

Tải về Bài viết đã được lưu

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ Văn lớp 6 - Hoán dụ bao gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các em học sinh ôn tập và củng cố thêm kiến thức đã học về biện pháp Hoán dụ đã được học trong chương trình Ngữ văn 6. Sau đây mời các em tham khảo làm bài.

Mời các bạn tham khảo thêm các đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 sau:

  • Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ Văn lớp 6 - Nhân hóa
  • Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 6 - Văn bản "Thánh Gióng"
  • Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ Văn lớp 6 - Văn bản "Em bé thông minh"

  • 1. Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?

    • A. 2 kiểu
    • B. 4 kiểu
    • C. 3 kiểu

  • 2. Trong câu "Trận Điện Biên Phủ đã làm chấn động toàn cầu" thì cụm từ "trận Điện Biên Phủ" được dùng theo biện pháp tu từ nào ?

    • A. Ẩn dụ
    • B. Hoán dụ
    • C. So sánh

  • 3. Phép hoán dụ khác phép ẩn dụ điểm nào ?

    • A. Hoán dụ không giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm như ẩn dụ
    • B. Hoán dụ không có liên quan đến so sánh còn ẩn dụ thì có
    • C. Hoán dụ được thực hiện trên cơ sở tìm ra sự gần gũi giữa các sự vật hiện tượng để chuyển đổi tên gọi còn ẩn dụ được thực hiện trên cơ sở tìm ra sự tương đồng giữa các sự vật hiện tượng để chuyển đổi tên gọi.

  • 4. Việc lấy âm thanh mà sự vật phát ra để gọi tên sự vật có thể được xếp vào kiểu hoán dụ nào ?

    • A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể
    • B. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
    • C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

  • 5. "Vì sao ? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh". Hai câu thơ trên sử dụng phép hoán dụ kiểu nào ?

    • A. lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
    • B. lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
    • C. lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
    • D. lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

  • 6. Phép hoán dụ giống phép ẩn dụ và phép so sánh ở đâu ?

    • A. Nó gồm hai loại là: ngang bằng và không ngang bằng
    • B. Nó giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường.
    • C. Nó là sự đối chiếu để tìm ra nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng.

  • 7. Trong những câu sau, câu nào không sử dụng phép hoán dụ?

    • A. Miền Nam đi trước về sau.
    • B. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.
    • C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
    • D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim của Bác.

  • 8. Phép hoán dụ khác phép so sánh ở đâu ?

    • A. Phép hoán dụ có thể tạo ra nghĩa mới, từ mới còn phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ so sánh
    • B. Phép hoán dụ cần đến sự liên tưởng còn phép so sánh không cần.
    • C. Phép hoán dụ giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm còn phép so sánh thì không.

  • 9. Việc lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó có thể được xếp vào kiểu hoán dụ nào ?

    • A. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
    • B. Lấy bộ phận để gọi toàn thể

  • 10. "Mồ hôi mà đổ xuống đồng - Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương." Từ "Mồ hôi" trong câu ca dao trên được sử dụng để hoán dụ cho

    • A. công việc của người lao động.
    • B. người lao động.
    • C. quá trình lao động nặng nhọc vất vả.
    • D. kết quả con người thu được trong lao động.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 6B
Câu 2DCâu 7C
Câu 3BCâu 8B
Câu 4CCâu 9A
Câu 5ACâu 10D

Hoàng Việt (Tổng hợp)