Bài tập về văn bản Tức nước vỡ bờ

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm.

- Dẫn dắt và giới thiệu đoạn trích Tức nước vỡ bờ: Với hơn một trăm trang tiểu thuyết Tắt đèn, đặc biệt là đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về hiện thực xã hội bất công lúc bấy giờ và thân phận của người nông dân cũng như những vẻ đẹp của họ.

2. Thân bài

a] Tình thế của gia đình chị Dậu

- Chuyện xảy ra ở làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế. Gia đình chị Dậu nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh. Đến kì nộp sưu, anh chị phải chạy vạy ngược xuôi nhưng vẫn không đủ tiền.

- Trước khi bị bắt ra ngoài đình, anh Dậu đã ủy quyền cho chị lo việc nhà. Chị bán cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế. Chị đã bán con, bán cho để nộp sưu cho anh nhưng vẫn thiếu xuất sưu của người em chồng đã mất từ năm trước nên anh Dậu vẫn chưa được tha.

- Đến khi anh bị ngất sửu chúng mới trả về cho chị Dậu. Chị nấu cháo cho anh ăn, anh vừa kề bát cháo lên miệng thì bọn cai lệ kéo đến thúc sưu. Anh sợ quá lăn đùng ra ngất.

- Gánh nặng gia đình, tính mạng anh Dậu phụ thuộc hoàn toàn vào sự chèo chống của chị - người phụ nữ con mọn, chân yếu tay mềm.

=> Hoàn cảnh cùng quẫn, éo le, khốn khổ của những gia đình nông dân trong thời bấy giờ.

b] Bộ mặt của bọn tay sai

- Chúng xuất hiện với những công cụ để hành hung: roi song, tay thước, dây thừng...

- Cử chỉ: gõ đầu roi xuống đất thét, trợn ngược hai mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập…

=> Bản chất tàn ác, đểu giả. Chúng chính là hiện thân đầy đủ nhất của xã hội thực dân phong kiến tàn bạo, không tình người lúc bấy giờ.

c] Diễn biến tâm lí, tính cách của chị Dậu

* Trước khi bọn tay sai xuất hiện: Chị hiện lên là một người rất mực yêu thương chồng con.

- Khi anh Dậu vừa mới tỉnh, việc đầu tiên của chị là nấu cháo cho chồng và các con ăn:

+ Quạt cháo cho nhanh nguội để anh Dậu ăn.

+ Bước từng bước rón rén bưng cháo đến bên chồng.

+ Ngồi chờ chồng ăn cháo có ngon không và lo lắng cho sức khỏe của chồng.

- Những cử chỉ, lời nói chị dành cho người chồng đau yếu rất mộc mạc nhưng vô cùng đằm thắm, dịu dàng.

à Chị mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, hết lòng yêu thương chồng con.

* Khi bọn tay sai xuất hiện

- Lúc đầu: Phân trần, van xin bọn chúng cho khất sưu kể cả khi cai lệ quát tháo, dọa nạt vẫn một mực van xin tha thiết "nhà cháu đã túng lại phải đóng cả xuất sưu của chú nó nữa nên mới lôi thôi như thế chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà cháu đâu, hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất".

-> Người phụ nữ con mọn đã phải nhẫn nhục, hạ mình với những lời lẽ mềm mỏng, lễ phép vì chị biết mình là kẻ có tội nên không dám cưỡng lại phép nước. Hơn nữa, bản năng của người nông dân lép vế mách bảo nếu không nhẫn nhục sẽ chuốc lấy hậu quả khó lường. Điều quan trọng hơn là chị muốn dành sự bình yên cho chồng mình.

- Lúc sau:

+ Những lời van xin, lễ phép tha thiết của chị đã bị tên cai lệ bỏ ngoài tai. Hắn cứ xông đến để trói anh Dậu và còn đánh chị khi bị chị ăn vạ. Hành động "bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch" là giọt nước làm tràn li, không thể nín nhịn được nữa, chị đã liều mạng cự lại.

-> Đầu tiên chị nói với chúng "chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ".  Chị đưa ra đạo lí tối thiểu của con người, chị hi vọng có thể đánh thức lương tri của bọn chúng. Lúc này, chị vô tình tha đổi cách xưng hô từ ông - cháu sang ông- tôi. Lời lẽ và giọng điệu của chị đã đanh thép hơn nhiều.

+ Lời lẽ của chị đã làm cai lệ tức giận, hắn đánh chị một cách tàn nhẫn và nhảy vào cạnh chồng chị.

-> Bao nhiêu căm hờn, uất hận được tích tụ, ghìm nén từ lâu được dịp bùng phát. Chị thách thức bọn chúng bằng những lời lẽ đanh đá, đáo để, ngỗ nghịch của người đàn bà bị dồn vào mức cùng quẫn "mày trói chồng bà đi bà cho mày xem". Không còn xưng hô ngang hàng "ông- tôi" mà gọi cai lệ là “mày” xưng “bà”. Cách xưng hô của người bề trên hoàn toàn đè bẹp uy thế của đối phương.

+ Cùng với lời thách thức, chị đã xông vào đánh nhau với bọn chúng và nhanh chóng hạ gục hai tên tay sai. Trước sức mạnh của chị, hai tên tay sai vốn rất hung hăng, hống hách trở nên thật nực cười, thảm hại.

-> Có thể nói chị đã vùng lên với một sức mạnh ghê gớm như người khổng lồ trong truyện cổ tích. Hình ảnh chị thật đẹp - một vẻ đẹp mạnh mẽ của người bị áp bức đã biết vùng lên để chống lại áo bức bất công.

=> Sức mạnh của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn nhưng gốc rễ lại là tình yêu thương. Chị mộc mạc, hiền dịu, vị tha, biết khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, không chỉ biết sợ hãi mà trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Qua đó thấy được sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân.

3. Kết bài

- Gía trị nghệ thuật:

+ Xây dựng tình huống truyện kịch tính.

+ Kể chuyện, miêu tả nhân vật sinh động.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ, qua ngòi bút hiện thực khỏe khoắn của Ngô Tất Tố ta không chỉ cảm nhận được mối xung đột giai cấp gay gắt mà còn cảm nhận được vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người phụ nữ nông dân.

323 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Tức nước vỡ bờ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì?

  • A. Ngô Tất Tố
  • B. Ngô Văn Tố
  • C. Ngô Công Tố
  • D. Ngô Lộc Hà

Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm là

  • A. Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.
  • B. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật
  • C. Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Nhà văn Ngô Tất Tố từng làm những công việc gì?

  • A. Khảo cứu triết học, văn học cổ
  • B. Làm báo
  • C. Viết văn
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương thứ bao nhiêu của tác phẩm “Tắt đèn”?

  • A. Chương VIII
  • B. Chương VII
  • C. Chương XVIII
  • D. Chương XVII

Câu 5: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?

  • A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
  • B. Để cho nhân vật tự bộc lộc qua hành vi, giọng nói và điệu bộ của mình.
  • C. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật kia.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị?

  • B. Thái độ bất cần
  • A. Thái độ không chịu khuất phục
  • C. Thái độ kiêu căng
  • D. Thái độ bực tức

Câu 7: Ý nào sau đây không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích?

  • A. Lòng căm hờn bọn tay sai vô độ.
  • B. Tình thương chồng con vô bờ bến.
  • C. Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng.
  • D. Ý thức được sự " cùng đường của mình"

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

  • A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc
  • B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao
  • C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố
  • D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng nhất về tư tưởng mà nhà văn muốn truyền tải qua đoạn trích?

  • A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả.
  • B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh.
  • C. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ.
  • D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.

Câu 10: Vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

  • A. Do chị Dậu là người nông dân khổ nhất.
  • B. Vì chị là người phụ nữ mạnh mẽ nhất, dám phản kháng lại thế lực cường quyền
  • C. Vì chị là người phụ nữ chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.
  • D. Vì chị luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dâ phong kiến.

Cập nhật: 07/09/2021

Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một tác phẩm xuất sắc thuộc dòng văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm là bức tranh toàn diện, chân thực về xã hội đương thời đầy ngột ngạt và tăm tối đã đẩy người nông dân rơi vào bước đường cùng. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được trích từ chương VIII của tiểu thuyết Tắt đèn.

Dưới đây là một số hướng dẫn của cô Nguyễn Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI để giúp học sinh nắm vững những nội dung chính của văn bản. Nội dung kiến thức được trích từ buổi học livestream của Lớp học online Toán – Văn miễn phí cùng HOCMAI [lớp 6 – 9]. Phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo ngay nhé!

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Ngô Tất Tố [1893 – 1954]

Ngô Tất Tố – nhà văn uyên thâm, đa tài

– Ngô Tất Tố xuất thân trong gia đình nhà Nho gốc nông dân.

– Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.

– Một số tác phẩm ở nhiều thể loại như: Tắt đèn [tiểu thuyết, 1939], Lều chõng [phóng sự tiểu thuyết, 1940], phóng sự Tập án cái đình [1939], Việc làng [phóng sự, 1940], Trời hửng [dịch, truyện ngắn, 1946], Đóng góp [kịch, 1956]…

2. Tác phẩm

a] Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Tiểu thuyết “Tắt đèn” được sáng tác năm 1939 – thời điểm trước cách mạng tháng 8

– Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được trích từ chương VIII của cuốn tiểu thuyết.

b] Đọc – Tóm tắt:

– Vụ sưu thuế của làng đang ở thời điểm gay gắt nhất. Nhà chị Dậu không đủ tiền sưu thuế nên anh Dậu bị bắt, đánh trói dã man. 

– Chị Dậu vừa xin cho anh Dậu về nhà để chăm sóc thì bọn cai lệ lại xông đến đòi bắt đi.

– Chị Dậu van xin không được nên đã tức giận và phản kháng lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

=> Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã tái hiện lại khung cảnh đầy gay gắt của vụ sưu thuế làng Đông Xá, trong đó, gia đình chị Dậu đã bị đẩy đến tình cảnh bước đường cùng. 

Kiến thức bổ trợ: Sưu thuế là tiền sưu và các khoản thuế dưới thời phong kiến thực dân, yêu cầu mọi người dân phải nộp. Trong xã hội phong kiến nửa thực dân trước cách mạng, người nông dân bị chèn ép, bóc lột và bắt đóng nhiều loại thuế vô lý và bất công. Một loại thuế mà nhà văn Ngô Tất Tố đề cập và lên án gay gắt trong tác phẩm là thuế thân. [Gia đình chị Dậu ngoài việc phải đóng thuế thân cho anh Dậu, còn phải gánh thêm thuế thân của em trai anh Dậu – người đã chết từ năm ngoái.]

c] Phương thức biểu đạt: Tự sự [đan xen miêu tả] d] Ngôi kể: Ngôi kể thứ ba – Cách kể khách quan e] Tình huống

Anh Dậu vừa được đưa về nhà sau khi bị đánh đập hết sức dã man => chị Dậu ra sức chăm sóc chồng nhưng trời vừa sáng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào, tính mạng anh Dậu bị đe dọa => Chị Dậu chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

=> Tình huống kịch tính căng thẳng.

f] Bố cục đoạn trích: theo trình tự cốt truyện

– Phần 1: Từ đầu → ăn có ngon miệng không: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

– Phần 2: Còn lại: Chị Dậu chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng.

II. Đọc – Hiểu chi tiết

1. Nhân vật chị Dậu

Khi phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học, học sinh chú ý tìm hiểu về hoàn cảnh nhân vật, ngoại hình, lời nói, hành động,.. Từ đó khái quát tính cách và phẩm chất của nhân vật.

a] Hoàn cảnh chị Dậu:

Chị Dậu được đặt trong bối cảnh vụ sưu thuế tại làng Đông Xá vô cùng gay gắt. Một mình chị Dậu phải gánh trên vai nhiều trách nhiệm: vất vả “chạy vạy” khắp nơi để lo cho gia đình chồng con, lại vừa lo suất sưu cho chồng, chống trả lại bọn quan nha. Chính trong hoàn cảnh khó khăn này, chị Dậu –  người phụ nữ nông dân tiêu biểu đã bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của mình.

b] Cử chỉ, lời nói, hành động của chị Dậu:

Trước khi cai lệ đến Khi cai lệ đến
  • Cử chỉ: “Quạt cháo cho chóng nguội, rón rén bưng bát cháo đến cho chồng, chờ xem chồng ăn có ngon miệng không,…”
  • Lời nói: “Chống em cố húp ít cháo…”

Nhận xét: Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng, hết lòng yêu thương gia đình và chồng con.

  • Lần 1: Lời nói run run, thái độ van xin, xưng “cháu – ông” => Lễ phép, nhẫn nhịn, nhún nhường.
  • Lần 2: Cãi lý khi cai lệ cố tình đánh anh Dậu, xưng “tôi-ông” => Đặt mình ngang hàng với cai lệ. 
  • Lần 3: Vươn vai đấu tranh, đánh lại cai lệ, xưng “bà-mày” => Đặt mình cao hơn kẻ thù, phản kháng quyết liệt, đầy thách thức.

Nhận xét: Quá trình thay đổi diễn biến lời nói, hành động, tâm trạng của chị Dậu:

  1. Van xin, chịu đựng, nhẫn nhục => Ngang hàng, cương quyết => Chống trả quyết liệt
  2. “Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được,…” 

=> Chị Dậu là đại diện tiêu biểu cho người nông dân có sức phản kháng mãnh liệt. Sức mạnh của tình yêu thương và sức sống tiềm tàng của người nông dân đã chứng minh cho quy luật: có áp bức, dứt khoát có đấu tranh. 

2. Nhân vật cai lệ

Nếu như chị Dậu đại diện cho những người nông dân bị áp bức, là nạn nhân của nạn sưu thuế thì cai lệ là nhân vật đại diện cho cái ác – giai cấp thống trị. 

Hành động Quát nạt, trợn mắt, giật phắt cái thừng, bịch vào ngực, tát vào mặt chị Dậu
Lời nói “Mày nói cho cha mày nghe đấy à” – Ra oai, hách dịch
Tính cách Hung bạo, độc ác, đại diện cho giai cấp thống trị hách dịch, cậy quyền thế bắt nạt dân lành

III. Tổng kết

1. Giá trị nội dung

– Giá trị hiện thực: Vạch trần bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị chế độ thực dân nửa phong kiến.

– Giá trị nhân đạo: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và sức mạnh tinh thần phản kháng của người nông dân. 

2. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống kịch tính đến cao trào

– Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ, hành động

– Nhan đề “Tức nước vỡ bờ”:

  • Do tác giả Sách giáo khoa đặt
  • “Tức nước vỡ bờ” trước hết là một thành ngữ dân gian chỉ một hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Nhà văn đã mượn hình ảnh trên để phản ánh một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Chị Dậu không chịu đựng được thêm nữa sự áp bức thô bạo, dã man đến mất hết tính người của hai tên tay sai.
  • Sự uất hận như giọt nước tràn ly, như tức nước vỡ bờ, hành động vùng lên chống lại áp bức bất công của chị Dậu chứng tỏ một quy luật tất yếu trong cuộc sống: có áp bức, có đấu tranh.

Nhận xét chung: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với 2 cảnh chính: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng con và cảnh chị Dậu đối đầu với tên cai lệ đã phản ánh sâu sắc thực trạng sưu thuế bất công và vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân trước cách mạng tháng 8.

“Ngô Tất Tố đã đưa ra, đã dám đưa ra một nhân vật đàn bà nông thôn khỏe khoắn, lành mạnh như chị Dậu” – Nguyễn Tuân.

Trên đây là những hướng dẫn, chia sẻ của cô Thu Trang về nội dung kiến thức trọng tâm khi tìm hiểu văn bản “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây là một tác phẩm hay và quan trọng trong chương trình Ngữ văn 8, vì vậy học sinh nhớ chú ý ôn tập kĩ và thực hành luyện tập các câu hỏi xung quanh văn bản để nắm vững kiến thức. 

Ngoài ra, lớp học online Toán – Văn [lớp 6 – 9] MIỄN PHÍ vào 20h từ thứ hai – chủ nhật hàng tuần trên kênh Fanpage Master THCS – Học Toán Văn tại nhà cùng giáo viên kèm 24/7, hệ thống các kênh FanpageYoutube của HOCMAI THCS vẫn đang diễn ra, quý phụ huynh và học sinh nhớ chú ý theo dõi để không bỏ lỡ kiến thức nhé!

Đồng thời, để chủ động trang bị kiến thức môn Ngữ văn 8 ngay từ đầu năm học, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2021-2022 của HOCMAI. Khóa học được thiết kế với các video bài giảng ghi hình sẵn bởi đội ngũ giáo viên giỏi và nhiều năm kinh nghiệm nên đảm bảo về mặt nội dung và chất lượng hình ảnh. Nội dung bám sát chương trình SGK mới và hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm hệ thống bài tập tự luyện đầy đủ giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, rèn luyện thành thạo các dạng bài liên quan để tự tin chinh phục năm học mới. 

>>> Đăng ký tham gia lớp học Ngữ văn cô Trang để tự tin đạt điểm cao trong năm học mới tại đây: //hocmai.link/Tu-trang-bi-kienthuc-Nguvan8-mp

  • Hệ thống video bài giảng ghi hình trước bám sát chương trình SGK mới và hiện hành của Bộ GD&ĐT, học mọi lúc, mọi nơi dễ dàng.
  • Lộ trình học tập 4 bước khép kín: HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA giúp học sinh chắc kiến thức, vững kỹ năng, tự tin bứt phá điểm số.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề