Bài tập xác định giá tham chiếu

Giá tham chiếu là khái niệm cơ bản cần phải biết khi xem bảng giá chứng khoán. Đúng như cái tên, nó là giá để làm cơ sở tính toán ra một số các yếu tố khác trong phiên giao dịch của một cổ phiếu. Trong bài viết này, thuvienchungkhoan.vn sẽ làm rõ những vấn đề sau:

  • Khái niệm và cách tính.
  • Cách vận hành của giá tham chiếu sàn Upcom khác với sàn HOSE và HNX ra sao.
  • Cách tính giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền.
Bài tập xác định giá tham chiếu

Giá tham chiếu là gì? Nó là một từ ghép có nguồn gốc từ tiếng Anh reference price. Trong đó “tham” là tham khảo, “chiếu” là nhìn vào. Nó chính là giá đóng cửa (closing price) của ngày giao dịch hôm qua và được dùng để làm cơ sở xác định giá trần và giá sàn cho ngày hôm nay.

Giá đóng cửa là giá của lần khớp lệnh cuối cùng của một ngày giao dịch. Giá đóng cửa của ngày hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho ngày hôm sau. Điều này tạo nên một chuỗi liền mạch về giá trên thị trường.

Giá tham chiếu của phiên giao dịch được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền trước đó (trừ một số trường hợp đặc biệt).

Bài tập xác định giá tham chiếu
Giá tham chiếu của cổ phiếu VIB ngày 31/3 là giá đóng cửa ngày 30/3

Khác với sàn HOSE và HNX, giá tham chiếu trên sàn Upcom được tính bằng cách lấy bình quân gia quyền giá các giao dịch khớp lệnh liên tục (giao dịch thỏa thuận sẽ không được tính) của ngày giao dịch liền trước đó.

Chúng ta cùng xem một ví dụ về cổ phiếu cụ thể: VGC – Tổng Công ty Viglacera.

Bài tập xác định giá tham chiếu

Trên hình chúng ta thấy ngày giao dịch là 5/12/2019. Trong phần được khoanh màu xanh là số lượng và giá các lô được khớp lệnh liên tục trong ngày. Chúng ta sẽ copy số liệu ra MsWord và tính giá bình quân gia quyền theo công thức:

Bài tập xác định giá tham chiếu

Vậy giá bình quân gia quyền của phiên giao dịch ngày 5/12/2019 là 18.360 VNĐ/cổ phiếu. Nhưng do bước giá của sàn Upcom là 100 đồng (giá phải chia hết cho 100) nên giá bình quân gia quyền sẽ làm tròn thành 18.400 VNĐ/cổ phiếu.

Và đây là thông tin của cổ phiếu VGC ngày tiếp theo (6/12/2019) theo thống kê của CafeF

Bài tập xác định giá tham chiếu

Mở rộng thêm, cách tính giá mở cửa sàn UpCom. Phương pháp tính khá đơn giản, giá khớp lệnh đầu tiên sẽ là giá mở cửa của phiên hôm đó.

Ở một số ngày giao dịch, chúng ta thấy Giá tham chiếu không theo quy tắc trên. Nó thường bị giảm rất nhiều so với giá đóng cửa của phiên liền trước (HSX/HNX) hoặc giá trung bình (Upcom). Nguyên nhân của việc này là do nó bị điều chỉnh bởi cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ phiếu, cổ phiếu thưởng hoặc quyền mua phát hành thêm.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo bài viết Ngày giao dịch không hưởng quyền và cách tính giá điều chỉnh.

Về phương pháp tính giá tham chiếu của một cổ phiếu khi chuyển sàn. Hiện tại chúng ta chưa có một quy chuẩn nào cho việc này. Cách tính sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm, phụ thuộc vào tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết tính toán theo phương pháp định giá. Dạo gần đây đang áp dụng phương pháp dựa vào giá trung bình 20 phiên gần nhất trước khi đảo sàn để tính giá tham chiếu. (update 13/11/2020)

Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày về vấn đề giá tham chiếu trong chứng khoán. Nếu bạn có vấn đề gì cần giải đáp có thể liên hệ mình hoặc để lại lời nhắn vào form bên dưới. Mình sẽ chủ động liên hệ để hỗ trợ.

Series bài viết cùng chủ đề:

Có thể bạn muốn đọc:

Giá Tham chiếu là gì? Cách tính Giá Tham chiếu sàn HOSE, HNX, UPCoM như thế nào? là câu hỏi của nhiều nhà đầu tư mới. Đây cũng là kiến thức cơ bản và quan trọng trong Chứng khoán.

Bài viết Giá Tham chiếu là gì? Cách tính Giá Tham chiếu sẽ giải thích đầy đủ cho bạn. Đồng thời, bài viết này cũng là bài viết bổ sung cho bài Các Bước tìm hiểu Chứng khoánCách xem Bảng giá Chứng khoán Trực tuyến.

Nội dung chính của bài viết:

1. Giá Tham chiếu là gì? 2. Giá Tham chiếu dùng để làm gì?

2. Cách tính Giá tham chiếu sàn HOSE, HNX và UPCoM

1. Giá Tham chiếu là gì?

Theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 203/2015/TT-BTC thì “Giá tham chiếu là mức giá do Sở giao dịch Chứng khoán xác định và được dùng làm cơ sở để xác định giá cao nhất (giá trần) và giá thấp nhất (giá sàn) trong ngày giao dịch“.

Giá Tham chiếu – “Tham” trong “Tham khảo” và “Chiếu” trong “Đối chiếu”. Giá Tham chiếu thể hiện mức giá của 1 cổ phiếu trong phiên giao dịch liền trước. Giá Tham chiếu dùng để:

(1) So sánh xem giá cổ phiếu hiện tại tăng hay giảm so với phiên giao dịch liền trước đó.
(2) Xác định Giá Trần và Giá Sàn của Cổ phiếu trong ngày giao dịch.

Trên Bảng giá Chứng khoán, cột giá Tham chiếu có thể được ghi tắt là cột “TC”. Mức giá tham chiếu được thể hiện bằng màu Vàng.

Bài tập xác định giá tham chiếu
Trong hình: Cột Giá Tham chiếu trên Bảng giá Chứng khoán của CTCP Chứng khoán VNDIRECT. Ảnh chụp khi kết thúc phiên giao dịch ngày 11/09/2020 (Link ảnh gốc)

2. Giá Tham chiếu dùng để làm gì?

Như đã nói ở trên, Giá Tham chiếu có 2 chức năng. Đó là: (1) So sánh xem giá cổ phiếu hiện tại tăng hay giảm so với phiên giao dịch liền trước đó. Và (2) Xác định Giá Trần và Giá Sàn của Cổ phiếu trong ngày giao dịch.

(1) Chức năng So sánh của Giá Tham chiếu

Khi giá cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay cao hơn Giá Tham chiếu thì sẽ có màu Xanh lá. Ngược lại, khi giá cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay thấp hơn Giá Tham chiếu thì sẽ có màu Đỏ. Giá cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay bằng Giá tham chiếu thì sẽ có màu giống Giá Tham chiếu (Vàng).

(2) Chức năng Xác định Giá Trần, Giá Sàn của Giá Tham chiếu

Biên độ dao động giá:

Theo Khoản 4 Điều 2 Thông tư 203/2015/TT-BTC thì “Biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.“

Hiểu nôm na là Sở giao dịch Chứng khoán quy định một mức %. Ví dụ trên sàn HOSE là 7%. Thì trong 1 ngày giao dịch (1 phiên giao dịch), giá cổ phiếu trên sàn HOSE chỉ được tăng tối đa 7% (+7%)  và giảm tối đa 7% (-7%) so với giá tham chiếu. Khi đó ta nói: “Biên độ dao động giá trên sàn HOSE là 7%”.

Biên độ dao động giá của các sàn: – Sàn HOSE: 7% – Sàn HNX: 10%

– Sàn UPCoM: 15%

Giá Trần, Giá Sàn là gì?

+ Giá Trần là giá cao nhất có thể được của cổ phiếu trong ngày giao dịch. Giá Trần được Sở tính toán và thể hiện trong cột “Trần” trên Bảng giá. Theo quy định, Giá Trần sẽ có màu Tím. Cách tính Giá Trần:

Giá Trần  =  Giá Tham chiếu  x  (1 + Biên độ dao động)

+ Giá Sàn là giá thấp nhất có thể được của cổ phiếu trong ngày giao dịch. Giá Sàn được Sở tính toán và thể hiện trong cột “Sàn” trên Bảng giá. Theo quy định, Giá Sàn sẽ có màu Xanh da trời. Cách tính Giá Sàn:

Giá Sàn  =  Giá Tham chiếu  x  (1 – Biên độ dao động)

Bài tập xác định giá tham chiếu
Trong hình: Cột Giá Trần, Giá Sàn trên Bảng giá Chứng khoán VNDIRECT trong phiên giao dịch ngày 15/09/2020. (Link ảnh gốc)

Ví dụ Cách tính Giá Trần, Giá Sàn:

Cũng trong hình trên, mình đang mở bảng giá của  các cổ phiếu trong “VN30”. Các cổ phiếu trong VN30 thì đương nhiên là được niêm yết trên sàn HOSE. Vì vậy biên độ dao động giá sẽ là 7%. Hãy nhìn vào mã đầu tiên trong bảng giá: BID (Ngân hàng BIDV):

Giá Tham chiếu của BID trong phiên giao dịch ngày 15/09/2020 là 40.50 (hay đầy đủ là 40.500 đồng/cổ phiếu). Vậy áp dụng công thức tính Giá Trần, Giá Sàn bên trên ta có:

Giá Trần = 40.50 x (1 + 7%) = 43.335

43.335 là một số lẻ, trong khi trên sàn HOSE, với mức giá như BID thì Bước giá là 50 đồng tức 0.05 trên bảng giá. Tức là giá của BID chỉ có thể là 43.30 hoặc 43.35 chứ không thể là 43.335 được. Vậy chúng ta phải làm tròn số. Nguyên tắc làm tròn phải tuần thủ rằng Giá Trần sau khi làm tròn không được cao hơn kết quả của phép tính bên trên. Vì vậy mức Giá Trần của BID sẽ là 43.30 (<43.335). Và đúng như mình tính, Giá Trần của BID trên bảng giá hiển thị là 43.30.

Giá Sàn = 40.50 x (1 – 7%) = 37.665

37.665 cũng là một số lẻ, và với Bước giá 50 đồng (tức 0.05 trên bảng giá) thì Giá của BID chỉ có thể là 37.65 hoặc 37.70 chứ không thể năm lơ lửng ở giữa như 37.665 như phép tính được. Vì vậy ta phải làm tròn kết quả. Nguyên tắc là Giá Sàn sau khi làm tròn không được thấp hơn Giá Sàn mà ta tính ra trong kết quả trên. Vì thế Giá Sàn của BID phải là 37.70 (>37.665). Và đúng như vậy, cột Giá Sàn trên bảng giá của cổ phiếu BID hiển thị là 37.70.

3. Cách tính Giá Tham chiếu sàn HOSE, HNX, UPCoM

Cách tính Giá Tham chiếu sàn HOSE và HNX:

Trên sàn HOSE và HNX, Giá Tham chiếu của phiên giao dịch hôm nay là Giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm qua (Đúng hơn là phiên giao dịch liền trước đó). Giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm nay sẽ là Giá Tham chiếu của phiên giao dịch ngày mai. Giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày mai lại là Giá Tham chiếu của phiên giao dịch ngày kia… Như vậy cách tính Giá Tham chiếu của cổ phiếu trên sàn HOSE và HNX là Giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.

Đọc thêm về Phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá Mở cửa và giá Đóng cửa tại:ATO ATC trong chứng khoán là gì?

Cách tính Giá Tham chiếu sàn UPCoM:

Sàn UPCoM áp dụng một cách tính Giá Tham chiếu khác. Giá Tham chiếu của cổ phiếu trên sàn UPCoM trong phiên hôm nay là giá Trung bình của cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó. Giá Trung bình của cổ phiếu được hiển thị trong cột “Giá TB” (Giá Trung Bình) trên bảng giá chứng khoán.

Bài tập xác định giá tham chiếu
Trong hình: Bảng giá Chứng khoán của sàn UPCoM và cột “Giá TB” – Giá Trung Bình. (Link ảnh gốc)

Như vậy để biết Giá Tham chiếu của của cổ phiếu trên sàn UPCoM ngày mai, ta chỉ cần xem giá trung bình của cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay là được. Lưu ý: Giá Trung bình dùng làm Giá Tham chiếu phải là Giá Trung bình khi kết thúc phiên giao dịch hôm nay.

Giá Trung bình trên sàn UPCoM tính như thế nào?

Thông thường khi muốn xem Giá Trung bình thì ta chỉ cần xem trên Bảng giá Chứng khoán là được. Tuy nhiên nhiều bạn thắc mắc rằng Giá Trung bình này cụ thể được tính như thế nào? Giá Trung bình hay còn gọi là Giá Bình quân gia quyền. Cách tính giá Bình quân gia quyền của cổ phiếu như sau:

Bài tập xác định giá tham chiếu
Trong hình: Bảng “Khớp lệnh theo lô” và Ví dụ về cách tính giá Bình quân gia quyền của cổ phiếu ACE phiên giao dịch ngày 16/09/2020 trên sàn UPCoM (Link ảnh gốc)

Bảng “Khớp lệnh theo lô” các bạn có thể xem trên trang “cafef.vn”.

Như vậy công thức tính giá Bình quân gia quyền của cổ phiếu như sau:

Giá Bình quân gia quyền = (Tổng giá trị giao dịch trong phiên) / (Tổng khối lượng giao dịch trong phiên)

Kết luận

Như vậy là chúng ta đã giải quyết được câu hỏi “Giá tham chiếu là gì?” và “Cách tính giá tham chiếu như thế nào?”.

Nếu bạn còn cảm thấy mông lung về vấn đề Giá tham chiếu hay các vấn đề khác trong Chứng khoán. Hãy liên hệ với mình thông qua gọi điện hoặc nhắn tin, mình sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.