Bài Tiểu luận tại sao Việt Nam lại kích cầu năm 2009

Bài Tiểu luận tại sao Việt Nam lại kích cầu năm 2009

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINHLỚP T09TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔKÍCH CẦU NĂM 2009NỘI DUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆMNHÓM : 01TP Hồ Chí Minh, 10/2012MỤC LỤC1.MỞ ĐẦUKích cầu là một biện pháp kích thích sự gia tăng của tổng cầu và qua đó, kích thích tăng trưởng kinh tế. Năm 2009, đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới,có khả ngăn tác động tới kinh tế Việt Nam, chính phủ đã tung ra gói kích cầu thứ nhất trị giá 160 nghìn tỷ đồng, tương đương 9 tỷ USD. Việc nghiên cứu và đánh giá tác động của gói kích cầu là một yêu cầu cấp thiết. Bài tiểu luận tổng kết tình hình thực hiện gói kích cầu thứ nhất. Đánh giá các tác động của gói kích cầu thứ nhất và nhận diện 10 vấn đề của gói kích cầu thứ nhất. Từ đó, đưa ra các bài học kinh nghiệm về việc thực hiện chính sách kích cầu cho Việt Nam như cần có định hướng và sự chuẩn bị cần thiết khi đưa ra gói kích cầu, chỉ nên duy trì kích cầu trong ngắn hạn, giám sát chặt chẽ vốn kích cầu. Ngoài ra bài viết còn nêu nhận định có nên hay không thực hiện gói kích cầu lần thứ hai.2. NỘI DUNG 2.1 Tổng quan về kích cầu, học thuyết Keynes2.1.1. Đôi dòng lịch sửSuốt thế kỷ 20, không tính đến hệ thống kinh tế kế hoạch theo mô hình Liên Xô cũ bị thất bại, tựu trung có hai mô hình, hay hai trường phái thay phiên nhau lên voi xuống ngựa. Đó là “chủ nghĩa tự do” và “chủ nghĩa can thiệp”. Tương ứng với hai mô hình đó, là hai kiểu Nhà nước, tạm gọi là “Nhà nước yếu” (còn gọi là “Nhà nước tối thiểu”) và “Nhà nước mạnh” (còn gọi là “Nhà nước phúc lợi”).Phái “Nhà nước yếu” chủ trương không can thiệp vào kinh tế mà để cho “bàn tay vô hình” của thị trường điều tiết. Phái này là đồ đệ của Adam Smith, tiếp đó là Friedrich Hayek (1899-1992) và Milton Friedman (1912-2006). Phái “Nhà nước mạnh” chủ trương Nhà nước can thiệp vào kinh tế. Phái này áp dụng mô hình kinh tế của John Maynard Keynes (1883-1946) và những người kế tục.Sau Đại khủng hoảng năm 1929, người ta cãi vả ôm sồm về nguyên nhân của nó, đa số đổ tội cho thuyết “bàn tay vô hình” và bảo rằng thị trường tự do không đem lại lời giải cho khủng hoảng. Adam Smith bị rơi vào quên lãng. Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã thông qua một loạt các đạo luật cho phép Chính phủ can thiệp mạnh vào nền kinh tế.Sau Đại chiến 2, học thuyết Keynes được áp dụng hầu như trên toàn thế giới tư bản. Việc Liên Xô, với nền kinh tế kế hoạch, trở thành một siêu cường chỉ sau mấy thập kỷ, khiến cho các kinh tế gia và chính trị gia phương tây lúng túng. Họ không hiểu thực chất bên kia bức tường Berlin diễn ra những gì. Do đó, “Nhà nước phúc lợi”, “Nhà nước mạnh” còn được coi là mô hình bảo đảm “công bằng xã hội”, làm đối trọng cạnh tranh với hệ thống xã hội chủ nghĩa.Dưới thời Kenedy và Johnson, trong vòng 5 năm, nước Mỹ đã tạo thêm 7 triệu việc làm, lợi nhuận tăng gấp đôi, GDP tăng 1/3. Các nhà nước phúc lợi Bắc Âu đem lại cho Friedrich Hayek (1899-1992)John Maynard Keynes (1883-1946)dân chúng một cuộc sống sung túc với hệ thống “an sinh xã hội” được bảo đảm ở mức gần như lý tưởng. Vì vậy mà người ta gọi những năm 1960 là thời hoàng kim của chủ nghĩa can thiệp. Và khoảng thời gian 30 năm từ năm 1945 đến năm 1972 gọi là “30 năm vinh quang của học thuyết Keynes”.Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu lửa, kéo theo đó là tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng ở Mỹ và châu Âu, hệ thống kinh tế của chủ nghĩa can thiệp được dịp bộc lộ sự yếu kém và xơ cứng. Mô hình của Keynes bắt đầu bị chỉ trích. Tại Mỹ, lệnh cấm vận dầu lửa từ các nước Ả rập vào năm 1973 đã khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Vụ Watergate và chiến tranh Việt Nam làm tăng thêm màu ảm đạm của bức tranh kinh tế. Năm 1974 lạm phát lên mức 2 chữ số, cả nước Mỹ có đến 5 triệu người thất nghiệp. Mặc dù thi hành rất ráo riết học thuyết Keynes nhưng lạ thay là kinh tế vẫn không thể hồi phục và tăng trưởng trong giai đoạn này. Nhân loại bối rối không hiểu vì sao.Bất ngờ, Hayek được tặng giải Nobel kinh tế năm 1974. Phái “Nhà nước yếu” - chủ trương không can thiệp vào kinh tế - bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ.Ở Anh, Hayek trở thành nguồn cảm hứng của Margaret Thatcher. Năm 1981, lên cầm quyền ở nước Anh, “bà đầm thép” này thực hiện một cuộc cách mạng tẩy bỏ hệ thống quản lý Keynesian. Giữa lúc kinh tế đình trệ, một loạt các ngành công nghiệp thua lỗ, thất nghiệp gia tăng, bà Thatcher thẳng tay giảm chi tiêu của Chính phủ, cắt bỏ trợ cấp doanh nghiệp, trả nền kinh tế lại cho thị trường. Đình công nổ ra dữ dội, nhất là công nhân ngành than, công đoàn yêu cầu chính phủ trợ cấp để tạo công ăn việc làm nhưng người đàn bà thép này dứt khoát không khoan nhượng. Một loạt các công ty quốc doanh được “cổ phần hóa”, cả đối với những ngành then chốt như điện, viễn thông, hàng không, xe lửa… Bà thực hiện thị trường tự do quyết liệt đến mức tư nhân hóa cả … nhà tù. Nền kinh tế được kích hoạt, nước Anh hồi sinh.Cùng năm đó, Rolnald Reagan lên làm tổng thống, ông tuyên bố : “Mục tiêu đầu tiên và chính yếu của tôi là cải thiện thành tích của nền kinh tế bằng cách giảm đi nhiều chiều kích của vai trò của chính phủ liên bang”. Cùng với Thatcher, Reagan áp dụng thành công mô hình kinh tế thị trường tự do của Hayek-Friedman, làm hồi sinh nền kinh tế Mỹ.(theo “Nhà nước mạnh, nhà nước yếu” của tác giả Hoàng Hải Vân)“Nhà nước mạnh” (đại diện là Keynes) nhường bước cho “Nhà nước yếu” (đại diện là Hayek). Thế giới vẫn tranh cãi nảy lửa suốt hàng trăm năm nay cũng chỉ vì 2 học thuyết cơ bản này. Không có học thuyết nào hoàn toàn đúng và cũng không có học thuyết nào hoàn toàn sai lầm. Chúng thường xuyên bổ trợ cho nhau và khi học thuyết này suy tàn cũng là lúc học thuyết kia “hưng thịnh”.Đến những năm gần đây, lại chính do việc thả nổi thị trường tự do nhà đất Mỹ mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lại bùng nổ (2007 đến nay), và chính phủ Mỹ buộc phải quay trở lại với “Nhà nước mạnh”. Bằng chứng rõ ràng nhất là thông qua gói kích cầu đầu tiên là 700 tỷ USD cuối thời Tổng thống Bush, và 787 USD tỷ khởi đầu thời Obama. Sau đó các nước khác bắt đầu thực hiện các gói kích cầu khác nhau tùy vào đặc trưng mỗi nước. Bài viết này chỉ so sánh sơ lược các gói kích cầu của Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam.2.1.2. Kích cầu là gì?Trước đây, mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, các nhà kinh tế cho rằng giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi. Nhưng Keynes lại quan sát cuộc Đại khủng hoảng (1929-1933) và thấy: tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mãi không hồi phục nổi. Từ đó, Keynes cho rằng thị trường không hoàn hảo như các nhà kinh tế học cổ điển nghĩ.Theo Keynes, sở dĩ có khủng hoảng và thất nghiệp là do thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Học thuyết Keynes nhấn mạnh tới tổng cầu của nền kinh tế vì ông cho rằng sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng. Vì vậy, cần phải nâng cao tổng cầu để kích thích kinh tế. Các công cụ kinh tế chủ yếu để điều tiết nhằm nâng cao tổng cầu là chính sách khuyến khích đầu tư, công cụ tài chính và chính sách tài khoá, công cụ tiền tệ và chính sách tiền tệ.Vì vậy, theo Keynes khi xảy ra khủng hoảng kinh tế cần thực hiện gói kích cầu.Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy. Kích cầu đặc biệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản, là khi mà chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu lực vì lãi suất đã quá thấp.Theo nhà kinh tế Lawrence Summers, để biện pháp kích cầu có hiệu quả thì việc thực hiện nó phải đảm bảo: đúng lúc, trúng đích và vừa đủ.Đúng lúc tức là phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu có thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát. Nhưng nếu thực hiện chậm quá, thì hiệu quả của kích cầu sẽ giảm. Việc thực hiện kích cầu đúng lúc càng phải được chú ý nếu các quá trình chính trị và hành chính để cho một gói kích cầu được phê duyệt và triển khai là phức tạp. Thường thì chính phủ phải đệ trình quốc hội kế hoạch kích cầu và phải được cơ quan lập pháp tối cao này thông qua. Và, không phải lúc nào công việc này cũng suôn sẻ.Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện kích cầu đúng lúc chính là sự thiếu chính xác trong xác định thời điểm chuyên pha của chu kỳ kinh tế. Có trường hợp kinh tế đã chuyển hẳn sang pha suy thoái một thời gian rồi mà công tác thu thập và phân tích số liệu thống kê không đủ khả năng phán đoán ra.Trúng đích tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế. Thường thì đó là những chủ thể kinh tế có thu nhập thấp hơn. Người có thu nhập cao thường ít giảm tiêu dùng hơn so với người có thu nhập thấp trong thời kỳ kinh tế quốc dân khó khăn. Việc hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp để họ không phải giảm tiêu dùng hay thậm chí còn tăng tiêu dùng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê mướn thêm lao động.Để kích cầu trúng đich, các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào các mô hình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các kịch bản khác nhau tương ướng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục tiêu hợp lý nhất.Vừa đủ tức là gói kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn. Nếu gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kích thích nữa, khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí. Ngược lại gói kích cầu lớn qua tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn trong trạng thái tiếp tục được kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên. Điều này càng được chú ý nếu ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước không dư dật.2.2 Nội dung gói kích cầu 2009 2.2.1 Hoàn cảnh của gói kích cầua) Kinh tế thế giớiNăm 2008, cuộc suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu bùng nổ. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm.Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản.Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. Ngoài ra, một số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người mới thất nghiệp theo tuần và tháng cũng đã bị phá trong quý IV. Biểu đồ thể hiện giá nhà đất Mỹ giai đoạn 2000-2012 (Lấy mốc giá nhà đất năm 2000 là 100%) Sau khi liên tục tăng và đạt đỉnh vào năm 2007 thì “bong bóng bất động sản” vỡ và giá nhà đất sụt giảm mạnh vào năm 2008, 2009.Tình hình phá sản ở Mỹ giai đoạn 2003-2010Chưa dừng lại ở đó, mọi chuyện còn có thể tồi tệ hơn nữa nếu ba nhà sản xuất xe hơi hàng đầu là Ford, General Motors (GM), và Chrysler phá sản. Ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ đã bị khủng hoảng tài chính "quật" cho tơi tả. Theo ước tính của các nhà kinh tế, nếu các công ty được coi là biểu tưởng của nền công nghiệp xe hơi Mỹ phá sản, sẽ có thêm khoảng 2,5 triệu lao động mất việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ từ đó cũng sẽ leo thang với tốc độ chóng mặt.b) Kinh tế Việt NamTrong bối cảnh khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới, trong đó có Việt nam vào tình trạng suy thoái, làm hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Chính phủ đã dồn đã dồn dập triển khai các biện pháp và các công trình để đạt các mục tiêu(tăng trưởng GDP 9%, vượt ngưỡng mức có thu nhập trung bình ngay năm 2008) một cách nhanh chóng thiếu thẩm định các chuyên gia dẫn đến lạm phát cao, nhập siêu vượt quá mức an toàn,thị trường chứng khoán giảm kỷ lụcTrong khi đó, thách thức lớn nhất với kinh tế Việt Nam năm 2009 là đối mặt với những tình huống tiềm ẩn khó lường của cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới, các dư chấn của nó tiếp tục gây ra các tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam : Thương mại, tài chính ngân hàng, đầu tư nước ngoài + Về thương mại, thị trường xuất khẩu sẽ bị thu hẹp, các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật bản, Châu Âu sức mua không còn như những năm trước. Hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng loại của các nước châu á. Thuận lợi về giá sẽ không còn, khả năng thanh toán của các đối tác cũng không thuận lợi như những năm trước Nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống, có thế mạnh của ta như: may mặc, giày da, cao su, gạo, cà phê, cá, tôm, hàng thủ công mỹ nghệ chắc chắn sẽ giảm lượng xuất khẩu.+ Thị trường tài chính, ngân hàng sẽ có nhiều biến động khó lường về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ trong đó đáng lưu ý là tỷ giá và lãi suất USD. Thị trường chứng khoán sẽ còn gặp khó khăn, luồng tiền đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán có khả năng suy giảm + Việc huy động các nguồn vốn cho nền kinh tế không còn thuận lợi như trước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) sẽ chững lại, dòng kiều hối sẽ không dồi dào như những năm trước Năm 2009 có tới 12.5 triệu người đang thất nghiệp ở Hoa Kỳ. (Trong bảng là dòng người biểu tình với khẩu hiệu :”Tôi cần việc làm”)Do những tác động trực tiếp và gián tiếp nêu trên, khủng khoảng kinh tế thế giới đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta, trừ ngành thông tin liên lạc có thể trụ vững còn hầu hết các ngành kinh tế khác ít có khả năng phát triển, tăng trưởng cao hơn các năm trước. Nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại và cả khu vực nông thôn sẽ thu hẹp sản xuất và kinh doanh, thậm chí phá sản, khiến cho người lao động mất việc làm, đời sống khó khăn. Do các nước gặp khó khăn về kinh tế nên khả năng tiếp thu lao động xuất khẩu của ta cũng sẽ giảm Do thiếu vốn các công trình trọng điểm, đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ các nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài rất dễ lâm vào tình trạng thi công dang dở, chậm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Mưa lớn ở miền Trung và rét đậm rét hại ở miền Bắc đã gây tổn thất lớn cho nông nghiệp. Điều này cho thấy nông nghiệp năm nay sẽ còn điêu đứng. Thị trường hàng hoá nội địa sẽ xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi khi hàng hoá nước ngoài tiếp tục tràn vào nước ta Biểu đồ thể hiện chỉ số chứng khoán VN-Index đầu năm 2006 đến 8/2008. Năm 2007 đạt đỉnh gần 1200 điểm. Nhưng qua năm 2008 lại tụt dốc thê thảm chỉ còn 400 điểm, sau đó vẫn chưa thể phục hồi đượcBiểu đồ thể hiện thâm hụt ngân sách và so với tổng GDP giai đoạn 2005-2011Việc huy động các tiềm năng vào phát triển kinh tế những năm qua, không có một chiến lược ổn định và thống nhất, mặt khác lại thiếu sự lựa chọn sáng suốt trong khai thác và quản lý, đến nay khi nền kinh tế gặp khó khăn, nó đã bộc lộ những khiếm khuyết, bất lợi cho nền kinh tế.Kinh tế phát triển chậm, tăng trưởng thiếu bền vững, các nguồn lực lại chưa được chú ý trong sử dụng khai thác, dẫn đến nhiều vấn đề xã hội càng khó khăn thêm. Sản xuất đình trệ, người lao động ở các khu vực nông thôn và thành thị, công nghiệp, dịch vụ thương maị, du lịch và nông nghiệp đều không đủ việc làm khiến cho họ không có thu nhập, đời sống hàng ngày đã khó khăn càng khó khăn thêm. Công cuộc xoá đói giảm nghèo càng trở nên cấp bách. Khả năng ứng phó với các tình huống do thiên tai của người dân càng khó khăn hơn Tất cả những khó khăn trong đời sống xã hội đó sẽ gây sức ép với nền kinh tế, đổ dồn gánh nặng lên ngân sách quốc gia Chính do những sức ép trên đã buộc nhà nước ta phải có biện pháp mạnh để ổn định và vực dậy nền kinh tế, không thể “khoanh tay đứng nhìn”.2.2.2 Phân tích gói kích cầuQuy mô gói kích cầu đến nay ước khoảng 143 nghìn tỷ đồng, tương đương với khoảng 8 tỷ USD bao gồm nhiều khoản được sử dụng cho năm 2009 và một số khoản chi trong năm tới.Thứ nhất, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng: Khoảng 17.000 tỷ đồng. Tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất, kinh doanh, thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất với thời gian tối đa là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 đến ngày 31/12/2009. Đồng thời, để góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau suy giảm kinh tế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện từ ngày 01/ 4/2009 đến ngày 31/12/2011. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nhưng không quá 24 tháng. Ngày 17/4/2009, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 497/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Mức tiền vay tối đa và mức lãi suất được hỗ trợ như sau: - Đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá (riêng đối với máy vi tính, mức tiền vay tối đa không quá 05 triệu đồng/chiếc) và được hỗ trợ 100% lãi suất vay. - Đối với các sản phẩm vật tư nông nghiệp: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá nhưng không vượt quá 07 triệu đồng/ha và được hỗ trợ lãi suất 4%. - Đối với vật liệu xây dựng các loại để làm nhà ở: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá nhưng không vượt quá 50 triệu đồng và được hỗ trợ 4% lãi suất vay. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính và 12 tháng đối với các sản phẩm vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng các loại để làm nhà ở, áp dụng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/5-31/12/ 2009. Cơ chế hỗ trợ lãi suất được ban hành và phổ biến một cách công khai, rõ ràng, minh bạch và có tính giám sát cao đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện và đối tượng thụ hưởng là tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh; các NHTM đã khẩn trương thực hiện bằng việc ban hành cơ chế nghiệp vụ, làm tốt công tác thông tin truyền thông đối với khách hàng vay. Nhìn chung từ phản hồi của các bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp và người dân cho thấy cơ chế hỗ trợ lãi suất do Thủ tướng Chính phủ ban hành là giải pháp kích cầu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác động thiết thực đối với các tổ chức và cá nhân để khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động; đồng thời, cũng hỗ trợ cho các NHTM khắc phục khó khăn, giữ được an toàn hoạt động kinh doanh; cơ chế này nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi trong xã hội. Tính đến ngày 29/4/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 131/QĐ-TTg đạt 268.700 tỷ đồng chiếm 14,5%, công nghiệp và xây dựng khoảng 40%, thương mại, dịch vụ, vận tải khoảng 40%, Gói kích cầu của Chính phủ đang được sử dụng khá hiệu quả Thứ hai, tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư XDCB ứng trước: Khoảng 3.400 tỷ đồng. Tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, Chính phủ đã chỉ đạo tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009, trừ các khoản đã được tạm ứng năm 2009 để hoàn thành trong năm 2008. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép hoãn thu hồi khoảng 3.400 tỷ đồng vốn ngân sách đã ứng trước theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2009. Thứ ba, ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách: Khoảng 37.200 tỷ đồng. Cụ thể: (1) Ứng trước vốn cho các dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010: Khoảng 26.700 tỷ đồng Ngày 20/02/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 237/QĐ-TTg cho phép tạm ứng 3.500 tỷ đồng cho Bộ Giao thông vận tải và 1.000 tỷ đồng cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung vốn cho các dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc rà soát các công trình, dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2009, 2010, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng khoảng 22.200 tỷ đồng để triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. (2) Ứng vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo: 1.525 tỷ đồng Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thông báo số 29/TB-BKH ngày 26/3/2009 ứng trước 1.525 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cho 61 huyện nghèo (mỗi huyện 25 tỷ đồng) để hỗ trợ thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. (3) Ứng trước khác: khoảng 9.000 tỷ đồng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các khoản ứng trước để tăng kinh phí kiên cố hoá kênh mương, đầu tư hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản 3.000 tỷ đồng; hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở cho hộ nghèo 500 tỷ đồng; thực hiện Đề án xây dựng nhà ở xã hội 1.000 tỷ đồng; cấp bù chênh lệch lãi suất 2.500 tỷ đồng; bổ sung vốn điều lệ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương 500 tỷ; bổ sung kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; hỗ trợ các doanh nghiệp để duy trì lao động, mở rộng sản xuất và xuất khẩu 1.000 tỷ đồng, Thứ tư, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009: Khoảng 30.200 tỷ đồng. Chính phủ đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2008 đến hết tháng 6 năm 2009 với số vốn NSNN khoảng 22.500 tỷ đồng và vốn trái phiếu chính phủ khoảng 7.700 tỷ đồng. Thứ năm, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ trong năm 2009: Khoảng 20.000 tỷ đồng. Thứ sáu, thực hiện chính sách giảm thuế: Khoảng 28.000 tỷ đồng. Để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và kích cầu tiêu dùng, Chính phủ đã thực hiện gói kích cầu thông qua các biện pháp giảm thuế. Cụ thể như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Giảm thu NSNN do thực hiện chính sách giảm thuế TNDN khoảng 13.000 tỷ đồng. Chính phủ đã cho phép giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế TNDN phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong thời gian 9 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử. Đây là khối doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo đó cho phép giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may và sản xuất các mặt hàng da giầy. Thuế thu nhập cá nhân: Giảm thu NSNN do thực hiện chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân khoảng 6.500 tỷ đồng. Đối tượng được giãn nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng; cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại. Thời gian được giãn nộp thuế là từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009.Thuế giá trị gia tăng: Giảm thu NSNN do thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 8.600 tỷ đồng. Chính phủ đã cho phép tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán và giảm thuế đối với 19 nhóm hàng hóa, dịch vụ khác, bao gồm: than đá; hoá chất cơ bản; sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; ô tô các loại; linh kiện ô tô; tàu, thuyền; khuôn đúc các loại; vật liệu nổ; đá mài; ván ép nhân tạo; sản phẩm bê tông công nghiệp; lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900-20 trở lên; ống thuỷ tinh trung tính; sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu; máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy; bốc xếp; nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứu hộ; vận tải bao gồm: vận tải hàng hoá, hành lý, hành khách, vận tải du lịch bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, trừ vận tải quốc tế; kinh doanh khách sạn; dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành trọn gói; in (trừ in tiền). Bộ Tài chính hướng dẫn việc hoàn và giảm thuế GTGT, đồng thời quy định việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Tại Quyết định 58/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng như sợi, vải, hàng may mặc, da giầy, xi măng, gạch ngói, xe mô tô hai ba bánh trên 125cm3; kéo dài thời gian nộp thuế giá trị gia tăng đến 180 ngày đối với các lô hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã chỉ đạo giãn thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu; điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như nguyên liệu để sản xuất thuốc kháng sinh; 8 nhóm xơ, sợi tổng hợp; một số loại linh kiện, phụ tùng điện tử; nguyên liệu nhựa, nguyên vật liệu xây dựng; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi , đồng thời thực hiện điều chỉnh giảm thuế đối với 08 nhóm thuốc chữa bệnh để góp phần bình ổn thị trường, giảm giá thuốc (từ các mức 2%, 5% và 8% xuống 0%).Thứ bảy, tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp: Khoảng 17.000 tỷ đồng (1 tỷ USD). Thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tăng thêm dự nợ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới. Tổng dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn ngoài nước nhập thiết bị, công nghệ, phục vụ sản xuất, kinh doanh ước tính khoảng 17.000 tỷ đồng (1 tỷ USD).Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn bảo lãnh tín dụng, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh. Giao Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam hướng dẫn việc quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng bảo lãnh vay vốn; cơ chế phối kết hợp giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các NHTM trong việc bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn và các vấn đề liên quan khác. Thứ tám, các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội: Khoảng 7.200 tỷ đồng. Chính phủ đã cho phép tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu, dự kiến tổng nguồn vốn cho nhiệm vụ này khoảng 2.800 tỷ đồng (trong đó mua gạo là 1.300 tỷ đồng; xăng dầu là 1.500 tỷ đồng). Chính phủ cũng cho phép ứng chi để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên nhằm đảm bảo an sinh xã hội phát sinh ngoài dự toán khoảng 4.400 tỷ đồng.2.2.3. Điểm qua những kiểu kích cầu của Mỹ, Trung Quốc và Việt NamĐặc điểm của gói kích cầu của khối Anh-Mỹ là ra đời sau một gói cứu trợ ngành ngân hàng. Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ khu vực các nước phát triển, tác động đặc biệt to lớn lên những thị trường tài chính Anh - Mỹ, nên các nước này phải lựa chọn giải pháp ứng cứu ngành kinh doanh bị tổn thất nặng nề trước và hy vọng giảm nhẹ tác động lây lan của nó. Sau khi tạm thời bình thường hóa được hoạt động của khối ngân hàng, các nước này mới đưa ra chương trình kích thích kinh tế của mình. Đặc điểm của gói kích thích này là nhắm vào kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa, chú trọng vào giảm các dòng thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp ).Nhìn chung, các gói kích thích kinh tế kiểu Mỹ và châu Âu nhắm vào duy trì vào tái tạo việc làm - thị trường bị tác động nặng nề trong khủng hoảng và làm ảnh hưởng đến tổng cầu xã hội, cố gắng kích cầu cá nhân. Các khoản hỗ trợ thuế trực tiếp cho doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong gói kích thích kinh tế này. Có thể gọi, đây là trường phái kích cầu tiêu dùng cá nhân trực tiếp (trước gói kích cầu này Mỹ đã từng đưa ra một chương trình kích cầu là đập xe cũ mua xe mới - clash for clunkers).Kích cầu kiểu Trung Quốc là một chương trình tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Phần lớn nhất chương trình kích cầu được Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính khoảng 586 tỉ đô la Mỹ (khoảng 12% GDP năm 2009 của Trung Quốc) nhắm vào xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông (trong đó các chương trình xây dựng các tuyến xe lửa rất gây ấn tượng với các nước phương Tây), xây dựng hạ tầng nông thôn, tái thiết sau động đất. Phần còn lại của gói kích cầu này nhắm vào cải thiện công nghệ, xây dựng nhà ở, cải thiện hệ thống y tế, năng lượng và môi trường. Gói kích cầu này không đi trực tiếp vào hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng cũng không đi trực tiếp vào nâng sức cầu nội địa, mà là nhắm vào chi tiêu cho các dự án hạ tầng lớn và lợi ích sẽ chuyển vào các doanh nghiệp nhanh hơn.Đặc điểm nổi bật của gói kích cầu của Việt Nam nằm ở hai gói hỗ trợ lãi suất. Gói kích cầu của Việt Nam cũng có điểm tương đồng với gói kích cầu phương Tây là hỗ trợ thuế (theo ước tính của WB gói hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp trị giá 9.900 tỉ đồng, cao gấp đôi so với hỗ trợ cho thuế thu nhập cá nhân). Mặc dù không được chỉ ra rõ ràng, nhiều khoản mục hỗ trợ kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 cũng nhắm vào một số loại cơ sở hạ tầng, như tạm ứng ngân sách 2010 cho một số dự án, chuyển nguồn đầu tư từ kế hoạch 2008 sang 2009. Tuy nhiên nổi bật nhất và có tác động lớn nhất đến kinh tế Việt Nam vẫn là hai gói hỗ trợ lãi suất của Việt Nam, trong đó câu chuyện 17.000 tỉ đồng hỗ trợ 4% cho lãi suất ngắn hạn (mà theo ước tính khi ban hành là sẽ tạo ra một lượng tín dụng 600.000 tỉ đồng cho nền kinh tế) thu hút nhiều tranh luận của các chuyên gia kinh tế của Việt Nam, trong đó có ý kiến cho rằng đây là kích cung chứ không phải kích cầu. Đây là kích cầu qua hỗ trợ lãi suất hay trợ giá lãi suất (WB dùng từ “interest rate subsidy” để nói về chương trình này). Đặc điểm đáng chú ý của gói kích cầu này là kết hợp chi tiêu tài khóa (để trợ giá) với chính sách tiền tệ - vì xem như đã giảm lãi suất thực hiệu lực của các khoản vay từ doanh nghiệp đi một mức 4% nữa, một chính sách giảm lãi suất trong khu vực kinh doanh chứ không cho toàn nền kinh tế - đồng thời tiền hỗ trợ lãi suất lấy từ dự trữ ngoại hối chứ không phải ngân sách.Mô hình kích cầu của Việt Nam còn có một đặc điểm đáng chú ý nữa là việc Chính phủ vay nợ thương mại 1 tỉ đô la Mỹ thông qua phát hành trái phiếu quốc tế và sau đó phân bổ lại cho khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Biện pháp này đã tạo ra hai hệ lụy là hỗ trợ lãi suất nhiều tầng cho DNNN (vừa dẫn đến kìm hãm hệ thống tài chính và vừa dẫn đến tâm lý ỷ lại của khu vực DNNN) và tạo ra hiệu ứng chèn lấn (crowding out) đối với khu vực tư nhân.Kết quả của chính sách này là khu vực kinh tế tư nhân sẽ bị chèn lấn văng ra khỏi một số lĩnh vực đầu tư do họ phải nhận mức lãi suất cao hơn khu vực DNNN. Hơn nữa, kênh phát hành trái phiếu quốc tế lại là kênh hỗ trợ vốn và lãi suất dài hạn nên hiệu ứng chèn lấn này mới đáng lo ngại. Khi nền kinh tế phục hồi, khu vực tư nhân vẫn bị hiệu ứng chèn lấn này ảnh hưởng nên sẽ khiến chi tiêu và đầu tư tư nhân phục hồi chậm ở một số lĩnh vực.Những khác biệt: chọn chiến thuật theo thực lựcMô hình kích cầu của khối Anh - Mỹ diễn ra sau một gói cứu trợ hệ thống ngân hàng, trong đó gói cứu trợ ngành ngân hàng của Mỹ lên đến 700 tỉ đô la. Sau đó, hệ thống này mới tiến hành gói kích cầu kinh tế. Trong khi đó, mô hình của nhóm Việt Nam - Trung Quốc là không có gói hỗ trợ ngân hàng. Nguyên nhân là vì khủng hoảng tài chính không tác động trực tiếp đến nhóm ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc, ngân hàng không bị thua lỗ do các khoản nợ thứ cấp và các khoản đầu tư tài chính. Khủng hoảng ở Mỹ tác động trước tiên là đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính, góp phần làm bất ổn kinh tế nên Mỹ phải giải quyết vấn đề này trước. Tiếp theo họ phải gia tăng tổng cầu nội địa và tạo ra việc làm mới vì tổng cầu sụt giảm là nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ suy yếu.Trung Quốc lựa chọn đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm thế mạnh kích cầu vì nước này chọn dựa vào nguồn cầu nội địa để vượt khủng hoảng chứ không chọn dựa vào nguồn cầu nước ngoài quá nhiều để kích thích tăng trưởng trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thế giới đang xấu đi. Theo số liệu của WB, nguồn cầu nội địa đã góp phần lớn nâng đỡ kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2009, trong đó đầu tư vào dự án hạ tầng của chính phủ đóng vai trò chính để thúc đẩy tăng trưởng. Số liệu của Trung Quốc cho thấy trong khi tình hình việc làm tiếp tục xấu đi trong khu vực xuất khẩu và cũng ảm đạm trong khu vực công nghiệp (do một số ngành công nghiệp như xi măng, sắt thép, nhôm có dấu hiệu dư thừa công suất và buộc chính phủ phải “can thiệp”), việc làm mới được tạo ra nhiều trong khu vực dịch vụ, xây dựng và khu vực nhà nước. Rõ ràng trong năm 2009, Trung Quốc dùng phương thức kích thích kinh tế hướng vào chi tiêu rất lớn cho các dự án hạ tầng để tạo ra việc làm và nâng đỡ tăng trưởng. Ở góc độ tạo ra việc làm mới một cách trực tiếp thông qua các chương trình chi tiêu của chính phủ, chúng ta tìm thấy sự tương đồng ở Trung Quốc và Mỹ.Trong khi đó, mô hình tăng trưởng của Việt Nam lại bị ảnh hưởng nhiều bởi tổng cầu nước ngoài do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó bản thân Việt Nam không lựa chọn tăng tổng cầu nội địa mà chọn duy trì nhân tố được chính phủ đánh giá là quan trọng của nền kinh tế là các doanh nghiệp sản xuất trong nước (mà phần không nhỏ là các DNNN) và doanh nghiệp nhắm về xuất khẩu.Việt Nam vì vậy đã thực hiện việc duy trì một thị trường việc làm ổn định thông qua hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Có kích cung hay không thì có thể cần bàn nhưng rõ ràng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu phá sản và thất nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì qua cơn nguy khó chờ sức cầu tăng lại là một quyết định tạm cho là thành công cho đến lúc này. Một cách nào đó, chúng ta đã đặt cược vào khả năng khôi phục của sức cầu từ bên ngoài hơn là tự tạo ra sức cầu mới bên trong nền kinh tế. Đây có thể nói là một lựa chọn phòng thủ thay vì tấn công như trong bóng đá. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế giống như kiểu một trận đấu đang bế tắc, Trung Quốc và Mỹ lựa chọn tìm kiếm giải pháp tấn công mới, mô hình hỗ trợ (tạo tăng trưởng GDP mới), khai thông thế trận mới, trong khi Việt Nam lựa chọn phòng thủ và duy trì lối chơi truyền thống (mô hình tăng trưởng vẫn dựa vào xuất khẩu), chờ đợi cơ hội. Khó có thể nói là lựa chọn nào là hoàn toàn đúng, vì vấn đề còn phụ thuộc vào thực lực của từng đội. Liệu rằng ngân sách của Việt Nam có thể bền vững nếu lựa chọn giải pháp như Mỹ và Trung Quốc? Trong bóng đá phải dựa vào thực lực của cầu thủ mình để lựa chọn chiến thuật. Thể lực không đủ thì sao có thể thực hiện bóng đá tổng lực? Nhưng thực lực đủ mà không dám đá tổng lực thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội đáng tiếc.2.2.4. Đánh giá về gói kích cầua) Hiệu quả tích cực của gói kích cầu thứ nhất:Có thể nói, gói kích cầu trước hết có hiệu ứng tâm lý tích cực, làm tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư Việt Nam. Gói kích cầu đã trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn. Từ đó, giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ hang hóa và dịch vụ trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của gói kích cầu đã có them cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội.Theo báo cáo của ngân hàng thế giới tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (tháng 12/ 2009), khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khan trong năm 2009, đặc biệt là quý I-2009. Trong quý này GDP chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thể hiện rõ trong quý II, phần nào phản ánh những nổ lực hỗ trợ hoạt động kinh tế của chính phủ. Gói kích cầu kinh tế khá lớn được đưa ra đầu năm 2009 bao gồm những biện pháp khác nhau, từ chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn và giảm thuế, và đầu tư vốn bổ sung. Kết quả là GDP tăng 4,5% trong quý II và 5,8% trong quý III, nâng tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2009 lên 4,6% so với cùng kỳ năm 2008.Những dấu hiệu tích cực đó tiếp tục được duy trì. Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của tổng cục thống kê Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt hơn nhiều nước khác. Cụ thể: GDP tăng 5,3% năm 2009 trong đó quý IV đã đạt mức 6,9%. Lạm phát đã giảm từ 19,9% năm 2008 xuống còn 6,5% năm 2009. Quý I/2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83% gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. GDP quý II tăng 6,2 – 6,4% tạo nên mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt khoảng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Công nghiệp được xem là mảng tỏa sáng trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2010. Các ngành công nghiệp đã trỗi dậy mạnh mẽ với mức tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành 6 tháng đầu năm 2010 ở mức 13,8%.Tóm lại, không thể phủ nhận rằng gói kích cầu thứ nhất đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam năm 2009, góp phần đưa Việt Nam sớm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.b) Tác động tiêu cực và những vấn đề của gói kích cầu thứ nhất.Biểu đồ thể hiện tăng trưởng GDP và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005-2012. (Nguồn : Haver Analytics)Bên cạnh những đấu hiệu khả quan, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Xuất khẩu năm 2009 giảm, thâm hụt thương mại lên đến 12 tỷ USD, giá trị đồng Việt Nam suy giảm mạnh. Có thể thấy rằng trong thời gian qua chính sách kích cầu của chính phủ chưa thật sự tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) bởi còn có một số hạn chế tiềm tàng đối với chính sách này. Sau đây là 10 vấn đề của gói kích cầu thứ nhất:- Vấn đề thứ nhất: Định hướng chính sách kích cầu là không rõ rang và không có sự phân định giữa các khái niệm kích cầu hay kích cung, kích cầu hay giải cứu. Tất cả các chính sách đều được gộp vào dưới cái tên “kích cầu” trong khi tác động thực tế của nó chưa chắc đã nhằm làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Như chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ là kích cầu nếu doanh nghiệp vay vốn đó để đầu tư. Nhưng nếu doanh nghiệp đó vay vốn để đảo nợ thì sẽ không còn gọi là kích cầu được nữa, mặc dù nó vẫn có tác dụng tích cực nào đó.- Vấn đề thứ hai: Gói kích cầu của Việt Nam là gói giải cứu tình huống. khác với gói kích cầu của Mỹ và Châu Âu, chính phủ không bơm tiền vào nền kinh tế thông qua hệ thống Ngân hang thương mại. Trong trường hợp của Việt Nam, Ngân hàng thương mại chỉ là trung gian thay mặt nhà nước phân bổ vốn lại cho nền kinh tế thông qua gói hỗ trợ lãi suất 4%. Và do đó gói kích cầu không gắn trực tiếp với quyền lợi của Ngân hàng thương mại và dễ dẫn đến nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện do chính phủ khó có khả năng kiểm soát được sự phân bổ vốn của các Ngân hàng thương mại.- Vấn đề thứ ba: Gói kích cầu không đáp ứng hoàn toàn yêu cầu là kịp thời, đúng đối tượng và vừa đủ (ngắn hạn). Các nhà kinh tế học như : Lawrence Summers (Giáo sư kinh tế, từng là hiệu trưởng trường đại học Harvard, và cố vấn kinh tế cho tổng thống Mỹ Obama) cho rằng để một gói kích cầu có hiệu quả thì phải đảm bảo ít nhất 3 tiêu chí, đó là kịp thời, đúng đối tượng và vừa đủ. Đối với Việt Nam, một nền kinh tế có độ mở cao với tỷ trọng nhập khẩu chiếm tới gần 90% GDP, cần có thêm tiêu chí thứ tư ít rò rỉ ra hàng ngoại nhập. Nếu xét trên tiêu chí kịp thời, mặc dù các gói kích cầu được chính phủ đưa ra kịp thời nhưng tình hình triển khai còn chậm do vấn đề thủ tục hành chính. VD, gói hỗ trợ lãi suất có chỉ thị từ tháng 2/2009 nhưng mãi đến tháng 4/2009 khoản vay sớm nhất mới được giải ngân. Nếu xét trên tiêu chí ngắn hạn, chỉ một phần gói kích cầu của Việt Nam đáp ứng tiêu chí này. Ngày 30/09/2009, Quốc hội khóa XII đã tán thành và thông qua gói kích cầu kinh tế thứ hai. Gói kích cầu này sẽ chỉ giành cho các nhu cầu vay đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh.- Vấn đề thứ tư: Ai là người được lợi từ gói kích cầu? Đối với gói hỗ trợ lãi suất 4%, đứng về phương diện mục tiêu của chính sách này thì người được lợi là các Doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng để sản xuất- kinh doanh. Hay nói cách khác gói hỗ trợ 4% góp phần kích cầu đầu tư của Doanh nghiệp. Mặc dù theo Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại chỉ đóng vai trò trung gian trong việc phân bổ vốn cho Doanh nghiệp, tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng chứng minh bằng lý thuyết cũng như thực nghiệm rằng Ngân hàng cũng là người được lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 4%. Thực tế thì khoản hỗ trợ 17.000 tỷ đồng được phân bổ làm 3 phần, trong đó một phần đúng là các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh được nhận, một phần khác do chính các Ngân hàng được hưởng, và phần còn lại là mất mát vô ích.- Vấn đề thứ năm: Gói kích cầu có thể tạo ra cạnh tranh không lành mạnh, bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các Doanh nghiệp do khả năng tiếp cận nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất của các doanh nghiệp là không đồng đều. Báo cáo của ngân hàng nhà nước cho thấy, tính đến cuối năm 2009 chỉ có khoảng trên 20% trong tổng số doanh nghiệp, tức khoảng 78.000 trong tổng số khoảng 390.000 doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ. Lý do là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thường gặp nhiều khó khan trong việc tiếp cận thông tin và đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để được nhận vốn. - Vấn đề thứ sáu: Gói hỗ trợ lãi suất 4% có thể dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam do chi phí vốn không được tính đúng và đầy đủ. Mặt khác, các hỗ trợ về thuế, một hình thức bảo hộ sản xuất trong nước cũng là một nguyên nhân làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài.- Vấn đề thứ bảy: Dòng vốn kích cầu có thể bị lái vào, đầu cơ bong bóng, chứng khoán hoặc bất động sản. điều này có thể là một nguy cơ dễ xảy ra, cũng bởi do tình trạng bất cân xứng về thông tin và cũng có thể là bởi chính hành vi trục lợi có thể xảy ra ở ngay các tổ chức tài chính, do thiếu sự giám sát chặt chẽ. Thực tế diễn biến của thị trường chứng khoán trong năm 2009 và 7 tháng đầu năm 2010 cũng phần nào thể hiện điều này. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 tăng trưởng khá ngoạn mục, với mức tăng trung bình cả năm vào khoảng 40%. Nhưng sau khi gói kích cầu thứ nhất kết thúc thì thị trường chứng khoán giảm khá sâu. Lý do là sau khi kết thúc gói kích cầu thứ nhất thì dòng tiền vào thị trường chứng khoán sụt giảm.- Vấn đề thứ tám: Chính sách kích cầu không trực tiếp giúp giải quyết khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là thiếu nhu cầu thị trường. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giớ đang suy thoái, làm giảm mạnh cầu về hàng suất khẩu. Điều này khiến các công ty gia công, lắp ráp hàng suất khẩu phải giản thợ, làm tăng số lượng người thất nghiệp và thất nghiệp tạm thời, kéo theo sự sụt giảm tiêu dung nội địa. sức mua giảm, khả năng tiêu thụ trong nước đang suy giảm, hàng sản xuất ra tồn đọng.- Vấn đề thứ chín: Số tiền cung ứng vào lưu thông lớn tạo ra tiềm ẩn rủi ro lạm phát cao. Tổng giá trị các gói kích cầu của chính phủ Việt Nam lên đến 160.000 tỷ đồng tương đương 9 tỷ USD (chiếm khoảng gần 13% GDP của Việt Nam năm 2011). Với việc triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ dẫn đến khối lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế tăng ở mức cao, gây sức ép tăng lạm phát là rất lớn. Từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010 VND mất gián liên tục so với USD.- Vấn đề thứ mười: Nền kinh tế Việt Nam có đặc thù phải dựa vào máy móc thiết bị và nguyên vật liệu từ bên ngoài, do vậy sẽ không chịu nổi sức ép từ việc gia tăng đầu tư quá mức. Một khi cầu nội địa tăng lên đặc biệt là cầu đầu tư, sẽ khiến cho nhu cầu nhập khẩu tăng nhanh điều này sẽ làm thâm hụt thương mại thêm trầm trọng. Năm 2009, thâm hụt thương mại của Việt Nam lên đến 12 tỷ USD, cao hơn nhiều so với kế hoạch là 10 tỷ USD, khối lượng dự trữ ngoại tệ khiêm tốn khiến cho Việt Nam không thể giữ được ổn định tỷ giá hối đoái khi sức ép giảm giá VND tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu tăng vọt. VND bị mất giá và giá USD tăng đáng kể trong giai đoạn vừa qua dẫn đến các khoản nợ nước ngoài của chính phủ và doanh nghiệp tính ra VND đang ngày càng phình to.3. KẾT LUẬNGói kích cầu thứ nhất đã mang lại một số hiệu quả nhất định như hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, giúp Việt Nam thoát khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, gói hỗ trợ này cũng bộc lộ một số vấn đề như định hướng chính sách kích cầu là không rõ ràng và không có sự phân định giữa các khái niệm kích cầu hay kích cung, kích cầu hay giải cứu; Gói kích cầu tạo ra mất mát vô ích, cạnh tranh không lành mạnh, bất bình đẳng giữa các DN và có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, lạm phát, … Từ việc nhận diện ra những hạn chế của gói kích cầu thứ nhất,bài viết rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện gói kích cầu cho Việt Nam như cần có định hướng và sự chuẩn bị cần thiết đưa ra gói kích cầu, chỉ nên duy trì kích cầu trong ngắn hạn, giám sát chặt chẽ vốn kích cầu.TÀI LIỆU THAM KHẢOA. SÁCH VÀ GIÁO TRÌNH THAM KHẢOB. WEBSITE VÀ CÁC TÀI LIỆU KHÁCTạp chí ngân hànghttp://www.vnexpress.nethttp://www.diendankienthuc.nethttp://www.thesaigontimes.vn http://www.sbv.gov.vnhttp://www.vneconomy.vnhttp://www.baomoi.comhttp://www.thanhnien.com.vn