Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Thông tin về CS Mỹ Tâm vi phạm tác quyền của NS
Vũ Xuân Hùng ở cuối bài này, trước các clips nhạc

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Anh Thì Không” (“Toi Jamais”) của Michel Mallory, Vũ Xuân Hùng.

Michel Mallory tên thật là Jean-Paul Cugurno – sinh ngày 25 tháng 1 năm 1941 tại Monticello, Haute-Corse; là ca sĩ, nhà viết lời ca khúc người Pháp.

Ông học đàn guitar lúc ông 15 tuổi. Ba năm sau đó, năm 1959, ông bắt đầu sự nghiệp ca hát trong Parisian cabarets. Ông hát ở Don Camillo trong La Villa d’Este, và ở Ma Cousine trong Montmartre. Ông thành lập ban nhạc Les Bop’s khi còn đang học ở Institut D’optique.

Ông khởi sự sáng tác vào thập niên 1960s theo phong cách gần như nhạc đồng quê. Đến thập niên 1970s ông trình diễn trên sân khấu nhưng không toàn thời gian. Ông dành nhiều thì giờ viết lời cho các nghệ sĩ khác và rất nổi tiếng trong lĩnh vực này, đặc biệt nhất là việc ông cộng tác với hai danh ca Sylvie Vartan và Johnny Hallyday.

Trong thập niên 1980s, ông tiếp tục trình diễn và hát bằng tiếng mẹ đẻ Corsican. Ông lớn lên giữa “Corsican village of Monticello” và đảo “Rousse”. Ở tuổi thiếu niên ông tiếp tục học tại Bastia và say mê chơi banh cho đội banh Bastia.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Michel Mallory (1967).
Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Michel Mallory (Octorber 15, 2011).

Ông gặp gở Paul Mauriat (lúc Paul Mauriat đang là chủ nhiệm của Barclay) và hai ông cùng nhau phát hành “Dring Dring” (“Banana of Cameroon”), với Leo Missir và Pantys, cùng dàn nhạc orchestra do Pierre Dutour đạo diễn.

Kế đến ông cộng tác đi tour đầu tiên của Claude François trình diễn tại Rose d’Or ở Antibes, Patachou và Eiffel Tower với Alice Dona. Năm 1974, ông thu âm và phát hành “Cow Boy of Aubervilliers”, một nhạc phẩm đem lại thành công lớn cho ông.

Các tác phẩm đầu tiên ông sáng tác cho Claude François và Sylvie Vartan là bước đầu cho sự nghiệp sáng tác ca khúc của ông để rồi đưa đến việc ông sáng tác hơn 1.000 nhạc phẩm nổi tiếng do những sao nhạc thu âm và trình diễn như: Claude François, Sylvie Vartan, Tino Rossi, Jeane Manson, Mireille Mathieu, Joe Dassin, Gérard Lenorman, Mort Shuman, Herbert Leonard, Nicoletta, Daniel Guichard, Line Renaud, Alice Dona, Jean-Luc Lahaye, David Hallyday, Michel Sardou…

Trên cương vị tác giả, Michel Mallory đã được vinh danh trong 10 năm qua và ông là người viết lời chính thức cho danh ca Johnny Hallyday.

Năm 2003 ông xuất hiện trong Rose d’Or tại Olympia.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Michel Mallory sáng tác “Toi Jamais” năm 1976 cho ca sĩ Sylvie Vartan thu âm và phát hành phiên bản Pháp ngữ.

Năm 1992, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng sáng tác lời Việt cho “Toi Jamais” dưới tựa đề “Anh Thì Không” riêng cho ca sĩ Ngọc Lan và Trung tâm “Mây Production” (Trung tâm “Dạ Lan” cũ) của ông Trần Thăng. Ông Trần Thăng mời thêm ca sĩ Kiều Nga hát chung với Ngọc Lan trên sân khấu “Hollywood Night” cũng trong năm 1992.

Năm 1995, ca sĩ Jeane Manson thu âm và phát hành bản Pháp ngữ “Toi Jamais” trong album “Une Américaine à Paris” của cô.

Năm 2002, minh tinh điện ảnh Pháp – Catherine Deneuve – trình diễn bản Pháp ngữ “Toi Jamais” trong phim “8 Women” do cô đóng vai chính và François Ozon đạo diễn.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.

Giai đoạn 1968 -1970, tại Sài Gòn bùng nổ “Phong Trào Nhạc Trẻ” sau khi nhạc Pháp ồ ạt xâm nhập vào Việt Nam. Giới trẻ Việt Nam yêu nhạc Pháp lâm vào tình trạng bị Pháp hóa. Do đó, một “Hội nghị bàn tròn” được chủ xướng do NS Trường Kỳ (là anh em cột chèo với NS Vũ Xuân Hùng) chủ động mời các bạn nhạc sĩ quan tâm về vấn đề này cùng gặp nhau thảo luận. Trong số này gồm có: Jo Marcel, Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Uyên Phương, Tùng Giang, Kỳ Phát…v.v.

Để rồi sau đó dòng nhạc “Ngoại Quốc Lời Việt” được ra đời với sự xuất hiện của các nhạc sĩ chuyên chuyễn ngữ các ca khúc nổi tiếng quốc tế tham gia tại “Hội nghị bàn tròn” của NS Trường Kỳ đã được giới trẻ Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. Nhờ đó, nhiều ca sĩ đã chuyển từ thể loại trữ tình sang thể loại nhạc trẻ rất thành công như: Nguyễn Chánh Tín & Bích Trâm, Minh Xuân & Minh Phúc, Thanh Lan, Duy Quang, Paolo Tuấn, Julie Quang, Carol Kim, Thanh Mai, Cathy Huệ, Pauline Ngọc, Ba Con Mèo, Ba Trái Táo, Blue Stars, Mây Trắng,…

Trong 3 cuốn băng “Tình Ca Nhạc Trẻ 1, 2, 3” để đời của ông và NS Nguyễn Duy Biên (người bạn thân nối khố với ông từ thời Trung Học) dưới thời kỳ “Phong Trào Nhạc Trẻ”, NS Vũ Xuân Hùng chia sẻ:

“Vào thời gian đó tôi suy nghĩ để đẩy mạnh phong trào Việt hoá này lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt Nam nên tôi đã cùng anh Nguyễn Duy Biên (một người bạn nối khố từ thời Trung Học) bắt tay vào thực hiện những cuốn “Tình Ca Nhạc Trẻ”.

Mỗi người chúng tôi lãnh một nhiệm vụ. Tôi, Vũ Xuân Hùng nhận phần chuyển ngữ ca khúc (với tiêu chí là chuyển ngữ chứ không được đặt lời hay chế lời). Chúng tôi mời Nam Lộc, Trường Kỳ, Tùng Giang, Lê Uyên Phương, Kỳ Phát…v.v. hợp tác, cùng các ban nhạc, các ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn thu âm, và anh Nguyễn Duy Biên thì trên cương vị nhà sản xuất (Producer), Kỹ thuật âm thanh (Sound Engineering), kiêm nhà phát hành (Distributor).”

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời, nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968. (Ảnh do NS Vũ Xuân Hùng và chị Xuân Hòa cung cấp. Cám ơn anh chị.)

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng là giáo sư dạy ngoại ngữ và triết học tại trường Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Đồng Tiến, sau đó ông về làm tổng thư ký tạp chí Kịch Ảnh. Năm 1970, nhờ vốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, ông đã chuyển ngữ hàng loạt ca khúc nước ngoài với ca từ đầy chất thơ, trong sáng được mọi người yêu thích như: “Búp Bê Không Tình Yêu”, “Em Đẹp Như Mơ”, “Chuyện Phim Buồn”, “Lãng Du”, “Xin Em Gõ Ba Tiếng”, “Mong Manh”, “Nụ Hôn Dưới Mưa”, “Dòng Sông Tuổi Nhỏ”, “Anh Thì Không”, “Nói Sao Cho Em Hiểu”.

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tâm sự: “Người ta ví một bản giao hưởng như cuốn tiểu thuyết, còn ca khúc như một truyện ngắn. Vì vậy, chuyển ngữ từ một ca khúc nước ngoài sang lời Việt quả là không đơn giản chút nào. Thứ nhất, phải cảm cũng như thông được nội dung ca khúc đó, muốn vậy phải có vốn ngoại ngữ. Kế đến, làm việc với cái đầu của một nhà văn, đôi tay nhạc sĩ và trái tim người nghệ sĩ, chuyển làm sao nghe như người Việt sáng tác, điều cần nhất phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tác, không nên ‘chế’ lời. Chuyển ngữ là sự sáng tạo bằng ngôn ngữ vừa toát lên chất thơ, vừa mềm, vừa uyển chuyển, phù hợp giai điệu lẫn nội dung”.

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng và gia đình định cư tại Mỹ sau biến cố 30.4.1975, công tác tại đài truyền hình ở bang California (biên tập và đạo diễn các chương trình văn nghệ, phỏng vấn ca sĩ, nghệ sĩ), đạo diễn hai bộ phim “Thói Đời” và “Bụi Bonsai”.

Năm 1997, ông trở về Việt Nam “qui ẩn” tại “Phòng trà Văn Nghệ” (Q. Bình Thạnh). Vừa qua, đôi vợ chồng NS Vũ Xuân Hùng – Xuân Hòa chuyển qua địa điểm mới: “Phòng trà ca vũ nhạc kịch Tiếng Xưa” (đường Cao Thắng nối dài).

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Tại “Tiếng Xưa”, ngoài việc biên tập và tổ chức các đêm nhạc, ông còn dựng các vở nhạc kịch dựa theo các bài hát nổi tiếng như: “Hòn Vọng Phu”, “Trầu Cau”, “Cung Đàn Xưa”, “Tiếng Đàn Tôi”, “Tiếng Sáo Thiên Thai”, “Lưu Nguyễn Lạc Thiên Thai”, “Mối Tình Trương Chi”, “Lan và Điệp”…

Gần nửa thế kỷ chuyển ngữ ca khúc, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đã góp phần làm phong phú cho đời sống Âm nhạc Việt Nam và giúp nhiều thế hệ ca sĩ tạo dấu ấn trong lòng công chúng mộ điệu. (Theo NS Vũ Xuân Hùng và chị Đinh Thị Xuân Hòa)

Là người bạn đời luôn chung vai sát cánh chia sẻ và hổ trợ cho chồng, chị Xuân Hòa còn là người sáng lập, thiết kế, quản lý và tác giả của các web sites: http://www.phongtratiengxua.com phongtratiengxua.facebook
xuanhoadinhthi.facebook

Xin chúc hai anh chị luôn thành công và hạnh phúc.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Nhạc phẩm “Toi Jamais” (Tác giả: Michel Mallory)

Ils veulent m’offrir des voitures
Des bijoux et des fourrures
Toi jamais
Mettre à mes pieds leur fortune
Et me décrocher la lune
Toi jamais
Et chaque fois
Qu’ils m’appellent
Ils me disent que je suis belle
Toi jamais
Ils m’implorent et ils m’adorent
Mais pourtant je les ignore
Tu le sais

Homme,
Tu n’es qu’un homme
Comme les autres
Je le sais
Et comme
Tu es mon homme
Je te pardonne
Et toi jamais

Ils inventent des histoires
Que je fais semblant de croire
Toi jamais
Ils me jurent fidélité
Jusqu’au bout de l’éternité

Toi jamais
Et quand ils me parlent d’amour
Ils ont trop besoin de discours
Toi jamais
Je me fous de leur fortune
Qu’ils laissent là
Où est la lune
Sans regret

Homme,
Tu n’es qu’un homme
Comme les autres
Je le sais
Et comme
Tu es mon homme
Je te pardonne
Et toi jamais

Tu as tous les défauts que j’aime
Et des qualités bien cachées
Tu es un homme, et moi je t’aime
Et ça ne peut pas s’expliquer

Car homme,
Tu n’es qu’un homme
Comme les autres
Je le sais
Et comme
Tu es mon homme
Je te pardonne
Et toi jamais.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.
Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Ca sĩ Ngọc Lan & Ca sĩ Kiều Nga trong “Anh Thì Không” trên sân khấu Hollywood Night của Mây Production năm 1992.

Nhạc phẩm “Anh Thì Không” (“Toi Jamais” – Lời Việt: Vũ Xuân Hùng)

Bao xa hoa đam mê vây lấy em
Anh ta mang đem dâng không tiếc chi. Anh thì không!
Cho em lên ngôi cao trong trái tim
Yêu như say như điên theo bước em. Anh thì không!
Anh luôn mang cho em giây phút vui
Mang cho em câu ca trong sáng tươi. Anh thì không!
Bao say mê dâng lên trong mắt kia
Nhưng em không yêu, em không tiếc chi em không cần!

ĐK:
Thế gian, nghìn đàn ông giống nhau
Trọn đời anh cũng như đàn ông khác
Vì đã yêu thì dù anh thế nào
Vạn lần em vẫn thứ tha cho người !!!

Khi nhân gian con tim hay đổi thay
Câu yêu đương điêu ngoa trên khóe môi. Anh thì không!
Trong nhân gian tim yêu có mấy ai
Ghen đua nhau cho nhau những đớn đau. Anh thì không!
Quên bao năm, quên khi ta có đôi
Quên bao nhiêu gian nan ta đã qua. Anh thì không!
Khi đêm sâu bao quanh trong tối đen
Anh bao dung môi anh như ánh sao trong đêm dài.

ĐK:
Thế gian, nghìn đàn ông giống nhau
Trọn đời anh cũng như đàn ông khác
Vì đã yêu thì dù anh thế nào
Vạn lần em vẫn thứ tha cho người !!!

Anh ta cho xe hơi với nữ trang
Cho kim cương thêm bao nhiêu áo lông. Anh thì không!
Anh ta cao sang bao nhiêu Mỹ kim,
Bao vila, phi cơ đi khắp nơi, Anh thì không!
Anh luôn khen em xinh như đóa hoa
Em tươi duyên mỗi khi anh ghé thăm. Anh thì không!
Anh ta luôn nâng niu âu yếm em
Nhưng sao em không yêu, không nhớ nhung. Không rung động!

ĐK:
Thế gian, nghìn đàn ông giống nhau
Trọn đời anh cũng như đàn ông khác
Vì đã yêu thì dù anh thế nào
Vạn lần em vẫn thứ tha cho người !!!

Nhân gian luôn điêu ngoa luôn dối gian
Luôn khoe khoang cao sang như chiếm em. Anh thì không!
Nhân gian luôn trăng hoa không thủy chung.
Nhưng luôn luôn vênh vang câu sắc son. Anh thì không!
Trong đê mê yêu đương ra thế gian
luôn ba hoa khoa trương những chiến công. Anh thì không!
Con tim em không mơ không ước ao
Bao cao sang, kim cương hay áo lông em không màng

ĐK:
Thế gian, nghìn đàn ông giống nhau
Trọn đời anh cũng như đàn ông khác
Vì đã yêu thì dù anh thế nào
Vạn lần em vẫn thứ tha cho người !!!

Yêu anh chân thành tiếng yêu ban đầu
Yêu anh ngây thơ với con tim hồng
Yêu anh bây giờ đến mai sao này
Không ai ngăn chia tình đó muôn đời !!!

Dưới đây mình có các bài:

– Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ
– Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng – người Việt hóa nhạc ngoại
– “Tình ca nhạc trẻ” – Nhạc Pháp của chúng tôi (trích)
– Tác giả ‘Anh Thì Không’ tố Mỹ Tâm vi phạm tác quyền, cấm diễn và gỡ bỏ MV
– Tác giả ‘Anh thì không’: Đây không phải lần đầu tiên Mỹ Tâm thiếu tôn trọng tôi
– ĐỂ KẾT THÚC CHUYỆN CHUNG QUANH CA KHÚC “ANH THÌ KHÔNG” CỦA VŨ XUÂN HÙNG
– Mỹ Tâm: Bản lĩnh thực sự hay chỉ là ‘mượn gió bẻ măng’?
– Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng: Mỹ Tâm không hề gọi cho chúng tôi
– BỨC TÂM THƯ NHÀ BÁO HOÀNG NGUYÊN VŨ GỬI MỸ TÂM
– Sự kiện & bình luận: Đừng trơ trẽn thế, Mỹ Tâm!

Cùng với 6 clips tổng hợp nhạc phẩm “Anh Thì Không” (“Toi Jamais”) do các ca sĩ nổi tiếng trên thế giới trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipédia)

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ

(MH thực hiện)

Là tác giả chuyển ngữ của hàng trăm ca khúc nổi tiếng của những thập niên 60-70 tại Sài Gòn xưa. Ca khúc của Vũ Xuân Hùng đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc…

Sau sự vụ bản quyền với ca sỹ Mỹ Tâm, nhóm PV Phununews tiếp tục có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tác giả của bài Anh Thì Không, để tìm hiểu thêm về gia tài âm nhạc cũng như những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ rất nổi tiếng Sài gòn thập niên 60-70 của ông.

MH – Thưa ông, được biết trước đây ông xuất thân từ một nhà giáo. xin ông cho biết nguyên nhân nào đã đưa đẩy ông từ lãnh vực giáo dục sang lãnh vực âm nhạc, sau đó ông lấn sang phần đất nhạc Trẻ, chuyển ngữ hàng trăm nhạc phẩm nước ngoài đã được các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn và thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ nổi tiếng được đông đảo mọi người yêu thích ?

NS Vũ Xuân Hùng: Tôi xin vắn tắt là vào khoảng thời gian 1972 khi đang dạy học, tôi được ông Quốc Phong giám đốc hãng phim Liên Ảnh mời tôi về làm Tổng Thư Ký cho tờ tuần san Kịch Ảnh để cùng nhà văn Mai Thảo (chủ bút) làm mới cũng như trẻ trung hoá tờ báo Điện ảnh Ca nhạc nổi tiếng này.

Như bạn biết đó trong thập niên 60, 70 nhạc trẻ thế giới ồ ạt du nhập vào miền Nam. Giới trẻ Sài gòn thời ấy rất say mê nghe và thích trình diễn những ca khúc viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

Thậm chí những ca sĩ và ban nhạc Sài gòn lấy một cái tên nước ngoài đặt cho ban nhạc mình. Chúng tôi lo ngại sự bành trướng của cái phong trào nhạc trẻ này nên đã cùng nhà văn Mai Thảo, nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Nguyễn Duy Biên phát động một phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ. Với mong ước giới trẻ Việt Nam sẽ tự sáng tác và trình diễn những ca khúc trẻ nước ngoài bằng ngôn ngữ Việt Nam, bởi thế chúng tôi thường tổ chức tại Toà Soạn Kịch Ảnh các buổi “Họp mặt Bàn Tròn Nhạc Trẻ” cùng với sự tham gia của ca sĩ cũng như các ban nhạc trẻ nổi tiếng Sài gòn ngày đó để bàn về vấn đề trên.

Kết quả sau đó là sự ra đời của ban Phượng Hoàng cùng những sáng tác thuần tuý, đậm chất Việt Nam của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Ban Mây Trắng (Tuấn Dũng, Trung Hành, Cao Giảng)… Đồng thời các ban nhạc, các nhóm ca cũng đã chuyển sang cái tên nghe Việt Nam hơn như: Ba Con Mèo (The Cats Trio), Ba Trái Táo (The Apple three), Ba Quả Chuông (The Golden Bells), Sao Xanh (The Blue Stars)…

Công sức đóng góp vào phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ là phần chuyển ngữ ca khúc từ tiếng Anh, Pháp, sang tiếng Việt của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Hựu Hà, Tuấn Dũng, Trung Chỉnh…

MH – Phải chăng những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ 1,2,3 do Vũ Xuân Hùng và Nguyễn Duy Biên thực hiện cũng ra đời vào thời gian này? Thực hiện những cuốn băng đầu tiên này có những khó khăn ra sao?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào thời gian đó tôi có suy nghĩ là muốn đẩy phong trào Việt hoá này mạnh lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt nên tôi đã cùng anh Nguyễn Duy Biên, một người bạn nối khố từ thời Trung học, bắt tay vào thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Mỗi người chúng tôi một nhiệm vụ, Vũ Xuân Hùng nhận phần chuyển ngữ ca khúc, và mời nhạc sĩ Nam Lộc, Trường Kỳ, Lê Uyên Phương, Kỳ Phát, Tuấn Dũng, góp bài cho thêm phong phú. Sau đó chọn các ban nhạc Dreamers, CBC, Mây Trắng, Hammers và các ca sĩ nổi tiếng Sài gòn thu âm. Nguyễn Duy Biên là người bỏ tiền đầu tư nên là nhà sản xuất (Producer) và Kỹ thuật âm thanh (Sound Engineering) kiêm luôn chức phát hành (Distributor).

Rất may khi cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ra đời thì bà Thuý Nga và ông Tô Văn Lai của Trung tâm Thuý Nga ngày ấy thấy trẻ trung và mới lạ nên đã nhận lời phát hành đồng thời mua đứt những cuốn băng kế tiếp thứ 2, thứ 3 sau đó nên anh đã bớt mệt nhọc lo lắng.

MH – Khi chuyển ngữ những ca khúc nước ngoài và phát hành những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ông có gặp vấn đề về bản quyền ?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào những năm trước 1975, khi muốn xuất bản hay phát hành một bản nhạc hay một cuốn băng nhạc việc đầu tiên chúng tôi phải nộp bản những ca khúc chuyển lời Việt đó cho Phòng thông tin Sài Gòn để họ kiểm duyệt lời của bài hát. Sau vài ngày nếu không có vấn đề gì họ sẽ cấp phép để thực hiện việc thu âm và sản xuất.

Còn chuyện bản quyền thì thời gian đó chế độ miền Nam chưa có Luật Bảo Vệ Bản Quyền hoặc chưa gia nhập công ước Bern nên họ không đặt vấn đề xin phép. Do đó nhạc sĩ Phạm Duy, Nam Lộc, Trường Kỳ, Kỳ Phát, Lê Hựu Hà, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên … chuyển lời Việt cho hằng trăm ca khúc nước ngoài mà không gặp rắc rối gì cả.

Còn sau năm 1975 những ca khúc chuyển ngữ của tôi được các Trung Tâm Ca Nhạc Hải Ngoại sử dụng cho các cuốn Audio và Video nên họ có trách nhiệm xin phép các tác giả nước ngoài.

Tất cả hơn 100 bài hát chuyển ngữ của tôi đều được viết trước năm 1996, khi Việt Nam gia nhập Công ước Bern và trước rất lâu khi Hội Bảo Vệ Tác Quyền Việt Nam ra đời. Hơn 100 ca khúc chuyển ngữ của tôi đã được đăng ký với Hội Bảo Vệ Tác Quyền hơn 10 năm rồi. Bởi thế việc vi phạm với tác giả bản gốc không có tính cách hồi tố.

MH – Những nghệ sĩ hải ngoại khi thể hiện ca khúc do ông chuyển lời Việt, họ có làm tròn trách nhiệm xin phép sử dụng ca khúc đó không?

NS Vũ Xuân Hùng: Không tính đến những ca sĩ ra đĩa CD riêng hoặc hát sân khấu thì các ca sĩ sống ở hải ngoại thường làm việc cho các Trung Tâm lớn như Thúy Nga Paris, Asia và những chương trình lớn họ đều thực hiện những gì cần phải làm.

Hầu như không cần phải đợi nhắc nhở. Chẳng hạn như khi tôi xem một chương trình Trung tâm Thúy Nga Paris By Night họ có sử dụng một nhạc phẩm của tôi cụ thể là cuốn số 121 có bài Hờn Ghen do tôi chuyển ngữ. Thì ngay cả khi Abum chưa ra đã có người mang tiền tác quyền đến tận nhà.

MH – Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này. Chúc ông và gia đình sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời – nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

(Phụ Nữ News – MH thực hiện)

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Những năm 80-90 của thế kỷ trước, những bản tình ca nước ngoài được chuyển ngữ qua tiếng Việt trở thành trào lưu ở các phòng trà, vũ trường, tụ điểm ca nhạc và thường được chọn làm nhạc nền cho đám cưới, sinh nhật. Và một trong những nhạc sĩ có công chuyển ngữ sang tiếng Việt những ca khúc nhạc ngoại vang bóng một thời, đó là nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.

VIỆT HÓA NHẠC TRẺ

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng vốn giảng dạy ngoại ngữ ở một số trường tại Sài Gòn trước năm 1975 nên ông rất thành công trong việc chuyển ngữ sang tiếng Việt những bài hát nguyên bản là tiếng Anh, tiếng Pháp. Vào thập niên 60, 70 thế kỷ XX, nhạc trẻ thế giới ồ ạt du nhập vào miền Nam, giới trẻ Sài Gòn thời ấy rất say mê nghe và thích trình diễn những ca khúc bằng ngôn ngữ nước ngoài. Thậm chí, những ca sĩ và ban nhạc Sài Gòn còn chọn những cái tên ngoại quốc làm nghệ danh, ban nhạc của mình.

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng chia sẻ, với mong ước giới trẻ Việt Nam sẽ tự sáng tác và trình diễn những ca khúc trẻ nước ngoài bằng ngôn ngữ Việt Nam, năm 1972 khi đang dạy học, ông được ông Quốc Phong – Giám đốc hãng phim Liên Ảnh mời về làm tổng thư ký cho tờ tuần san Kịch Ảnh. Với tiêu chí làm mới cũng như trẻ hóa tờ báo điện ảnh ca nhạc nổi tiếng này nên ông đã cùng nhà văn Mai Thảo (chủ bút), nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang Kỳ Phát, Nguyễn Duy Biên phát động phong trào Việt hóa nhạc trẻ.

Là tác giả chuyển ngữ của hàng trăm ca khúc nổi tiếng của những thập niên 60-70, ca khúc của Vũ Xuân Hùng đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc nhiều thế hệ như: Nói sao cho em hiểu (How can I tell her), Chuyện phim buồn, Đời ca sĩ (nhạc Hoa), Lãng du (L’Avventura), Em đẹp như mơ (Elle était si jolie), Dòng sông tuổi nhỏ (La-maritza)… làm cho đời sống âm nhạc nước nhà thêm đa dạng và phong phú hơn. Nhiều bài do Vũ Xuân Hùng chuyển ngữ đã khiến công chúng cứ ngỡ do chính người Việt sáng tác. Trong đó, nhạc phẩm Búp bê không tình yêu đã được nhiều ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại cũng như trong nước trình bày.

NHẠC NGOẠI MANG HỒN VIỆT

Chuyện ngữ ra tiếng Việt một ca khúc nước ngoài để khán giả đón nhận thành công như một sáng tác thuần Việt không hề dễ dàng. Có thể coi người nhạc sĩ chuyển ngữ giống như sứ giả làm cầu nối cho những giai điệu ngoại quốc đến với trái tim người Việt. Việc chuyển ngữ sao cho phù hợp với giai điệu mà lại gần gũi, đi vào lòng người nghe là cái tài của người dịch: “Có lúc tôi nghe tim sao buồn/Và nước mắt êm đềm rơi xuống/Trọn đời ca hát cho tình yêu ai đó/Còn tôi tháng năm mãi sầu đơn đông/Tôi như con búp bê bằng nhựa/Một thứ búp bê thật xinh xắn/Mặt trời trên tóc nhưng lòng sao băng giá/Vì sao búp bê thiếu một tình yêu” (Búp bê không tình yêu).

Trước tiên người nghe phải hiểu được câu chuyện trong bài hát đó là gì, hay ít nhất thì thông điệp đằng sau những giai điệu ngoại quốc đó, đem đến điều gì cho họ. Nếu như Búp bê không tình yêu nói giùm nỗi lòng những cô tiểu thư đài các, sống cuộc đời nhung lụa nhưng trái tim lại lạnh giá vì thiếu một tình yêu đích thực thì Chuyện phim buồn lại kể về “một chuyện tình buồn hơn phim” bởi cô gái phát hiện ra người yêu lừa dối khi bắt gặp anh chàng đi xem phim với chính cô bạn thân của mình.

Những câu chuyện dù tận phương trời Tây tuyết trắng nhưng bằng cách truyền tải thuần Việt, Vũ Xuân Hùng đã kể lại bằng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ để người nghe dễ cảm thụ, dễ hiểu, dễ thuộc rồi “phải lòng” từ lúc nào: “Và anh đã quay mặt trong buổi sáng giận hờn/Ðường mưa vắng em về gió lùa buốt đôi vai/Thành phố cũng ưu buồn cây đã vắng tiếng chim hồn nhiên/Em với căn phòng lạnh vắng ngồi nhớ mong anh/Hạt mưa từng cánh từng cánh từng cánh tựa vết kim đâm vào trong nỗi nhớ/Hạt nào gọi tháng ngày cũ dịu êm tình đôi lứa đang nồng/Người yêu anh hỡi còn nhớ ngày đó nụ hôn dưới cơn mưa xuân xưa/Tình đã ngỡ thật dài biết đâu gió mưa chia đời đôi ngả…” (Nụ hôn dưới mưa).

Nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng, tiếng Anh đa âm tiết, tiếng Việt đơn âm và có tới 5 dấu giọng, muốn đặt lời sát lời gốc không phải chỉ có cảm hứng và sự thấu hiểu âm nhạc, nó đòi hỏi nhiều thứ khác, một khả năng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) thích ứng. Trước khi đặt lời Việt cho một ca khúc nước ngoài, ta phải thấu hiểu âm nhạc của nó và ý nghĩa của ca từ. Còn việc đặt lời lại chính là một sự chuyển dịch về văn hóa.

Bởi vậy, khi dịch một ca khúc nước ngoài qua tiếng Việt, người nhạc sĩ không chỉ dịch bằng lí trí mà còn bằng chính trái tim mình, như chính nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đúc kết: “Người ta ví một bản giao hưởng như cuốn tiểu thuyết, còn ca khúc như một truyện ngắn. Vì vậy, chuyển ngữ từ một ca khúc nước ngoài sang lời Việt quả là không đơn giản chút nào. Thứ nhất, phải cảm cũng như thông được nội dung ca khúc đó, muốn vậy phải có vốn ngoại ngữ. Kế đến, làm việc với cái đầu của một nhà văn, đôi tay nhạc sĩ và trái tim người nghệ sĩ, chuyển làm sao nghe như người Việt sáng tác, điều cần nhất phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tác, không nên “chế” lời. Chuyển ngữ là sự sáng tạo bằng ngôn ngữ vừa toát lên chất thơ, vừa mềm, vừa uyển chuyển, phù hợp giai điệu lẫn nội dung”.

Mặc dù đã qua thời hoàng kim của những ca khúc nhạc ngoại chuyển ngữ qua lời Việt nhưng không thể phủ nhận được giá trị một thời của những ca khúc này. Trước sự xâm thực của văn hóa phương Tây những năm 50-70 thế kỷ trước, những nhạc sĩ Việt như Vũ Xuân Hùng đã nỗ lực thổi hồn Việt vào các nhạc phẩm ngoại nhập để kích thích sáng tạo những ca khúc thuần Việt. Với những người thuộc thế hệ ông bà, cha mẹ, những bản nhạc ngoại lời Việt còn là một phần kết nối quá khứ xa xưa, với những ký ức đẹp thời thanh xuân, những dư âm ngọt ngào của gia đình thân thương với tình yêu, tình bạn bè thuần khiết, để nhắc những người trẻ biết trân trọng những giá trị cuộc sống.

VŨ THANH HOA

“Tình ca nhạc trẻ” – Nhạc Pháp của chúng tôi (trích)

(Nam Nguyên/Đông tác giao lưu – Thứ Tư, 20/07/2016 22:16)

(Khi tôi vừa post lại bài Đừng nghe chàng hát thì nghe tin dữ về vụ khủng bố cực kỳ thảm khốc ở Nice, đúng ngày quốc khánh Pháp ! Thật khủng khiếp, nhưng cũng đừng trách người Pháp “chủ quan” — họ đang xem pháo hoa, một thứ văn hóa cũng do họ dạy cho chúng ta (mà học chưa thấu, còn muốn xem pháo hoa chống đói ?!). Nước Pháp sau đau thương này sẽ lại đứng lên, có lẽ bằng chính vũ khí mạnh nhất xưa nay của mình —văn hóa ! Chia xẻ thương đau với nước Pháp, tôi ngồi xuống và ghi lại cảm nhận của chính mình về một phần văn hóa Pháp— “nhạc trẻ Pháp” mà tôi xin gọi đó là “của chúng tôi” !)

Sau 30/4/1975 văn hóa miền Nam ào ạt tràn ra bắc, phải nói người được hưởng lợi nhất chính là lũ học sinh cấp 2, cấp 3 chúng tôi. Thật là lạ lẫm khi tiếp xúc với các bạn đồng niên, và họ học 12 lớp, có những khái niệm trong học toán mà chúng tôi là dân chuyên còn chưa được học (như tổ hợp, ánh xạ…) và ngạc nhiên nhất là học sinh ra trường phải thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp ! Sách báo thì quá phong phú, nhạc nghe đủ các thể loại (trong khi đó bà con của tôi trong Nam phải rất e dè, hầu như chả dám giữ lại văn hóa phẩm gì trong nhà vì sợ phiền phức !). Và gần như ngay lập tức tuổi “teen” miền Bắc đến với một dòng nhạc mà chúng tôi yêu thích nhất-nhạc trẻ !

Dòng nhạc trẻ tồn tại ở miền Nam từ đầu những năm 60 thế kỷ trước, công đầu phải kể đến nhạc sỹ Phạm Duy đã quyết định phổ cập nhạc quốc tế bằng cách phổ lời Việt và tổ chức trình diễn chúng, điều mà giới trẻ đón nhận rất nồng nhiệt. Các ca sỹ thời đó hát lại những bài do các ca sỹ nổi tiếng thập niên đó như Christophe, Dalida, Nana Mouskouri, Mireille Mathieu… trình diễn, thường bằng cả lời Pháp-Việt và Anh-Việt, và phải công nhận rằng lúc đó nhạc Pháp lời Việt nhiều và hay hơn nhiều so với những bài tiếng Anh!

Ở miền Bắc chúng tôi không được học cả tiếng Anh lẫn Pháp, thì việc nghe thưởng thức thì không sao, nhưng hát lại thì chỉ có phần lời Việt thôi, tuy vậy thế cũng là quá hay rồi ! “Người lớn” cũng nghe, nhưng học trò chúng tôi ngoài nghe ra còn hát, hát thường với cây đàn guitar, trong mọi dịp có thể như tụ tập, sinh nhật, đi chơi xa… Nghe (và ghi băng) thời đó phổ biến nhất là máy cassete “cục gạch”, rồi các loại máy nghe băng cối, mỗi lần muốn ghi băng thường phải bê nguyên một máy từ nhà người này đến nhà người khác ! Trước 1975 thần tượng của giới trẻ miền Nam là Brigitte Bardot và không nghi ngờ gì nữa, thời sau đó chúng tôi thích nhất được mặc quần loe, áo đuôi tôm, đi xì-bô, tóc dài và thần tượng của tất cả giới trẻ miền Bắc lúc đó là Thanh Lan —ca sỹ xinh đẹp với nốt ruồi duyên (mà chúng tôi chỉ được nhìn qua ảnh) và hát hay cả tiếng Pháp và tiếng Anh ! Tất nhiên ngoài chị còn có rất nhiều ca sỹ khác hát nhạc trẻ Pháp hay, mà nổi bật nhất là Ngọc Lan những năm 80…

Phải nói là lứa chúng tôi lớn lên cùng với nhạc trẻ, mà nếu “nhạc vàng” có đỉnh cao là “Sơn Ca 7” thì “nhạc trẻ” có sản phẩm xuất sắc nhất là Tình ca nhạc trẻ 2. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ giai điệu và lời của đa số các bài trong đó do Vũ Xuân Hùng và Nguyên Duy Niên thực hiện rất hay : “Tình mình như giá diêm”, “Nói sao cho em hiểu”, “Nước mắt cho mây”, “Một thời để chết”, “Xin tự hiểu mình”, “Trai độc thân”, “Đỉnh tuyết”.

Sau đây xin ghi lại theo trí nhớ Danh sách những bài hát lời Việt nhạc Pháp (tiêu chí hay và dễ hát cho học sinh thời chúng tôi):

1) Main Dans La Main (Cho quên thú đau thương —Nam Lộc) do Thanh Lan & Elvis Phương hát mà lời Việt xưa kia chúng tôi vẫn nghêu ngao : “Cho quên hết đớn đau… cho quên hết nhớ nhung…” —có thể là một buổi sinh nhật với kẹo lạc và toàn mấy đứa chỉ biết về yêu qua truyện Quỳnh Dao ! Các bạn có thể so với bản cover sau này của Bằng Kiều & Trần Thu Hà (tôi vẫn thấy bản những năm 70 hay hơn nhiều !).

2) Bang-Bang (Khi xưa ta bé) hát bởi Thanh Lan. Ngày nay ta có thể nghe Bảo Yến hát. Sau này tôi mới biết đây là tác phẩm “My Baby Shot Me Down” của bộ đôi Sony & Cher, nhưng chúng tôi hồi đó chỉ biết đến ấn phẩm tiếng Pháp này…

3) Khi ta hai mươi do Ngọc Lan. Bài khá dễ hát cho lứa chúng tôi, vui vẻ trẻ trung, toàn những đứa mới 14, 15 mà hát “khi ta 20” như thật… Sau này Phương Vy cover rất modern và vẫn đầy cảm xúc.

4) Búp bê không tình yêu do Thanh Mai & Thanh Lan. Bài hay, nhưng chỉ có các bạn gái hát được… Ngày nay Đồng Lan hay hát. Mỹ Tâm, Thanh Thảo hát cũng hay nhưng tiếc rằng chỉ hát bằng tiếng Việt…

5) Après Toi (Vắng bóng người yêu) do Thanh Lan, Ngọc Lan] hát. Giai điệu hay, lời dịch cũng tuyệt vời ! “Cuộc tình tan, cuộc tình vắng bóng anh…”

6) L’Amour C’est Pour Rien (Tình cho không biếu không) do Thanh Lan, Elvis Phương. Lớp trẻ có lẽ không biết câu cửa miệng “tình cho không, biếu không” xuất phát từ sau 1975 chính nhờ bởi bài hát này…

7) L’aventure (Lãng du) do Thanh Lan hát tuyệt vời ! Đặc biệt phù hợp với những chuyến đi chơi xa… Ngày nay có thể nghe các bạn trẻ Vũ Hà Anh & Đồng Lan

8) (Aline (Gọi tên người yêu) do Elvis Phương.(Bằng Kiều hát bài này tuyệt hay, nhưng không có phần tiếng Pháp). Một trong những bài hay được hát nhất ở các karaoke…

9) Viens m’embrasser (Lại gần hôn em) do Ngọc Lan hát hay nhất vì khó có ai hát buồn hơn được thế !Don Hồ hát cũng rất tình cảm.

10) Tombe La Neige (Tuyết rơi) do Duy Quang & Billy Shane, Elvis Phương, Ngọc Lan. Xin nghe ca sỹ hiếm hoi ngày nay còn hát tiếng Pháp tại Việt Nam là Đồng Lan. Tác giả Salvatore Adamo lại là một người Ý, và anh sáng tác bài hát bất hủ này lúc 18 tuổi ! Xin đến với bản thu hiếm hoi và giọng ca tuyệt vời của cố ca sỹ Lê Dung. “Từng bông tuyết đang rơi…” —chúng tôi đã hát bài hát buồn này từ khi chưa được biết cái lạnh của mùa đông tuyết phủ…

11) Một thời để chết (Le temps de mourrir) bới Ngọc Lan hoặc Thanh Lan.

Bài hát Pháp này theo tôi là hay nhất, đặc trưng nhất, và ngẫu nhiên thay, nó cũng hát về một thời tươi đẹp đã qua rồi. Chỉ những lúc thật cần hồi tưởng tuổi trẻ tôi mới nghe lại nhạc trẻ, như nhớ lại những rung động đầu đời của thời học sinh. Nhạc trẻ với những bài hát trên đã cùng chúng tôi bước qua ngưỡng cửa trường học để vào đời…

Ngoài sách ra, bố tôi chỉ có niềm vui và tài sản là âm nhạc. Trước 1975 ông đã có mấy chục đĩa nhạc nước ngoài rồi. Sau khi thống nhất ông sưu tầm khá nhiều băng cối, băng cassette, đĩa nhạc miền Nam, máy quay đĩa, quay băng, cassette một cửa băng, hai cửa băng, kể cả kiểu “hòn gạch”, loa thùng, amplier…

Nhưng như thế chưa đủ, ông say sưa ghi nhạc, sang băng, chọn từ nhiều băng nhạc ra thành một băng nhạc tổng hợp với những bài ưa thích, ghi lại nhạc của bạn bè, sang từ băng to ra băng nhỏ để đi công tác nghe… Ông nghe tất cả các loại nhạc (có lẽ tôi cũng được thừa hưởng một chút, cái gì cũng nghe miễn là hay). Ông sắp xếp băng đĩa theo kiểu của mình, sao cho muốn tìm bài nào do ai chơi, ai hát thì tra cứu rồi rút ra nghe được ngay trong vòng hai phút. Vừa còn bé vừa lười nên tôi nghe kiểu “thụ động”, tức là bố tôi nghe gì tôi nghe theo chứ không mấy khi động vào đống máy móc của ông, thi thoảng mới đưa ra “yêu cầu của thính giả”. Đỉnh điểm của đam mê có lẽ là những lúc ông tháo tung máy móc ra sửa chữa, và thậm chí tự cải tiến cho máy quay băng cối có chế độ autoreverse (sau này hình như đến năm 1980 tôi mới thấy ông mua được cái “đầu” có tính năng như thế). Ông thỉnh thoảng giễu anh em tôi là “Không biết tiếng Pháp nghe những bài hát Pháp phí đi”. Chả biết tôi có bỏ phí quá nhiều trong cuộc đời này không…

Xa nhà, những năm 80-90 thì các dòng nhạc khác dần dần làm chúng tôi lãng quên đi những bài “nhạc trẻ” gốc Pháp năm nào. Cô đào Pháp đình đám bấy giờ đã là Sophia Marceau chứ ít ai nhớ đến “BB”. Tuy nhiên thi thoảng tôi vẫn được nghe, vẫn nhớ lại những bài nhạc Pháp hay nhất năm xưa, “người lớn” hơn một chút, học sinh ít hát đến dù bằng lời Việt, nhưng giai điệu thì đã in sâu vào tâm trí chúng tôi:

Serenade (Chiều Tà hoặc Dạ Khúc) nhạc Shubert, có lời tiếng Đức, Ý, Anh… nhưng lời hay nhất là bằng tiếng Pháp ! Cái này phải bạn nào giỏi tiếng Pháp mới có thể phân tích được, bản thân lời Pháp của nó đã như một bài thơ hay nhất ! Phạm Duy đã phổ lời Việt và người biểu diễn hay nhất chính là Thái Thanh, rồi Lệ Thu hát cũng rất tuyệt vời. Nhưng tiếng Pháp hát hay nhất là Thanh Lan, tuy vậy tôi không tìm được trên mạng lời hát của chị. Chúng ta nghe Ngọc Lan hát bài này cũng rất đẳng cấp.

Vài lời về nữ ca sĩ Ngọc Lan mà tôi cũng rất mến mộ: chị đến Mỹ năm 1980 và nhanh chóng nổi tiếng với các ca khúc tiếng Việt, Pháp, Anh cũng như các tiết mục song ca cùng Kiều Nga, Duy Quang, Trung Hành, Tuấn Ngọc, Đức Huy… Người ta yêu chị vì khuôn mặt khả ái cũng như giọng hát trong trẻo rất ấn tượng. Thực ra chị cũng tên là Thanh Lan nhưng vì để tránh nhầm lẫn với ca sỹ đàn chị Thanh Lan nên đã lấy nghệ danh Ngọc Lan. Bệnh tình đã cướp chị đi năm 2001 khi còn khá trẻ, nhưng chị kịp để lại gia tài ca nhạc khá đồ sộ, và cho đến nay vẫn còn rất nhiều người hâm mộ giọng hát Ngọc Lan !

DANS LE SOLEIL ET DANS LE VENT (Trong Nắng Trong Gió) Thanh Lan, hoặc, Ngọc Lan. Bài hát nổi tiếng qua trình diễn bằng 4 thứ tiếng châu Âu của Nana Mouskouri được những ca sỹ Việt hát lại bằng tiếng Pháp và tiếng Việt hay không hề kém cạnh ! Thật hiếm có bài hát nhẹ nhàng mà ý nghĩa sâu lắng như bài hát này, còn điệp khúc thì đẹp tuyệt vời !

Oui Devant Dieu (Ngày Tân Hôn) Thanh Lan, Elvis Phương. Một bài hát tuyệt vời dành cho ngày cưới !
Oh ! Mon Amour (Ôi tình yêu của tôi): Thanh Lan, Elvis Phương. Thật kỳ lạ rằng tài năng của Christophe đã làm mưa làm gió khắp năm châu mà bây giờ chẳng mấy ai nhớ đến chàng (tuy vậy năm 2013 chàng đã đến biểu diễn từ thiện tại TP HCM)…

Phải nói rằng âm nhạc Pháp đã ảnh hưởng đến sáng tác của rất nhiều nhạc sỹ Việt Nam, từ Văn Cao, Phạm Duy cho đến thế hệ sau ở miền Nam. Tôi tự chọn ra vài ca khúc theo tôi là hay và có âm hưởng phong thái Pháp nhất từ các bài hát Việt:

C’est Toi (Cho em quên tuổi ngọc). Bạch Yến là ca sỹ hát nhạc ngoại số một miền Nam khi xưa, nhưng bà hát tiếng Anh nhiều và hay hơn tiếng Pháp. Tuy vậy bà hát tiếng Pháp vẫn vô cùng “xuya”: Ne Me Quitte Pas.

Tác giả Lam Phương viết tặng Bạch Yến bài hát “C’est Toi” này bằng tiếng Pháp (!). Bản tình ca tuyệt vời này cho thấy nhạc Pháp, văn hóa Pháp đã hòa quyện vào đời sống âm nhạc miền Nam đến mức nào ! Và cho đến ngày nay thỉnh thoảng ca sỹ Bạch Yến dù tuổi đã cao vẫn trình diễn bài hát này… Tất nhiên ngoài Bạch Yến ra thì còn rất nhiều ca sỹ cũng hát nó, bằng tiếng Pháp và Việt: Ngọc Lan, Thanh Lan, Ý Lan cũng hát ít nhiều tiếng Pháp.

Tình ca hồng (Nguyễn Trung Cang): Thanh Lan. Phiên bản karaoke này có lẽ rất quen thuộc với chúng ta, Kiều Nga – Vết hằn thù trên lưng ngựa hoang (Phạm Duy & Ngọc Chánh). Khởi điểm là tay trống trong ban nhạc, Nguyễn Hưng hát bài này khá hay, nhưng Elvis Phương trước 1975 vẫn là vô đối.

Tuổi thơ chúng tôi không thể nào thiếu được truyện chưởng Kim Dung, truyện tình Quỳnh Dao, truyện trinh thám Z28 và chuyện “du đãng” bụi đời trẻ con của Duyên Anh… Và đây cũng là tên một cuốn truyện nổi tiếng nhất của Duyên Anh đã được làm thành phim cùng tên !

Ở hải ngoại nhạc Pháp lời Việt (và Pháp) vẫn được trình diễn tuy đã ít đi rất nhiều so với trước 75, và thường thì chúng ta thấy nó trong các liên khúc là mốt thời thượng cuối thế kỷ 20: Khánh Hà hát tiếng Pháp cũng hay và chuẩn cùng Elvis Phương. Song ca nữ tiếng Pháp hay nhất vẫn là Kiều Nga—Ngọc Lan.

Hôm nay khi viết những dòng này tôi mở “nhạc trẻ” để cùng nghe rồi hỏi bố tôi mấy câu hỏi, đại loại là Bạch Yến với Thanh Lan ai hát tiếng Pháp hay hơn, hay vì sao nhạc Pháp lại “lép vế” đi như thế so với nhạc tiếng Anh, mà mới có chưa đầy nửa thế kỷ trôi qua ? Thì ông lấy ví dụ chính bài Dạ Khúc (Serenade) và nhận xét về nó trên kia là tôi chép lại lời của ông đấy. Ông bảo vài chục năm trong lịch sử loài người chỉ như một chớp mắt thôi, và cũng hoàn toàn có thể xảy ra là vài chục năm nữa nhạc Pháp lại lên ngôi, nhất là sau Brexit chẳng có gì nói trước được đâu, mà tiếng Pháp là ngôn ngữ của hát ca…

Quả thật dòng nhạc Pháp không “chết”, ngay ở Hà Nội này cũng còn nhiều người chỉ thích nghe những bài hát cũ trong đó có “nhạc trẻ” nhưng phải bằng chính máy móc băng đĩa y như thời những năm 70 cơ. Tôi có người bạn họa sỹ nhưng đã mấy chục năm nay làm nghề tay trái, kiên trì buôn bán tại Hà Nội, mà chỉ băng và máy cassette đúng kiểu cũ, với dòng nhạc những năm 70. Có khi phải nhờ ông bạn Tu Cong Dinh này kiếm cho cái cassette “cục gạch” với mấy băng Thanh Lan, để hoài cổ … Khi ta hai mươi !

(Nam Nguyên/Đông tác giao lưu – Thứ Tư, 20/07/2016 22:16)

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Tác giả ‘Anh Thì Không’ tố Mỹ Tâm vi phạm tác quyền, cấm diễn và gỡ bỏ MV

(Hải Hà)

Vừa phát hành MV ‘Anh Thì Không’ được đầu tư kỹ lưỡng, Mỹ Tâm bất ngờ bị nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tố vi phạm tác quyền và yêu cầu cấm diễn cũng như việc phổ biến MV nói trên.

‘Anh Thì Không’ một trong hàng trăm ca khúc Pháp do nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng chuyển lời Việt nổi tiếng và được rất nhiều các ca sĩ thể hiện như: Thanh Lan, Ý Lan, Duy Quang, Ngọc Lan, Kiều Nga, Minh Tuyết, Lưu Bích, Thủy Tiên, Minh Hằng, Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng, diễn viên Thúy Nga… thu âm và trình diễn gần nửa thế kỉ qua.

Qua các kênh Youtube, Truyền, báo online… MV bom tấn “Anh Thì Không” đã được công khai phổ biến khá rộng rãi. Tuy vậy, Mỹ Tâm không để tên tác giả mà chỉ với ghi chú nhạc ngoại quốc, lời Việt.

Với sự khó hiểu này, Phununews đã gặp gỡ nhạc sĩ của ca khúc ‘Anh Thì Không’ để biết thêm chi tiết về những nhạc phẩm chuyển ngữ của ông đã được công chúng Việt Nam cũng như ca sĩ nước ngoài ưa chuộng và thường xuyên trình diễn.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
NS Vũ Xuân Hùng (bên trái), NS Anh Bằng, Xuân Hòa (phu nhân NS Vũ Xuân Hùng).

HH: Thưa ông, khi một ca sĩ muốn hát nhạc của ông thì việc liên hệ xin phép và điều kiện phải như thế nào? Cụ thể là MV bom tấn do ca sĩ Mỹ Tâm vừa phát hành đình đám trong những ngày đầu năm 2017 ?

VXH: Thật sự thì mấy hôm nay qua truyền thông tôi cũng mới được biết MV này, nhưng cho đến giờ chưa có ai hoặc người đại diện của cô ca sĩ này đến để xin phép thực hiện MV cũng như việc biểu diễn, quảng cáo dưới nhiều hình thức.

Trước khi vào câu chuyện, bạn cũng nên hiểu rằng tôi không phải là ngưới thích dính vào những chuyện vụn vặt như thế này. Tuy vậy, nếu bạn nhắc đến vấn đề này thì tôi cũng xin trả lời thẳng thắn vì chúng ta đang là những người sống và hoạt động có văn hóa.

Như đã biết, không phải đây là lần đầu ca sĩ Mỹ Tâm ‘cố tình thiếu sót’ trên MV được quảng cáo là bom tấn này mà đã từ lâu khi cô hát các ca khúc chuyển ngữ ‘Búp Bê Không Tình Yêu’ của tôi. Mỹ Tâm có ‘thói quen’ thường xuyên không giới thiệu tên nhạc sĩ lời Việt bài hát đó là ai trong các sản phẩm kinh doanh và chương trình live show ca nhạc lớn nhỏ của cô.

Thông thường cô chỉ đơn giản giới thiệu bài hát là nhạc nước ngoài lời Việt. Cô xử sự không giống như phần đông những ca sĩ có văn hoá trước đó vẫn thường làm để tỏ sự trân trọng tác giả và là người sống bằng những hoạt động văn hóa chuyên nghiệp.

HH: Ông có nghĩ sự thiếu sót của ca sĩ Mỹ Tâm mà ông gọi là “thói quen” không giới thiệu tên ông phải chăng bắt nguồn từ một lý do nào khác chăng ?

VXH: Lý do nào khác ư? Có thể là bởi từ việc dính vào chuyện lùm xùm “đạo tên, đạo tuổi'” hơn 10 năm trước khi Mỹ Tâm hát ca khúc Búp Bê Không Tình Yêu (Poupee de cire poupee de son) do tôi chuyển ngữ nhưng cô lại giới thiệu tác giả là Lê Quang trên các sân khấu và sau đó bài này được thu hình trên một DVD rất đình đám và tất cả đều kinh doanh kiếm tiền.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Hình ảnh tờ báo hàng đầu Việt Nam đưa tin khi Mỹ Tâm vi phạm tác quyền ca khúc ‘Búp bê không tình yêu’
Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Ca sĩ Ngọc Lan và Kiều Nga trình diễn “Anh Thì Không” của Mây Production trên sân khấu Hollywood Night năm 1992.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Ca khúc nổi tiếng này đã được ca sĩ Thanh Lan thu âm trong những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ mà tôi thực hiện trước năm 1975 và ca sĩ hải ngoại Ngọc Lan và Kiều Nga trong DVD Mây Production.

Khi biết chuyện Lê Quang đã gọi cho tôi và giải thích: “Vì Mỹ Tâm thích bài đó quá nhưng em không biết tác giả đang ở đâu nên đành liều lấy tên Lê Quang để dễ bề xin phép Sở Văn Hoá”

Tiếp theo ca sĩ Mỹ Tâm cùng ê-kip quản lý ngày đó không nhận mình đã sai trái mà còn tuyên bố với báo chí rất thiếu văn hoá là “sẽ rút” bài “Búp Bê Không Tình Yêu “ ra khỏi các sản phẩm và không biểu diễn ca khúc này.

Tuy nhiên trong thời gian dài sau do Mỹ Tâm vẫn trình diễn trên các sân khấu và giới thiệu tác giả là Lê Quang. Tôi nghĩ phải chăng đó cũng là một điều khó chịu để Mỹ Tâm không muốn nhắc đến tôi.

Nếu một ca sĩ trẻ mới vào nghề bồng bột, nhất thời chưa được rèn luyện có sai phạm thì các em cần có thời gian để học hỏi, trưởng thành hơn. Tuy vậy, Mỹ Tâm thì khác, cô đã hoạt động nghệ thuật nhiều năm, nổi tiếng và có ê-kip hùng mạnh. Nếu không biết tên tác giả thì có thể hỏi, lên mạng tìm kiếm.

Khi biết rồi cần phải xin phép. Khi bạn sai xót thì bạn phải lên tiếng xin lỗi, rút kinh nghiệm. Nếu đã khó chịu với tôi thì làm ơn đừng hát nhạc của tôi. Nếu bạn thích bạn lựa chọn bài khác hoặc đi học để tự mình sáng tác và hát để hưởng trọn lợi nhuận từ công sức của mình.

Mỹ Tâm sống 20 năm với nghề hát, biết đầu tư hình ảnh, biết kinh doanh, xin tài trợ để thu tiền khủng nên tôi không thể chấp nhận thói quen không để tên tác giả, lấy lợi nhuận từ chất xám của người khác. Nếu biết vun vén quyền lợi cho mình thì đừng bao giờ vắt cạn trí tuệ, chất xám của người khác.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Những tác phẩm bất hủ của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.

HH: Trước đây có khi nào ca sĩ Mỹ Tâm, người quản lý hay đại diện công ty gặp ông để xin phép và trả tiền tác quyền ca khúc “Anh Thì Không” ?

VXH: Tôi khẳng định cả chục năm nay chưa hề có một ai thuộc ê-kip Mỹ Tâm kể cả bản thân Mỹ Tâm đến hoặc điện thoại để xin phép nói chi đến tác quyền. Đã 20 năm nay từ khi trở về Việt Nam, Hội bảo vệ tác quyền có liên lạc tôi và cũng từ đó đến nay tôi không lãnh một đồng từ Trung tâm tác quyền này. Vừa qua tôi có liên hệ Trung tâm tác quyền thì được biết chưa có ai xin phép thực hiện MV Anh Thì Không.

Thời gian trước khi tôi làm việc với hầu hết các ca sĩ và Trung tâm ca nhạc hải ngoại, họ rất tử tế và có văn hóa. Mỗi khi sử dụng ca khúc nào của tôi là lập tức họ cho người đến xin phép ngay. Rất nhiều ca sĩ trẻ ở Việt Nam cũng tử tế và chuyên nghiệp như thế.

Thời đóng phim Gái nhảy, Minh Thư đã đến xin phép tôi hát ca khúc Anh Thì Không, tôi đồng ý ngay. Ca sĩ Cam Thơ – vợ nhạc sĩ Lê Quang cũng xin phép dùng 10 bài của tôi để làm album, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng cũng muốn thu CD nhạc phẩm ‘Xin Em Gõ 3 Tiếng’ – người quản lý đến tận nhà xin phép, chúng tôi đa phần vui vẻ miễn phí hoặc họ bày tỏ tấm lòng tượng trưng tri ân tác giả.

Tôi hạnh phúc vì khi các ca sĩ sử dụng bài hát của mình họ đều phổ biến nhạc đến nhiều tầng lớp khán giả bằng cách ghi tên mình trên bìa album hoặc giới thiệu tên tác giả trong những lần họ biểu diễn. Lúc này, Hội bảo vệ tác quyền chưa ra đời nhưng những nghệ sĩ này họ đã hành xử có văn hóa.

Tôi muốn nói sự tôn trọng và lòng tử tế nằm trong phạm trù văn hoá. Tôi nhớ 20 năm trước khi tôi chuyển ngữ ca khúc Mong Manh ( De plus en plus fragile của Ginette Reno ) để gửi Ý Lan thu âm, một tuần sau đích thân danh ca Thái Thanh gọi đến chúc mừng va cảm ơn tôi đã tặng cho con gái Ý Lan của bà một bài hát mượt mà khiến bà và khán giả rất yêu thích. Sự trân trọng và lòng biết ơn đó đã làm tôi thực sự cảm động.

HH: Ông có phản ứng thế nào về cách hành xử của ca sĩ Mỹ Tâm qua MV “Anh Thì Không” ? Ông có cần một lời xin lỗi vì sơ xót từ phía Mỹ Tâm ?

VXH: Cho đến hôm nay tôi không màng đến lời xin lỗi hay đến chuyện tác quyền từ phía ca sĩ được cho là đình đám này. Tôi thiết nghĩ nếu cô ấy không muốn nhắc đến tên tác giả thì đơn giản nhất là rút tất cả các bài hát trước đây và MV Anh Thì Không lời Việt chuyển ngữ của tôi ra khỏi các sản phẩm cũng như các hình thức kinh doanh của cô ấy và cấm trình diễn trên tất cả các sân khấu cũng như đăng tải trên Youtube, đài truyền hình, mạng xã hội dưới mọi hình thức.

Việc Mỹ Tâm hoặc đơn vị nào ký kết sử dụng lời bài hát của tôi qua giọng hát của cô ấy thì lại là việc khác, ở đâu cũng có luật.

Một việc làm đơn giản để trở thành người tử tế đó là Mỹ Tâm đừng hát nhạc của tôi hoặc của bất cứ nhạc sĩ nào mà không giới thiệu tên tác giả dưới mỗi ca khúc.

(Hải Hà)

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng khẳng định, ông là người viết lời Việt cho ca khúc “Anh Thì Không”.

Tác giả ‘Anh thì không’: Đây không phải lần đầu tiên Mỹ Tâm thiếu tôn trọng tôi

(Mộc Lan)

(VTC News) – Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng yêu cầu Mỹ Tâm rút MV “Anh thì không” khỏi các hình thức kinh doanh, không trình diễn trên sân khấu cũng như đăng tải trên các mạng xã hội.

MV Anh thì không được Mỹ Tâm phát hành vào ngày 26/1. Chỉ vài tuần sau đó, MV đã có hơn 2 triệu lượt xem và gây hiệu ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, mới đây nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng bất ngờ lên tiếng cho hay, Anh thì không là ca khúc nhạc Pháp do ông viết lời Việt. Khi thực hiện MV, Mỹ Tâm không hề xin phép ông và cũng không ghi tên ông ở phần tác giả.

Trước diễn biến này, phóng viên VTC News có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.

ML: Thưa nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, ông khẳng định “Anh thì không” là một ca khúc nhạc Pháp được ông viết lời Việt. Vậy ông nghĩ gì khi nữ ca sĩ Mỹ Tâm vừa thực hiện MV cho ca khúc này và không hề nhắc tới tên ông?

VXH: Tôi chỉ biết tới MV này qua truyền thông mấy ngày hôm nay. Cho tới giờ phút này, Mỹ Tâm cũng như chưa có người này trong ê-kíp của cô trao đổi với tôi. Tôi cũng đã liên hệ với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam và được biết, chưa có ai xin phép thực hiện MV Anh thì không.

Từ trước tới giờ, cũng có nhiều ca sĩ trong nước muốn sử dụng các ca khúc của tôi, tôi đều đồng ý ngay. Khi biểu diễn hay thu âm, họ đều ghi tên tác giả một cách rất trân trọng.

Tuy nhiên, cách hành xử của Mỹ Tâm không giống với những ca sĩ có văn hóa trước đó vẫn thường làm. Đây không phải là lần đầu tiên, cô ấy có thái độ thiếu tôn trọng với tôi.

ML: Không phải lần đầu tiên, vậy lần trước đó là thế nào thưa ông?

VXH: Hơn 10 năm trước, Mỹ Tâm có thể hiện ca khúc Búp bê không tình yêu. Đây là một ca khúc nước ngoài do tôi viết lời Việt. Tuy nhiên, khi ra đĩa, nữ ca sĩ này lại đề tác giả là Lê Quang.

Sau này, nhạc sĩ Lê Quang có gọi điện cho tôi giải thích rằng: “Mỹ Tâm rất thích ca khúc Búp bê không tình yêu nhưng không biết ai là tác giả nên đành liều đề tên Lê Quang để xin phép phát hành ca khúc”. Tôi cũng không trách gì Lê Quang cả.

Tuy nhiên, ê-kíp của Mỹ Tâm lại không hề có ý thức sửa sai. Họ không nhận thấy cái sai của mình mà lại có thái độ thách thức khi ngang nhiên tuyên bố rút ca khúc Búp bê không tình yêu ra khỏi các sản phẩm âm nhạc và không biểu diễn ca khúc này.

Tuy nhiên, tôi được biết, thời gian sau đó, nữ ca sĩ vẫn tiếp tục biểu diễn Búp bê không tình yêu và giới thiệu tác giả là Lê Quang.

Tôi nghĩ, nếu nữ ca sĩ này không thích tôi, cô ấy có thể lấy bài của các nhạc sĩ khác, hoặc tự sáng tác. Còn nếu đã lấy ca khúc của tôi, phải thể hiện sự văn hóa.

Mỹ Tâm không phải là ca sĩ mới vào nghề. Cô ấy có kinh nghiệm hơn 20 năm ca hát nên không thể nói đó là sơ xuất. Không thể ăn cắp chất xám, sự lao động của người khác như thế.

ML: Ông có yêu cầu gì đối với ca sĩ Mỹ Tâm?

VXH: Tôi không cần ở nữ ca sĩ này lời xin lỗi hay chuyện tác quyền. Nếu cô ấy không muốn nhắc tới tên tôi với tư cách tác giả lời Việt ca khúc Anh thì không hãy rút MV này ra khỏi các hình thức kinh doanh, không trình diễn trên sân khấu, cũng như đăng tải trên các mạng xã hội.

(Mộc Lan)

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.

ĐỂ KẾT THÚC CHUYỆN CHUNG QUANH CA KHÚC “ANH THÌ KHÔNG” CỦA VŨ XUÂN HÙNG

(By Vũ Xuân Hùng – phununews)

Theo như thông tin đã đưa, tác giả – nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng người đã chuyển lời Việt cho ca khúc Anh Thì Không và rất nhiều ca khúc nổi tiếng được nhiều ca sĩ hải ngoại thể hiện khá thành công đã lên tiếng nói Mỹ Tâm trình diễn, kinh doanh, và sử dụng bằng nhiều hình thức các ca khúc lời Việt của mình mà không hề xin phép hơn chục năm nay kề từ bài “Búp bê không tình yêu”.

Sau khi nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng lên tiếng, trên kênh âm nhạc riêng của mình, ca sĩ Mỹ Tâm đã nhanh chóng sửa đổi ghi tên người chuyển lời Việt là ông. Tuy nhiên, ngay sau khi phununews đưa tin vụ việc, nhiều người khẳng định rằng trước đó thì kênh Youtube của Mỹ Tâm chỉ ghi nhạc ngoại, lời Việt mà không hề nêu tên của người đã chuyển ngữ ca khúc này.

Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, đối với các ca khúc nhạc nước ngoài được phổ thành lời Việt, thì ca khúc lời Việt + Nhạc nước ngoài đó gọi là “Tác Phẩm Tái Sinh”. Tác giả của tác phẩm tái sinh đó có quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả quyền nhân thân và tài sản đối với các tác phẩm tái sinh đó. Và tất nhiên ai sử dụng nó cũng phải xin phép và thực hiện nghĩa vụ tác quyền theo luật.

Mỹ Tâm lên tiếng công khai xin lỗi fans về chuyện chưa tìm hiểu bản quyền tác phẩm và tác giả “Anh thì không” mà không hề nhắc đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng – người đã chuyển ngữ ca khúc Mỹ Tâm đã sử dụng để xây dựng thương hiệu và trở thành hiện tượng mạng với ca khúc “Anh Thì Không”.

Sau lời phát biểu của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đối với cá nhân Mỹ Tâm khi sử dụng ca khúc do mình chuyển ngữ nhưng không hề xin phép, một người được ông nhắc đến trong cuộc phỏng vấn là nhạc sĩ Lê Quang đã công khai xin lỗi ông trên trang cá nhân, cho việc cách đây hơn 10 năm Mỹ Tâm khi sử dụng ca khúc “Búp Bê Không Tình Yêu” do ông chuyển ngữ nhưng lại ghi tên Lê Quang.

Trao đổi nhanh với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, ông cho hay, hiện nhạc sĩ Lê Quang đã nhắn tin chia sẻ, thăm hỏi và xin lỗi ông về sự cố trong ca khúc “Búp Bê Không Tình Yêu” do Mỹ Tâm hát cách đây hơn chục năm . Ông cho biết:

Tôi cảm kích vì việc này của Ns Lê Quang, tuy nhiên, từ lúc phununews đưa tin, Mỹ Tâm vẫn tiếp tục “thói quen khôn ngoan” bổn cũ soạn lại. Cô đã cho nhiều người liên lạc với tôi để nhận lỗi sơ xót thay cho mình.

Động thái của Mỹ Tâm hiện nay chính là chỉ để công khai xin lỗi fans và người hâm mộ là chính chứ không phải đểm xin phép tôi. Việc cô này tạm khóa MV trên Youtube hay động tác đối phó nhanh chóng ghi tên Vũ Xuân Hùng trên tất cả sản phẩm đang lưu hành là việc của cô. Tôi không quan tâm vì khi càng ghi tên tôi mà không xin phép thì càng mâu thuẫn, vì đó cũng là bằng chứng thừa nhận là cô đã biết tác giả là ai rồi.

Mặt khác, tôi được Trung tâm bảo vệ tác quyền cho biết người của Mỹ Tâm muốn đóng tác quyền nhưng họ phải chờ ý kiến của tôi để họ thực hiện theo luật. Về việc này, tôi xin thông báo, tôi rất vui và trân trọng tất cả các ca sĩ, khán thính giả xưa và nay đã yêu quý các ca khúc chuyển lời Việt (không dưới 100 nhạc phẩm) của tôi xin cứ tiếp tục hát và trình diễn.

Một điều tôi muốn đề cập tại đây là chuyện Mỹ Tâm xác nhận chưa biết “Tác giả là ai” nên không ghi tên trên các trang MV bom tấn của cô. Đó là lý do tại sao tên Vũ Xuân Hùng đã được vội vàng ghi lên phía sau, khi Cô và Ekip đọc tin trên phununew khi thấy tôi đề cập đến trường hợp sai xót cố ý này. Một sự ứng phó ấu trĩ để chứng tỏ mình không sai sót chứ không muốn tìm đến gần với tác giả hơn.

Trung Tâm Bảo Vệ Tác Quyền báo tin Ekip Mỹ Tâm đã đến và đề nghị mua bản quyền tác phẩm này. Như đã nói, cách đây hơn 10 năm khi Mỹ Tâm hành xử thiếu văn hoá và bị giới truyền thông đả kích về bài “Búp bê không tình yêu” thì Mỹ Tâm tuyên bố trên truyền thông đã cho gỡ bỏ bài hát nhưng sau đó cô vẫn cứ tiếp tục trình diễn và vẫn không xin phép (và dĩ nhiên là không đóng tác quyền).

Một điều nữa, qua báo chí, Mỹ Tâm chia sẻ với mọi người, là trong một lần cô chỉ hát “chơi” bài “Anh Thì Không” chẳng ngờ khán giả thích quá nên cô mới có ý định thực hiện MV này. Và cũng nhân dịp Xuân 2017, cô lại “ ‘ngẫu hứng’ hát ‘chơi’ trên truyền hình”.

Thế là sao nhỉ ? Khi cô dùng chất xám tim óc của người khác chỉ đề mà “hát chơi” và “ngẫu hứng” nhưng cô lại rất nghiêm túc kinh doanh MV, mạng Online, PR hình ảnh thật đẹp, để kiếm thật nhiều tiền.

Sau hơn 20 năm trở về sống trên quê hương, tôi thật sự cần một sư bình yên để làm người lương thiện sống vui vẻ với mọi người. Tôi chưa hề từ chối bất cứ ai một yêu cầu gì nếu mình có thể thực hiện được. Trong chuyện âm nhạc trình diễn của giới showbiz tôi không bao giờ muốn làm buồn lòng bất cứ ai dù chỉ là một ca sĩ vô danh của phòng trà Tiếng Xưa chúng tôi huống chi là một ca sĩ tên tuổi như Mỹ Tâm.
Nhưng để chấm dứt những chuyện vụn vặt không đáng có trong mấy ngày qua, và để tránh không làm lòng phiền lòng mọi người, tôi xin ngắn gọn:

1/ Nếu Mỹ Tâm 10 năm trước đây đã hứa với báo chí gỡ bài Búp Bê Không Tình Yêu ra khỏi DVD của em nhưng em không thực hiện đúng như lời hứa. Em vẫn tiếp tục trình diễn từ đó đến nay.

2/ Và bây giờ bổn cũ soạn lại, em đưa tin đóng MV trên Youtube vì lý do em không tìm được tác giả lời Việt ca khúc “Anh Thì Không”, và để tôn trọng luật bản quyền.

3/ Tôi thiết nghĩ là em thiếu trung thực trong lời biện hộ. Bời thế tôi đề nghị kể từ nay xin em cứ hát nhạc ngoại nhưng đừng hát những bài hát chuyển ngữ lời Việt của Vũ Xuân Hùng nữa.

Trong đời sống chúng ta nếu sống thiếu trung thực, thiếu tử tế thì sự khôn ngoan quá cũng chẳng ích gì hơn là sống bằng sự chân thành và tử tế.

Cám ơn phununews đã tạo điều kiên cho tôi được đến gần khán giả có cơ hội trải lòng với những gì mình cần nói.

(By Vũ Xuân Hùng)

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Mỹ Tâm: Bản lĩnh thực sự hay chỉ là ‘mượn gió bẻ măng’?

(Phan Trần Đạt – 19:02 | 22/02/2017)

Câu chuyện về Mỹ Tâm và “Anh thì không” sau hơn một tháng được “nâng cấp” thành… “Em thì không” thực sự rất đáng để đem ra bàn luận.

Đó giờ ở showbiz Việt này, Mỹ Tâm vẫn là cái tên mà khán giả mỗi khi nhắc tới không chỉ là để kể về một giọng hát trời phú, không đơn thuần là nói về nữ nghệ sĩ sở hữu lượng fan cuồng nhiệt khổng lồ hay một ngôi sao ở trên “đỉnh” quá lâu cùng hàng loạt thành tích mà Vpop vẫn đợi mãi để tìm ra người thứ hai,… Người yêu nhạc còn nói về Họa mi tóc nâu như một “tấm gương” sáng ngời về đạo đức và hành xử làm nghề luôn “vẹn đôi đường” suốt nhiều năm hoạt động.

Chuyện vẫn là thế, Mỹ Tâm sẽ vẫn “sáng” như vậy cho tới khi một cái duyên tình cờ nào đó mà Họa mi tóc nâu gặp… Vâng! Cái duyên đó là Anh thì không. Nói là tình cờ bởi lẽ trong một đêm nhạc phòng trà, khán giả vô tình yêu cầu Mỹ Tâm hát ca khúc nhạc ngoại lời Việt nổi tiếng hơn thập kỷ này được chắp bút từ nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng. Ngẫu hứng hát và vô tình lại được yêu thích, cô lập tức có kế hoạch phát hành MV và quảng bá ca khúc này.

Mỹ Tâm lần đầu ngẫu hứng hát Anh thì không theo yêu cầu từ khán giả:

Nhưng đúng là cái duyên thì luôn đi cùng với cái nợ. Mỹ Tâm chắc cũng chẳng ngờ một ngày đẹp trời, chủ nhân ca khúc nhạc ngoại lời Việt đánh tiếng về việc cô chưa hề có bản quyền ca khúc Anh thì không. Đồng nghĩa, việc ra MV và sử dụng bài hát suốt thời gian qua là phạm pháp. Như nhiều scandal “trên trời rơi xuống” trước đó, người ta đợi hành xử từ Mỹ Tâm, người ta mong thêm 1 bài học tốt đẹp về cách làm nghề từ cô dành cho lớp nghệ sĩ trẻ. Và chuyện gì đến cũng đã đến, nhưng lần này… cách xử lý của Mỹ Tâm lại có phần mang tính chất “đáp trả” và khiến khán giả hoang mang.

“Tâm xin lỗi, thực ra Tâm… không biết gì”

Động thái đầu tiên từ ekip Mỹ Tâm ngay khi nhận được phản hồi từ nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đó là đăng một thông báo về việc gỡ bỏ MV Anh thì không khỏi trang Youtube chính thức cùng lời xin lỗi khá chân thành. Có vẻ như cô đã ghi một điểm cộng ở hành động này khi vừa trấn an tinh thần fan cũng như bước đầu nhận là mình sai.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Mỹ Tâm đăng thông báo tạm gỡ MV Anh thì không.

Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, ít lâu sau, Mỹ Tâm gửi lời tâm tư tiếp theo tới nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng và khán giả. Lần này, tâm tư có phần dài nên cô quyết định thực hiện clip thay vì viết ra những dòng tự sự như trước. Và khán giả của cô sau clip từ thần tượng bắt đầu “chia phe” từ đây.

Clip xin lỗi NS Vũ Xuân Hùng của Mỹ Tâm:

“Tâm xin lỗi, thực ra Tâm… không biết gì” – Cô ấy đã nói như thế. Nhắc đi nhắc lại không dưới 3 lần. Mỹ Tâm cho rằng bài hát quá lâu rồi nên… Tâm nghĩ là sẽ không sao. Họa mi tóc nâu tiếp tục khiến người hâm mộ “mắt chữ O mồm chữ A” khi thẳng thắn: “Tâm không biết chú Vũ Xuân Hùng đang ở đâu nên không biết liên hệ thế nào”. Thực sự, trong đoạn clip “tâm tư” đó, có bao nhiêu từ xin lỗi thì vế hai sẽ là… Tâm không biết gì.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
“Tâm xin lỗi, thực ra Tâm không biết gì”

Lại nói về “duyên nợ” với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng thì sau khi bị ông cho biết cô vi phạm bản quyền thì khán giả mới ngộ ra: Vi phạm tới 2 bài chứ không chỉ 1. Búp bê không tình yêu – Một ca khúc nhạc ngoại lời Việt được Mỹ Tâm từng trình diễn hơn 10 năm trước là của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng nhưng ekip Myta nghiễm nhiên đưa thông tin là nhạc ngoại, lời Việt của… nhạc sĩ Lê Quang. Và có lẽ sẽ là “giọt nước tràn ly” khi bạn biết được cách trả lời từ Mỹ Tâm về ca khúc này: “Tâm xin lỗi, thực ra Tâm… không biết gì”. Họa mi tóc nâu cho hay, toàn bộ vấn đề là do nhạc sĩ Lê Quang và quản lý cũ của cô giải quyết và hoàn toàn giữ bí mật với cô.

Búp bê không tình yêu – Mỹ Tâm:

Kết lại, Tâm xin lỗi, xin lỗi chân thành nhưng mà thực ra… Tâm không biết gì!

Giải quyết scandal đúng kiểu… “nữ hoàng”

Mà thực ra không phải quyết định nào từ “nữ hoàng” cũng đúng.

Lại nói về clip “tâm tư” từ Mỹ Tâm, thì sau nhiều lời xin lỗi, kết lại Họa mi tóc nâu gửi gắm tới nhạc sĩ Vũ Xuân Hoàng cùng khán giả một… cái hẹn. Cái này chắc là điều quan trọng nhất trong suốt hơn 6 phút tâm tình. Đó chính là việc cô sẽ “tái sinh” MV vừa bị gỡ của mình với một phiên bản khác. Toàn bộ phần lời được thay đổi bởi nhạc sĩ trẻ Châu Đăng Khoa. Chẳng trách được Mỹ Tâm, vì đó là sản phẩm cô cất công, tốn tiền bạc để làm nên không thể nói xóa là xóa được. Việc “Anh thì không” trở lại với một phiên bản mới “Em thì không” chỉ trong 1 tuần cũng là cái kết tạm ổn cho nhiều tranh cãi thời gian qua.

MV Em thì không:

Tưởng là kết được rồi mà hóa ra chưa được. Chỉ cần bạn lướt facebook trong ngày hôm nay, có khá nhiều lượt chia sẻ về MV mới của Mỹ Tâm. Nhiều người thích thú bởi: “Lời bài hát trẻ trung quá“. Có khán giả lại “khoái ra mặt” câu hát dí dỏm: “Cô ta ca lên hay như Mỹ Tâm. Cô ta xinh tươi model nhất năm, em thì không!“. Và không ít fan chia sẻ với sự hả hê chiến thắng: “MV sâu xa quá Mỹ Tâm ơi”. Tại sao vậy?

Trước tiên cùng xem qua một đoạn lời bài hát Em thì không của Mỹ Tâm:

Thế gian nhiều người gieo đớn đau
Cần gì khi sống hơn thiệt vài câu.
Thì sống thôi cần gì phải thế nào
Ngồi lại ta hát không vương âu sầu.
Nhân gian luôn hơn thua với bán mua
Ganh đua nhau xem ai là nữ Vua, em chịu thua!
Nhân gian luôn bon chen hay oán ghen
Chê bai nhau sau lưng rất nhỏ nhen, em chịu thua!
Nhân gian luôn khoe khoang những chiến công
Luôn tranh nhau bao nhiêu thứ viển vông, em thì không!
Em vô tư ngân nga mấy khúc ca
Không ba hoa, điêu ngoa hay dối gian, em thật thà…

Lời bài hát lập tức khiến người nghe phải nghĩ tới việc Mỹ Tâm đang nhắc về sự kiện không hay trước đó. Nhiều bình luận cho rằng cô đang “mượn gió bẻ măng” để “trả đũa” nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng: “Trẻ con quá”, “Đúng là không phải dạng vừa”,… Dù phía nhạc sĩ Châu Đăng Khoa có lên tiếng về việc đó là sự vô tình khi anh chỉ sáng tác rất nhanh trong một đêm cùng tiêu chí từ Họa mi tóc nâu là thú vị, hài hước và tinh nghịch.

Giải thích là thế nhưng nói thật, khi nghe những câu này:

“Thế gian nhiều người gieo đớn đau. Cần gì khi sống hơn thiệt vài câu. Nhân gian luôn khoe khoang những chiến công. Luôn tranh nhau bao nhiêu thứ viển vông, em thì không!” — thực sự không thể biết được hài hước hay tinh nghịch điểm nào. Chỉ thấy sự “xéo sắc” và có vẻ như đang muốn nhắc nhở “ai đó”. Nó vô tình như cách giải quyết của một “nữ hoàng”, ở tầm “chiếu trên”, chẳng ngại hiểu lầm nhưng không phải lúc nào cũng là một quyết định đúng và được lòng người.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Thực ra không phải quyết định nào từ “nữ hoàng” cũng đúng.

Kết

Câu chuyện về việc vào vai “nữ hoàng”, Mỹ Tâm được gì – mất gì chắc người ta cũng chẳng dễ gì “buông tha” thời gian tới. Có thể những đánh giá về ca khúc “tái sinh” từ Họa mi tóc nâu ở bài viết này có phần chủ quan, tuy nhiên nếu lỡ không có ý gì mà để bị hiểu thành cả một “hậu chiến thâm cung” thế này thì rõ là không phải cách hành xử bao năm qua từ Mỹ Tâm rồi. Thôi thì mong rằng tới đây câu chuyện đã có thể thực sự kết. Nếu như không còn Anh thì không dịp 29 Tết thì fan lại có một Em thì không khá “cá tính” cho hậu Valentine. Và hy vọng chuyện chỉ đơn giản thế thôi!

(Phan Trần Đạt – 19:02 | 22/02/2017)

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng: Mỹ Tâm không hề gọi cho chúng tôi

(Hoàng Nguyên Vũ)

Tác giả lời việt của “Anh thì không” cho rằng, đích danh Mỹ Tâm chưa từng liên lạc với ông và vợ ông.

Mỹ Tâm lên tiếng về lời bài hát “Em thì không”: Đá thẳng chứ không đá xéo! Mỹ Tâm bị nhận xét ngạo mạn trong lời ca khúc mới “Em thì không”

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng: “Tôi sống và hoạt động âm nhạc ở đây bao nhiêu năm rồi, các ca sĩ lớn nhỏ trong thành phố cũng đã đều quen mặt. Họ đều biết tính vợ chồng tôi. Đàm Vĩnh Hưng nói khá đúng, tôi là một người vô cùng dễ tính. Kể cả khi Mỹ Tâm sản xuất MV và xuất bản rồi, cứ nói với tôi một tiếng, tôi sẽ để cô ấy xuất bản và phát hành MV như bình thường. Cô ấy tuổi con tuổi cháu, đáng gì lời nói mà không nói với nhau?”

Còn về thông tin Mỹ Tâm nói có liên hệ với nhạc sĩ Hùng, ông nói, đó là một thông tin hoàn toàn không có thật. Mỹ Tâm chưa từng gửi email, hay gọi điện. Còn những người khác không phải là Mỹ Tâm, không chứng minh tư cách rõ ràng thì đương nhiên vợ chồng ông không nói chuyện và không có lý do gì để gặp.

“Em thì không” – Mỹ Tâm

Quay lại với phần lời Việt của ca khúc Anh thì không, nhạc sĩ Hùng cho biết, ông đã chuyển ngữ rất sát với lời gốc. Về cấu tứ, ông giữ nguyên nhưng phần cấu trúc ngôn ngữ, ông xử lý sao để vừa thể hiện được cái vui nhộn, chân thành của ca khúc, nhưng phải rất Việt Nam.

“Khi chuyển ngữ, tôi ý thức rằng bản chuyển cũng phải là một tác phẩm độc lập. Và tác phẩm khi đến với người nghe nó phải đẹp và hướng thiện, làm cho ngôn ngữ phong phú chứ không phải tầm thường hoá ngôn ngữ”.

Ca khúc này đã được rất nhiều các ca sĩ từ hải ngoại đến Việt Nam biểu diễn, trong đó nổi bật là cặp song ca Ngọc Lan và Kiều Nga. Sau này các ca sĩ trẻ của Việt Nam cũng biểu diễn. “Hầu hết họ xin phép tôi và mọi thứ khá đơn giản”.

Về phần lời Việt mới của ca khúc sau khi “biến tướng” thành “Em thì không”, nhạc sĩ Hùng không bình luận gì thêm. “Cứ để công chúng cảm nhận. Và thời gian sẽ là câu trả lời. Cái gì hay thì ở lại mà cái gì dở thì sẽ bị quên lãng”.

Còn thông tin phần lời mới có sử dụng một số ngôn ngữ của ông ở các phần nhấn, nhạc sĩ Hùng cũng không bình luận. “Cái đó, để sự tự trọng của người sáng tác trả lời”.

Khép lại câu chuyện lùm xùm trên, ông chỉ nói: “Vấn đề như bạn thấy, không phải từ phía chúng tôi. Tất cả những gì cần nói chúng tôi đã nói. Như thế là đủ”.

(Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ)

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ.

BỨC TÂM THƯ NHÀ BÁO HOÀNG NGUYÊN VŨ GỬI MỸ TÂM

Gửi Mỹ Tâm

Bắt đầu từ bài đầu tiên về Mỹ Tâm, trên Facebook, hễ cứ ai nói quan điểm khác về cô ca sĩ Mỹ Tâm, là cả một đống Fan cuồng nhảy vào. Bất chấp sai đúng, có lý có tình hay không, bất chấp người ta tuổi cha tuổi chú, chửi bới loạn xạ, ném những thứ ngôn ngữ mà hình như loài người đích thực sẽ không bao giờ người ta nói thế.

Mình nhớ có một lần, một nữ diva họp fan club, nói với Fan rằng: “Ai nói xấu cô, các cháu cũng không được phản ứng. Các cháu nên nghe nhiều chiều, biết đâu, những lời ngỡ như khó nghe đó, là lời đúng”

Vâng, đó là một nghệ sĩ đích thực, xứng đáng diva. Chị đã dùng sức ảnh hưởng của mình để truyền dạy cho thế hệ trẻ cách cư xử đúng; cách sống sao cho văn minh.

Ngay cả thời điểm chị bị cộng đồng mạng ném đá, fan của chị vẫn cư xử hoà nhã, tranh luận tử tế ở các diễn đàn.

Giá mà cái cô ca sĩ Mỹ Tâm kia làm được thế. Cô có lượng fan đông nhất Việt Nam, và hình như lượng fan cuồng cũng đông nhất Việt Nam thì phải.

Đôi khi, tôi muốn đặt câu hỏi với cô: Cô đã làm cái quái gì khi mà một số kẻ đã xấu lại còn xấu hơn vì sự hâm mộ cô? Ít nhất, nó cũng ảnh hưởng đến danh tiếng mà cô gầy dựng bao nhiêu năm qua chứ?

2. Hôm qua, một fan của Mỹ Tâm inbox cho tôi, sau khi tôi khoá comment chống cái lũ ngợm kia. Thực sự, nhà tôi không có nhu cầu đón chuột và fan cuồng của Mỹ Tâm.

Nhưng cô bé này thì tôi lại tiếp. Cô hỏi: “Sao chú chửi trên đầu trên cổ tụi con, lôi cha mẹ tụi con ra trong khi tụi con vẫn nói chuyện bình thường?”

Tôi phải xin lỗi cô bé chỉ vì một số lời lẽ của tôi làm cho cô và một số fan chân chính của Mỹ Tâm tổn thương.

Nhưng các loại fan khác, hôm nay, ngày mai và ngày kia nữa, tôi vẫn tiếp tục giáo dục các bạn ấy. Nếu lời lẽ bẩn tưởi còn lặp lại, tôi sẽ tổng hợp, tìm xem trường các bạn ấy học và gửi cho Ban giám hiệu. Còn nêú đi làm, tôi cũng sẽ gửi cho nơi các bạn ấy làm việc để xem lại tư cách làm người của những loại người trên.

Đúng, không nên mất thì giờ với những đứa nhận thức có vấn đề nhưng một khi đã làm, tôi sẽ làm đến nơi đến chốn.

3. Riêng về Mỹ Tâm, tôi và cô này chẳng thù oán gì cả. Tôi tự thấy mình biết kha khá những thứ mà cô ấy chẳng bao giờ nói ra trên mặt báo. Nếu dũng cảm, hãy đối mặt với tôi.

Là một người am hiểu về âm nhạc và thanh nhạc, tôi đánh giá không cao giọng hát này: nghe rất ngang, hát mười bài như một, cao thấp một màu. Và hát cả một nghìn bài trong 100 năm đi nữa thì cũng giống nhau thôi. Không khá hơn.

Thế nên, lời bài hát trót hát “Ca hay như Mỹ Tâm” thì cô cũng ngạo mạn quá mức. Thực sự cô hát không hay, với tôi.

Về ứng xử: xưa nay tôi đánh giá rất cao Mỹ Tâm . Nhưng mọi thứ đã chấm hết từ vụ “Anh thì không”. Tôi không suy diễn gì sau mấy cái lời lẽ vớ vẩn và tầm thường của cái bài hát biến tướng “Em thì không” ấy, nhưng cái lối cao ngạo ngôi sao nửa mùa, kiểu hơn thua chặt chém, giả tạo và lố bịch, xin lỗi, tôi đánh giá dưới cả mức tầm thường.

Tốt nhất, cô đừng nói gì về vụ này. Ứng xử thì khỏi phải bàn. Cô hát bài của người ta, không xin phép bị người ta phản ứng thì cô lại đổi lời. Rõ là cô cũng kiếm danh kiếm lợi bằng mọi giá từ vụ lùm xùm này. Thế mà cô nỡ để cho cái lũ ngỡ ngẩn thiếu não hâm mộ cô tiếp tục vào ném đá ông nhạc sĩ già đáng tuổi ông nội của chúng nó!

Cô đang nợ ông Hùng cả lời xin lỗi và lời cảm ơn đấy, cô Tâm!

Những gì cần nói thì những người có hiểu biết cũng đã nói rồi. Đỉnh cao của Tâm chỉ dành cho fan của cô là chính, một đỉnh cao mà dưới cô, có tất cả thập loại chúng sinh đang làm loạn Facbook mấy hôm nay. Không lẽ, giờ tôi đành dùng câu “chủ nào tớ ấy”

Mỹ Tâm, cha ông bảo, mua danh ba vạn bán danh ba đồng, cô nên nhớ điều đó. Ao bẩn thì cá bẩn, cô nhớ cho!

Và hãy nhắn với đám fan cuồng của cô: làm người thì khó mà làm chó thì dễ. Một khi biết nghe nhạc, hãy làm ơn, làm người trước!

(Hoàng Nguyên Vũ)

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Mỹ Tâm.

Sự kiện & bình luận: Đừng trơ trẽn thế, Mỹ Tâm!

(Võ Văn Phúc)

(NTD) – Sự kiện ca sĩ Mỹ Tâm chính thức giới thiệu MV “Em thì không” trên trang fanpage mang tính giễu cợt lại tác giả Vũ Xuân Hùng, người viết lời Việt ca khúc “Anh thì không”, sau khi tác giả này lên tiếng về việc ca sĩ Mỹ Tâm vi phạm bản quyền nhưng lại được fan hâm mộ hả hê khen ngợi, như một sự “trơ trẽn” của một người nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Tối 21/2, ca sĩ Mỹ Tâm bất ngờ tung MV “Em thì không”, lời Việt của tác giả Châu Đăng Khoa, thay thế cho bản “Anh thì không” (lời Việt từ ca khúc tiếng Pháp “Toi Jamais”) của tác giả Vũ Xuân Hùng. Trên fanpage, ca sĩ Mỹ Tâm viết phần giới thiệu clip mới của mình: “Nữ quàng siêu ciu” đã xuất hiện trở lại…hehe… Mời các bạn cùng thưởng thức nha”, lời Việt trong ca khúc “Em thì không” đầy sự giễu cợt, như một gáo nước lạnh hắt vào mặt tác giả ca khúc “Anh thì không” Vũ Xuân Hùng.

Nhiều fan hâm mộ Mỹ Tâm hả hê với MV “Em thì không” nhưng cũng không ít người có lòng tự trọng và có văn hóa với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì ngỡ ngàng, không nghĩ rằng Mỹ Tâm lại có thể hành xử như trẻ con và thiếu đạo đức nghệ thuật như thế.

Trước đó, khi tung MV “Anh thì không”, Mỹ Tâm đã không hề xin phép tác giả lời Việt Vũ Xuân Hùng, sau khi bị tác giả “tuýt còi” đã phải xin lỗi. Nhưng lời xin lỗi kèm theo việc “đặt hàng” tác giả Châu Đăng Khoa viết lời Việt cho ca khúc Pháp “Toi Jamais” không thể bao biện cho hành vi “vô tình ăn cắp” quyền sở hữu trí tuệ của cô. Đã là một người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, người ca sĩ không thể nói rằng mình không biết ai là tác giả của một ca khúc nào đó để rồi lờ đi việc xin phép sử dụng. “Anh không thể ra đường, thấy một vật nào đó vô chủ rồi vơ lấy để sử dụng và đổ thừa là không biết của ai”, bởi đó chẳng khác nào một hành vi ăn cắp tài sản của người khác, mà trong trường hợp này là quyền sở hữu trí tuệ.

Còn nhớ, vào năm 2009 chính ca sĩ Mỹ Tâm là người “to mồm” nhất trong việc đòi quyền liên quan của người biểu diễn trong các bản nhạc chuông, nhạc chờ và đã thắng kiện khiến hàng loạt nhà mạng, đặc biệt là Viettel, phải “đau đớn” bỏ ra hàng tỷ đồng để trả “quyền liên quan của người biểu diễn” cho cô, dù Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam – đơn vị nhận ủy thác bản quyền – lên tiếng phủ nhận quyền liên quan của ca sĩ Mỹ Tâm. Vì thế, hơn ai hết Mỹ Tâm quá rõ “quyền sở hữu trí tuệ” của người sáng tác quan trọng như thế nào.

Sau khi tung MV Anh thì không, Mỹ Tâm đã nhận sai và lên tiếng xin lỗi khi sử dụng lời Việt trong ca khúc Pháp “Toi Jamais” của tác giả Vũ Xuân Hùng mà lấp lửng không xin phép nhưng lại “vô tình” lún sâu vào một sai lầm khác, ngỡ là hả hê chế giễu lại người đã “tuýt còi” mình, mà không hình dung được việc tác giả viết lời Việt Châu Đăng Khoa chưa hẳn đã không vi phạm quyền tác giả khi viết lời Việt cho ca khúc Pháp “Toi Jamais” theo công ước Berne. Như thế, liệu Mỹ Tâm có đảm bảo không vi phạm bản quyền thêm một lần nữa, lần này, không phải là Vũ Xuân Hùng mà chính là tác giả gốc của ca khúc Pháp “Toi Jamais” hay không? Đã làm người của công chúng và hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì đừng trơ trẽn thế, Mỹ Tâm.

(Võ Đức Phúc)

Các bạn có thể đọc thêm thông tin về sự kiện này ở các links dưới đây:

Dân mạng phẫn nộ vì Mỹ Tâm không liên hệ với NS Vũ Xuân Hùng như đã nói

Bị tố vi phạm tác quyền ca khúc “Anh thì không”: Mỹ Tâm, sao lại nợ cả lời xin lỗi lẫn cảm ơn?

Mỹ Tâm bị nhận xét ngạo mạn trong lời ca khúc mới “Em thì không”

Mỹ Tâm biến ca khúc “Anh thì không” thành “Em thì không” như thế nào?

Mỹ Tâm lên tiếng về lời bài hát “Em thì không”: Đá thẳng chứ không đá xéo!

Mỹ Tâm phủ nhận “đá xéo” nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng trong “Em thì không”

Mỹ Tâm bị ‘ném đá’ thậm tệ: Trách ai?

Mỹ Tâm gây sốt với MV ‘Em thì không’ với lời lẽ động chạm

Thái Thùy Linh đá xoáy Mỹ Tâm: “Ai cũng có lúc nóng giận mất khôn”

oOOo

Toi Jamais – Minh tinh điện ảnh Catherine Deneuve:

Toi Jamais – Ca sĩ Jeane Manson:

Toi Jamais – Ca sĩ Sylvie Vartan:

Anh Thì Không – Ca sĩ Ngọc Lan, Kiều Nga:

Anh Thì Không – Ca sĩ Minh Tuyết:

Anh Thì Không – Ca sĩ Duy Uyên:

Văn hóa nghệ thuật

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

Xuất bản vào ngày 13 tháng 8 năm 2021 |bởi Charles Vallena August 13th, 2021 | by Charles Vallena

Tín dụng hình ảnh tiêu đề: Thomas Breher & nbsp; by & nbsp; pixabay & nbsp;

Khi bạn bật radio, bất cứ quốc gia nào bạn đến, thật dễ dàng để tìm một bài hát tiếng Anh đang phát. & NBSP;Ngay cả tiếng Anh & nbsp; các bài hát quốc gia trên guitar & nbsp; cũng dễ dàng vấp ngã. & Nbsp; are easy to stumble upon. 

Tuy nhiên, bạn sẽ không thường nghe một bài hát tiếng nước ngoài đang phát trên đài phát thanh Mỹ. & NBSP;Nhưng bây giờ và sau đó, bạn có thể tìm thấy một bài hát bằng tiếng nước ngoài đánh vào bảng xếp hạng của Hoa Kỳ. & NBSP;

Một số bài hát tiếng Pháp đã làm cho nó và tìm thấy thành công ở Mỹ mặc dù hầu hết mọi người không biết ý nghĩa chính xác của lời bài hát mà họ đang nghe hầu hết thời gian.

Dưới đây là 10 trong số các bài hát phổ biến nhất của Pháp đã đứng đầu các bảng xếp hạng Hoa Kỳ mà bạn có thể thêm vào danh sách phát của mình.

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022
Tín dụng hình ảnh: Pexels & NBSP;
 

1. La Vie en Rose - Edith Piaf (1945)

Nó chỉ là cách tốt nhất để bắt đầu danh sách này với một trong những bài hát nổi tiếng nhất của Pháp mọi thời đại. & NBSP;Đó là bài hát mà bạn có thể thưởng thức khi uống & nbsp; Cà phê Pháp & nbsp; trên ban công của bạn. & NBSP;

La Vie en Rose, tiếng Pháp cho ‘Life in Pink, được viết vào năm 1945 và được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào năm 1947. & NBSP;Nó tiếp tục xác định Pháp cho đến ngày nay.

Bài hát nói về việc nhìn thấy cuộc sống qua những chiếc kính màu hồng rất giống khi bạn tìm thấy tình yêu đích thực. & Nbsp;

Các nghệ sĩ khác nhau đã phát hành một bản cover của bài hát, bao gồm Bing Crosby và Dean Martin. & NBSP;

Bài hát đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, đứng đầu bảng xếp hạng Billboard.

2. La Mer - Charles Trenet (1946)

Bài hát này của nhà soạn nhạc người Pháp và ca sĩ Charles Trenet là sự pha trộn của nhạc cổ điển và nhạc jazz. & NBSP;Nó có một giai điệu ngọt ngào và hay thay đổi, dễ chịu và vượt thời gian.

Bài hát đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong những năm qua. & NBSP;Các nghệ sĩ nổi bật khác nhau trong ngành công nghiệp âm nhạc đã ghi lại phiên bản tiếng Pháp của họ với các bản thu âm bằng các ngôn ngữ khác nhau. & NBSP;Bạn có thể đã nghe bài hát này trong bộ phim tìm kiếm Nemo hoặc câu chuyện L.A.

3. NE ME Quitte Pas - Jacques Brel (1959)

Ne me Quitte Pas, dịch thành từ Don Don rời khỏi tôi, là một bản hit quốc tế khác của ca sĩ người Bỉ Jacques Brel. & NBSP;

Phiên bản tiếng Pháp của bài hát đã được hát và được bao phủ bởi một số tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc, bao gồm Celine Dion và Wyclef Jean.

Bài hát cũng có bản chuyển thể với lời bài hát tiếng Anh có tên là If You Go Away, với các nghệ sĩ như Cyndi Lauper, Shirley Bassey và Neil Diamond rerecording bài hát.

4. Dominique - Nun hát (1963)

Được phát hành vào năm 1963 bởi ca sĩ người Bỉ Jeanine Deckers được biết đến rộng rãi với tên Soeur Sourire hoặc Nun hát, Dominique thống trị các bảng xếp hạng ở các quốc gia khác nhau và thậm chí đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Hot 100 của Mỹ. & NBSP;

Âm nhạc lạc quan là về Saint Dominic, người sáng lập Dominican Dòng, trong đó Deckers là một thành viên vào thời điểm đó.

Nó vượt xa các nghệ sĩ như Elvis Presley trong bốn tuần ở lại trên bảng xếp hạng.Nhưng Deckers đã không thể lặp lại thành công của nó trong âm nhạc. & NBSP;

Deckers đã cố gắng phát hành một phiên bản vũ trường của bài hát, đã thất bại. & NBSP;Cô đã rời khỏi tu viện sau đó. & Nbsp;Deckers và một người bạn thân đã tự tử vào năm 1985.

5. La Bohème - Charles Aznavour (1965)

Các ghi chú đầu tiên đã giới thiệu một cảm giác hoài cổ. & NBSP;La Bohème là một bài hát của nghệ sĩ người Pháp Charles Aznavour nhớ lại những ngày còn trẻ ở Montmartre với tư cách là một nghệ sĩ đang đói nhưng hạnh phúc.

Bài hát đứng đầu các bảng xếp hạng ở một số quốc gia. & NBSP;Nó cũng được ghi lại bằng các phiên bản tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Đức.

6. Comme dơiAbliude - Claude François (1967)

Khi bạn chơi bài hát này, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra giai điệu của bài hát hit kinh điển, My Way Way của Frank Sinatra. & NBSP;

Claude Francois đã hát bài hát gốc của Pháp Comme d hèAble. & NBSP;Đó là về thói quen thông thường của cuộc sống và cuối cùng rơi ra khỏi tình yêu.

Hai năm sau đó xuất hiện bài hát đặc trưng của Frank Sinatra.Paul Anka đã điều chỉnh bài hát và viết lời bài hát tiếng Anh với một ý nghĩa hoàn toàn khác nói chuyện và nhìn lại một cuộc sống sống tốt.

7. L hèAmour Est Bleu - Vicky Leandros (1967)

L hèAmour est màu xanh hoặc tình yêu là màu xanh lam là một bài hát hit tiếng Pháp của Vicky Leandros.Bài hát nói về tình yêu, niềm vui của nó và nỗi đau của nó. & NBSP;Nó sử dụng màu sắc của màu xanh và xám và các yếu tố tự nhiên khác như nước và gió để mô tả cảm giác của tình yêu. & Nbsp; bài hát đã trở thành một hit lớn không chỉ ở châu Âu mà cả quốc tế cũng vậy.

8. Máy bay CA Pour Moi - Nhựa Bertrand (1977)

Máy bay CA Pour Moi là một bài hát punk rock của ca sĩ Bỉ Bertrand.Tên tiếng Pháp của nó một cách lỏng lẻo sang tất cả mọi thứ, đối với tôi. & NBSP;

Bài hát hấp dẫn và lạc quan này đạt vị trí số 47 trên bảng xếp hạng Hot 100 của Billboard.

Đã có những tranh cãi về những người cung cấp giọng hát cho bài hát.Vào năm 2006, Lou DePricjk, nhà sản xuất bài hát, đã đưa ra cáo buộc rằng đó là giọng hát của anh ấy trong bài hát được phát hành. & NBSP;

Thẩm phán đã đặt tên cho Bertrand là người biểu diễn pháp lý của người Hồi giáo lúc đầu. & NBSP;Nhưng khi kháng cáo, người ta thấy rằng DePrijck là người đã hát nó.

Sau phán quyết của tòa án đó, Bertrand thừa nhận rằng đó thực sự không phải là giọng hát của anh ấy và anh ấy đã không cung cấp cho bất kỳ giọng hát nào trong bất kỳ một trong bốn album phòng thu đầu tiên mà anh ấy phát hành.

9. ’Sad (Phần I) - Enigma (1990)

SAUS (Phần I) là một người duy nhất trong tiếng Latin và tiếng Pháp. & NBSP;Đây là bài hát đầu tay của The German Music Sản xuất Enigma.Đó là một bài hát gợi cảm dựa trên câu hỏi về những ham muốn tình dục của Marquis de Sade, do đó là tên.

Sau khi phát hành, bài hát đã trở thành một hit quốc tế, đặt trong các bảng xếp hạng và thậm chí lọt vào top 1 trong 14 quốc gia khác nhau. & NBSP;

Bài hát đạt đến và đạt vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100.

10. Alors trên Danse - Stromae (2009)

Để hoàn thành danh sách là sự thay đổi của Danse bởi nhạc sĩ Bỉ Stromae. & NBSP;Tên của bài hát được dịch là, vì vậy chúng tôi nhảy múa.Nó có sự rung cảm và sẽ khiến người ta muốn nhảy.

Nó được phát hành lần đầu tiên tại Bỉ vào năm 2009 và đã trở nên phổ biến ở các quốc gia khác nhau trong những năm qua. & NBSP;Nó đã trở thành một thành công ở châu Âu cũng như Bắc Mỹ. & NBSP;

Bạn có thể có cơ hội trên một video về một người nào đó đang rung chuyển bài hát này trên phương tiện truyền thông xã hội.

Bạn đã nghe những bài hát nào trong số những bài hát này?Hãy cho chúng tôi trong các ý kiến.

Bài viết này được dịch bằng tiếng Pháp bởi Anne-Cécile Baer Porter.


Giới thiệu về tác giả

Bảng quảng cáo 100 bài hát tiếng Pháp hàng đầu năm 2022

là tác giả và tổng biên tập của Theguitarjunky.com, một blog âm nhạc trực tuyến dành riêng để giúp các nhạc sĩ tham vọng trở thành nhạc sĩ thực sự.Ông cung cấp những hiểu biết chuyên môn, hướng dẫn, bài học và đánh giá về guitar acoustic, bàn phím, trống và các nhạc cụ âm nhạc khác.Theo dõi Guitar Junky trên Instagram, Facebook và Twitter.https://www.theguitarjunky.com/



Những bài hát tiếng Pháp phổ biến nhất hiện nay là gì?

Đĩa đơn Pháp Top 100..
(1) Amber.Zola.Vị trí cao điểm: 1 - Tổng số tuần: 4. ....
(Mới mới.White Heart ra mắt cao nhất.Tháng 7.Hốt tức
(3) Wap Fetty.Maes.Vị trí cao điểm: 2 - Tổng số tuần: 5. ....
(52) Coco tăng lớn nhất.Lorenzo.Hốt tức
(2) chết.Gazo.Hốt tức
(13) Tên.Jul và Omah nằm.Hốt tức
(4) Bình tĩnh.Rema.Hốt tức
(Mới mới.Có thể trong tay.

Bài hát được liệt kê nhiều nhất là gì?

17 bài hát tiếng Pháp nổi tiếng nhất..
Cuộc sống màu hồng của Edith Piaf.Hốt tức
Đừng để tôi bởi Jacques Brel.Hốt tức
Không, tôi không hối tiếc bất cứ điều gì của Edith Piaf.Hốt tức
Tất cả các chàng trai và cô gái của Francoise Hardy.Hốt tức
Người phóng túng của Charles Aznavour.Hốt tức
Như thường lệ của Claude Francois.Hốt tức
Nam bởi Nino Ferrer.Hốt tức
Alexandria Alexandra của Claude François ..

Bài hát nào là số 1 trên Billboard 2022?

Sóng nhiệt của Động vật thủy tinh, Waves Rictnes là lần đánh bại số 1 trên bảng xếp hạng Hot 100 cuối năm của Billboard, sau khi diễn ra trên bảng xếp hạng hàng tuần, hòa quyện vào bảng xếp hạng trực tuyến, phát sóng phát thanh và dữ liệu bán hàng. reigns as the No. 1 hit on Billboard's 2022 year-end Hot 100 Songs chart, following its sizzling, record-breaking run on the weekly ranking, which blends streaming, radio airplay and sales data.

3 bài hát tiếng Pháp nổi tiếng nhất mọi thời đại là gì?

Le Chanson Français (thể loại âm nhạc nổi tiếng nhất của Pháp mọi thời đại)..
Parlez Moi D'Amour (Lucienne Boyer) ....
La Java Bleue (Frehel) ....
J'ai Deux Amours (Josephine Baker) ....
La Mer (Charles Trenet) ....
C'est si Bon (Eartha Kitt) ....
Ne me Quitte Pas (Jacques Brel) ....
Không, Je ne Regrette Rien (Edith Piaf) ....
Le Festin (Ratatouille).