Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca

Theo Quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/6/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, người được tiêm chủng được phân làm 4 nhóm: (1) Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng; (2) Nhóm thận trọng tiêm chủng; (3) Nhóm trì hoãn tiêm chủng và (4) Nhóm chống chỉ định tiêm chủng.

Nhóm 1: Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc-xin. Vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên.

Không thuộc các đối tượng được quy định tại nhóm 2, 3 và 4.

Nhóm 2: Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người trên 65 tuổi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.

+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

Lưu ý: do chiến dịch tổ chức tại các điểm tiêm tại cộng đồng nên người trên 65 tuổi sẽ hoãn tiêm chờ các đợt tiêm chủng tiếp theo.

Nhóm 3: Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhóm 4: Chống chỉ định

- Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca

Tải file tại đây!

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Thiết kế: Thiên Hồng - Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP.HCM

Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca
Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam sẽ mua gần 22 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech để tiêm phòng cho trẻ từ 5-11 tuổi

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, GS. Nguyễn Văn Tuấn từ Đại học New South Wales (Úc) cho rằng để có câu trả lời hợp lý cho việc tiêm hay tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi thì cần các bằng chứng khoa học.

Từ tháng 01/2022, Việt Nam đã có kế hoạch tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi bằng vaccine Pfizer-BioNTech.

Chính phủ Việt Nam đã đồng ý mua gần 22 triệu liều vaccine để tiêm phòng cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long vào tháng 1/2021 nói rằng,"Khi có vaccine này, chúng ta sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng chắc chắn, đảm bảo vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu, trước hết và trên hết".

Ông Long khi đó cho biết Việt Nam đã tham khảo kinh nghiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới, "Bộ [Y tế] cũng theo sát thông tin vaccine nào được tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, những phản ứng nào có thể xảy ra..."

Có nên tiêm phòng cho trẻ từ 5-11 tuổi hay không là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh ở Việt Nam quan tâm.

Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca
Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca

Nguồn hình ảnh, MANAN VATSYAYANA/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Kiểm tra thân nhiệt tại trường Marie Curie, Hà Nội

Theo Giáo sư Tuấn thì trẻ em cũng có thể bị nhiễm SARS-CoV-2. Số liệu của Úc cho thấy trẻ em chiếm khoảng 10% tổng số ca nhiễm.

"Số liệu từ TP HCM (từ tháng 8/2021 mà tôi có được) cho thấy trẻ em tuổi từ 0-17 chiếm khoảng 14% tổng số ca nhiễm. Như vậy, số ca nhiễm ở trẻ em ở Việt Nam tương đối cao. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các ca nhiễm ở trẻ em là nhẹ, và nguy cơ tử vong nói chung là rất thấp (chừng 0.1%). Và, có nghiên cứu cho thấy khi bị nhiễm, trẻ em ít lây nhiễm cho người khác.

Giáo sư Tuấn cho biết năm 2021 thì chưa có nghiên cứu về hiệu quả của vaccine ở trẻ em tuổi 5-11, nhưng năm nay thì đã có.

"Một nghiên cứu do Pfizer thực hiện trên 2.268 trẻ em tuổi 5-11, và kết quả công bố trên tập san NEJM cho thấy vaccine có hiệu quả 90%. Nghiên cứu không ghi nhận biến chứng nào đáng chú ý, nhưng có lẽ thời gian theo dõi còn khá ngắn", Giáo sư Tuấn nói.

Mỹ phê duyệt hoàn toàn vaccine Pfizer cho trẻ trên 5 tuổi

Nên hay không nên chích ngừa Covid-19 cho trẻ em?

"Dựa vào kết quả trên, nhà chức trách Úc chấp thuận cho tiêm vaccine Pfizer ở liều lượng thấp cho trẻ em tuổi 5-11. Theo tôi biết, ở Canada, các nhà chức trách y tế cũng khuyến cáo trẻ em 5-11 tuổi tiêm vaccine. Ở Anh, từ tháng 1/2022 trẻ em tuổi 5-11 cũng được khuyến cáo nên tiêm vaccine ngừa Covid-19. Dựa vào chứng cứ trên, tôi nghĩ Việt Nam nên tiêm vaccine cho trẻ em tuổi 5-11."

Giáo sư Tuấn cho biết theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì dùng liều 10 micrograms vaccine Pfize cho trẻ từ 5-11 tuổi. Mỗi em cần tiêm 2 mũi, cách nhau 8 tuần, nhưng cũng có thể ngắn hơn (như 3-4 tuần). Ở Úc và nhiều nơi khác cũng theo khuyến cáo của WHO.

"Bất cứ chính sách tiêm chủng vaccine nào cũng ưu tiên cho những nhóm người có nguy cơ cao trước. Chẳng hạn như trẻ em béo phì, mắc bệnh tiểu đường, các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch thì cần ưu tiên trước."

"Ở Úc này thì các giới chức không ưu tiên cho nhóm nào, mà mở rộng tiêm vaccine cho mọi trẻ em trong tuổi 5-11. Theo tôi biết, ở các nước khác cũng có chủ trương như ở Úc", Giáo sư Tuấn nói thêm.

Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca
Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca

Nguồn hình ảnh, ZAID AL-OBEIDI/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam dự kiến sử dụng vaccine Pfizer-BioNTech để tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi

Trước nhiều ý kiến trái ngược về việc có nên tiêm vaccine cho trẻ hay không, Giáo sư Tuấn nói với BBC đây là vấn đề lợi ích và rủi ro.

Theo Giáo sư Tuấn thì "Không có vaccine nào là an toàn tuyệt đối, vì vaccine nào cũng có một vài ảnh hưởng phụ, nhưng may mắn là đa số đều nhẹ. Những ảnh hưởng phụ phổ biến bao gồm đau chỗ tiêm (29% trẻ em được tiêm báo cáo), sưng ở chỗ tiêm, và một số em cho biết là cảm thấy mệt mỏi. Nhưng tất cả các ảnh hưởng phụ này biến mất chỉ 1-2 ngày sau khi tiêm."

Đề cập đến vấn đề viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine mRNA, Giáo sư Tuấn cho biết, "Ở trẻ em, biến chứng này cũng xảy ra nhưng rất hiếm. Ở trẻ em 12-15 tuổi, xác suất viêm cơ tim có liên quan đến vaccine Pfizer được báo cáo là 30/1.000.000 em (số liệu của Mỹ), và không có ai chết.

Đối với trẻ em tuổi 5-11 thì chưa thấy báo cáo viêm cơ tim trong thử nghiệm lâm sàng. Số liệu ở Úc cho thấy sau 657.000 liều vaccine Pfizer đã tiêm cho trẻ em 5-11 tuổi, chưa có ca viêm cơ tim nào được xác định."

"Chỉ khi nào lợi ích vaccine cao hơn rủi ro rất nhiều thì mới khuyến cáo tiêm vaccine cho trẻ em. Đó là nguyên tắc trong y khoa. Các nhà khoa học đã tính toán cẩn thận trước khi ra khuyến cáo tiêm vaccine cho trẻ em 5-11 tuổi."

"Chẳng hạn như kết quả tính toán cho thấy ở nữ, cứ 45.063 ca Covid ngăn ngừa được và 1 ca tử vong ngăn ngừa được thì có 32 ca viêm cơ tim. Nói cách khác, lợi ích của vaccine cao hơn rủi ro viêm cơ tim đến 1.400 lần", Giáo sư Tuấn cho biết.

Theo Giáo sư Tuấn thì phải đặt vấn đề tiêm vaccine chống Covid trong bối cảnh chung các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, quai bị, đậu mùa, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B...

"Tiêm vaccine cũng là một cách đóng góp cho cộng đồng. Tiêm vaccine có lẽ không đem lại lợi ích cho một cá nhân bao nhiêu (vì đa số chúng ta không bị nhiễm), nhưng đem lại lợi ích rất lớn cho cộng đồng", Giáo sư Tuấn nhận định.

Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca
Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin astrazeneca

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một em bé được tiêm vaccine ở Thái Lan ngày 16/02/2022

Vào tháng 11/2021, Mỹ đã phê duyệt vaccine Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Quyết định phê duyệt được đưa ra sau khi các hội đồng chuyên gia tại CDC và Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cân nhắc các rủi ro và lợi ích cho việc tiêm chủng phòng Covid cho trẻ.

Các nhà nghiên cứu không phát hiệu tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Ngày 16/02/2022, Chính phủ Anh cũng đã phê duyệt tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi với liều bằng 1/3 của người lớn (10 microgram cách nhau 12 tuần mỗi liều).

Theo các khuyến nghị khoa học chính thức thì điều này có thể giúp bảo vệ cho một số "rất ít" các trẻ bị bệnh nặng do Covid. Dự kiến khoảng 6 triệu trẻ em ở độ tuổi này được tiêm vaccine tại Anh Quốc.

Cũng theo hướng dẫn từ chính phủ Anh thì không đến 2 trẻ bị viêm cơ tim trong số 1 triệu trẻ được tiêm chủng.

Vào ngày 19/11/2021, Canada cũng đã phê duyệt vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi, và xác định lợi ích từ việc tiêm vaccine là nhiều hơn rủi ro sau khi xem xét toàn diện các chứng cứ khoa học.

Từ tháng 12/2021, Châu Âu cũng đã bắt đầu tiêm chủng vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi. Tại Châu Á, Singapore, Thái Lan, Malaysia đã tiêm vaccine Pfizer cho trẻ ở nhóm tuổi này. Singapore bắt đầu tiêm từ tháng 11/2021, Thái Lan thì từ tháng 02/2022.

Trong khi đó Trung Quốc chỉ sử dụng vaccine Sinopharm và Sinovac cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Mỹ phê duyệt hoàn toàn vaccine Pfizer cho trẻ trên 5 tuổi

Covid: Nước nào đang tiêm vaccine cho trẻ em và tại sao?

VN: Thêm 2 ca phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca