Bão từ là sự biến đổi của từ trường Trái đất

 - Là nhà chuyên môn, ông có thể cho bạn đọc hiểu rõ hơn về bão từ?

- Có thể hiểu nôm na, bão từ là sự biến thiên rất mạnh của từ trường Trái đất ở chung quanh chúng ta. Theo lý thuyết, bão từ được gây ra do các chùm plasma khổng lồ trung hoà về điện của các hạt tích điện phát ra từ các vụ bùng nổ của sắc cầu Mặt trời. Các chùm này trên đường đi tới Trái đất sẽ bao trùm lên Trái đất, tác động với từ quyển Trái đất, tạo ra hệ dòng điện tròn xung quanh Trái đất, gây ra bão từ.

Vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới là vùng Cực quang [gần các vùng cực của Trái đất] và vùng xích đạo. Việt Nam nằm ở gần xích đạo nên nằm trong vùng bị ảnh hưởng khá mạnh.

- Với cường độ từ trường mạnh tác động vào Trái Đất như thế, con người có bị bị ảnh hưởng không và ảnh hưởng như thế nào?

- Bão từ gây ra hệ dòng điện hàng triệu ămpe quay chung quanh Trái đất. Dòng điện này tạo ra từ trường bổ sung vào từ trường Trái đất, làm biến đổi rất mạnh từ trường này.

Sự biến đổi đột ngột này tác động vào các tế bào mang từ trong tim và não nên ảnh hưởng không nhỏ tới người áp huyết cao, bệnh nhân tim mạch và thần kinh. Thống kê trên thế giới cho thấy khi bão từ xuất hiện, tỷ lệ tử vong của những đối tượng trên tăng mạnh. Chẳng hạn như Nga đã thống kê được tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh tim mạch tăng lên 30% khi có bão từ.

- Như vậy, nên xử lý thế nào đối với bệnh nhân tim mạch, thần kinh khi có bão từ, thưa ông?

- Bão từ tác động mạnh nhất tới những người mẫn cảm với từ trường. Ở Nga, người ta  thường đưa các bệnh nhân tim mạch vào lồng Faraday để tránh bão từ. Việt Nam chưa có điều kiện để tiến hành việc này. Cách tốt nhất hiện nay là theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để có thể điều trị và cứu chữa kịp thời.

- Nghe nói, bão từ còn gây tác động lên hệ thống truyền tải điện?

Cường độ bão từ do Trạm điện ly Phú
Thụy ghi được bắt đầu từ ngày 17-1. Có thể thấy bão từ ngày 21-1 là rất mạnh.

- Đúng như vậy! Do tác động của bão từ, từ trường Trái đất bị biến đổi mạnh, đe doạ tới hệ thống truyền tải điện năng, chẳng hạn hệ thống điện 500kV Bắc-Nam ở Việt Nam.

Viện Vật lý địa cầu đã liên lạc và thường xuyên thông báo cho Điện lực Việt Nam trong trường hợp có bão từ để giảm bớt công suất truyền tải, tránh được nguy hiểm cho lưới điện cũng như thiệt hại do mất điện gây ra. Bão từ đã từng gây ra những sự cố mất điện trên thế giới như vào năm 1989, một cơn bão từ mạnh đã làm một phần Quebec, Canada mất điện, gây tổn thất hàng tỷ đô la. Còn ở Việt Nam, chưa ghi nhận sự cố tương tự.

- Ngoài ngành điện bị ảnh hưởng, theo giới chuyên môn, một số ngành kinh tế khác như dầu khí, viễn thông cũng bị ảnh hưởng... Ở Việt Nam, các nhà khoa học có chú ý nghiên cứu vấn đề này không?

- Có chứ. Bão từ gây ra dòng điện cảm ứng mạnh chạy trong đường ống dẫn dầu, khí, làm cho ống bị ăn mòn và có thể thủng nữa. Hiện một đoàn công tác của Viện Vật lý địa cầu đang ở Bà Rịa, Vũng Tàu để nghiên cứu tác động của bão từ tới hệ thống ống dẫn dầu khí. Mục đích của cuộc nghiên cứu này là đưa ra những biện pháp chống ăn mòn hữu hiệu.

Về viễn thông, bão từ cũng gây gián đoạn tín hiệu radio sóng ngắn. Đợt bão từ hiện nay đã gây gián đoạn cho việc truyền tín hiệu sóng ngắn của các trạm quan sát thuộc Viện nghiên cứu truyền sóng radio Trung Quốc đặt tại Bắc Kinh, Quảng Châu, Hải Nam, Lanzhou và Urumqi cho tới tận 16 giờ ngày 20-1. Ngoài ra, bão còn ảnh hưởng tới Trạm vũ trụ quốc từ [ISS] và những vệ tinh trong quỹ đạo trái đất.

- Nhưng nước ta chưa có vệ tinh...?

- Việt Nam chưa có vệ tinh nào trong quỹ đạo. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phóng vệ tinh trong một vài năm nữa. Do vậy, đầu tư cho nghiên cứu và dự báo bão từ, tác động của bão từ đối với hoạt động của vệ tinh cũng như cuộc sống của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

- Hiện các nhà khoa học Việt Nam đã có những nghiên cứu gì về bão từ? Chúng ta có thể dự báo được bão từ không?

- Việt nam hiện có hệ thống bốn đài địa từ để ghi biến thiên từ, bão từ cũng như phục vụ công tác nghiên cứu và dự báo bão. Bốn đài này được đặt ở Phú Thuỵ [Gia Lâm], Sa Pa [Lào Cai], Đà Lạt [Lâm Đồng] và Bạc Liêu [tỉnh Bạc Liêu]. Tuy nhiên, hiện chỉ đài điện ly ở Phú Thuỵ mới có khả năng truyền trực tiếp dữ liệu về Viện Vật lý địa cầu cũng như đi quốc tế. Sắp tới, Viện sẽ hợp tác với Nhật Bản để lắp đặt thiết bị truyền dữ liệu liên tục ở Bạc Liêu về Viện và các Trung tâm nghiên cứu địa từ thế giới [15 phút/lần].

Việt Nam hiện chỉ dự báo bão từ dài hạn, trước khoảng một tháng. Các đài sẽ thu thập dữ liệu, truyền về Viện Vật lý địa cầu. Từ đó, dữ liệu được phân tích để phát hiện quy luật bão từ nhằm kịp thời thông báo cho những ngành bị ảnh  hưởng. Còn dự báo ngắn hạn [trước một vài ngày] thì phải kết hợp với số liệu thu từ các vệ tinh trên thế giới.

- Xin cảm ơn ông!

1. Độ từ thiên . Độ từ khuynh

1.1 Độ từ thiên

-Độ từ thiên là đường sức từ trên mặt đất là gốc lệch giữa kinh tuyến từ và khinh tuyến địa lý của điểm xét

+D>0 kim la bàn lệch sang hướng Đông

+0 khi cực N của NC la bàn ở dưới mặt phẳng ngang

+I

Chủ Đề