Bắt đầu thanh toán tiền bồi thường của formosa

Bà Diane Wilson, một nhà hoạt động bảo vệ môi trường ở Mỹ, sẽ lãnh đạo cuộc tuyệt thực toàn cầu bắt đầu từ ngày 31/10, phản đối vụ Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm ở vùng biển miền trung của Việt Nam.

Bà nói với VOA:

“Chúng tôi sắp án ngữ phía trước nhà máy Formosa Plastics tại thành phố Point Comfort, bang Texas, là công ty con của Tập đoàn Formosa Plastics tại Đài Loan. Và chúng tôi ở đó vì chúng tôi đang thể hiện sự ủng hộ đối với các nạn nhân của thảm họa Formosa ở Việt Nam, về sự tàn phá nguồn thủy sản ở đó, về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, sự gián đoạn của cộng đồng và nghề cá”.

Cuộc tuyệt thực này do Liên minh Quốc tế Giám sát Formosa [IMFA] và Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa [JFFV] tổ chức với quy mô quốc tế, tính đến sáng ngày 31/10 có hơn 170 đăng ký tham gia cả trực tiếp và trên mạng Internet.

Bà Nany Bùi, sáng lập viên của JFFV, nói với VOA:

“Hội JFFV và Liên minh IMFA sẽ cùng với những hội đoàn, tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền sẽ có mặt tại nhà máy Formosa ở Point Comfort để trực tiếp nói với họ về những nguyện vọng, đòi hỏi của người dân vì các tổ chức nhận thấy rằng vấn đề này đã kéo dài quá lâu, và những điều vô lý và ác ôn của nhà nước Việt Nam dùng cái này để bắt bớ, hại rất nhiều người”.

Bà Wilson, 74 tuổi, ngư dân Texas, Chủ tịch tổ chức Người Giữ Nước của Vùng Vịnh San Antonio, người đoạt giải thưởng Goldman Environmental Prize năm 2023 vì đã thắng vụ kiện Formosa Plastics $50 triệu đôla năm 2019, sẽ có mặt tại nhà máy Formosa Plastics ở Point Comfort lúc 2 giờ chiều ngày 31/10 và bắt đầu cuộc tuyệt thực.

Bà Wilson cho biết những người tham gia tranh đấu là một nhóm toàn cầu, với những người đến từ Đài Loan, Việt Nam, Louisiana và Texas và họ đang vươn tới các quốc gia khác.

Nhà hoạt động nữ này nhấn mạnh rằng đợt vận động này có được sức mạnh “bằng cách cộng lực chứ không phải chiến đấu đơn độc”. Bà nói thêm rằng bản thân bà là một ngư dân ở hạt Calhoun, nơi có những ngư dân Việt Nam trong cùng cộng đồng, và bà cảm thấy rất có thiện cảm và đoàn kết với họ.

Về kỳ vọng của bà trong đợt tuyệt thực lần này, bà nói:

“Chúng tôi ở đây để đòi lại công lý cho ngư dân Việt Nam và chúng tôi tin rằng cần phải có sự đoàn kết. Đó là nơi bạn có được sức mạnh”.

“Chúng tôi hy vọng Tập đoàn Formosa Plastics nhận thấy điều đó và có một danh sách các yêu cầu mà chúng tôi đưa ra đối với Formosa Plastics và chủ yếu là bồi thường và giải quyết thảm họa mà họ đã gây ra cũng như trả tự do cho những người đã bị giam cầm và bị bắt vì tội lên tiếng phản đối thảm họa khủng khiếp này”, nhà hoạt động với hơn 30 năm tranh đấu cho môi trường và đã trải qua ba lần tuyệt thực, cho biết.

“Chúng tôi sẽ có mặt ở đó để báo cho tập đoàn Formosa biết, chúng tôi báo cho chính phủ Việt Nam biết, chúng tôi cũng muốn tòa án Đài Loan biết rằng chúng tôi sẽ có mặt ở đó và chúng tôi sẽ ngày càng lớn mạnh hơn”, bà nhấn mạnh.

Bà Sharon Lavigne, 73 tuổi, cựu giáo viên giáo dục đặc biệt ở bang Louisiana, đồng thời là một nhà vận động nữ vì môi trường, từng đích thân đến Đài Loan yêu cầu Tập đoàn Formosa Plastics đối mặt với những vi phạm nhân quyền và môi trường nghiêm trọng, cũng sẽ tham gia cuộc tuyệt thực này, bà Nancy Bùi cho biết thêm.

VOA đã liên lạc nhà máy Formosa ở Point Comfort, tập đoàn Formosa Plastics ở Đài Loan, cũng như Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Texas và cơ quan ngoại giao Việt Nam để đề nghị họ bình luận về cuộc tuyệt thực này, nhưng chưa được phản hồi.

Đợt tuyệt thực này diễn ra sau khi các tổ chức nhân quyền tổ chức buổi vận động cho nạn nhân thảm họa môi trường Formosa tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 9/2023, tiếp tục tạo áp lực cho công ty Formosa phải giải quyết thỏa đáng cho 7.000 nạn nhân bị ảnh hưởng từ hơn 7 năm qua.

Các tổ chức này yêu cầu tập đoàn Formosa Plastics chịu trách nhiệm về việc xả chất độc hại vào 2016 từ nhà máy sản xuất thép tại ở Hà Tĩnh, Việt Nam, dẫn đến cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh ven biển, khiến xảy ra các cuộc biểu tình lớn.

Theo trang JFFV, Giám mục Nguyễn Thái Hợp vừa cùng hai linh mục từ Quảng Bình và Vinh đã đến trước cổng nhà máy Formosa Hà Tĩnh trưng biểu ngữ phản đối công ty Formosa và ủng hộ cuộc tuyệt thực toàn cầu của bà Wilson và bà Lavigne.

Với nguồn kinh phí tạm cấp 400 tỷ đồng, tỉnh Thừa thiên Huế sẽ tập trung chi trả cho người dân trên số liệu điều tra, kê khai, thống kê tổng hợp 7 nhóm đối tượng thiệt hại do sự cố môi trường biển đã được phê duyệt.

Các địa phương bị thiệt hại [huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà] sẽ phối hợp với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh để thành lập các Tổ chi trả; căn cứ đối tượng bồi thường, các địa phương có thể thành lập từ 1 đến 2 Tổ chi trả và thực hiện chi trả cuốn chiếu theo địa bàn xã.

![ Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì cuộc họp với các ban ngành, địa phương về việc chi trả bồi thường từ Formosa đối với tỉnh [ảnh: Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Thừa Thiên Huế] ][//icdn.dantri.com.vn/8b823cd4eb/2016/10/11/11101-1476153857689.jpg]

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì cuộc họp với các ban ngành, địa phương về việc chi trả bồi thường từ Formosa đối với tỉnh [ảnh: Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Thừa Thiên Huế]

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đề nghị, trong Tổ chi trả có 3 nhóm, gồm 2 nhóm thực hiện chi trả và 1 nhóm thực hiện việc giải quyết những vướng mắc của người dân nhằm đảm bảo việc chi trả đúng đối tượng và thiệt hại kê khai đã được phê duyệt, tránh sai sót không thu hồi được kinh phí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, các địa phương cũng có thể mời các ngân hàng tham gia tại các buổi chi trả để người dân có thể gửi tiền khi chưa sử dụng.

Tránh trường hợp bị bỏ sót đối tượng được bồi thường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát, tổng hợp các đối tượng kê khai bổ sung; việc tổng hợp đối tượng thiệt hại và chi trả tiền bồi thường phải có sự tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể... tại cơ sở.

Ngày 7/10, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1776/TTg-KTTH về việc tạm cấp 3 nghìn tỷ từ khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh để 4 tỉnh [Hà Tĩnh 1 nghìn tỷ đồng, Quảng Bình 1,1 nghìn tỷ đồng, Quảng Trị 500 tỷ đồng và Thừa Thiên Huế 400 tỷ đồng] tạm chi trả cho người dân 50% tiền bồi thường thiệt hại theo quy định Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ Đề