Bé 9kg uống bao nhiêu thuốc hạ sốt Hapacol?

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Khi nhiễm độc paracetamol nặng, bạn cần được điều trị hỗ trợ tích cực, cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl. N–acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng Methionin, than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Hapacol 150

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Hapacol 150?

Ít gặp:

Hiếm gặp:

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Hãy thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Hapacol 150

Trước khi dùng thuốc Hapacol 150, bạn nên lưu ý những gì?

Sử dụng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận. Bác sĩ cần cảnh báo với người bệnh về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven–Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc [TEN] hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính [AGEP].

Lưu ý, bạn không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ mà cần có ý kiến bác sĩ khi:

  • Có triệu chứng mới xuất hiện
  • Sốt cao [trên 39,5ºC] và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát
  • Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Hapacol 150 trong trường hợp đặc biệt [mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…]

Hiện nay, chưa xác định được tính an toàn của paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.

Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng paracetamol không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.

Tương tác xảy ra với thuốc Hapacol 150

Thuốc Hapacol 150 có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Hapacol 150 có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng [bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng] và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Hapacol 150 bao gồm:

Thuốc Hapacol 150 có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm sau:

  • Người bị phenylceton niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa aspartam.
  • Tránh dùng thuốc chứa paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit ở người quá mẫn
  • Tránh hoặc hạn chế uống rượu chung với thuốc có paracetamol.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Hapacol 150?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Hapacol 150

Bạn nên bảo quản thuốc Hapacol 150 như thế nào?

Bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng.

Dạng bào chế của thuốc Hapacol 150

Thuốc Hapacol 150 có dạng và hàm lượng như thế nào?

Thuốc Hapacol 150 dùng cho trẻ em có dạng bột sủi hòa tan. Mỗi gói chứa 150mg paracetamol cùng với các tá dược khác.

Bình thường, thân nhiệt tự điều hòa trong khoảng 37oC ± 0,6oC. Trẻ được xem là sốt khi nhiệt độ hậu môn từ 38oC trở lên. Phụ huynh cần đo nhiệt độ cho trẻ khi thấy bé nóng hơn bình thường. Đo nhiệt độ ở hậu môn là chính xác nhất. Tuy nhiên, thực tế, mọi người thường đo ở nách, nhiệt độ vị trí này thường thấp hơn nhiệt độ hậu môn khoảng 0,5oC. Như vậy, khi trẻ có nhiệt độ ở nách trên 37,5oC thì được xem là sốt.

Khi trẻ sốt, trước tiên, cần cởi bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng bằng cotton để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt.

Trường hợp sốt nhẹ, hãy cho trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, cho uống nhiều nước [sữa, nước lọc, nước hoa quả, nước canh…] và ăn thức ăn dễ tiêu hóa.

Trường hợp sốt quá cao [trên 39oC], trẻ dễ mất nước và thường rất mệt. Khi đó, trẻ cần được hạ sốt bằng thuốc.

Thuốc hạ sốt an toàn là Paracetamol hoặc Acetaminophen, thường có tên biệt dược là Hapacol, Efferalgan... Liều thông thường là 10 - 15 mg/kg cân nặng của trẻ cho mỗi lần uống. Hai lần uống thuốc phải cách nhau ít nhất 6 giờ. Phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn liều lượng sử dụng ghi trên hộp thuốc.

Tuy nhiên, với trẻ dưới 2 tuổi, nên dùng thuốc hạ sốt theo liều chỉ định của bác sĩ.

Tránh lạm dụng thuốc khi trẻ sốt cao liên tục. Việc dùng thuốc hạ sốt nhiều hơn liều hướng dẫn làm tăng nguy cơ quá liều, ngộ độc thuốc. Mặt khác, cần xem các thuốc đang sử dụng cùng lúc cho bé có chứa hoạt chất hạ sốt không để tránh quá liều.

Trẻ có thể được dùng thuốc hạ sốt dạng uống hoặc nhét hậu môn. Cả hai dạng này đều có tác dụng hạ sốt nhưng mỗi loại có ưu điểm riêng. Khi trẻ ói nhiều hay đang ngủ, dùng thuốc đặt hậu môn là hợp lý. Khi trẻ đang tiêu chảy thì dạng uống sẽ tốt hơn. Chú ý, trong mỗi cữ thuốc hạ sốt, chỉ dùng một trong hai đường uống hoặc hậu môn; tuyệt đối không dùng cả hai đường cùng lúc.

Dược chất Ibuprofen [tên biệt dược Ibrafen, Nurofen, Advil…] có sẵn trên thị trường cũng có thể giúp hạ sốt. Tuy nhiên, nên sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ và không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ibuprofen cũng không được sử dụng trong trường hợp sốt xuất huyết vì làm tình trạng rối loạn đông máu sẵn có trầm trọng thêm, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.

Lau mát cho bé với nước ấm khoảng 30oC bằng cách: dùng 5 khăn nhúng nước ướt vừa phải, 4 cái đắp ở nách và bẹn, 1 cái lau phần cơ thể còn lại [tránh bàn tay, bàn chân]. Đặc biệt, chỉ nên lau mát sau khi đã dùng thuốc hạ sốt ít nhất 30 phút. Không lau bằng nước đá, giấm, rượu hay chanh vì có thể gây nhiễm độc.

Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay trong các trường hợp “báo động”: trẻ dưới 3 tháng tuổi, ngay cả khi trông có vẻ khỏe và sốt không cao; trẻ 3 - 36 tháng tuổi có một trong các biểu hiện: sốt trên 38oC, sốt hơn 3 ngày hoặc có vẻ không khỏe [quấy khóc, lừ đừ, không chịu uống…]; trẻ ở bất kỳ tuổi nào có một trong các biểu hiện: sốt trên 40oC, kéo dài 7 ngày [dù không sốt nhiều mỗi ngày], có sẵn một bệnh lý mạn tính, phát ban, dấu hiệu nặng [không uống được, nôn tất cả mọi thứ, co giật hay li bì khó đánh thức], hoặc có triệu chứng ở cơ quan, bộ phận nào đó [ho nhiều, khó thở, đau tai, đau bụng...].

Khi trẻ sốt, không nên: quấn kín trẻ, kiêng ăn uống; nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì có thể gây sặc, tắc đường thở đưa đến tử vong; cạo gió, cắt lể…

Chủ Đề