Bệnh gút cấp là gì

Bệnh gout cấp là các cơn đau dữ dội đi kèm tình trạng sưng khớp, nóng rát và đỏ da. Đôi khi cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức. Do đó, tìm hiểu các triệu chứng của bệnh gout cấp để có kế hoạch xử lý và phòng ngừa phù hợp.

Bệnh gout cấp là những cơn đau đớn dữ dội, nghiêm trọng và có thể xuất hiện mà không có dấu hiệu nhận biết

Khi bệnh gout gây ra các cơn đau khớp dữ dội, đột ngột, được gọi là một bệnh gout cấp, cơn đau gout hoặc cơn gout cấp tính. Cơn đau thường đi kèm với tình trạng đau khớp, sưng, nóng và đỏ da.

Bệnh gout thường ảnh hưởng đến những người trên 60 tuổi. Thông thường bệnh chỉ ảnh hưởng đến một khớp nhất định, tuy nhiên bệnh gout có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể.

Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất là ngón chân cái, mu bàn chân, gót chân, mắt cá chân và đầu gối. Ít phổ biến hơn, tuy nhiên đôi khi bệnh gout có thể gây ảnh hưởng đến cổ tay, khuỷu tay, đầu ngón tay và cả cột sống.

Đối với các cơn gout cấp, các dấu  hiệu và triệu chứng có thể khác nhau ở nam và nữ. Cụ thể như sau:

  • Ở nam giới, khoảng 85% các đợt bùng phát bệnh gout cấp ảnh hưởng đến các khớp ở chi dưới. Trong đó có khoảng 50% các cơn gout xuất hiện đầu tiên ở khớp ngón chân cái.
  • Ở phụ nữ, cơn gout cấp có thể xảy ra ở đầu gối. Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể xuất hiện các cơn gout cấp ở các chi trên.

Bệnh gout phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Tuy nhiên các cơn gout cấp có xu hướng ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn nàm.

Bệnh gout xảy ra khi sự tích tụ của các tinh thể axit uric bên trong khớp. Các tinh thể này có kích thước rất nhỏ, giống như các cây kim tích tụ ở mô mềm, dẫn đến đau đớn dữ dội, cũng như gây sưng đỏ và ấm.

Tích tụ axit uric ở khớp là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn gout cấp

Sự hình thành các tinh thể axit uric bắt nguồn từ purin, một hợp chất hóa học được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Cụ thể, cơn gout cấp được hình thành bằng cách:

  • Khi tiêu thụ thực phẩm chứa purin, cơ thể sẽ chuyển hóa purin và tạo ra axit uric;
  • Axit uric đi vào máu;
  • Thận lọc máu và lọc ra các loại axit uric dư thừa. Axit uric này sẽ được loại bỏ qua nước tiểu [70%] và phân [30%];
  • Nếu thận không thể lọc tất cả lượng axit uric dư thừa hoặc khi cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric, sẽ dần đến tình trạng tăng axit uric máu;
  • Ở một số người, tăng axit uric máu có thể dẫn đến hình thành các tinh thể axit uric tích tụ trong các mô, dẫn đến các triệu chứng bệnh gout cấp;

Tóm lại, cơ thể không có khả năng xử lý và đào thải axit uric chiếm khoảng 90% các trường hợp bệnh gout. Ngoài ra 10% nguyên nhân còn lại là do cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric.

Hầu hết các triệu chứng bệnh gout cấp thường xảy ra vào ban đêm và có thể nghiêm trọng đến mức có thể đánh thức người bệnh giữa đêm. Theo ước tính, các cơn gout cấp thường xảy ra vào nửa đêm đến 8 giờ sáng hôm sau cao gấp 2.4 lần so với các thời gian còn lại trong ngày.

Theo các nhà nghiên cứu, bệnh gout cấp thường xảy ra vào ban đêm là do:

  • Nhiệt độ thấp có thể thúc đẩy quá trình hình thành tinh thể axit uric. Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm nhẹ trong khi ngủ, do đó có thể kích thích quá trình hình thành axit uric.
  • Tốc độ thở chậm khi ngủ và phổi thải ra ít khí cacbonic hơn. Lượng carbon dioxide dư thừa có thể khiến máu có tính axit nhẹ. Tình trạng này được gọi là toan hô hấp và có thể khuyến khích sự hình thành các tinh thể axit uric.
  • Người bệnh ngưng thở khi ngủ thường hấp thụ lượng oxy ít hơn. Điều này có thể dẫn đến việc tăng sản xuất purin và tăng axit uric trong máu.
  • Nồng độ cortisone của cơ thể có xu hướng giảm trong khi ngủ. Cortisone ngăn chặn tình trạng viêm trong cơ thể, do đó việc giảm cortisone có thể góp phần dẫn đến các triệu chứng của bệnh gout cấp.
  • Mất nước khi ngủ có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu hoặc tăng số lượng tinh thể axit trong máu.

Bệnh gout cấp có thể xuất hiện đột ngột mà không có dấu hiệu cụ thể nào. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa các cơn gout cấp để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Mục tiêu điều trị bệnh gout cấp là giảm các cơn đau bùng phát, cải thiện các triệu chứng sưng, đỏ và nóng ở khớp. Nếu được kiểm soát đúng phương pháp, cơn đau gout có thể được kiểm soát trong vòng 24 giờ và hoàn toàn biến mất sau vài ngày.

Cụ thể các biện pháp xử lý bệnh gout cấp bao gồm:

Các cơn gout cấp tính có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh gout tại nhà, chẳng hạn như:

Dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế gây áp lực lên khớp để cải thiện các cơn gout cấp
  • Tránh áp lực: Trong thời điểm bùng phát cơn gout cấp, việc tiếp xúc với các về mặt, thậm chí là nệm ngủ cũng có thể dẫn đến các cơn đau gout dữ dội. Do đó, người bệnh nên hạn chế gây áp lực lên các khớp, dùng là tác động nhỏ nhất để tránh khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Bệnh gout cấp thường dẫn đến các cơn đau đớn dữ dội sau khi sử dụng khớp. Nghỉ ngơi đầy đủ có thể hỗ trợ giảm sưng, đau và kiểm soát các triệu chứng bệnh gout khác.
  • Chườm lạnh: Đôi khi người bệnh có thể chườm một miếng gạc lạnh vào khớp bị ảnh hưởng đến giảm đau, sưng và làm mát khớp. Ngoài ra, chườm lạnh có thể hạn chế sự khó chịu cho viêm khớp gây ra.
  • Nâng cao khớp bị ảnh hưởng: Nâng cao khớp bị ảnh hưởng có thể giúp giảm sưng, viêm và hỗ trợ giảm đau. Nếu bàn chân bị ảnh hưởng, người bệnh có thể đặt chân lên ghế cao hoặc kê chân lên gối mềm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gout cấp.

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị các cơn gout cấp và phòng ngừa nguy cơ bùng phát gout trong tương lai. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các cơn đau gout bao gồm:

Sử dụng thuốc để cải thiện cơn đau gout cấp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc chống viêm không steroid [NSAID]: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống viêm không kê đơn như ibuprofen, naproxen sodium hoặc các loại thuốc theo toa mạnh hơn để điều trị các bệnh viêm khớp, bao gồm các cơn gout cấp tính. Sau đó người bệnh có thể cần sử dụng thuốc với liều lượng thấp hơn để ngăn ngừa các cơn gout bùng phát trong tương lai. NSAID có thể gây đau dạ dày, xuất huyết và loét dạ dày nếu sử dụng quá liều lượng quy định. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thuốc Colchicine: Colchicine là một loại thuốc giảm đau thường được sử dụng để điều trị các cơn đau liên quan đến bệnh gout. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đặc biệt là khi sử dụng với một liều lượng lớn. Sau khi cơn gout cấp được kiểm soát, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một liều Colchicine hàng ngày để ngăn ngừa bệnh gout cấp trong tương lai.
  • Thuốc corticoid: Thuốc corticoid, chẳng hạn như prednisone, có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm và đau đớn do bệnh gout gây ra. Thuốc có sẵn ở dạng viêm hoặc dạng tiêm trực tiếp vào khớp. Corticosteroid thường được chỉ định ở người không đáp ứng NSAID hoặc Colchicine. Các tác dụng phụ bao gồm thay đổi tâm trang, tăng huyết áp hoặc tăng lượng đường trong máu.

Phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị ưu tiên đối với bệnh gout. Phẫu thuật cũng không thể chữa lành bệnh gout. Tuy nhiên nếu các cơn đau do bệnh gout cấp không được điều trị, có thể kích thích sự phát triển của các hạt tophi. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các hạt tophi.

XEM NGAY: Gout Đỗ Minh – Sản phẩm tiên phong sử dụng thảo dược chữa bệnh gout

Trong trường hợp hình thành các hạt tophi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng

Bệnh gout cấp thường rất đau đớn và người bệnh cần được điều trị ngay lập tức để cải thiện các triệu chứng. Khi các triệu chứng của cơn gout cấp được kiểm soát, người bệnh có thể thực hiện các bước giảm nồng độ axit uric trong máu và ngăn ngừa các cơn gout cấp trong tương lai.

Nếu Tây y quan điểm lấy triệu chứng là mục tiêu chữa bệnh thì Đông y lại lấy con người làm chủ, làm mục tiêu chữa bệnh, Đông y quan điểm lưu nhân trị bệnh. Theo đó, để xác định phương pháp điều trị, trước hết Đông y phải chú trọng tới việc tìm ra gốc rễ, căn nguyên gây ra bệnh.

Đông y quan điểm, bệnh gout hay Thống phong sinh ra do hai yếu tố nội nhân và ngoại nhân. Nội nhân chính là ngũ tạng, mà gần nhất là tạng thận, bởi tạng thận là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, là cội nguồn của tạng phủ, là gốc rễ của 12 kinh mạch. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể chủ phát dục và đặc biệt là chủ cốt tuỷe của con người. Khi thận khí đầy đủ và chức năng bàng quan ổn định thì quá trình bài tiết diễn ra đều đặn. Ngược lại khi thận suy kiệt, chức năng bàng quan không điều hoà sẽ khiến dịch lưu lại chủ yếu tại khớp. Lúc này, ngoại tà sẽ thừa cơ xâm nhập vào bên trong cơ thể, tấn công làm tổn thương tạng phủ khiến khí huyết bị cản trở, kịch mạch bế tắc gây bì phu cân cốt, đau nhức, sưng nóng các khớp.

Xuất phát từ lý luận sâu xa này, từ ngàn xưa ông cha ta đã nghiên cứu và bào chế thành công nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh gout hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế những bài thuốc Đông y truyền thống hiện nay đã thể hiện nhiều khuyết điểm như: hiệu quả phát huy chậm, cách thức sử dụng phức tạp, thảo dược sử dụng khó kiểm soát về chất lượng nên dễ gây hại cho sức khoẻ,… Tất cả điều này đã ảnh hưởng tới suy nghĩ, quan điểm của người bệnh về giải pháp chữa gout bằng Đông y.

Nắm được thực tế này, lương y Đỗ Minh Tuấn truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu, phát huy từ bài thuốc gout gia truyền 150 năm tuổi của dòng họ và cho ra đời bài thuốc Gout Đỗ Minh mang tới hiệu quả toàn diện, lâu dài.

Để đảm bảo vừa đáp ứng được nguyên tắc chữa bệnh của Đông y, vừa có cơ chế chữa bệnh phù hợp với cơ địa người bệnh ở thời hiện đại, lương y Tuấn đã nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc Gout Đỗ Minh với sự kết hợp “3 trong 1” giúp đảo thảo ngoại tà từ bên ngoài, bồi bổ đều 5 năm tạng từ bên trong.

Cụ thể, bài thuốc Gout Đỗ Minh được tạo ra từ 3 phương thuốc nhỏ gồm:

  • Thuốc gout
  • Thuốc bổ gan giải độc
  • Thuốc bổ thận dưỡng huyết

Sự kết hợp 3 trong 1 trên mang tới công dụng điều trị gout vượt trội mà hiếm bài thuốc nào đạt được:

  • Khu phong, tán hàn, trừ thấp, đẩy lùi ngoại nhân giúp thông kinh hoạt lạc, giảm ngay triệu chứng đau nhức, viêm tấy, nóng đỏ do gout gây ra.
  • Tiêu viêm, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp góp phần ổn định hàm lượng acid uric trong cơ thể
  • Hành khí hoạt huyết, tăng cường chức năng thận, cải thiện quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể
  • Kích thích lưu thông máu, đưa máu và chất dinh dưỡng về nuôi dưỡng khớp tổn thương giúp làm lành khớp, phục hồi vận động
  • Nâng cao sức đề kháng cơ thể, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, ổn định tinh thần.

Nhờ cơ chế vừa tấn công, vừa phòng thủ bài thuốc Gout Đỗ Minh không gây ra tình trạng thận hư, suy thận, giúp thận chỉ thực hiện nhiệm vụ đào thải acid uric khi đủ chức năng, đủ sinh khí.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường nổi danh nhờ khả năng phối ngũ dược liệu theo công thức bí truyền 150 năm tuổi. Theo đó, bài thuốc Gout Đỗ Minh được bào chế từ hơn 50 vị dược liệu quý, chúng được sắp xếp cẩn thận theo nguyên tắc QUÂN – THẦN – TÁ – SỨ của Đông y giúp mang tới hiệu quả chữa bệnh tối đa, tuyệt đối không gây ra tình trạng ngộ độc thuốc.

Để đảm bảo cho chất lượng thuốc, sự an toàn cho người dùng, từ lâu Đỗ Minh Đường đã chủ động nguồn dược liệu sạch thông qua việc xây dựng các vùng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại Hoà Bình, Hưng Yên Và Gia Lâm [Hà Nội],… Tại đây, Đỗ Minh Đường lưu trữ hơn 200 thảo dược quý và trồng hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ, không chứa chất hoá học, không lẫn chất bảo vệ thực vật gây hại cho sức khoẻ người bệnh.

Hiệu quả của bài thuốc Gout Đỗ Minh được chứng minh qua hàng ngàn câu chuyện NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT. Theo khảo sát cho thấy trên 90% bệnh nhân cảm thấy hài lòng sau 4 – 6 tháng sử dụng thuốc Gout Đỗ Minh.

[ĐÓN XEM: CHIA SẺ CỦA ANH ĐỖ QUANG THUỶ SAU 4 THÁNG SỬ DỤNG THUỐC GOUT ĐỖ MINH]

Để phòng ngừa bệnh gout cấp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi phong cách sống và chế độ ăn uống. Cụ thể, người bệnh có thể phòng ngừa các cơn gout cấp bằng cách:

Hạn chế hoặc không tiêu thụ rượu bia để phòng ngừa các cơn gout cấp
  • Tránh sử dụng rượu: Uống rượu có thể ức chế khả năng bài tiết axit uric của cơ thể, làm tăng axit uric trong máu và dẫn đến cơn gout cấp. Chỉ cần một hoặc hai ly bia, rượu vang mạnh hoặc rượu mạnh có thể làm tăng nguy cơ phát triển các cơn gout cấp. Nguy cơ này cũng tăng lên theo số lượng đồ uống được tiêu thụ.
  • Uống nhiều nước: Uống đầy đủ lượng nước có thể giúp thận khỏe mạnh và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể tốt hơn. Lượng nước và chất lỏng tiêu thụ hàng ngày phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi, giới tính và các yếu tố khác của mỗi cá nhân.
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý: Đạt được và duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục có thể giảm nguy cơ bùng phát các cơn gout cấp. Tuy nhiên giảm cân quá nhanh hoặc đột ngột có thể làm tăng khả năng bùng phát bệnh gout trong thời gian ngắn. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch luyện tập và giảm cân dần dần để tránh các rủi ro liên quan.
  • Điều trị tình trạng ngưng thở khi ngủ: Có một số nghiên cứu cho thấy điều trị các triệu chứng ngưng thở khi ngủ có thể cải thiện các triệu chứng gout cấp. Ngoài ra, điều trị chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.
  • Tránh thực phẩm có thể dẫn đến cơn gout cấp: Những người dễ bùng phát các cơn gout cấp có thể ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bằng cách tránh một số loại thực phẩm, chẳng hạn như hải sản, thịt đỏ, thịt nội tạng, đồ uống và thực phẩm chứa đường.
  • Tránh sử dụng thuốc kích thích bệnh gout: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu có thể làm tăng axit uric máu. Do đó, những người dùng các loại thuốc này có thể nên trao đổi với bác sĩ để thay đổi loại thuốc hoặc có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm lượng axit uric theo toa để hạn chế lượng aixt uric trong cơ thể. Thuốc thường được chỉ định cho người thường xuyên trải qua các cơn gout cấp [hai lần mỗi năm] hoặc có tiền sử phát triển hạt tophi.
  • Thực hiện chế độ ăn uống điều trị bệnh gout: Chế độ ăn uống có thể hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng bệnh gout. Người bệnh nên thường xuyên sử dụng nhiều rau, trái cây, ngũ cốc và các loại đậu để cải thiện các triệu chứng gout. Ngoài ra, người bệnh cần tránh tiêu thụ rượu, thực phẩm và đồ uống chứa đường, các loại thịt nội tạng hoặc hải sản đế tránh bùng phát các cơn gout cấp.

Bệnh gout cấp có thể dẫn đến các cơn đau khớp nghiêm trọng và dữ dội mà không có dấu hiệu nhận biết. Do đó người bệnh nên tìm hiểu các các biện pháp xử lý và phòng ngừa phù hợp.

Vì vậy đừng để bệnh gout chi phối cuộc sống và thói quen sinh hoạt của bạn thêm một ngày nào nữa. Hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo địa chỉ sau: 

Thông tin thêm:

Video liên quan

Chủ Đề