Bệnh nhiễm trùng tiểu là gì

Nguyên nhân chủ yếu chiếm khoảng 80% của nhiễm trùng đường tiểu là vi khuẩn E. coli thường trú tại đại tràng. Tuy nhiên, nhiều vi khuẩn khác cũng có thể gây nhiễm trùng nhưng ít gặp hơn như klebsiella, pseudomonas, enterobacter, proteus, staphylococcus, mycoplasma, chlamydia, serratia và neisseria. Bên cạnh đó, nấm candida và cryptococcus và một vài ký sinh trùng trichomonas và schistosoma cũng có thể gây bệnh.

Schistosoma có thể gây nhiều bệnh trạng khác nhau, trong đó viêm bàng quang chỉ là một phần trong tiến trình viêm nhiễm phức tạp. Tại Mỹ, hầu hết nhiễm trùng là do vi khuẩn gram âm gây ra, trong đó E. coli là nguyên nhân chính.

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh nhiễm trùng đường tiểu

3. Yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh nhiễm trùng tiểu là gì

Có nhiều yếu tố nguy cơ của viêm đường tiết niệu. Thông thường, khi có bất kỳ nguyên nhân gì gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, khoảng 50 ml/giờ ở người bình thường đều là nguy cơ của viêm đường tiết niệu. Ví dụ như sỏi thận, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt hay bất kỳ sự bất thường cấu trúc giải phẫu khác trên đường tiểu đều gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sinh vật gây bệnh phải chống lại chiều dòng chảy của nước tiểu để xâm nhập từ niệu đạo đến các cấu trúc khác như bàng quang, niệu quản và hai thận.

Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu hơn so với nam giới vì niệu đạo của họ ngắn và gần với nguồn chứa sinh vật gây bệnh là âm đạo và hậu môn. Sau đây là một số nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu bạn nên lưu ý:

  • Những người đặt ống dẫn tiểu: Những người đặt ống dẫn tiểu gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Có khoảng 30% những người đặt ống dẫn tiểu dài hạn bị viêm đường tiết niệu. Bởi vì ống dẫn tiểu không có cơ chế miễn dịch để loại bỏ vi khuẩn và được đưa trực tiếp vào bàng quang. Những ống dẫn tiểu được thiết kế đặc biệt đã ra đời để thay thế những ống dẫn có thể gây nhiễm trùng, được kết hợp với chất chống vi khuẩn trong lòng ống dẫn để ức chế vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ lại không sử dụng vì thời gian hiệu quả ngắn, giá thành cao và chú trọng đến vấn đề đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn.
  • Phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo: Có nhiều báo cáo cho biết phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo hay có bạn tình sử dụng bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng có nguy cơ cao viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, nữ giới có hoạt động tình dục mạnh thường cũng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn. Thuật ngữ “viêm bàng quang tuần trăng mật” có thể liên quan đến viêm đường tiết niệu mắc phải trong giai đoạn quan hệ đầu tiên hay sau một khoảng thời gian quan hệ quá độ.
  • Đàn ông hơn 60 tuổi: Đàn ông hơn 60 tuổi có nguy cơ cao viêm đường tiết niệu vì họ thường mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến, có thể khiến bàng quang tống nước tiểu chậm hoặc không hoàn toàn. Bên cạnh đó, những người lớn tuổi có khả năng gia tăng mắc bệnh lây lan qua đường tình dục vì họ thường không sử dụng bao cao su so với những người trẻ tuổi.
  • Người đã từng phẫu thuật đường tiểu: Những bệnh nhân đã từng phẫu thuật đường tiểu cũng gia tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.
  • Người bị nhiễm trùng huyết: Thỉnh thoảng, những người bị nhiễm trùng huyết sẽ gây viêm đài bể thận, vì vi khuẩn có thể lây lan qua đường máu. Tương tự những người có viêm nhiễm ở những cơ quan gần đường tiểu như tuyến tiền liệt, tinh hoàn, hay các đường rò cũng dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Một số bác sĩ cho rằng phụ nữ mang thai không tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, một số khác lại cho rằng mang thai từ 6 – 26 tuần có tăng nguy cơ mắc bệnh trên. Tuy nhiên, hầu hết chuyên gia đều cho rằng viêm đường tiết niệu xảy ra ở phụ nữ mang thai có khả năng diễn tiến thành viêm đài bể thận cao hơn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng nề hơn. Hơn nữa, đứa bé cũng có thể bị sinh non và nhẹ cân. Bệnh nhân mắc những bệnh mạn tính như đái tháo đường hay suy giảm miễn dịch vì HIV hay ung thư cũng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu.

Hiểu rõ hơn về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm đường tiết niệu có thể giúp bạn phòng tránh được bệnh trên. Nếu thấy bất kỳ sự bất thường nào liên quan đến đường tiểu như tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu máu hay đau hông lưng dữ dội, hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhé!

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách điều trị, phòng ngừa hữu hiệu.

Tìm hiểu chung

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Đường tiết niệu hình thành từ nhiều cơ quan, bao gồm:

  • Thận
  • Niệu quản
  • Bàng quang
  • Niệu đạo

Bất kỳ sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh nào đến bốn bộ phận trên đều được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (còn gọi nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm đường tiết niệu).

Phần lớn trường hợp, nhiễm trùng tiểu chủ yếu diễn ra ở đường tiết niệu dưới, bao gồm niệu đạo và bàng quang. Mặc dù nhiễm trùng ở niệu quản và thận tương đối hiếm gặp, nhưng so với nhiễm trùng bàng quang hay niệu đạo, tình trạng này nguy hiểm hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nhiễm trùng tiểu là gì

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Có cảm giác buồn tiểu rõ và xảy ra với tần suất cao bất thường, hay tiểu đêm
  • Nước tiểu đục, sẫm màu và có mùi khai rất nồng
  • Cảm thấy đau rát khi tiểu
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau bên mạn sườn.
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, dấu hiệu viêm đường tiết niệu còn có thể khác nhau, tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính (nam thường bị đau trực tràng, còn nữ hay bị đau ở vùng chậu), tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như bộ phận bị nhiễm trùng, chẳng hạn như:

Bàng quang

  • Vùng chậu chịu áp lực nặng nề, có thể kéo theo tình trạng co thắt, chuột rút ở bụng và lưng dưới, dẫn đến những cơn đau khó chịu.
  • Tiểu buốt, tiểu nhiều lần và thậm chí tiểu ra máu.

Niệu đạo

  • Có dịch tiết ra từ đây, đi chung với triệu chứng nóng rát khi tiểu.

Thận

  • Nhiễm trùng thận là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất trong viêm nhiễm đường tiết niệu. Người gặp phải tình trạng này không chỉ bị đau bên hông (vị trí của thận) mà cơn đau còn có thể lan rộng đến lưng trên. Ngoài ra, người bệnh còn bị sốt cao, ớn lạnh, run rẩy và mệt mỏi, suy nhược.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị ngay lập tức nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng thận.

Niệu quản

Bộ phận này rất khó để các vi sinh vật gây bệnh tấn công nên nhiễm trùng niệu quản rất hiếm khi xảy ra. Do đó, các chuyên gia vẫn chưa rõ các biểu hiện đặc trưng cho trường hợp này.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở người đang đặt ống thông điều trị cho bệnh lý khác hoặc người cao tuổi thường là thay đổi hành vi (bối rối, kích động), tiểu không kiểm soát tồi tệ hơn bình thường, run. Điều này gây nhiều khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.

Sẽ khó để phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Chúng thường gặp những triệu chứng không điển hình như sốt, cáu gắt, không chịu bú, đổ mồ hôi, tè dầm.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi sinh vật là tác nhân chính gây nhiễm trùng đường tiểu, hầu hết là vi khuẩn. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng có thể mắc bệnh do nhiễm nấm hoặc virus.

Theo bác sĩ, phần lớn tình trạng viêm đường tiết niệu thường do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) – loại vi khuẩn có trong hệ tiêu hóa gây ra, chủ yếu ở bàng quang. Chlamydia và Mycoplasma cũng góp phần dẫn đến bệnh nhưng thường ở niệu đạo.

Nguy cơ gây bệnh

Theo cấu tạo sinh học, so với nam giới, đường tiết niệu của nữ thường ngắn hơn và gần với hậu môn nên cũng dễ bị nhiễm trùng hơn. Có 20% phụ nữ từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.