Bệnh phù dung tiên từ là gì

Hoa phù dung gắn liền với tự tích nàng tiên xinh đẹp có thể bạn đã nghe qua. Nhưng nàng lại gặp trắc trở trong tình yêu, người ta ví loài hoa này sớm nở tối tàn.

Rất giống với số phận phụ nữ thời xưa mang nguồn ý nghĩa sâu xa. Bên cạnh đó nó cũng có vẻ đẹp ngây ngất khiến không ít người phải lao đao.

Bệnh phù dung tiên từ là gì

Truyền thuyết hoa phù dung

Truyền thuyết kể rằng có nàng tiên nữ tên Phù Dung, vẻ đẹp không tỳ vết. Ai cũng phải gật gù đánh giá là đẹp tuyệt trần, nhưng mặt nàng lại đẹp theo cách đượm buồn.

Nhìn qua giống như đang ưu tư, suy nghĩ điều gì đó. Vương mẫu thấy vậy đã cho nàng dạo chơi thiên hạ nơi trần gian để quên đi sầu lòng.

Không may nàng đánh rơi lá bùa để trở về trời, vì thế phải sống lại nơi trần gian. Rồi nàng gặp Đông Tâm, và đem lòng thương mến chàng trai nghèo.

Nàng dốc hết sức chăm lo cho mẹ chàng đang bị bệnh nặng, nên duyên vợ chồng. Hết thời gian dạo chơi nhưng chưa thấy con về, vương mẫu sốt ruột cho người đi tìm.

Nàng bị bắt về trời, trao cho Đông Tâm viên ngọc để sau này nhận nhau khi gặp gỡ.

Về trời nàng lại rầu rĩ như vậy, nàng xin được quay lại trần gian, vương mẫu đồng ý. Thời gian lúc này đã trôi 20 năm, chàng trai nghèo đã có vợ và 2 con.

Bệnh phù dung tiên từ là gì

Nàng hóa thành một chàng trai, lén đi gặp Đông Tâm, nhận ra nhau cũng bởi viên ngọc ấy.

Do gánh nặng vợ và các con, chàng không thể bên cạnh tiên nữ được. Nàng cực kỳ đau khổ, buồn rầu, rồi hóa thành loài hoa mỏng manh.

Đó chính là sự tích về tên gọi hiện nay với loại cây này, theo đúng tên nàng tiên. Vương mẫu không muốn con buồn về chuyện đó, quyến luyến không thôi.

Vì vậy chỉ cho loại cây này nở vào ban ngày, nhanh chóng tàn khi buông hoàng hôn.

Giới thiệu chung

Đây là cây thuộc họ cẩm quỳ với pháp danh khoa học Hibiscus Mutabilis L. Ngoài cái tên phù dung thì còn được gọi với một số tên hoa mỹ hơn như Sương Giáng.

Túy Tửu Phù Dung hay còn được gọi là mộc liên, địa phù dung cũng chỉ chung loại cây này.

Bệnh phù dung tiên từ là gì

Bắt nguồn từ Ấn Độ, cũng là nơi xuất hiện những cây đầu tiên trên thế giới. Sau này lan dần sang nhiều nước như Hoa Kỳ, Philippin, Trung Quốc, một số khu vực ở Nhật Bản.

Ở nước ta phía Bắc có rất nhiều, trên các vùng núi là chủ yếu. Bởi bản chất cây ưa mát mẻ và cũng thích sống ở nơi có nhiều ánh sáng.

Đặc điểm của cây

Cây mọc thành dạng bụi, khá thấp nên dễ dàng trồng làm cảnh, trang trí. Được xếp vào cây thân gỗ và thân có lông mảnh, ngắn.

Lá có thích thước chừng 10cm, nhiều lá đạt 15cm, cuống lá trái tim. Hình sao 5 cánh, các mép có răng cưa nhỏ, có lông cả 2 mặt. Nhưng mặt dưới nhiều hơn và lá có màu xanh đậm.

Hình ảnh hoa phù dung chắc chắn nhiều người đã bắt gặp. Bông có kích thước khá lớn với 2 loại là hoa đơn (có 5 cánh) và kép (có nhiều cánh).

Khi nở hết cỡ có thể bằng miệng bát ăn cơm, mỗi cánh hơi xốp. Theo thời gian từ sáng đến chiều thì hoa đổi màu theo từng thời điểm.

Bệnh phù dung tiên từ là gì

Mới nở màu trắng tinh khiết, trưa chuyển màu hồng rất quyến rũ. Đến chiều tối đậm dần thành màu đỏ sẫm và tàn ngay trong ngày.

Để lại trên cây những trái hình cầu, bao bọc bởi lớp lông vàng nhạt. Trong có hạt hình trứng với khá nhiều tác dụng tốt.

Thời kỳ thu hoạch lấy lá là vào 2 mùa hạ và thu, cắt theo từng phiến lá. Sau đó đem sấy khô hoặc là phơi nhiều ngày nơi bóng râm, bảo quản dùng lâu dài.

Còn bông trổ vào tháng 8, kéo dài hết tháng 10, mới nở thì thu hoạch ngay. Cũng đem phơi khô tương tự như lá, rễ cây cũng làm như trên.

Riêng quả thì phải chờ đến tháng 11 mới thu hoạch được, các bộ phận đều có tác dụng.

Lợi ích và tác dụng

Trước hết là để trang trí ở khắp mọi nơi như chậu cảnh, ban công, trồng ở lối đi,… Vừa làm đẹp, lá to mọc theo bụi nên cũng cho bóng mát và ngăn bụi rất tốt.

Tuy nhiên tác dụng chữa bệnh nổi bật hơn và thu hút sự quan tâm. Đặc tính cay, mát nên áp dụng chữa giảm đau và thanh nhiệt cực hiệu quả.

Ai bị bỏng áp dụng bài thuốc mộc liên và thanh đại tỷ lệ 5:3 tán nhỏ như bột. Sau đó trộn chung dầu vừng đắp vào vết thương ấy 3 lần/ ngày.

Kết hợp với đậu đỏ nghiền nát và mật ong có thể giảm đau khớp, viêm khớp. Nếu như đắp đều hàng ngày và liên tục trong 5 ngày sẽ không còn đau nữa.

Bệnh phù dung tiên từ là gì

Các bệnh về mắt như lên lẹo, lên chắp hay đau mắt đỏ cũng có thể dùng lá mộc liên.

Một căn bệnh mà nhiều người bị, dễ lan ra khắp vị trí đó là zona. Bệnh này hoàn toàn có thể khỏi khi dùng lá/ hoa mộc liên với giấm gạo.

Giã thành bột và trộn với giấm gạo cho sệt, bôi 3-4 lần/ ngày. Sẽ thấy dễ chịu hơn, đỡ rát và nhanh lành mép rồi khỏi hẳn.

Các vết thương do côn trùng đốt, ong châm hay rắn cắn, trẻ em bị giun sán,… Hoàn toàn có thể sử dụng loại cây này để chữa trị.

Ý nghĩa của hoa phù dung

Qua truyền thuyết trên cũng có thể thấy ý nghĩa hoa phù dung gắn liền với người phụ nữ.

Nó mang sự kiêu sa trong từng nét đẹp, như nàng tiên nơi trần thế. Nhưng chứa đựng sâu thẳm bên trong nhiều tâm trạng, sầu buồn.

Họ không được hòa mình vào thế giới bên ngoài, chỉ biết làm lụng sớm hôm. Cũng như loài hoa này sớm nở nhưng chiều đã phai, rất ngắn ngủi. Ý nghĩa rằng dù có tươi đẹp đến mấy sẽ phải phai theo thời gian, tự nhiên là vậy.

Bệnh phù dung tiên từ là gì

Nó cũng là biểu trưng cho một tình yêu nhiều ngang trái, cách trở. Màu sắc của hoa thay đổi như các cung bậc trong tình yêu, nay vui, mai buồn. Rồi sau có thể sẽ tan vỡ, chúng ta không nên hy vọng hay trông chờ quá nhiều.

Bức tranh về thiếu nữ bên hoa phù dung đã thể hiện rõ ý nghĩa sâu sắc. Nó là tác phẩm sơn mài cách đây 76 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí.

Từ bức tranh này có thể thấy được những mộng mơ và khát vọng tự do của người phụ nữ.

An Phú Pet chuyên cung cấp chó Corgi, chó Poodle, chó Pug, chó Husky, chó Alaska, chó Golden…các bạn có nhu cầu mua chó cảnh liên hệ với chúng tôi nhé.

Trong dân gian thường dùng lá và hoa phù dung để chữa trị các loại mụn nhọt. Lá tươi và hoa tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang mưng mủ, để hút mủ và làm cho đỡ đau.

Phù dung là loài cây mọc hoang và được trồng khắp nơi để làm cảnh. Cây còn có rất nhiều tên khác, như "mộc phù dung", "mộc liên", "cự sương", "sương giáng", "túy tửu phù dung", "đại diệp phù dung", "địa phù dung", "thủy phù dung", "thất tinh"... Tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., thuộc họ Bông (Malvaceae).

Đông y thường dùng lá và hoa phù dung làm thuốc, trong một số trường hợp còn dùng cả vỏ rễ. Lá thường hái vào hai mùa hè, thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong bóng râm (âm can), bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng gió để dùng dần; cần thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc.

Hoa thường hái vào khi hoa nở, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô dùng dần. Rễ chỉ nên đào khi cần thiết.

- Theo Đông y, lá phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt sưng nóng đau nhức, đau mắt đỏ, zona (giời leo), bị đòn ngã chấn thương...

Trên thực tế, trong dân gian thường dùng lá và hoa phù dung để chữa trị các loại mụn nhọt. Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi, lá tươi và hoa tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang mưng mủ, để hút mủ và làm cho đỡ đau. Có thể dùng lá hoặc hoa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè đặc, trộn đều thành một thứ bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác.

Nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.

Các thầy lang chữa bệnh ngoài da, do muốn giữ bí mật, đặt tên thuốc là "thanh lương cao", thanh lộ tán", "thiết cô tán"... Thực ra, những loại thuốc đó đều được chế từ cây phù dung. Dùng lá, hoa hoặc vỏ rễ phù dung, có thể chữa khỏi tất cả các loại ung nhọt, như phát bối, nhũ ung (viêm tuyến vú), chín mé, xà đan (zona - "giời leo" theo cách gọi dân gian).

Một số cách sử dụng cụ thể:

- Chữa tất cả các loại ung nhọt: Lá phù dung phơi khô, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) - sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn; hai thứ lượng bằng nhau. Hoà với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung)...

- Chữa zona (giời leo): Dùng lá hoặc hoa phù dung, phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.

- Chữa bỏng: Dùng hoa phù dung tươi, ngâm với dầu ăn, khi hoa chìm xuống đáy thì lọc lấy dầu, đựng vào lọ nút kín dùng dần; dùng gạc hoặc bông vô trùng thấm dầu thuốc, bôi nhẹ lên viết bỏng, ngày 2-3 lần.

- Chữa ho ra máu: Dùng hoa phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần.

- Chữa đau mắt đỏ: Dùng lá phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2-3 lần.

- Chữa kinh nguyệt kéo dài không dứt: Dùng hoa phù dung khô 10-15g (20-30g tươi), sắc nước uống trong ngày.

- Viêm âm đạo: Dùng lá phù dung tươi khoảng 1kg, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần.

- Viêm khớp: Dùng hoa hoặc lá phù dung 15g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong, đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Cũng có thể chỉ dùng lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.

Theo Tiền phong