Bí mật kinh doanh được bảo hộ bảo lâu

Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh doanh nghiệp nào cũng sẽ có những bí mật kinh doanh không thể bộc lộ ra bên ngoài bởi vì khi bí mật kinh doanh đó được công khai thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có những phương thức hợp lý để bảo hộ bí mật kinh doanh.

Ta có thể hiểu một cách đơn giản bí mật kinh doanh là những bí mật trong hoạt động đầu tư, thương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh; cụ thể bí mật kinh doanh có thể là bí quyết sản xuất, phương thức quản lý doanh nghiệp,hay những thông tin về đầu tư tài chính của doanh nghiệp…

Bảo vệ bí mật kinh doanh của bạn cùng Việt TÍn

Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ thì những thông tin dưới đây sẽ không được coi là bí mật kinh doanh:

  • Bí mật kinh doanh sẽ không phải là những hiểu biết thông thường mà doanh nghiệp nào cũng có;
  • Bí mật kinh doanh phải có khả năng áp dụng trong kinh doanh, và khi nắm giữ nó thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với những doanh nghiệp không nắm giữ;
  • Được bảo vệ bằng các hình thức khác nhau để thông tin về bí mật kinh doanh không thể được tiết lộ ra bên ngoài và không dễ dàng có được thông tin.

Doanh nghiệp nào cũng sẽ có những bí mật kinh doanh của riêng mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Ví dụ như các công thức sản xuất đồ ăn của Burger King, công thức sản xuất Coca- cola của công ty Coca-cola, cách thức quản lý hệ thống, chuỗi cửa hàng của KFC, … đây đều là những bí mật kinh doanh mà các doanh nghiệp này sẽ không bao giờ công bố để tất cả mọi người đều biết.

Thực chất bí mật kinh doanh cũng là một trong những loại quyền sở hữu công nghiệp. Nhưng thay vì đăng ký bảo hộ nó, thì việc giữ kín sẽ là một giải pháp an toàn để không được quá nhiều người biết đến ngoại trừ chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các nhân viên chính của công ty. Và họ đều phải ký cam kết không được tiết lộ bí mật kinh doanh. Hơn nữa, đăng ký các quyền sở hữu công nghiệp cũng chỉ có thời hạn nhất định như sáng chế là 20 năm, giải pháp hữu ích là 15 năm…

Các thông tin sau đây không được coi là bí mật kinh doanh:

  • Bí mật về nhân thân
  • Tình trạng hôn nhân
  • Tình trạng tài sản cá nhân
  • Bí mật quản lý nhà nước
  • Các thông tin về quốc phòng, an ninh

Tóm lại: các bí mật không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được xem là bí mật kinh doanh.

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp với bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh được xác lập dưa trên sự có được bí mật kinh doanh đó một cách hợp pháp và việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Thực chất, quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này rất khó khăn vì thực chất, không ai có thể biết bí mật kinh doanh của người khác, và việc bảo hộ nó chỉ dựa trên sự bảo mật của chính doanh nghiệp đó mà thôi.

Vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh

Bảo mật bí mật kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết của các doanh nghiệp, không chỉ đối với các công ty lớn mà ngay cả đối với những hộ kinh doanh nhỏ.

Ví dụ một công thức chế biến món ăn sẽ có giá trị rất lớn cho việc duy trì hoạt động của cửa hàng, giữ khách hàng. Nhưng nếu công thức nấu ăn đó được một người nào khác có được thì sẽ ảnh hưởng đến của hàng kinh doanh đó. Vì người này có thể bán công thức nấu ăn đó cho những người khác, hoặc mở cửa hàng cạnh tranh với chủ sở hữu thực sự của công thức nấu ăn đó.

Nếu những thông tin bí mật của doanh nghiệp được nhiều người biết đến thì sẽ dễ tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, bảo vệ bí mật kinh doanh sẽ do doanh nghiệp tự chủ động giữ gìn, không tiết lộ và không nên để quá nhiều người trong công ty biết.

Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh

Cũng giống như các quyền tài sản khách thì bí mật kinh doanh cũng được pháp luật bảo hộ. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của mình. Nhưng điều quan trong hơn là chủ sở hữu đó sẽ phải chứng minh đó là bí mật kinh doanh thuộc sở hữu của mình và như vậy thì chẳng khác nào công khai bí mật kinh doanh. Như vậy, thì dù có xử lý được vi phạm nhưng thiệt hại đối với chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ lớn hơn rất nhiều.

Để bảo vệ bí mật kinh doanh thì chủ sở hữu có thể áp dụng các phương pháp như sau:

  • Xác định chính xác thông tin được coi là bí mật kinh doanh để có phương thức bảo mật phù hợp.
  • Xây dựng chính sách bảo mật phù hợp: chính sách cần rõ rang; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ trong trường hợp có tranh chấp phát sinh..
  • Giáo dục ý thức bảo mật thông tin cho nhân viên
  • Hạn chế nhiều người có thể tiếp cận thông tin, chỉ những người cần phải biết mới được biết
  • Cách lý nguồn thông tin bằng bảo mật dữ liệu điện tử, đánh dấu tài liệu, khóa tủ tài liệu…
  • Xác lập các hợp đồng cam kết bảo mật thông tin với các đối tượng cần thiết.

Trên đây, là những thông tin mà Việt Tín cung cấp để quý khách hàng có thể tự chủ động trong việc bảo mật các thông tin về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình, để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp.

Bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp và chủ sở không cần làm thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh và không có quy định nào về đăng ký bí mật kinh doanh.

Tuy nhiên, pháp luật cũng đã quy định chi tiết về việc bảo hộ đối với bí mật kinh doanh, cụ thể ra sao Luật TGS sẽ nêu cụ thể.

Bí mật kinh doanh được bảo hộ bảo lâu

Bí mật kinh doanh là gì ?

Theo quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về khái niệm bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ quy định bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

– Không phải là hiểu biết thông thường;

– Không dễ dàng có được;

– Tạo lợi thế kinh doanh cho người nắm giữ bí mật kinh doanh so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh;

– Không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Những đối tượng không được bảo vệ bí mật kinh doanh

Căn cứ theo điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất 2019 thì các đối tượng sau đây sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

– Bí mật về nhân thân;

– Bí mật về quản lý nhà nước;

– Bí mật về quốc phòng, an ninh;

– Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh

Bảo hộ bí mật kinh doanh là để bảo vệ thời gian, chi phí đầu tư vào việc nghiên cứu và tạo ra những sáng tạo mang lại lợi thế trong cạnh tranh, cũng như ngăn chặn những hành vi sử dụng trái phép những sáng tạo này.

 Việc bảo hộ bí mật kinh doanh không yêu cầu công bố thông tin hoặc làm thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó theo các điều kiện bảo hộ quy định.

Trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ gồm:

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

– Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;

– Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

Thời hạn bảo hộ bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh có hiệu lực ngay lập tức và thời gian bảo hộ là vô thời hạn.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.8698 Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp kịp thời.

Bí mật kinh doanh được bảo hộ bảo lâu

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

Bí mật kinh doanh được bảo hộ bảo lâu

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

Bí mật kinh doanh được bảo hộ bảo lâu

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

Bí mật kinh doanh được bảo hộ bảo lâu

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

Bí mật kinh doanh được bảo hộ bảo lâu

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

Bí mật kinh doanh được bảo hộ bảo lâu

Bí mật kinh doanh được bảo hộ bảo lâu

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024.6682.8986
  • Email:
  • Hotline: 024.6682.8986. - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!