Bí thư đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh đầu tiên của trường đại học sư phạm

Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là mốc son đặt dấu ấn đặc biệt đối với Đảng và Nhà nước ta. Vậy Đồng chí bí thư thứ nhất đầu tiên của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là ai chưa? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu về Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh nhé!

Nguyễn Lam – đồng chí bí thư thứ nhất đầu tiên của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh

Nguyễn Lam là đồng chí bí thư thứ nhất đầu tiên của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Lam nhận trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo công tác thanh niên khi vẫn còn ở trong độ tuổi Đoàn. Nói về những thành tích, cống hiến của tuổi trẻ Việt Nam. Không thể không nhắc đến vai trò lãnh đạo, dẫn dắt của người “thủ lĩnh” trẻ tuổi này. Nhưng dày dạn bản lĩnh chính trị và có tầm trí tuệ sâu sắc Nguyễn Lam. 

Tiểu sử về đồng chí Nguyễn Lam [ Lê Hữu Vy]

Đồng chí Nguyễn Lam tên thật là Lê Hữu Vỵ. Sinh ngày 31-12-1921, tại thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân [huyện Duy Tiên, Hà Nam]. Tên Nguyễn Lam do ông chọn để đi làm cách mạng trong thời kỳ còn hoạt động bí mật. Nguyễn để tránh họ thật là Lê, Lam là để nhớ về quê hương. Thời đó là xã Lam Cầu Thượng, thuộc tổng Lam Cầu, tỉnh Hà Nam.

Nguyễn Lam vào Đảng năm 1943. Đồng chí đã chính thức trở thành một chiến sĩ cộng sản. Tháng 9-1949, đồng chí Nguyễn Lam nhận trách nhiệm trước Đảng, trực tiếp lãnh đạo công tác thanh niên. Đồng chí trở thành người “thủ lĩnh” thanh niên và nâng cao vị thế của Đoàn Thanh niên cứu quốc.

Tham gia công tác Trung ương

Đồng chí đã góp công sức lớn qua ba kỳ Đại hội của Đoàn. Ba lần được tín nhiệm bầu là Bí thư. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Với tất cả trí tuệ và sức lực, đồng chí đã góp công sức không nhỏ cùng tập thể lãnh đạo. Đưa tổ chức Đoàn và những hoạt động của Đoàn, của phong trào thanh niên Việt Nam trở nên xứng tầm. Bên cạnh đó có những đóng góp thật xứng đáng với sự nghiệp kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Tuy nhiên, năm 1962, ông được điều sang tham gia Thành ủy Hà Nội. Và được bầu là Bí thư Thành ủy Hà Nội vào năm 1963. Ông Vũ Quang thay ông trong chức vụ Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.

Năm 1968, ông được điều về làm Bí thư Đảng đoàn Bộ Công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp. Tháng 12 năm 1969, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, hàm Bộ trưởng. Tháng 6 năm 1973, ông giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Tháng 3 năm 1974, một lần nữa ông được điều về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Năm 1976, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1977, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Công nghiệp Trung ương.

Tháng 2 năm 1980, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Tháng 3 năm 1982, ông tái đắc cử Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V, được phân công giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Một tháng sau, ông thôi nhiệm Phó Thủ tướng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước để tập trung vào công tác Đảng.

Chủ nhiệm đầu tiên của báo Đoàn

Từ khi chuyển sang làm công tác thanh niên, lãnh đạo Đoàn. Đồng chí Nguyễn Lam đã trăn trở về việc tổ chức một tờ báo riêng là cơ quan ngôn luận của Đoàn. Khi chọn tên cho tờ báo, đồng chí Nguyễn Lam quyết định chọn tên Tiền phong. Hợp với tinh thần xung phong và vị trí tiên phong của lực lượng thanh niên trong các phong trào cách mạng. Đồng chí Nguyễn Lam trực tiếp làm Chủ nhiệm chính trị [như Tổng biên tập ngày nay] của tờ báo. 

Nội dung của tờ báo chủ yếu liên quan đến cách nghĩ của thanh thiếu niên, cách làm năng động của tuổi trẻ. Từ sự khởi đầu gian khổ và vẻ vang đó, với sự chỉ đạo sát sao của đồng chí Nguyễn Lam, báo Tiền phong ngày càng trưởng thành, có thêm nhiều ấn phẩm, phụ san như báo Tiền phong Thiếu niên [sau trở thành Tuần báo Thiếu niên tiền phong].

Đồng chí Nguyễn Lam – Những kí ức tốt đẹp

Trong công việc, đồng chí Nguyễn Lam là một người thủ trưởng. Luôn chỉ đạo sát sao với yêu cầu hoàn thành ở mức cao nhất. Nhưng đồng thời trong sinh hoạt đồng chí cũng là một người anh lớn. Một người anh thân thương, giàu tình cảm và đầy quý mến. Luôn chan hòa tình cảm với đồng chí, đồng nghiệp. Một người luôn nghiêm khắc với những khuyết điểm. Nhưng đồng thời cũng lại rất nhân ái, giản dị, tiết kiệm và luôn chia sẻ yêu thương. Đó là một nhân cách đáng kính.

Kết luận

Có lẽ, bài viết của Reviewedu đã giúp các bạn có cái nhìn bao quát hơn về Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Giải đáp thắc mắc: Ai là Đồng chí bí thư thứ nhất đầu tiên của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh?

Xem thêm

Bao nhiêu người đã từng đặt chân lên mặt trăng? Những phát hiện thú vị về mặt trăng?

Châu Mỹ ở đâu? Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ? Lịch sử hình thành và phát triển

Ai đã phát minh ra bài tập về nhà? Liệu nó có thực sự cần thiết?

Liệu bạn có bất ngờ khi phát hiện ra ai là người đã phát minh ra trường học?

Ai là người đã sáng tạo ra thi học kì khiến học sinh đau đầu?

Ðám cưới vắng cô dâu, chú rể

Gần đây, tôi có dịp đến thăm bà Nguyễn Thị Lan, vợ ông Nguyễn Lam để có dịp tìm hiểu về người Bí thư thứ nhất đầu tiên của Ðoàn Thanh niên, nay trở thành người lãnh đạo Trung ương Ðoàn đầu tiên được mang tên một con đường của Thủ đô. Bà Lan nay đã ngoại 90 tuổi, sống tại Hà Nội. Hôm đó, trong câu chuyện về quãng đời hoạt động của cố Bí thư Nguyễn Lam, bà Lan còn kể cho tôi đôi điều về tình yêu và những ứng xử đời thường trước đây của ông.

Cuộc gặp bà Lan hôm đó giúp tôi có những tư liệu cần thiết để có bài viết về quãng đời hoạt động Cách mạng và sự nghiệp của ông Nguyễn Lam. Tuy nhiên, do khuôn khổ bài báo có hạn và chưa thật đầy đủ thông tin nên những câu chuyện đời thường về ông Nguyễn Lam tôi chưa thể đề cập đến. Mới đây, tôi lại có dịp được đọc những trang hồi ký tóm tắt của bà Lan, thấy những điều ít được biết về ông Nguyễn Lam được bà ghi lại khá đầy đủ.

Bí thư Nguyễn Lam trong lần được tiếp đón Bác Hồ làm việc với Trung ương Ðoàn.

… Ngày ấy, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công một thời gian, cô gái trẻ sớm tham gia cách mạng Nguyễn Thị Lan [quê Xuân Trường, Nam Ðịnh] được cử đi học một lớp bồi dưỡng cán bộ huyện ủy được tổ chức ở tỉnh nhà. Trong số giảng viên tham gia giảng dạy tại đây có ông Nguyễn Lam. Sau một thời gian học tập, cứ đến tiết của Nguyễn Lam giảng bài, Nguyễn Thị Lan lại cảm thấy ánh nhìn của thầy với mình có điểm gì đó khác lạ. Cô không hề biết rằng, giảng viên Nguyễn Lam khi đó đã yêu mình ngay từ lần gặp đầu tiên. Về phần Nguyễn Lam, tuy có tình cảm, nhưng anh lại không biết bày tỏ ra sao nên chỉ có thể bộc lộ qua ánh nhìn.

Khi lớp học sắp được nghỉ ít ngày, Nguyễn Lam bèn thổ lộ tình cảm của mình với chị Nguyễn Khoa Diệu Hồng, thời đó là lãnh đạo phụ nữ tỉnh Nam Ðịnh để nhờ giúp đỡ. Thế là mỗi khi đến gặp Nguyễn Lam, chị Diệu Hồng lại rủ Lan đi theo. Tuy nhiên, kế hoạch đó không có hiệu quả khi Nguyễn Thị Lan không hề biết ý tứ này. Cuối cùng, chị Diệu Hồng phải nói thẳng với Lan: “Em này, anh Lam thương em lắm đấy”. Lan sửng sốt: “Em làm sao mà anh ấy lại thương hả chị?”. Chị Diệu Hồng cười: “Em ngốc quá, thương là tiếng miền trong của chị, thương tức là “yêu” ấy mà”. Nghe vậy, Nguyễn Thị Lan bèn nói lảng: “Thôi, chị em mình ngủ đi để ngày mai còn đi học”.

Vào một buổi tối, khi Nguyễn Thị Lan đang ngồi xem lại tài liệu được nghe giảng ở lớp thì Nguyễn Lam sang chơi. Anh hỏi thăm cô về việc học tập, sinh hoạt tại đây ra sao, có gì khó khăn không?... Giọng Nguyễn Lam nhẹ nhàng, thoải mái, cứ rủ rỉ thân thiết như người anh nên Nguyễn Thị Lan thấy vui vẻ, tin tưởng. Sau đó, vào một đêm trăng thanh, nhân có văn công tới phục vụ, Nguyễn Lam mạnh dạn rủ Nguyễn Thị Lan đi xem. Trong quá trình xem, anh ướm hỏi: “Lan đã có bạn trai thân chưa?”.“Dạ chưa. Hồi còn đi học, bạn của anh em có gửi cho em một bức thư bằng tiếng Pháp, nhưng em không biết anh ấy viết gì”. Nghe vậy, Nguyễn Lam nói: “Vậy sau này nếu có ai hỏi thì em bảo mình đã có bạn trai rồi nhé”.

Một thời gian sau, chị Diệu Hồng chính thức kết nối để Nguyễn Lam và Nguyễn Thị Lan nên duyên vợ chồng. Ðám cưới diễn ra ở quê. Nhưng đúng ngày cưới, Nguyễn Lam bất ngờ nhận được tin địa bàn mình phụ trách tại Ninh Bình diễn ra việc bọn phản động đội lốt tôn giáo bắt cán bộ ta định chôn sống nên anh phải gấp rút đi xử lý. Ngay sau đó, cô dâu Nguyễn Thị Lan cũng mắc công việc đột xuất ở Nam Ðịnh nên cũng vắng mặt tại đám cưới. Tuy nhiên, đại diện hai họ đã có mặt, và tất cả đều cảm thông do hoàn cảnh thời chiến nên hôn lễ vẫn được tiến hành.

Tại làng Ðại Cầu [xã Tiên Tân, Duy Tiên, Hà Nam] quê chồng, Nguyễn Thị Lan thấy có người gọi Nguyễn Lam với tên thật là Lê Hữu Vỵ. Quê ông trước đây thuộc tổng Lam Cầu của tỉnh Hà Nam, nên khi hoạt động cách mạng Lê Hữu Vỵ lấy bí danh là Lam và mang họ Nguyễn, trở thành Nguyễn Lam. Không lâu sau đám cưới, Nguyễn Lam chào mẹ và họ hàng để cùng vợ lên chiến khu Việt Bắc tiếp tục tham gia kháng chiến.

Bà Nguyễn Thị Lan bên cạnh bức phù điêu do báo Tiền Phong kính tặng để tri ân ông Nguyễn Lam, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập báo, năm 2013.

Chí công vô tư

Hôm tới gặp bà Nguyễn Thị Lan, khi vào phòng riêng, tôi thấy một bức tranh khá to chụp ông Nguyễn Lam trên đường đi công tác, đang dắt chiếc xe đạp qua một con suối cạn tại chiến khu Việt Bắc. Bà Lan cho biết, bức ảnh đó chụp năm 1948, cách đây đúng 70 năm, sau khi vợ chồng ông bà sinh con gái đầu được một tuần. Rồi bà kể, lên Việt Bắc, do nhiệm vụ nên hai người ít khi được ở gần nhau. Ðến khi sinh con đầu lòng, họ mới được ở cùng nhau một thời gian. “Năm 1948 cũng là thời gian chồng tôi chuyển về Ban Dân vận do đồng chí Hoàng Quốc Việt phụ trách. Tại đây, anh Lam được phân công đảm nhiệm phong trào thanh niên cứu quốc [TNCQ]. Bức ảnh này chụp tại thời điểm anh Lam đi công tác tới các địa phương để kết nối các phong trào thanh niên”- bà Lan cho biết.

Bà Lan chia sẻ: “Chồng tôi trưởng thành từ phong trào thanh niên nên ông tâm niệm, muốn giáo dục được thanh niên cần chí công vô tư”. Rồi bà kể một số chuyện, trong đó câu chuyện bà kể liên quan đến gia đình của mình khiến tôi ấn tượng hơn cả. Ðó là được sự quan tâm của cha mẹ, các con của vợ chồng ông Nguyễn Lam đều chịu khó học tập và học giỏi. Kết quả, người con gái lớn của ông khi thi đại học đã đủ điểm đi học nước ngoài. Sau đó, một người con gái khác thi đỗ đại học loại giỏi và cũng được Bộ Ðại học cử đi học nước ngoài. Khi giấy báo về gia đình, ông Nguyễn Lam quyết định xin rút vì quy định thời đó chỉ cho mỗi gia đình một người đi học nước ngoài. Nhưng khi nhận được đề nghị của gia đình, Ban Tuyển sinh không cho rút vì Bộ Ðại học đã chốt danh sách.

Ðang lúc chuẩn bị lên Bộ Ðại học để đề nghị, tình cờ bà Lan đi chữa răng thì gặp Bộ trưởng Bộ Ðại học Tạ Quang Bửu. Sau khi nghe đề nghị, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu trả lời: “Anh Lam nói vậy là đúng”. Sau đó, con ông Nguyễn Lam đã học Ðại học Bách khoa ở trong nước. “Lần khác, con trai tôi học Ðại học Kỹ thuật Quân sự mắc khuyết điểm. Khi hiệu trưởng nhà trường là anh họ tôi đến nhà hỏi ý kiến, chồng tôi đã trả lời: Cháu là người của nhà trường thì tùy các anh giáo dục, tôi có ý kiến sao được. Thế là con tôi được đưa xuống một đơn vị ở Ninh Bình, ở đó đã chịu khó phấn đấu và được kết nạp Ðảng”- Bà Lan chia sẻ khi kết thúc câu chuyện.

Tham gia Cách mạng, ông Nguyễn Lam [1921-1990] từng bị địch bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò, Sơn La. Năm 1950, tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Ðoàn TNCQ Việt Nam, Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư Trung ương Ðoàn TNCQ Việt Nam. Trong các kỳ đại hội Ðoàn toàn quốc lần thứ Hai và Ba, Nguyễn Lam tiếp tục được bầu làm Bí thư thứ nhất Ðoàn Thanh niên Lao động Việt Nam [được đổi tên từ Ðoàn TNCQ Việt Nam, nay là Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh]. Năm 1962, ông được điều sang tham gia Thành ủy Hà Nội và không lâu sau được bầu là Bí thư Thành ủy Hà Nội… Sau đó, ông trải qua một số vị trí lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ, như Bí thư T.Ư Ðảng, Phó Thủ tướng Chính phủ…

Video liên quan

Chủ Đề