biện pháp giúp học sinh đọc, viết chậm

SKKN biện pháp luyện đọc  viết cho học sinh yếu lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (171.75 KB, 22 trang )

Tên đề tài: BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC  VIẾT
CHO HỌC SINH YẾU LỚP 2
Tác giả: Trần Thị Ngọc Bích
Đơn vị: Trường Tiểu học Bồng Sơn
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục và là bậc học làm nền
tảng rất quan trọng trong quá trình giáo dục, đào tạo con người. Mục đích của nó
nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, một thành
viên của xã hội.
Trong cuộc sống có những kinh nghiệm, những thành tựu văn hóa, khoa học,
tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn
đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu
nền văn minh của loài người, không thể sống bình thường. Không biết đọc con người
không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ. Đặc biệt trong thời
đại bùng nổ công nghệ thông tin, biết đọc ngày càng quan trọng. Đọc chính là học,
học nữa, học mãi. Vì vậy, đọc trở thành đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi
học. Đọc là một công cụ để học tốt các môn học khác. Nó tạo điều kiện để học sinh
tự học. Nó là một khả năng không thể thiếu của con người trong thời đại văn minh.
Nhưng trong thực tế học sinh lớp hai hiện nay, sau khi học xong lớp một, vẫn còn
một số học sinh đọc kém, đọc không đạt yêu cầu, thậm chí còn mắc đánh vần từng
tiếng. Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng chữ viết cũng có tầm quan trọng đặc biệt ở
bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ
viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học mà
còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn
Tiếng Việt trong trường Tiểu học - đó là kỹ năng viết chữ. Nếu học sinh viết
1
đúng, đẹp, rõ ràng thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà
kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết không đúng, xấu sẽ ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Từ thực tế trên trong năm học qua, tôi


quyết định nghiên cứu đề tài Các biện pháp luyện đọc- viết cho học sinh yếu lớp
2.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Tôi nhận thấy học sinh đọc  viết yếu gặp rất nhiều khó khăn trong học tập
cũng như vận dụng trong thực tế hằng ngày. Để các em tự tin hơn và theo kịp tiến độ
với các bạn là một vấn đề tôi luôn trăn trở và đưa ra giải pháp để giúp các em nâng
dần chất lượng đọc, viết cho học sinh yếu lớp 2.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đọc- viết của HS lớp 2, tại những trường tôi
đã công tác.
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm
giải pháp của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận:
Đọc thông viết thạo góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng văn
hóa và giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
Thông qua đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc sẽ gây được nhiều cảm tình đối với
người nghe và am hiểu được nhiều thông tin thông qua kênh chữ như sách, báo
Viết đúng sẽ làm cho việc truyền tin một cách chính xác đến người đọc. Ngược
lại đọc - viết không đúng sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu trái ngược, có khi dẫn đến sự
hiểu lầm tai hại. Hơn nữa đọc thông viết thạo còn là nền tảng cho các môn học khác
và là tiền đề học lên các bậc học tiếp theo.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
- Học sinh: Ham chơi, ngại gần gũi với thầy cô giáo, sợ thầy cô giáo biết mình
đọc - viết không được, đọc vẹt - nhìn chép.
2
- Giáo viên: Hạn chế gọi những em đọc - viết yếu trình bày vì sợ mất thời gian,
ảnh hưởng đến các môn học khác, còn xem nhẹ học sinh yếu, chú trọng đến đối
tượng khá giỏi.
- Phụ huynh: Một số phụ huynh chưa quan tâm đến cách đọc - viết của con
mình. Họ không nghĩ đọc - viết yếu sẽ ảnh hưởng như thế nào? Chẳng qua chỉ hỏi:

Hôm nay con được mấy điểm?  Xem việc luyện đọc - viết là trách nhiệm của giáo
viên, nhà trường. Bản thân chỉ lo làm sao cho con đủ ăn đủ mặc.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
- Tiến hành điều tra thống kê, phân tích, xử lý số liệu thu được để đưa ra giải
pháp.
- Ngoài việc vận dụng những phương pháp giảng dạy đặc thù của phân môn,
kết hợp với thực hành giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ, tự học tự
rèn luyện.
- Tuyên dương khen thưởng kịp thời để khích lệ học sinh.
Bản thân tôi đã thực hiện từ năm 2009- 2012 vừa nghiên cứu vừa thực hiện bổ
sung, sửa chữa hoàn thiện và đã vận dụng có hiệu quả.
B. NỘI DUNG:
I. Mục tiêu:
Từ cơ sở lí luận, thực tế và tiếp xúc với học sinh. Tôi nhận thấy học sinh đọc-
viết yếu gặp rất nhiều khó khăn trong học tập cũng như vận dụng trong thực tế hằng
ngày. Để các em tự tin và theo kịp tiến độ với các bạn là vấn đề tôi trăn trở và tôi
quyết định chọn đề tài Biện pháp luyện đọc- viết cho học sinh yếu lớp 2 để giúp
các em nâng dần chất lượng đọc- viết của mình.
II. Mô tả giải pháp của đề tài:
1. Thuyết minh tính mới:
3
Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh và thống nhất một yêu cầu
chung.
1.1. Phân loại đối tượng: Các bước tiến hành:
Bước 1: Chốt ngay danh sách học sinh yếu thông qua công tác bàn giao lớp
chủ nhiệm.
Bước 2: Tiến hành khảo sát chất lượng đọc - viết.
Ví dụ: Yêu cầu học sinh đọc  viết một số từ sau: Kéo pháo, cây cau, đi về
thôi, bà nội, sáng suốt, mẫu tử, bàn ghế, nghe ngóng, ngắc ngoải, ngoằn ngoèo.
Bước 3: Tổng hợp danh sách báo cáo phụ huynh. Thông qua họp phụ huynh

đầu năm về đối tượng đọc  viết chưa đạt yêu cầu.
Bước 4: Yêu cầu phụ huynh về kiểm tra lại. Mục đích để cho phụ huynh biết
hạn chế của con mình, rồi có ý thức kết hợp với giáo viên cùng rèn luyện.
Ví dụ: Đọc  viết các chữ ghi âm, vần, tiếng, từ, câu ngắn. Dùng các con chữ
để ghi âm, ghép các âm thành vần, thành tiếng.
Bước 5: Đối chiếu 2 kết quả khảo sát
Bước 6: Tìm hiểu nguyên nhân: đọc  viết yếu
- Thực tế cho thấy học sinh đọc yếu  viết yếu
- Từ các nguyên nhân học sinh đọc - viết yếu. Giáo viên cùng phụ huynh thống
nhất một số yêu cầu về kĩ năng đọc - viết và một số qui định chung trong quá trình
rèn luyện đọc  viết cho học sinh.
Ví dụ:
1.2. Thống nhất yêu cầu về kĩ năng đọc - viết:
Cần phải cụ thể rõ ràng để phụ huynh biết và coi đó là thước đo trong quá trình
rèn luyện đọc - viết cho con em mình.
Ví dụ:
4
- Về kĩ năng đọc: Đọc được tất cả các vần có nguyên âm đôi. Bước đầu đọc
được các văn bản có sử dụng hình vẽ, kí hiệu sơ đồ bảng. Các văn bản đơn giản như:
sổ hộ khẩu, danh sách cử tri, bảng hướng dẫn sử dụng các loại thuốc thông thường,
bảng ghi giá hàng, hóa đơn mua hàng.
- Về kĩ năng viết: Tập chép, tập nghe viết từ 1-2 từ, 1-2 câu đến bài viết từ 30
- 60 chữ. Viết đúng những trường hợp chung có quy tắc ( g- gh, ng- ngh, c-k-q). phân
biệt s/x, dấu hỏi/ ngã.
Biết điền vào văn bản có in sẵn, đơn giản như: sổ hộ khẩu, đơn xin vào đội
Viết một đoạn thông báo tin tức cá nhân, một tin nhắn
1.3. Thống nhất một số qui định chung.
Ví dụ:
- Sách, vở, bút mực: Sách tiếng việt tập 1, 2, truyện đọc lớp 2, báo nhi đồng.
Vở: 5 ô li ( vở chính tả, vở luyện viết) và các hoạt động giao tiếp khi ở nhà đã được

thống nhất với phụ huynh ngay từ cuộc họp đầu năm học.
Ví dụ: Khi xem ti vi, nghe đài phát thanh phụ huynh có thể chỉnh sửa khả năng
đọc viết cho con.
- Về trao đổi thông tin:
Ví dụ: giáo viên  phụ huynh bằng phiếu liên lạc hoặc điện thoại 2 lần / tuần
để kịp uốn nắn, sửa chữa.
- Về hình thức khen thưởng: Khen thưởng kịp thời bằng những lời khen, tuyên
dương trước lớp hoặc với mọi người trong gia đình. Tuyệt đối không được sử dụng
đồng tiền để khen thưởng.
Biện pháp 2: Luyện đọc  viết thông qua việc khắc phục lỗi phát âm.
Thực tế học sinh có thói quen: đọc sao viết vậy. Nghe như thế nào thì viết như
thế nấy. Vì thế muốn đọc - viết đúng thì buộc phải phát âm đúng và nghe phát âm
đúng.
Ví dụ:
5
- Từ: về thôi Đọc Viết
dề thâu  dề thâu
 quyển vở  quyển dở  quyển dở
 rượu chè  riệu chè  riệu chè
* Cách khắc phục: Giáo viên phát âm chuẩn trong các hoạt động giao tiếp như
dạy, trò chuyện với học sinh.
Ví dụ: Học sinh phát âm sai (lẫn lộn) d với v  về với dề
+ Giáo viên phát âm mẫu.
+ Giải thích vị trí của bộ máy cấu âm (môi, răng, lưỡi)
d: Đầu lưỡi gần chạm lợi, hơi thoát ra xát có tiếng thanh.
v: đầu lưỡi hơi thụt vào hơi thoát ra không xát.
Ví dụ: Học sinh phát âm sai (lẫn lộn)
Ôi với âu  thâu với thôi. Giáo viên cũng phát âm mẫu. Rồi giải thích:
Ôi: Miệng mở, hơi hẹp, tròn môi.
Âu: Miệng mở, hơi rộng, không tròn môi.

Ví dụ: s với x
X: đầu lưỡi tạo với môi răng một khe hẹp, hơi thoát ra nhẹ, không có tiếng
thanh.
S: Uốn đầu lưỡi về phía vòm trên, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh.
* Lưu ý: Vận dụng trong tất cả các trường hợp khi cần thiết theo phương châm:
Sai đâu sửa đó.
Biện pháp 3: Tăng cường trí nhớ.
Học sinh đọc  viết yếu hầu hết thuộc loại đối tượng học không có ý thức cho
nên cần tăng cường trí nhớ như sau:
3.1. Tăng cường ghi nhớ các qui tắt và mẹo luật chính tả:
6
Ví dụ: Tăng cường ghi nhớ khi viết phân biệt: c - k - q.
Tiết chính tả tuần 1. Tập chép: Có công mài sắt có ngày nên kim.
* Bước 1: Đọc (bằng mắt) đoạn văn cần viết.
- Nhìn trong bài (chính tả) tìm những từ có âm đầu bằng chữ c hoặc k.
- Những từ có âm đầu c hoặc k ghép với âm chính. Vậy âm chính đó là
những chính âm nào?
* Bước 2: Thống kê
a ă â o ô ơ u ư e ê i Ví dụ
c x x x x x x x x HS nêu các chữ có mở đầu bằng: c
k x x x HS nêu các chữ có mở đầu bằng: k
Ghi chú: Dấu x tương ứng hàng ngang và hàng dọc có nghĩa là kết hợp được.
* Bước 3: Ghi nhớ
- Viết c khi đứng trước các nguyên âm như: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư
- Viết k khi đứng trước các nguyên âm: i, e, ê
- Viết q khi đứng trước âm đệm u (ví dụ các trường hợp thường gặp cho học
sinh học thuộc: quê quán, quý mến, quân đội, quản lí, quanh co, quyền lợi, quyết
chiến,)
Ví dụ: Ghi nhớ khi viết g - gh, ng - ngh (hướng dẫn tương như c -k )
Cuối cùng giáo viên tổng hợp những điều cần ghi nhớ theo bảng thống kê sau:

NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ KHI VIẾT
Ng/â
m
a ă â o ô ơ u ư e ê i
Ví dụ
7
Phụ âm
c x x x x x x x x Ca, căn, cân, co, cô, cơ, cu, cư
g x x x x x x x x Ga, găn, gân, go, gô, gơ, gu, gư
ng x x x x x x x x
Nga, ngăn, ngân, ngo, ngơ, ngô,
ngu, ngư, .
k x x x Ki, ke, kê,
gh x x x Ghi, ghe, ghê,
ngh x x x Nghi, nghe, nghê,
Ví dụ: Ghi nhớ khi viết dấu hỏi - ngã
- Nhận xét các từ in đậm sau: mẫu tử, nữ công, kiên nhẫn, lễ phép, vững bề,
dũng mãnh, ngôn ngữ, nghĩa khí
- Những từ đó bắt đầu bằng phụ âm gì?
- Ghi nhớ: Các tiếng bắt đầu bằng những phụ âm: m, n, nh, l, v, d, ng, ngh thì
viết dấu ngã:  mình nên nhớ là viết dấu ngã
 m n nh l v d ng ( ngh)
* Lưu ý: Một số chữ có dấu hỏi và dấu ngã thường gặp:
+ Dấu Ngã: cũng, sẽ, hãy, những, vẫn, (hung) dữ, (gìn) giữ
+ Dấu Hỏi: mổ, phải, hỏi, cửa, trẻ,
Ví dụ: Ghi nhớ khi viết phụ âm đầu s/x.
- Cho các từ sau: Sáng suốt, sạch sẽ, sung sướng, sứ thần, sên, sim, súng, sấm,
xì, xẹp, nhỏ xíu, xôi, xúc xích, lạp xường, xá xị.
- Yêu cầu học sinh:
+ Xếp các từ tương ứng theo mẫu sau:

8
Chỉ trạng thái tốt Sáng suốt, .
Chỉ người, động vật, cây cối, đồ vật,
thiên nhiên
Sứ thần, .
Chỉ sự nhỏ đi, teo đi Xì, xẹp,.
Chỉ tên thức ăn Xôi, .
+ Những từ chỉ trạng thái tốt, chỉ người, động vật, cây cối, đồ vật, thiên nhiên
nêu trên được viết bắt đầu là phụ âm gì?
+ Những từ chỉ sự nhỏ đi, teo đi, chỉ tên thức ăn nêu trên được viết bắt đầu là
phụ âm gì?
- Giáo viên chốt lại bảng thống kê sau:
Âm Đặc điểm Ví dụ
s
- Chỉ trạng thái tốt
- Chỉ người, động vật, cây cối,
đồ vật, thiên nhiên
-Sáng suốt, sạch sẽ, sung sướng
- Sứ thần, sên, sim, súng, sấm,
x
- Chỉ sự nhỏ đi, teo đi
- Chỉ tên thức ăn
- Xì, xẹp, nhỏ xíu.
- Xôi, xúc xích, lạp xường, xá xị
Lưu ý: Tất cả các bảng thống kê cần ghi nhớ trên phô thành bản yêu cầu học
sinh học thuộc và dán ngay góc học tập.
3.2. Tăng cường hoạt động ghi nhớ nhận diện âm, vần, từ khi đọc -viết.
Ví dụ: về nhận diện vần  ươn hay ương
- Giáo viên đọc một câu thơ hay một đoạn bất kì trong bài tập đọc Cụ thể:
+ Th người như thể th thân

+ Cá không ăn muối cá .
Con cãi cha mẹ trăm đ. con hư.
9
- Yêu cầu học sinh lắng nghe, phát hiện và đọc (viết) lại từ có chứa vần  ươn
hoặc ương
Ví dụ: Về nhận diện từ chứa k hay c.
- Giáo viên ghi bảng.
+ Bà .ụ, .im khâu, ậu bé, iên nhẫn.
+ Sáng ngày chị gánh em gồng,
ĩu cà .ĩu .ịt qua sông qua đò.
( Ca dao)
- Yêu cầu học sinh điền k hay c vào chỗ trống rồi đọc lại các từ đó.
Ví dụ: Viết iêc hay iêt.
+ Làm v , bữa t.,
Ví dụ: giả hay giã.
vờ, .gạo.
* Lưu ý: Sau mỗi lần tìm, điền được từ yêu cầu học sinh đọc lại cả câu hoặc có
thể giải thích hay phân tích cấu tạo từ đó.
Biện pháp 4: Tăng cường cơ hội thực hành:
4.1. Tăng cường thực hành hoàn thành yêu cầu đọc trong phân môn tập
đọc. Viết trong phân môn chính tả (SGK Tiếng việt 2):
4.1.1. Đối với giáo viên:
Muốn học sinh đọc đúng đây là mục đích cuối cùng của người giáo viên sau
mỗi giờ dạy học. Kỹ năng này trước hết phải có ở giáo viên. Đọc văn bản là giải mã
âm thanh và giải mã nghĩa, ý của văn bản đó. Thầy giáo phải có kỹ năng giải mã này,
nghĩa là phải tạo được mẫu hình đọc lý tưởng tức là phải có kỹ năng đọc thành thục.
Thầy cô giáo phải đọc được bài tập đọc với đúng giọng cần thiết, giải mã được nội
dung bài tập đọc nội dung cần luyện đọc. Thầy không thể hình thành ở học sinh kỹ
năng gì mà bản thân anh ta không có. Không thể gặt hái được những gì mà chúng ta
10

không có khả năng gieo trồng. Vì vậy trong dạy học ta không được đòi hỏi ở học sinh
những gì mà ta không có, không làm được, nếu giáo viên đọc sai thì nhất định không
thể đòi hỏi yêu cầu trò mình đọc đúng. Ví dụ: khi giáo viên không đọc mẫu được thì
họ không nhận ra lỗi phát âm, giọng điệu sai lạc vì vậy cũng không biết chữa cho học
sinh như thế nào để đọc đúng, đọc hay.
- Trong các phương pháp luyện đọc thì luyện đọc theo mẫu là quan trọng nhất
vì vậy giáo viên không biết làm mẫu thì không tiến hành giờ dạy. Do đó khi soạn bài
tôi thường kết hợp đọc trước bài tập đọc nhiều lần để khi lên lớp, giọng đọc đúng và
tự nhiên hơn.
4.1.2. Đối với học sinh:
Ngoài phần chuẩn bị của giáo viên thì học sinh phải tích cực học tập, chuẩn bị
bài đầy đủ, vào lớp phải trật tự nghe giảng, nghe đọc mẫu. Hơn nữa đọc tốt cũng còn
do khí chất của mỗi học sinh. Có em nhỏ nhưng giọng đọc lại to, rõ, đúng. Có em cao
lớn nhưng lại đọc lí nhí không rõ ràng. Rèn đọc cho các em thực ra còn rèn cả tính
độc lập, tự tin, mạnh dạn, kiên trì, yêu văn thơ, sách, truyện. Khi đọc được, đọc đúng
các em cảm thấy vui sướng phấn khởi, giáo viên cũng cảm thấy thoải mái khi đến
tiết học này.
Nếu các em đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn đọc đúng thì tôi sẽ rèn
đọc đúng cho từng đối tượng khảo sát đầu năm như sau :
- Đối với nhóm đọc lẫn lộn ch/tr : trời/chời, trâu/châu, trên/chên  l/n: nẫn
nộn/ lẫn lộn, lúng lính/núng nính, lăm xưa/năm xưa, luyện tập/nuyện tập
* Tôi tiến hành uốn nắn từng từ, chữ một, rèn đọc mỗi khi có từ học sinh đọc
sai .
- Đối với nhóm đọc đúng nhưng chưa ngắt nghỉ đúng tôi thường hướng dẫn
làm bài tập ứng dụng gạch xiên (/) vào chỗ cần ngắt.
- Đối với nhóm đọc hay bỏ từ, chữ tôi thấy là do các em đọc nhanh, cẩu thả
nên tôi đề nghị các em đọc chậm vừa đủ nghe, đọc cẩn thận.
11
- Đối với các em đọc sai âm chính như chớp nhoáng/ chớp nháng, hoa huệ/
hoa hệ

- Đối với các em đọc sai âm cuối như: đứng gát /đứng gác, mặt quần áo/ mặc
quần áo. Đối với các em đọc nhỏ phần lớn là do các em thiếu tự tin, ngữ điệu thấp,
không biết cách lấy hơi.
* Tôi luyện đọc từng học sinh, khi thấy các em đọc sai tôi đã hướng dẫn đọc
đi đọc lại nhiều lần. Nếu đọc vẫn chưa được tôi nhắc nhở về nhà rèn đọc thêm và tôi
đã đề ra kế hoạch kiểm tra thường xuyên.
- Đối với các em học sinh đọc chậm, hay đọc lẩn giữa các dấu thanh hỏi và
ngã như: bảo nỗi/ bão nổi; sặc sỡ/ sặc sở
Tôi thường gọi các em này đọc bài nhiều hơn và được đọc bài cả trong những
môn học khác.
- Còn đối với những em đọc quá nhỏ do nhút nhát thiếu tự tin. Tôi thường
động viên, nâng đỡ, hướng dẫn cách lấy giọng khi ngắt hơi.
4.2. Tăng cường tích hợp cơ hội thực hành đọc (viết) trong tất cả các môn
học cũng như sách báo
Ngoài việc rèn đọc cho học sinh ở phân môn chính là tập đọc thì trong quá
trình giảng dạy tôi luôn chú ý cho học sinh đọc ở tất cả các môn học khác như đọc đề
toán; đọc câu hỏi, yêu cầu trong tập làm văn, trong tự nhiên xã hội, đọc lời bài hát ,
mặc dù ngắn gọn nhưng cũng góp phần tập cho học sinh quen mắt dần có kỹ năng
đọc nhanh, đọc đúng. Ngoài ra còn đọc sách báo như: sách ở góc thư viện lớp, báo
nhi đồng qua phong trào đọc và làm théo báo nhi đồng, báo Đội
4.3. Tăng cường cơ hội thực hành đọc - viết thông qua các trò chơi, trong
hoạt động giao tiếp hoặc hoạt động ngoại khóa.
Thực hành luyện đọc - viết không nhất thiết phải máy móc chỉ luyện đọc trong
giờ Tập đọc, luyện viết trong giờ Chính tả. Mà hình thức trò chuyện, tổ chức trò chơi
trong giao tiếp. Với phương châm  Mọi lúc mọi nơi và Sai đâu sửa đó là rất quan
12
trọng. Vì thông qua đó nhằm giúp học sinh phát hiện âm, vần, thanh để nâng dần kĩ
năng đọc - viết.
4.3.1. Tăng cường thực hành đọc - viết thông qua các trò chơi:
*Trò chơi: Ai tinh mắt thế

- Xếp các từ ngữ in đậm sau thành 2 cột vào bảng rồi sửa lại lỗi sai.
+ Hoa xen, Kim khâu, bà cụ, nặng lẽ, vẫn, nhửng, cố gắng, gắng bó
+ Hòa giỗ em đội mũ để đi ăn giỗ ông ngoại.
+ Nong nanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Đúng Sai Sửa lại lỗi sai
- Kim khâu, bà cụ, vẫn,
cố gắng
- ăn giỗ
- non
-Hoa xen, nặng lẽ, nhửng,
gắng bó.
- Giỗ em
- nong nanh
-Lặng lẽ, hoa sen, những,
gắn bó
- Dỗ em
- Long lanh
* Trò chơi: Ai nhớ lâu
Cho học sinh nhìn từ, câu, bất kì trên bảng, sách, báo, xem ti vi hoặc nghe
giáo viên, bạn, cha mẹ, mọi người xung quanh nói, nghe đài phát thanh, nghe ti vi
một lượt rồi gấp lại yêu cầu học sinh nhớ đọc và ghi lại.
Ví dụ:
- Học sinh nhìn hoặc nghe từ: nước sôi, ăn xôi.
- Xóa hoặc gấp lại rồi yêu cầu học sinh đọc  viết lại từ đó.
- Lưu ý: Đọc - viết phân biệt s/x
* Trò chơi: Đố bạn đọc thơ hay ca dao
- Chọn bài thơ bất kì sách tiếng việt lớp 2 tập 1
13
- Giáo viên có thể gợi ý 2, 3 chữ đầu. Yêu cầu học sinh đọc (điền) tiếp phần

chỗ chấm.
Ví dụ:
+ Trăng ơi từ  đến? (đâu)
Hay từ mộtchơi ( sân)
.bay như quả bóng ( trăng)
Bạn nào đá  trời. ( lên )
- Nếu học sinh đọc không rõ ràng, giáo viên đọc mẫu và cho các em lặp lại
nhiều lần.
4.3.2. Thông qua hoạt động giao tiếp, hoạt động ngoại khóa.
Ngoài những giờ học trên lớp giáo viên cần thường xuyên gần gũi giúp các em
luyện đọc - viết mọi lúc mọi nơi khi thấy cần thiết.
Ví dụ: Khi các em trao đổi chuyện trò lúc ra chơi.
- HS1 trao đổi với HS2:
HS1: Bạn làm bài tập toán ở nhà chưa?
HS2: Mình làm rầu. (rồi)
HS1: Thấy bạn đi cà nhắt. Hỏi: chân bạn sao vậy?
HS2: Mình bị đeo (đau) chân.
- Giáo viên cần phải điều chỉnh ngay cách phát âm, cách viết.
+ Hướng dẫn cho các em tự sửa chữa lẫn nhau. (phát âm, Dùng ngón tay viết
ngóng lại nhiều lần trong không trung)
+ Nếu học sinh không tự sửa được giáo viên làm mẫu.
Ví dụ: Trong buổi sinh hoạt sao.
+ Dành cho các em trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên những bạn được điểm tốt?
+ Nhắc lại một số nội dung đã sinh hoạt trong tuần trước
14
+ Giao một số nhiệm vụ:
Ví dụ: Trong giờ ra chơi gần gũi trò chuyện với học sinh yếu.
+ Hỏi: Đi học về đến nhà gặp bố mẹ em phải làm gì? (Đi học về với con chào
bố mẹ).
Lưu ý: Nếu học sinh phát âm sai cần sửa chữa cách phát âm phân biệt v-d, về -

dề
+ Hỏi: Trong bài Tập đọc Mẩu giấy vụn. Bạn gái nói gì? Em đọc lại cho cô
nghe. (Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác).
+ Hoặc chỉ dụng cụ bằng nhựa chứa rác để ở cuối lớp. Yêu cầu học sinh đọc
rồi viết tên của đồ dùng đó. Lưu ý: Yêu cầu đọc phân biệt s/x, viết ngóng phân biệt:
s/x, t/c
+ Hỏi: Tiết toán vừa rồi em học bài gì? (Bài: Tìm số hạng chưa biết trong một
tổng)
GV đọc một bài toán thuộc dạng vừa học. Ví dụ: Lan và Hùng có 6 viên bi,
Hùng có 2 viên. Hỏi Lan có mấy viên bi? Yêu cầu đọc lại và em thử nêu cách giải bài
toán đó. Vừa củng cố toán vừa tạo cơ hội cho học sinh yếu thực hành nhớ đọc lại.
Ví dụ: Em đọc (viết) cho các bạn nghe biết 1 trong 10 nội qui của học sinh
trường chúng ta.
4.3.3. Thông qua phát động phong trào Thi đọc truyện, báo nhi đồng
- Giáo viên: Liên hệ với thư viện mượn sách báo.
Dành phần đọc: Kênh chữ ở các tranh trong truyện cổ tích. Mục đố vui, thư
giãn. Từ đó học sinh sẽ có hứng thú tự tìm tòi để đọc.
- Học sinh tự sưu tầm truyện, báo nhi đồng hoặc liên hệ thư viện mượn sách
báo về tự luyện đọc  viết.
- Khi đọc xong một câu chuyện hay một tập báo. Em hãy chép lại tên câu
chuyện hay nhan đề của tập báo đó để lưu vào một cuốn sổ.
- Cuối mỗi tuần kiểm tra tổng kết.
15
* Lưu ý: Việc tăng cường cơ hội thực hành đọc - viết thông qua các hoạt động
trò chơi, giao tiếp, ngoại khóa để đạt hiệu quả cao:
- Cần phải kết hợp cả 3 hình thức: cá nhân, nhóm/cặp, cả lớp.
- Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh làm việc với sách giáo khoa, sử dụng
sách giáo khoa như phương tiện trực quan, tìm tòi khám phá, sử dụng bảng con, vở ô
li, vở bài tập tiếng việt, phiếu học tậpvới phương châm mọi lúc mọi nơi, sai đâu
sửa đó.

Biện pháp 5 : Tăng cường công tác phối hợp
* Phối hợp với phụ huynh:
- Đồ dùng học tập sách giáo khoa, vở, bảng con,
- Bàn ghế, góc học tập phù hợp.
- Cần tạo điều kiện cho các em có một môi trường phát âm tương đối chính
xác.
- Quản lí thời gian tự học ở nhà. Theo dõi và kiểm tra vở luyện viết ít nhất
1lần/ tuần.
- Thường xuyên thông tin hai chiều: 2 tuần/ lần.
* Phối hợp với đội ngũ cán bộ lớp:
- Nhắc nhở cán bộ lớp thường xuyên gần gũi, giúp đỡ các bạn:
+ Phát âm chuẩn trong quá trình giao tiếp.
+ 15 phút sinh hoạt đầu giờ tạo điều kiện cho các bạn đọc - viết
những tiếng, từ, câu thường nhầm lẫn.
- Xây dựng đôi bạn cùng tiến, thường xuyên theo dõi kiểm tra nhắc nhở các
bạn.
* Phối hợp với phụ trách sao: Có thể nói phụ trách sao là Linh hồn của sao.
Phụ trách sao sát với lứa tuổi nhi đồng, dễ gần gũi, dễ gây thiện cảm. Vì thế ngoài
16
việc sinh hoạt theo chủ điểm, tôi hướng dẫn phụ trách sao lồng ghép vào những buổi
sinh hoạt sao luyện đọc  viết.
Ví dụ: Buổi sinh hoạt sao đầu tiên, yêu cầu các em điền các thông tin theo
mẫu:
- Họ và tên:.
- Ngày tháng năm sinh:.
- Địa chỉ gia đình:
- Tên sao sinh hoạt:.
- Tên phụ trách sao:
Qua bảng điều tra đó phụ trách sao hướng dẫn cho các em yếu chỉnh sửa lại
một số thông tin chưa đúng hoặc viết sai lỗi chính tả.

Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động kiểm tra đánh giá.
Việc kiểm tra đánh giá, xếp loại là nhằm khích lệ tinh thần thi đua phấn đấu tự
học tự rèn của học sinh.
Công tác theo dõi kiểm tra, đánh giá xếp loại, nhắc nhở, sửa chữa kịp thời có
vai trò rất quan trọng. Cho nên tôi đưa việc xếp loại đọc viết vào sơ kết hàng tuần.
Ví dụ: Ngoài việc sơ kết các hoạt động theo sổ chủ nhiệm như: số học sinh đi
muộn, số nghỉ học, số không chuẩn bị bài, số điểm tốt, số việc tốtTôi tiến hành sơ
kết kĩ năng đọc  viết của các em thông qua việc bốc thăm đọc từ, câu, đoạn văn bất
kì rồi viết lại phần vừa đọc. Cho cả lớp làm ban giám khảo đánh giá 2 mức độ: trên 5
và dưới 5 bằng cách biểu quyết giơ tay.
- Giáo viên kiểm tra đánh giá (Bằng điểm số) thường xuyên theo tháng, giữa
kì, cuối kì được tiến hành dưới các hình thức: Kiểm tra miệng, quan sát học sinh học
tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra viết.
* Lưu ý: Tuyên dương khen thưởng, sửa chữa kịp thời, đúng lúc, sau mỗi
tuần tháng - GK1- CK 1- GK 2 -CK 2.
Ví dụ: Có thể tuyên dương trước lớp hay chiếc bút chì, cục tẩy, cây
17
thước kẻ, quyển vở, tập truyện tranh Tránh lợi dụng đồng tiền.
Nếu chưa được khen động viên nhắc nhở nhẹ nhàng, tránh chỉ trích.
2. Khả năng áp dụng:
Có thể áp dụng rộng rãi trong nhà trường và những đơn vị khác.
3. Lợi ích kinh tế xã hội:
Nhờ vận dụng các giải pháp trên vào việc giảng dạy đã giúp các em học yếu
đọc - viết trong môn Tiếng Việt ngày một tiến bộ hơn mà còn giúp các em tự tin hơn
trong việc học các môn học khác và là tiền đề tạo nền vững chắc cho các lớp học trên
mà còn tạo môi trường thân thiện hơn trong hoạt động giao tiếp.

C. KẾT LUẬN:
Với các giải pháp mang tính mới mà đã nêu trên bản thân tôi thấy sẽ vận dụng
được vào tất cả các lớp và khối lớp trong nhà trường tôi đang giảng dạy cũng như

những trường tiểu học khác. Nhân rộng cho các bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý và
cùng thực hiện để nâng cao chất lượng Đọc - Viết cho học sinh không những tăng về
chất lượng mà cả về số lượng.
Một điều lưu ý đó là khi áp dụng bất cứ giải pháp nào đi nữa thì lí thuyết phải
đi đôi với thực hành, người thầy giáo phải thể hiện rõ lòng quyết tâm, đồng thời luôn
thực hiện việc tuyên dương, khen thưởng kịp thời, đúng lúc.
Đề xuất, kiến nghị:
Nhằm giúp cho công tác dạy và học ngày càng thu được kết quả tốt, tôi rất
mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo, không ngừng quan tâm tạo điều kiện hơn nữa
cho ngành giáo dục nói chung và từng trường nói riêng về cơ sở vật chất thuận lợi
hơn để tăng cường công tác thực hiện có hiệu quả mục tiêu môn Tiếng Việt thực
hành, giao tiếp cụ thể trong giờ học cũng như môi trường sống hằng ngày.
18
Đối với giáo viên, mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, vận dụng một cách
sáng tạo, có hiệu quả để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt
của trường tốt hơn, tạo tiền đề tốt cho các em học các lớp trên.
Đưa vào chương trình những bài văn, bài thơ gần gũi trong cuộc sống đời
thường của các em, phù hợp với lứa tuổi giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu./.
19
Ý kiến của Trường Tiểu học Bồng Sơn:



















20


Ý kiến của Phòng GD-ĐT huyện Hoài Nhơn:






















21
22