Bộ luật hồng đức có tên gọi khác là gì

  • Bộ luật Hồng Đức là gì?
  • Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì?
  • Những quy định của Bộ Luật Hồng Đức còn được duy trì?

Bộ luật Hồng Đức có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính…

Vậy cụ thể Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để biết thêm thông tin chi tiết.

Bộ luật Hồng Đức là gì?

Bộ luật Hồng Đức hay còn được gọi với những cái tên Quốc triều Hình luật và Lê Triều hình luật.

Có khá nhiều người nhầm tưởng bộ luật này được sáng tạo ra dưới triều vua Lê Thánh Tông, Tuy nhiên Luật Hồng đức chỉ là kết quả của thời đại cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, được biên soạn qua nhiều đời dưới thời nhà Lê sơ. Vua Lê Thánh Tông đã có công tổng hợp, phân chia, sửa sang và cải tiến các điều luật đã có từ các thời vua trước và xây dựng bộ pháp điển này.

Hồng Đức là niên hiệu thứ hai của vua Lê Thánh Tông [1460-1497]. Với sự đóng góp được cho là có vai trò quan trọng hơn cả của vua Lê Thánh Tông mà Quốc triều Hình luật thường được dân gian gọi với cái tên Bộ luật Hồng đức.

Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì?

Luật Hồng Đức là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau: Luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v…

Quốc triều hình luật trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển [5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương], gồm 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật còn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ [roi, trượng, gông, dây sắt v.v].

Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất.

Hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo, bao trùm toàn bộ nội dung của bộ luật:

Vô luật bất thành hình

Chiếu cố

Chuộc tội bằng tiền

Trách nhiệm hình sự

Miễn, giảm trách nhiệm hình sự

Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu

Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội-gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ.

Mặc dù không được tách bạch ra thành các chương riêng rẽ, nhưng Quốc triều hình luật đã thể hiện một số khái niệm của luật tố tụng hiện đại như:

Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền

Thủ tục tố tụng như đơn kiện- đơn tố cáo, thủ tục tra khảo, thủ tục xử án, phương pháp xử án, thủ tục bắt người.

Những quy định của Bộ Luật Hồng Đức còn được duy trì?

Bộ luật Hồng Đức [hay còn gọi là bộ Quốc triều hình luật] được coi là bộ luật nổi bật nhất, có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử lập pháp của nền phong kiến Việt Nam. Cho đến nay mặc dù đã trải qua hơn 500 năm lịch sử.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật của Bộ luật Hồng Đức vẫn còn nguyên giá trị thời sự cho nền lập pháp của nước ta hiện nay. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn và có những điểm tiếp cận gần với kĩ thuật lập pháp hiện đại. Đặc biệt là những quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ. Cái mà các bộ luật khác thời phong kiến thường không chú trọng đến với thân phận của người phụ nữ.

Đối với phụ nữ quyền lợi của người phụ nữ được đề cập chủ yếu trong hai chương là “Hộ hôn” và “Điền sản”.

Cụ thể, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp thời phong kiến nhà nước quy định con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai trong trường hợp người con trai trưởng mất hoặc chết. Bên cạnh đó, bộ luật cũng phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng.

Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho Bên còn sống nếu một trong hai vợ chồng chết trước. Có thể nói đây là một điểm mới tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức mà đến ngày hôm nay tại Điều 28, 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã kế thừa về việc phân chia tài sản chung và tài sản riêng của vợ và chồng.

Bên cạnh vấn đề về tài sản, thừa kế thì sự tiến bộ, nhân văn trong Bộ luật Hồng Đức còn thể hiện qua địa vị ngang hàng của người vợ trong hôn nhân.

Cụ thể như người vợ có quyền xin ly hôn trong một số trường hợp, ví dụ như: “chồng xa cách vợ không lui tới trong suốt 5 thắng thì vợ được phép trình quan sở tại, quan xã làm chứng thì chồng đó mất vợ. Hay nếu đã có con thì gia hạn 1 năm.

Những người công sai đi xa không áp dụng luật này. Nếu đã thôi vợ mà trở lại cản trở người khác cưới vợ cũ thì xử biếm” theo quy định tại điều 308 Bộ luật Hồng Đức. Điểm này đã cho thấy sự tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội hiện tại.

Ngoài ra ở Điều 167 – Hồng Đức thiện chính thư đã có giấy từ xác thực một điểm tiến bộ minh bạch của Bộ luật Hồng Đức. Bên cạnh việc ưng thuận của cha mẹ hoặc các trưởng bối thì sự ưng thuận của hai bên trai giá cũng được pháp luật chú trọng và hiện nay điều này cũng được ghi nhận tại Luật hôn nhân gia đình 2014.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì?  Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Chủ Đề