Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu

Sắt là một thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, một protein vận chuyển ô-xy trong máu và myoglobin, lưu trữ ô-xy trong cơ. Chính vì vậy, nếu cơ thể bé thiếu chất này sẽ gây thiếu máu khiến con bạn luôn có cảm giác mệt mỏi suy nhược.

Sắt cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của bé. Vì thế, thiếu máu có thể gây nên các vấn đề lâu dài về phát triển nhận thức. Thiếu sắt nặng cũng có thể là một tình trạng đe dọa sự sống của bé.

Bé cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Theo từng lứa tuổi mà nhu cầu về khoáng chất này của bé là khác nhau. Bạn có thể tham khảo một vài trị số sau:

Trẻ còn bú sữa mẹ: Sữa mẹ thường cung cấp đầy đủ sắt cho bé đến khi bé được 4-6 tháng tuổi. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn thêm các loại thức ăn dặm có bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh hoặc uống thêm các loại sữa công thức có bổ sung thêm khoáng chất này. Với các bé mới sinh đến 6 tháng tuổi, bạn nên cung cấp một lượng khoảng 0.6 -1 mg/kg mỗi ngày. Trường hợp các bé bị thiếu cân, bố mẹ nên cung cấp cho con 1-2 mg/kg mỗi ngày.

Bé từ 7-12 tháng tuổi: Bé cần khoảng 11 mg sắt mỗi ngày. Ở lứa tuổi này, bạn vẫn có thể cho bé bổ sung bằng các loại thức ăn dặm có chứa sắt hoặc chọn sữa công thức có bổ sung thêm khoáng chất này.

Bé đang tập đi: Cần khoảng 7 mg chất sắt mỗi ngày. Bé từ 4-8 tuổi cần khoảng 10 mg và bé từ 9-13 tuổi cần khoảng 8 mg mỗi ngày.

Nguồn sắt từ động vật và từ thực vật có gì khác nhau?

Sắt từ động vật có nguồn gốc chủ yếu từ heme – một cấu phần của hemoglobin, rất dễ hấp thu và có nhiều trong các sản phẩm như thịt, hải sản hay gia cầm. Đối với các loại protein không phải heme, cơ thể khó hấp thu chúng hơn và thường những protein này lại có nguồn gốc từ thực vật, từ các loại cây có lá màu xanh sẫm, các loại đậu, các loại hạt và trái cây sấy khô (lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều protein không phải heme). Để giúp cơ thể hấp thu tốt các loại protein không phải heme, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm có chứa heme hoặc các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, dâu tây, cà chua,…

Nếu gia đình bạn ăn chay, bạn cần đặc biệt lưu ý cho bé ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều sắt cùng với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng khả năng hấp thu khoáng chất này của bé.

Thực phẩm chức năng chứa sắt dành cho trẻ

Siro Wellbaby Multi-vitamin Liquid: siro bổ sung chất sắt cho bé

Siro Wellbaby Multi-vitamin Liquid là nguồn cung cấp 14 loại vitamin và khoáng chất quan trọng để hỗ trợ thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Sản phẩm được làm từ công thức chuyên biệt, giúp bổ sung toàn diện cho trẻ. Với thành phần chính là các loại vitamin như: vitamin A, C và D cùng với khoáng chất: sắt, kẽm, axit folic,… rất thích hợp từ 6 tháng đến 4 năm tuổi.

  • 04:00 07/02/2022
  • Xếp hạng 4.94/5 với 20205 phiếu bầu

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu, thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 6 tuổi). Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi trở xuống có liên quan đến các thông số huyết học, tăng trưởng và nhận thức.

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch và thần kinh. Chất sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy.

Nếu chế độ ăn không có đủ chất sắt, con người có thể gặp phải một tình trạng gọi là thiếu sắt. Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung và dẫn đến thiếu máu nếu không được điều trị. Tình trạng này xảy ra ở nhiều cấp độ, từ thiếu hụt nhẹ cho đến thiếu máu do thiếu sắt - khi đó máu sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thực tế, nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất được cho là do thiếu sắt.

Một số bé không nhận đủ sắt vì nhiều lý do khác nhau, có thể bắt nguồn từ việc:


  • Ăn uống không đủ chất;
  • Khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng kém;
  • Tăng nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ tăng trưởng;
  • Mất máu do nhiễm giun sán.

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu

Vai trò của chất sắt trong cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2011 có khoảng 300 triệu trẻ em trên toàn cầu bị thiếu máu. Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt vì nhu cầu sắt tăng cao ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm đầu đời. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và suy giảm khả năng phát triển nhận thức, cũng như thành tích học tập kém.

Bằng chứng đã chỉ ra rằng bổ sung sắt hàng ngày ở trẻ từ 24 - 59 tháng tuổi có thể giúp tăng:

  • Ferritin: Một loại protein dự trữ sắt cho biết hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thiếu hay dư thừa;
  • Nồng độ hemoglobin: Một phân tử điều khiển các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

WHO khuyến nghị các tổ chức y tế công cộng nên chú trọng bổ sung sắt cho bé 5 tuổi trở xuống (độ tuổi mẫu giáo). Đặc biệt là những bé sống ở những nơi có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao hơn 40%, để tăng nồng độ hemoglobin và cải thiện tình trạng tình trạng thiếu sắt, thiếu máu.

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu

Bổ sung sắt đúng cách cho trẻ

Bổ sung sắt cho bé 3 tháng thường không cần thiết vì trẻ khi mới được sinh ra đã có sẵn chất sắt dự trữ trong cơ thể. Nhưng theo thời gian, trẻ cần một bổ sung thêm một lượng chất sắt nhất định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sắt cho cơ thể ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau, chẳng hạn:

  • Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;
  • Bổ sung sắt cho bé 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;
  • Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày;
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 8 mg;
  • Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).

Nếu bé đang dùng sữa công thức có tăng cường chất sắt, nhiều khả năng con bạn đã nhận được đủ lượng chất sắt khuyến nghị. Trong trường đang cho con bú hoàn toàn, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu và như thế nào. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dược phẩm bổ sung sắt dưới dạng dung dịch (liều lượng cụ thể) hoặc chất sắt có trong vitamin.

Một số khuyến nghị chung về việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu thường là:

Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi, cho đến khi bé ăn nhiều hơn 2 khẩu phần mỗi ngày với các loại thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường hoặc thịt xay nhuyễn. Nếu bạn cho con bú và bé cũng uống thêm sữa tăng cường chất sắt như nguồn dinh dưỡng chủ yếu, thì không cần dùng thực phẩm bổ sung.

Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 2 tuần tuổi cho đến giai đoạn ăn dặm lúc 1 tuổi. Nếu bạn vẫn cho con bú trong thời gian này và bé cũng uống thêm sữa tăng cường chất sắt như nguồn dinh dưỡng chính, không cần dùng thêm thực phẩm bổ sung sắt cho bé 1 tuổi.

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu

Bổ sung sắt cho trẻ từ 4 tháng tuổi

Các bước khác bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ em bao gồm:

  • Cung cấp thực phẩm giàu chất sắt

Khi bạn bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc (thường ở độ 4 - 6 tháng tuổi), hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm có thêm chất sắt, như ngũ cốc, thịt xay nhuyễn và đậu nghiền. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.

Không nên cho trẻ từ 1 - 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa mỗi ngày để hạn chế nguy cơ thiếu sắt.

Vitamin C giúp thúc đẩy khả năng hấp thu sắt trong chế độ ăn uống. Bạn có thể cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt cho con bằng cách tăng cường thực phẩm giàu vitamin C. Bao gồm: trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.

Tóm lại, bổ sung sắt cho trẻ mỗi ngày giúp làm tăng huyết sắc tố và ferritin. Ngoài ra, tác dụng của việc bổ sung sắt trên lâm sàng cũng có liên quan đến cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và phát triển nhận thức của trẻ.

Thiếu sắt ở trẻ em có thể được ngăn ngừa bằng cách cung cấp thực phẩm giàu chất sắt trong các bữa ăn và đồ ăn nhẹ. Thực phẩm bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp hàng được sử dụng rộng rãi cho trẻ em đã bị thiếu sắt hoặc mới chỉ có nguy cơ. Phụ huynh cũng có thể nói chuyện với bác sĩ về nhu cầu sàng lọc thiếu máu thiếu sắt ở trẻ và bổ sung sắt cho bé 9 tháng trở lên.


Nguồn tham khảo: who.int; ncbi.nlm.nih.gov; mayoclinic.org

Video đề xuất:

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ ngày hè

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu

  • Ăn thịt nạc đỏ ba đến bốn lần một tuần. Cho ăn các loại thịt thay thế như các loại đậu, thịt gà, thịt gia cầm, cá, trứng và một lượng nhỏ các loại hạt và bột nhão. Đây là những nguồn cung cấp sắt quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nếu gia đình theo chế độ ăn chay, mẹ có thể cần tham khảo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo đáp ứng tất cả các nhu cầu về chế độ ăn uống của con.
  • Bổ sung vitamin C vì điều này giúp cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn. Đảm bảo cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quít, quả kiwi, cà chua, bắp cải, ớt chuông và bông cải xanh.
  • Khuyến khích thức ăn đặc trong bữa ăn và chú ý rằng trẻ mới biết đi không 'làm no' bằng đồ uống giữa các bữa ăn.
  • Tiêu chảy mãn tính có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt của con, trong khi ký sinh trùng đường ruột như giun có thể gây thiếu sắt. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Những trẻ kén ăn có thể gặp rủi ro do tiêu thụ kém hoặc thiếu sự đa dạng trong các loại thực phẩm trẻ ăn. Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng về cách quản lý trẻ biếng ăn.
  • Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

    Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Đệm Mây 4 Chiều giúp giảm áp lực thun lên da, chống hằn đỏ cho bé tha hồ vận động và khôn lớn.

    EmptyView

    Chăm sóc trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh nhỏ bé và yếu đuối, rất cần sự chăm sóc kỹ lưỡng và tình yêu của cha mẹ.

    Học cách nấu bột tôm rau cải ngọt

    Các món bột cho trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi đôi khi làm cha mẹ phân vân khi chọn lựa cho con. Có thể làm phong phú thêm thực đơn của bé bằng món Bột tôm- rau cải ngọt, giúp tăng cường dưỡng chất và canxi cho bé.

    mẹ chăm sóc bé

    Càng hiểu biết về sự phát triển của bé, bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn trong việc chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho bé.

    Đau bụng là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, mặc dù không có lý do rõ ràng về tượng này và tại sao một số trẻ sơ sinh bị đau trong khi số còn lại thì không. Nó thường ảnh hưởng đến bé trong 4 tuần đầu tiên sau khi sinh và kéo dài khoảng 3 đến 4 tháng.

    Trẻ sơ sinh không chịu ngủ

    Bé thường cần sự giúp đỡ của cha mẹ để học cách đi vào giấc ngủ và ngủ yên trong. Nhưng thật không dễ thể biết chính xác được khi nào em bé của bạn sẽ phát triển được thói quen ngủ trọn giấc qua đêm. Vì vậy, để bạn và bé được ngủ sâu hơn vào ban đêm, HUGGIES® có những lời khuyên, gợi ý về cách ổn định giấc ngủ cho bé, cũng như các hướng chung để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ của bé. Bạn nên tìm hiểu cách khuyến khích bé tự ngủ và hình thành thói quen ngủ đủ giấc cho bé. Hãy tham khảo các nguồn thông tin dưới đây.

    Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì

    Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì? Đã bao giờ mẹ tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình. Huggies bật mí một số hành động bé 2 tháng tuổi có thể làm mẹ nhé! Bảo đảm mẹ sẽ rất bất ngờ khi biết được khả năng của con cho mà xem.