Bom h là gì

Để đặt dấu chấm hết cho Chiến tranh Thế giới thứ II, hai quả bom nguyên tử với tên gọi là Little Boy và Fat Man đã được thả xuống Nhật Bản để thể hiện sự kinh hoàng mà vũ khí hạt nhân mang lại. Vậy bom nguyên tửlà gì, tại sao bom nguyên tử lại có sức hủy diệt khủng khiếp như vậy? Liệu còn có loại vũ khí hạt nhân nào đáng sợ hơn hay không?

Bom h là gì
Bom h là gì
Bom h là gì
Bom h là gì
Bom h là gì
Quả bom nguyên tử đầu tiên Little boy.

Bom phân hạch (Bom nguyên tử, bom A)

Bom nguyên tử (bom A) sử dụng nguyên tắc phân hạch để sản sinh ra năng lượng. Phản ứng phân hạch xảy ra khi ta bắn các hạt neutron vào hạt nhân nguyên tử, quá trình này giải phóng năng lượng rất lớn và phóng xạ.

Sau rất nhiều cuộc thí nghiệm thì các nhà khoa học đã phát hiện ra Uranium-235 và Plutonium là những nguyên tố phù hợp nhất để thực hiện phản ứng phân hạch. Bom nguyên tử lấy năng lượng từ chuỗi các phản ứng phân hạch dây chuyền, càng nhiều phản ứng xảy ra, sức công phá càng lớn.

2 quả bom mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945 là bom phân hạch hay còn được gọi là bom nguyên tử.

Little Boy là quả bom đầu tiên được thả xuống thành phố Hiroshima, sử dụng nguyên lý gun-triggered (kích nổ theo nguyên lý hoạt động của súng) với nguyên liệu là Uranium-235. Khi cần kích nổ, bộ phận khai hỏa sẽ đẩy các vòng Uranium va chạm với nhau hình thành chuỗi phản ứng phân hạch dây chuyền, tích tụ một lượng cực lớn năng lượng sau đó phát nổ.

Quả bom thứ 2 thả xuống Nhật Bản có tên gọi là Fat Man, sử dụng thuốc nổ để nén khối nguyên liệu plutonium, kích hoạt phản ứng phân hạch dây chuyền gây nên một vụ nổ kinh hoàng.

Bom h là gì
Bom h là gì
Bom h là gì
Bom h là gì
Bom h là gì
Quả bom nguyên tử thứ hai Fat Man.

Bom nhiệt hạch (bom H)

Bom nhiệt hạch (hay còn gọi là bom Hydro, bom H) sử dụng nguyên tắc tổng hợp 2 hạt nhân của đồng vị Hydro là Deuterium và Tritium để tạo ra một hạt nhân nặng hơn là Heli đồng thời giải phóng ra năng lượng.

Để phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra cần nhiệt độ lên đến 100 triệu độ C. Chính vì thế bên trong các quả bom H thường có một quả bom nguyên tử (bom A) để tạo ra năng lượng đủ lớn giúp quá trình hợp hạch được diễn ra giúp quả bom phát nổ. Nhờ đó bom H có thể tạo ra vụ nổ lên đến 10.000 kiloton, mạnh hơn gấp hàng trăm, nghìn lần so với bom A. Hiện nay, mới có 6 nước chính thức sở hữu bom Hydro là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Sức công phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân trên thực tế

2 quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nhật Bản năm 1945 là lần đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh. Quả bom có độ dài 300cm, đường kính 71cm và nặng khoảng 4400 kg. Được thiết kế theo dạng gun-triggered bom (kích nổ theo nguyên lý hoạt động của súng).

Little Boy - quả bom được thả xuống Hiroshima có sức công phá khoảng 13-18 kiloton, tạo thành một cột khói hình nấm cao 6000m đồng thời giải phóng bức xạ ra không khí. Quả bom đã ngay lập tức làm thiệt mạng 80000 thường dân sống ở thành phố này.

Trong khi đó, Fat Man - quả bom nguyên tử thứ 2 được thả xuống Nagaski 3 ngày sau đó, có độ hiệu quả cao hơn Little Boy khi quả bom này lấy năng lượng từ plutonium và tạo ra được vụ nổ lên đến 21 kiloton, hình thành một cột khói hình nấm cao hơn 8km và khiến 40000 người thương vong.

Sức tàn phá khủng khiếp của bom hạt nhân đến từ nhiều yếu tố như: Vụ nổ tạo ra một quả cầu lửa với nhiệt độ lên đến hàng triệu độ C, những nạn nhân ở gần tâm vụ nổ bị thiêu cháy hoàn toàn. Tiếp theo đó, sóng xung kích được giải phóng tạo ra những chấn động phá hủy nhà cửa trong bán kính vài km, những cơn gió với vận tốc âm thanh cuốn theo lửa và nhiệt độ từ quả bom tạo thành các cơn bão lửa đốt cháy, gây thương vong cho rất nhiều người.

Tuy nhiên, còn một yếu tố hủy diệt nữa của bom hạt nhân mà chúng ta không thể nhìn thấy, nghe hay cảm nhận được, đó chính là bức xạ. Vì loại vũ khí này lấy năng lượng từ những phản ứng hạt nhân nên khi phát nổ, phóng xạ sẽ được giải phóng ra ngoài không khí. Khi bị phơi nhiễm quá lâu với phóng xạ, cơ thể con người có thể bị bỏng, đục thủy tinh thể…Trong đó, tia Gamma đặc biệt nguy hiểm khi nó có sức tàn phá rất cao gây ra những bệnh phóng xạ, ung thư hay thậm chí là đột biến gen ảnh hưởng đến thế hệ con cháu của nạn nhân sau này. Đã có rất nhiều nạn nhân trong 2 vụ thả bom nguyên tử tử vong sau đó một thời gian do phơi nhiễm phóng xạ ở mức đặc biệt nghiêm trọng.

Mặc dù 2 quả bom mà Mỹ sử dụng đã cho thấy sức mạnh kinh hoàng của bom A, nhưng con người còn đã tạo ra được những quả bom nhiệt hạch có sức mạnh gấp hàng nghìn lần Little Boy và Fat Man. Tsar Bomba của Liên Xô là quả bom khủng khiếp nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại, với sức công phá lên đến 50 megaton (tương đương với 50 triệu tấn TNT). Vụ thử nghiệm này có thể thấy được từ khoảng cách lên đến 1000km, tạo ra cột khói hình nấm cao 64km. Thậm chí, những phi công lái máy bay chở theo quả bom trong cuộc thử nghiệm này chỉ có 50% cơ hội sống sót.

Mối đe dọa tiềm tàng

Vũ khí hạt nhân là một vũ khí mạnh ở mức độ hủy diệt, khác biệt hoàn toàn so với những loại bom hay chất nổ thông thường. Hiện nay, có 9 nước trên thế giới tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân, với khoảng 15000 đầu đạn hạt nhân và con số này vẫn ngày một tăng lên. Hiện nay, ngoài bom A và bom H còn có nhiều loại vũ khí hạt nhân khác nhau như: Đầu đạn gắn vào các tên lửa liên lục địa, tên lửa hành trình hay ở quy mô nhỏ hơn như đạn pháo và mìn.

Nhiều nước trên thế giới đã ký hiệp ước giới hạn kho vũ khí hạt nhân và không tùy tiện sử dụng vũ khí hạt nhân vào các nước khác. Trong 9 nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân, 3 nước là Mỹ, Nga và Trung Quốc có những vũ khí mạnh đến mức có thể nhắm vào bất cứ mục tiêu nào trên thế giới. Cho đến nay, chiến tranh hạt nhân vẫn đang là một mối lo ngại đối với nhân loại, đặc biệt khi số lượng vũ khí hạt nhân ngày một gia tăng.

PHẠM MINH DUY

Bom nguyên tử và bom hydro (bom nhiệt hạch) là hai loại bom có sức công phá mạnh nhất hiện nay. Theo các chuyên gia, bom hydro có sức công phá mạnh hơn bom nguyên tử 1000 lần. Liệu điều này có đúng không?

Hãy thử so sánh để xem bom nguyên tử và bom hydro khác nhau như thế nào? Sức công phá của mỗi loại bom khủng khiếp ra sao nhé.

Bom nguyên tử

Con người đã được chứng kiến sức công phá khủng khiếp của bom nguyên tử khi Mỹ thả hai quả xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản cướp đi sinh mạng của hơn 200 ngàn người.

Bom h là gì

Vụ nổ bom hạt nhân ở Nagasaki, Nhật Bản.

Bom nguyên tử tạo ra năng lượng công phá nhờ vào phản ứng phân hạch, đây là hiện tượng phân chia hạt nhân nguyên tử thành các nguyên tử khác nhỏ hơn. Đầu tiên, một nuetron - hạt trung hòa điện trong hạt nhân nguyên tử, va chạm với một hạt nhân plutoni hoặc urani, làm hạt nhân này vỡ ra thành các nguyên tố barium và krypton.

Quá trình này giải phóng năng lượng dưới dạng phóng xạ tia gamma, một số neutron và nhiệt. Các neutron được tạo ra lại tiếp tục lặp lại quá trình phân chia cho tới khi hết nhiên liệu phản ứng. Thời gian diễn ra phản ứng dây chuyền chỉ khoảng một phần triệu giây.

Một quả bom nguyên tử có sức công phá tương đương với 1.000 tấn cho tới vài trăm nghìn tấn thuốc nổ TNT.

Bom hydro (bom nhiệt hạch)

Bom h là gì

Bom hydro hoạt động dựa vào phản ứng tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (hydro) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Chính phản ứng tổng hợp này đang diễn ra trên Mặt Trời và là nguyên nhân khiến nó sáng và có sức nóng kinh khủng.

Tuy nhiên, để tạo ra phản ứng tổng hợp này cần phải có một năng lượng rất lớn. Điều kiện này chỉ có một vụ nổ bom nguyên tử mới đáp ứng được. Do đó, cấu tạo của một quả bom hydro chính là một quả bom kép. Đầu tiên phải cho nổ bom nguyên tử để tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra. Khi đó, hàng loạt các nguyên tử kết hợp lại với nhau, chuyển thành năng lượng có sức công phá kinh khủng hơn nhiều lần so với bom nguyên tử bình thường.

Bom h là gì

Bom hydro có sức hủy diệt vô cùng lớn. Năng lượng giải phóng ra từ một vụ nổ bom hydro có thể ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km. Vụ nổ có thể tạo ra các cơn bão lửa; ánh sáng trắng cường độ cao có thể gây mù lòa; bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ có thể đầu độc các sinh vật sống, gây ô nhiễm không khí, đất, và nguồn nước trong hàng trăm năm.

  • Bí mật kinh hoàng tại hòn đảo con người không dám đặt chân đến
  • Trái Đất còn lại gì nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc?