Ca sĩ iu đi hộp đêm là ai?

Ca sĩ iu đi hộp đêm là ai?

Loạt bài ba phần phỏng vấn các nghệ sĩ, ca nhạc sĩ và các producers trẻ..

Phần 3/3: Quốc Sĩ Giữ Cuộc Sống Kỳ Diệu – Với Sự Thận Trọng

Ca sĩ iu đi hộp đêm là ai?

Có lẽ không có nhạc sĩ nào hình thành ban nhạc Việt từ bốn thập niên qua, thực hiện nhiều liveshow, và được đi xa hơn Quốc Sĩ. Ở đỉnh cao danh vọng từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990, Quốc Sĩ , Như Mai và ban nhạc The Magic đã biểu diễn ít nhất ba buổi một tuần, đi từ tiểu bang này sang tiểu bang khác trên khắp nước Mỹ, và bay khắp Châu Âu, Úc, Châu Á với những tiếng reo hò của người hâm mộ. 

Ngoại trừ Quốc Sĩ và Như Mai lúc bấy giờ đã ngoài 20 tuổi, thì các thành viên ban đầu, gồm các em trai của Quốc Sĩ, là những thanh thiếu niên (khi đó 18, 16 và 14). Ban nhạc bùng nổ như một cơn sóng mới, rồi sau đó tiếp tục biểu diễn các thể loại từ rock and roll cổ điển đến ballad tình yêu quê hương, luôn mang hơi hướng nhạc poppy electronica. Họ là một quả cầu lửa lăn không có dấu hiệu dừng lại. Rồi đột nhiên họ bỏ cuộc hành trình khi đang trên đỉnh cao danh vọng. 

Vào thời điểm mà đại dịch đã khiến các sân khấu phải ngưng hoạt động và tê liệt sinh hoạt đối với các nghệ sĩ, “Nhiều người đã tạm dừng lại một thời gian dài – than vãn”… Quốc Sĩ đã tìm ra cho mình và anh em nhà Magic một phương tiện để trở lại với khán giả một cách thận trọng và bất ngờ nhất. Sau hơn hai mươi năm vắng bóng trên sân khấu ca nhạc, Quốc Sĩ và gia đình Magic (nay gồm hai anh em Quốc Tuấn và Quốc Tuệ ) đang dần tung ra video các ca khúc do họ tự sáng tác, thu âm và đăng tải trên YouTube, chính là nhịp cầu nối với khán thính giả từ bao nhiêu năm…. 

Đây là một hành động dễ bị công kích cho thấy sự can đảm cống hiến của họ. Đối với danh tiếng và huyền thoại như bóng ma trong quá khứ của toàn ban nhạc The Magic mà họ phải bị gạt ra ngoài lề… theo một cách nào đó, hoặc chỉ còn lại trong lòng… (người hâm mộ liên tưởng The Magic với Như Mai và một số chấp nhận không có sự thay thế). Thứ hai, quy ước của người Việt dường như buổi trình diễn thường là có đủ nhạc sĩ, ca sĩ, và một số thành viên trong ban nhạc; hiếm khi chỉ có một người như Quốc Sĩ lần lượt hay cùng lúc thủ vai cho cả ba… Ca sĩ kiêm nhạc sĩ là loài chim quý hiếm, nhưng lại là mục tiêu dễ bị nhắm bắn. Cuối cùng, những bài hát này nói lên những trải nghiệm của sự chia ly và cô đơn trong thời điểm khủng hoảng xã hội hiện nay của chúng ta. 

Ca sĩ iu đi hộp đêm là ai?
Quốc Sĩ và ca sĩ Ngọc Lan, ngôi sao sáng của giới yêu nhạc tình cuối thế kỷ 20 bước sang 21.

Quốc Sĩ không xa lạ gì với cô đơn, từng sống lặng lẽ. Năm 17 tuổi, anh bất ngờ trở thành một thuyền nhân tị nạn. Đó là năm 1977 vào một đêm thứ Bảy, khi anh đang thơ thẩn quanh một vịnh nhỏ ở bãi biển ở Vũng Tàu thì gặp một đoàn người sắp vượt biên. Họ không thể mạo hiểm để anh tiết lộ điều này, vì vậy anh chỉ còn có hai lựa chọn: lên tàu hoặc bị bắn. Mẹ anh đã khóc nức nở trong nhiều tuần khi anh bặt tin, như thể tương lai của bà trong những ngày tháng sắp tới đã bị cắt đứt. Đứa con trai đầu lòng của người mẹ ấy đã mất tích không dấu vết. Anh không thể nhắn gửi tin tức đến gia đình trong ba tuần. Nếu không bị ép đi theo thuyền vượt biển thì đã có các dự tính sắp đặt anh trở thành một linh mục Công Giáo, hoặc ít nhất đó cũng là kế hoạch. Cha anh đã gửi anh vào một Trường Dòng từ năm 10 tuổi và anh đã có một con đường phục vụ Chúa đầy hứa hẹn và tươi sáng được bày ra trước mắt. 

Nhưng cuộc sống có những định mệnh khác. Sau một thời gian ngắn lưu trú tại trại tị nạn Malaysia trên đảo Pulau Tengah, Ủy Ban Liên Hiệp Quốc đã xác định tìm ra một người chú đang ở California và Quốc Sĩ đã khởi hành định cư nơi một vùng đất mới bước đầu hoàn toàn xa lạ.  

Tuy nhiên không lâu sau, người chú chuyển đi và Quốc Sĩ phải ở riêng, đi share phòng với một người bạn, học cấp 3 rồi học nghề và làm việc tại Jack In The Box để gửi tiền về cho gia đình. Họ là “ngọn hải đăng hy vọng duy nhất của tôi”, anh nói với chúng tôi. Ý tưởng được sum họp với gia đình một lần nữa khiến anh tiếp tục. Anh cũng kể lại nhiều cái Tết hoàn toàn ở một mình trong phòng, vào mùa Đông. Một người bạn đến và đưa cho anh một túi mì ăn liền; anh sẽ không bao giờ quên hình ảnh đó. 

Nhờ sự giúp đỡ của Đỗ Hữu Liêm, người mà anh gọi là “ân nhân của gia đình tôi”, bằng một sự thuận lợi nào đó, anh đã có thể đến share một phòng của căn nhà một luật sư nổi tiếng và bảo lãnh gia đình anh sang Mỹ, từng người một. Người đầu tiên đến Hoa Kỳ là em trai của anh, Quốc Tuệ. Quốc Sĩ thừa nhận anh chưa bao giờ biết đến khoảnh khắc hạnh phúc lớn hơn trong đời – cuối cùng lại có gia đình sau nhiều năm cô đơn.  

Ca sĩ iu đi hộp đêm là ai?

Quốc Sĩ đã tìm thấy niềm vui trong âm nhạc vài năm sau khi sang Mỹ định cư. Anh đã học chơi guitar (lén tự học một cách kín đáo) khi anh còn ở trong trường dòng, nhưng việc ấy đã không thành công cho đến khi anh đến Mỹ. Đó là một cách để xoa dịu nỗi cô đơn. Đến đầu thập niên 1980, anh đã có hợp đồng biểu diễn chơi bass và guitar cho một số địa điểm ca nhạc Việt Nam đầu tiên và kết nối với các nghệ sĩ Việt khác xung quanh các bài hát và ngôn ngữ chung. Nền âm nhạc Việt tại Quận Cam khi đó chưa phát triển. Việc hội nhập và tranh đấu để bám trụ tại một vùng đất mới đã tạo ra một khoảng trống văn hóa. Phòng trà Làng Văn ở Quận Cam là phòng trà đầu tiên cho người Việt gặp gỡ và cũng là nơi tổ chức nhạc sống đầu tiên. Sau đó, Café Lam cũng làm theo. Bởi vì quanh đây không có nơi nào khác để người Việt tụ tập, họ sẽ đổ về những nơi này sau giờ làm việc và cuối tuần. Những địa điểm biểu diễn nhạc sống này đã trở thành nơi kết nối đồng hương Việt và làm sống lại một nền văn hóa. Quốc Sĩ chơi bass trước guitar của nhạc sĩ Trần Ngọc Sơn (con trai của nhạc sĩ Anh Bằng) bảy đêm một tuần để phụ giúp gia đình (khi đó các tay chơi đàn đều đang học cấp 3).

Âm nhạc cũng gắn bó gia đình anh lại với nhau. Quốc Sĩ mô tả môi trường của Quận Cam lúc bấy giờ giống như bộ phim truyền hình Hồng Kông của Châu Nhuận Phát – tài tử Hong Kong những năm 1980, “Máu loang bãi Thượng Hải”: Câu chuyện xã hội đen, súng ống, can đảm. Để giữ cho các anh chị em của mình không rơi vào lối sống côn đồ, chính anh đã thành lập một ban nhạc gia đình và cho họ luyện tập nhạc cụ từ sáng đến tối vào cuối tuần. “The Magic” được lấy cảm hứng từ bài hát năm 1982 của Mỹ, “You Can Do Magic.” Quốc Sĩ hy vọng có thể truyền cảm hứng để họ làm được điều kỳ diệu bằng âm nhạc thay vì gặp rắc rối va chạm trong xã hội.        

Vào tháng 11 năm 1986, sự hủy bỏ của một ban nhạc tên tuổi, chỉ vài ngày trước khi một buổi biểu diễn sắp lên sân khấu ở New York, đã dẫn đến một “cơ hội vàng” cho Quốc Sĩ. Anh đã giới thiệu ban nhạc gia đình của mình với tư cách là người đứng đầu. Người quản lý đã do dự, nhưng không còn lựa chọn khác và không có thời gian để tìm người thay thế. Cuối cùng khi người quản lý gặp các thành viên ban nhạc tại sân bay, anh ta đã bị sốc khi phát hiện ra họ chỉ là những thanh thiếu niên gầy gò. Tưởng rằng chương trình đã phải hủy – hay chìm lỉm.., nhưng Quốc Sĩ, Như Mai và The Magic đã khuấy động thành một bản hit đầy bất ngờ và táo bạo. Tin tức nhanh chóng lan truyền như cháy rừng về sức trẻ trung, và âm thanh sôi động, mạnh mẽ của họ. Các lượt đặt đi show với The Magic được gọi về từ khắp Hoa Kỳ, và sau đó là khắp Châu Âu, Úc và Châu Á, bất cứ nơi nào có cộng đồng người Việt. 

Họ cùng biểu diễn với những ca sĩ đã thành danh trong làng nhạc Việt như Ngọc Lan, Kiều Nga, Linda Trang Đài, Tuấn Vũ và nhiều người khác. Chính họ đã trở thành những ngôi sao. Họ đi từ biểu diễn trong các phòng trà và quán rượu đến các hộp đêm và sau đó là các sân khấu lớn như Asia Entertainment và Paris By Night của Thúy Nga. (Ban nhạc xuất hiện trong một số chương trình Paris By Night, bao gồm DVD số 13, “Ấn bản đặc biệt” để đáp ứng khao khát cuồng nhiệt với ban nhạc).   

Ca sĩ iu đi hộp đêm là ai?

Tuy nhiên, Quốc Sĩ vẫn còn nhớ như in quãng đường đầy nghị lực của những ngày đầu thực hiện các chương trình nhỏ. Không giống như các chương trình sân khấu lớn sau này với phần trình diễn của nhiều nghệ sĩ và chỗ ngồi lịch sự cho khán giả, các chương trình nhỏ chỉ có một số ít ca sĩ, ban nhạc sống và một lượng nhỏ khán giả (có thể vài trăm) tham dự. Nhưng những chương trình nhỏ đó “mạnh mẽ và sống động hơn ”, Quốc Sĩ nói. Các nghệ sĩ đã giao lưu trực tiếp với khán thính giả và họ truyền năng lượng cho nhau. Trong tất cả các thành phố họ đến biểu diễn, Quốc Sĩ nói rằng “Seattle vẫn là nơi yêu thích tuyệt đối của chúng tôi”. Tại sao? “Khán giả ở đó rất ái mộ chúng tôi, họ hăm hở và cuồng nhiệt đi xem chúng tôi diễn.” Đổi lại, ban nhạc sẽ mang đến cho họ màn trình diễn tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Những màn độc tấu trống dữ dội đến mức vỡ cả da trống. Cả áo cũng bung cởi ra. Những đoạn độc tấu guitar kéo dài khiến khán giả bùng cháy, tuôn trào trong tiếng nức nở và khiến Quốc Sĩ cảm thấy như thể mình sẽ “phát nổ”. Đó là một làn sóng trực tiếp mạnh nhất giữa nghệ sĩ và khán giả tại Seattle”

Đang trên đỉnh cao danh vọng vào giữa những năm 90, ban nhạc đột nhiên ngưng hoạt động. Tin đồn và tai tiếng vây quanh họ với tất cả những điều tồi tệ nhất không thể hình dung. Tin bịa đặt như: Quốc Sĩ là một kẻ nghiện cocaine, một kẻ nghiện tình dục đồi trụy, một nạn nhân thê thảm của căn bệnh Sida…

Thật ra, cuộc sống đã trở nên quá hỗn loạn và có ba lý do khiến ban nhạc quyết định dừng lại: 1. Như Mai (được coi là linh hồn của ban nhạc) đã tách ra và theo đuổi sự nghiệp đơn ca (cô và Quốc Sĩ cũng đã ly hôn); 2. Duy Tường được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu và các bác sĩ phỏng đoán anh chỉ còn sống được ba tháng (Duy Tường cuối cùng đã bình phục hoàn toàn, nhờ được ghép tủy của một người chị từ Việt Nam sang để cứu Duy Tường); và tay trống thứ hai của họ đã qua đời vì bệnh ung thư vòm họng. Đau đớn, vật vã và tuyệt vọng đã khiến gia đình phải nói rằng “Thôi đủ rồi”. Ban nhạc phân tán, đi theo những con đường riêng biệt để hướng cuộc sống của họ ra ngoài sân khấu và tập trung vào những việc quan trọng.

Từ năm 1995 đến 2015, dường như Quốc Sĩ đã hoàn toàn biến mất khỏi làng nhạc. Theo một cách nào đó, anh đã trở lại con đường một chủng sinh trong tu viện mà anh đã đi trong những năm đầu của mình khi anh chuẩn bị cho một cuộc sống tu viện. Trong khoảng thời gian thinh lặng này, Quốc Sĩ đã nỗ lực tái tạo năng lượng của mình và nghiên cứu thành công môn Khí Công trong hơn mười năm. Anh mở một cửa hàng bán đồ nội thất và trang trí, sống giản dị và kết hôn lần nữa. Anh tham gia các buổi biểu diễn gây quỹ của nhà thờ để giúp đỡ những người kém may mắn trong cộng đồng Việt Nam, hoặc chơi tại các phòng tập khiêu vũ để mọi người luyện tập, nhưng phần lớn, anh tránh xa ánh đèn sân khấu. 

Bây giờ trong trận đại dịch Covid, Quốc Sĩ đang hiện diện theo những cách thức mới, gần gũi và có tầm vóc. Anh đã viết tám bài hát mới, với ca từ mạnh mẽ, thơ mộng mà anh đã thể hiện bằng nhạc cụ phong phú và chất giọng mộc của mình. Thú vị hơn, những bài hát này nói lên thời điểm khủng hoảng của chúng ta, sự bất ổn và cô lập do Covid-19 gây ra. Anh đang sử dụng YouTube làm nền tảng, không phải để kiếm tiền từ những bản nhạc của mình, mà để tạo ra các tác phẩm. Quốc Sĩ thừa nhận anh đã phải vượt qua nỗi lo sợ rằng những sáng tác của chính mình “không đủ hay”. Quy tắc của người Việt là thường hát hoặc biểu diễn những bài hát do người khác viết. 

Quốc Sĩ nói: “Nếu The Magic trở lại sân khấu đại chúng, chúng tôi cũng sẽ biểu diễn những ca khúc mà chúng tôi đã viết. Chúng tôi sẽ chơi nhạc cụ của riêng mình, hát nhạc của riêng mình. Có lẽ tôi sẽ không thể trở thành một ca sĩ giỏi như những người khác, nhưng ít nhất tôi sẽ hát những bài hát của chính mình, hoặc song ca… Có một sự trung thực về điều đó”. Quốc Sĩ lưu ý rằng cần phải đưa cảm xúc thực trở lại vào các buổi biểu diễn âm nhạc và loại bỏ các màn hát nhép (của các chương trình sân khấu lớn). Đối với anh, những buổi biểu diễn không qua phòng thu, chọn lọc là những trải nghiệm âm nhạc chân thực hơn mặc dù chúng có thể chưa được trau chuốt.    

Ca khúc Bàn Tay Nhân Ái của anh vừa được phát hành vào tháng 5 năm 2020. Đến ngày 20 tháng 8 năm 2020, Asia Entertainment đã phát hành một video với ca sĩ của họ (xem thêm bài viết về Asia – với John Bạch và Đăng Minh), Melanie NgaMy thể hiện bài hát thu âm giản dị và trực tiếp, với hơn 178,000 lượt nghe chỉ trong 1-2 tháng. “Bàn Tay Nhân Ái” là một trong những bài hát đầu tiên được viết về coronavirus một cách rõ ràng và đó là một lời tri ân cảm động dành cho các chiến binh ở tiền tuyến của đại dịch. Bài hát nói về sự cô đơn khi phấn đấu vì chia cách giữa những tấm kính, của các y sĩ và y tá, “những thiên thần áo trắng”, dũng cảm liều mình để chăm sóc những người bị bệnh do virus. Nhưng không chỉ có các y tá và bác sĩ mới là những thiên thần. Bài hát gợi ý rằng mỗi người đã cẩn thận làm đồ bảo hộ cho người khác cũng hay đặt ý định chữa bệnh của mình vào những chiếc khẩu trang đó (như người bầu show Seattle, Phan Vũ Ngọc của ban nhạc Vietstarz (Great America-Tukwila) và vợ anh, người đã may 3,000 chiếc khẩu trang khi bắt đầu đại dịch để tặng cho những người chưa có hoặc biếu các bệnh viện.)  

                từng đường kim em khâu, em mong lành trái tim                từng đường kim em đan, em mong lành vết thương

                và từng câu kinh đêm, xin ơn lành xuống ân, xóa hết bao khổ đau…   

Hình ảnh đường kim mũi chỉ, như các bác sĩ khâu vết thương gần lành, thật ấn tượng. Sắc nét và thận trọng. Chúng ta chỉ bắt đầu hàn gắn khi chúng ta nghĩ đến người khác. Đây là cách Quốc Sĩ gieo vào lòng người nghe một cách dịu dàng, từng sợi một. Trong “mùa cách ly” này, ai cũng phải xa nhau, và sẽ còn xa nhau. Nhưng bài hát đó gợi ý “chúng ta giữ khoảng cách để biết gần gũi”. Theo Quốc Sĩ , “chúng ta cần phải xích lại gần nhau hơn, để giữ lấy nhau, ngồi lại với nhau, nắm tay nhau. Chúng ta nhận được gần gũi hơn bằng cách chia sẻ”, và đó là cách duy nhất chúng ta có thể vượt qua cơn khủng hoảng này.”  

Quốc Sĩ suy nghĩ về những gì đại dịch đã mang lại cho chúng ta, bên cạnh nỗi buồn lớn: “Mọi người đang trở nên gần gũi hơn trong trận Covid này , học cách yêu thương nhau hơn. Bởi vì họ đã phải tạm dừng hoạt động, hãy xem xét những gì quan trọng. Có cảm giác cuộc sống không chỉ là bon chen , không chỉ là xô bồ, không chỉ là sự hối hả tìm kiếm tiền bạc, xa hoa, danh vọng . ” Anh nhận xét về bản chất phù du và hư ảo của mọi thứ vật chất: đế chế hôm nay, tro tàn của ngày mai trong nháy mắt. Lời bài hát bài hát của “Cha Dấu Yêu” lời nhắn gửi trên, thoáng qua của cuộc sống như chúng ta, là giá trị giả tạo dẫn dắt chúng ta trên thế giới này : “hình bóng xa mờ khuất, con đi biệt từng ngày tháng hoang đàng”.   

Trong “ Lá Thư Của Mẹ ”, Quốc Sĩ sử dụng những hình ảnh nổi bật để gợi lên cảm giác trĩu nặng và đôi khi thật khó để di chuyển trong sự cấp bách của thời gian và khoảng cách:  

                chiều hôm nay bỗng như vắng lặng                hàng cây khô đứng im cúi đầu                 rồi mai đây xa cách muốn trùng 

                cầu mong con nhớ lời mẹ khuyên   

Anh kết hợp hình ảnh của cái rộng lớn và cái nhỏ bé để cho thấy sự gần gũi bất tận ngay cả khi chia lìa. Trong bài hát, mỗi ngàn vì sao trên bầu trời đêm trở thành một nụ hôn cuối cùng.

                vầng trăng khuya tối nay sắp tàn                ngàn vì sao khuất trong bóng đêm                mẹ yêu con, yêu nhất trên đời                mẹ hôn con một lần mẹ đi

Quốc Sĩ nói với chúng tôi, “Covid là một hồi chuông thức tỉnh chúng ta”. Đây chính là, “nếu mọi người chỉ cần bình tĩnh, dừng lại và suy ngẫm. Hãy tĩnh lặng một chút, ngồi cùng nhau một phút. Mọi người đang hối hả và vội vã xung quanh, nhưng họ sẽ đi về đâu? Thời gian trôi qua và rồi họ nhận ra rằng họ chẳng đi đến đâu cả. Mọi người đang nhận ra rằng có những thứ quan trọng hơn tiền bạc, vật chất, kinh doanh. Có tình yêu và mọi người ở bên nhau bằng cả trái tim.” 

Quốc Sĩ là người nhiều cảm xúc. “Giống như mẹ tôi,” anh nói. Việc anh trở lại với âm nhạc vào thời điểm này là một lựa chọn nhân ái: cần có những bài hát, sự gần gũi và chia sẻ. Nếu “âm thanh, giọng nói và nhạc cũng là những hình thức chữa bệnh”, thì người nhạc sĩ cũng có lời kêu gọi đến tiền tuyến. Quốc Sĩ sáng tác để chia sẻ kinh nghiệm tập thể và cuộc chiến đấu riêng tư của chúng ta. Các bài hát nói lên những trải nghiệm tổng quát hơn, thông qua ngôn ngữ của các mối quan hệ thân thiết. 

Khi được hỏi liệu anh có cân nhắc việc phát trực tiếp các buổi biểu diễn trong tương lai gần hay không, anh tỏ ra bối rối: “Khán giả đã quen xem những màn biểu diễn trên sân khấu trang trọng của Thúy Nga hay của Trung Tâm Asia…  Tôi không chắc họ sẽ thích thú khi thấy tôi ngồi trong phòng thu của mình và trực tiếp đàn hát cho họ nghe theo cách đơn giản như vậy”. 

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, khán giả có lẽ cần biết ở đó có một không gian trực tiếp hơn cho con người tham gia vào âm nhạc, đặc biệt là lúc này, khi các nhạc sĩ phải bước ra khỏi sân khấu và đi vào trái tim của chúng ta một cách chân thực hơn.

***

Bài viết bằng Anh ngữ với Tiến sĩ Trang Cao, trong loạt bài NVTB đang thực hiện lần lượt trên báo giấy cũng như các phóng sự video. Phần Việt ngữ và Anh ngữ đều có trên website và Facebook Nguoi Viet NW. dự án thời đại dịch do Công ty Facebook hỗ trợ…

Ca sĩ iu đi hộp đêm là ai?