Ca sĩ nhớ về miền trung là ai?

Giờ đây khi đồng bào cả nước đồng lòng hướng về miền Trung khúc ruột của hình chữ S Việt Nam. Với bao sự xót xa và thương mến Thu âm Việt xin gửi các bạn danh sách những bài hát về miền Trung hay nhất. Hãy cùng nhau nghe và cảm nhận để hiểu hơn về mảnh đất và con người kiên cường này nhé.
  1. Thương Về Miền Trung - Ca sĩ Quang Lê - Sáng tác Châu Kỳ
  2. Miền Trung Thương Nhớ - Ca sĩ Phi Nhung - Sáng tác Châu Kỳ
  3. Mưa Chiều Miền Trung - Ca sĩ Trung Nghĩa - Sáng tác Hồng Xương Long
  4. Miền Trung Yêu Dấu - Ca sĩ Lê Sang - Sáng tác Hồng Xương Long
  5. Ai Ơi Nhớ Về Miền Trung - Hương Lan
  6. Trai Miền Trung Gái Miền Tây - Ca sĩ Lê Sang - Sáng tác Hồng Xương Long
  7. Mắt Buồn Miền Trung - Ca sĩ Vân Khánh - Sáng tác Hồng Xương Long
  8. Tôi Xa Miền Trung - Ca sĩ  Ngô Quốc Linh - Sáng tác Trịnh Việt Cường
  9. Thương Lắm Miền Trung - Ca sĩ Phạm Trưởng - Sáng tác Phạm Trưởng
  10. Xin Nhớ Về Miền Trung - Ca sĩ Nguyên Linh, Phi Bằng - Sáng tác Phi Bằng

Ca sĩ nhớ về miền trung là ai?

Thương  Về Miền Trung là một bài hát do cố nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác vào thập niên 1940 tuy nhiên đến năm 1975 bài hát mới được cấp phép lưu hành trở lại và giành được sự yêu thích của đông đảo những người yêu âm nhạc cho đến ngày nay. Bài hát với giai điệu êm đềm nhẹ nhàng gây xao xuyến đến những người con xa quê hướng về mảnh đất quê hương với sự thương nhớ mãnh liệt. 

Đã bao lâu rồi không về miền Trung thăm người em.

Nắng mưa đêm ngày cách trở giờ xa xôi đôi đường.

Người ơi! Có về miền quê hương thùy dương,

nước chảy còn vương bao niềm thương, cho nhắn đôi lời.

Với câu hát đầu tiên người nghe đã cảm nhận sự nhớ thương mảnh đất chịu thời tiết nắng mưa  khắc nghiệt quanh năm. Hãy cùng nghe và hướng về mảnh đất chịu biết bao thiệt thòi này nhé.

Trong tất ca sĩ trình bày thì có lẽ ca sĩ Quang Lê là người có thể truyền đạt hết cảm xúc tâm tư nhớ mong của tác giả vào bài hát. Ông cũng là người con xứ Huế - Miền Trung lập nghiệp tại Miền Nam giống như tác giả nên ông có thể truyền đạt hết cảm xúc như vậy. Quang lê cũng nổi tiếng với nhiều bài hát về miền Trung chữ tình như: Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Ai Ra Xứ Huế…. 

Lại là một bài hát nói đến sự thương nhớ dành cho mảnh đất và con người miền Trung. Có lẽ khi nhắc đến miền Trung các nhạc sĩ đều dành cho mảnh đất này một sự nhớ mong của những người xa quê lập nghiệp. Miền Trung Thương Nhớ là một tác phẩm được sáng tác bởi cố nhạc sĩ Châu Kỳ. Ông là một người con xứ Huế - Miền Trung và lập nghiệp mở Miền Nam. Vì xa quê hương ông có rất nhiều tác phẩm về Miền Trung và trong đó là sự thương nhớ của ông dành cho quê hương Miền Trung của mình. 

Phi Nhung là một người ca sĩ hải ngoại cô nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình, dân ca. Cô là người Mỹ gốc Việt nhưng lại rất yêu thương mảnh đất miền Trung. Khán giả thường bắt gặp cô đi vào vùng bão ngập lụt miền Trung để cứu trợ bà con. Vì tình yêu to lớn này cô thường thể hiện các ca khúc về miền Trung đậm chất trữ tình.

Miền Trung là mảnh đất nhiều sự thiệt thòi hơn những vùng miền khác, và giờ đây đang chịu cơn bão lịch sử hãy cùng nhau hướng về miền Trung mảnh đất khúc ruột Việt Nam này theo cách của bạn. Và với Thu Âm Việt hãy để những bài hát về miền Trung ý nghĩa được lan tỏa đến mọi người để mọi người.

Ca sĩ Trung Nghĩa và bài hát Mưa chiều miền Trung - ca khúc góp phần không nhỏ trong việc phát triễn sự nghiệp ca hát của mình

Dịch vụ tham khảo:

  • Dịch vụ phòng thu âm chuyên nghiệp
  • Dịch vụ quay MV ca nhạc chuyên nghiệp
  • Dịch vụ đào tạo sáng tác nhạc
  • Dịch vụ đào tạo hòa âm phối khí
  • Dịch vụ quay MV sân khấu chuyên nghiệp

Bài viết liên quan:

  • Hướng về miền Trung mưa lũ và Ý nghĩa của bài hát “ Mưa chiều miền Trung”

  • Danh sách các bài hát nhạc Phật ý nghĩa mà bạn nên nghe

  • Top những bài hát ý nghĩa nhân ngày 20/10
  • Phòng thu âm là gì? Địa chỉ phòng thu âm chất lượng tphcm

"Thương về miền Trung" là một ca khúc nhạc vàng, được nhạc sĩ Duy Khánh soạn nhạc và lời, trình diễn vào năm 1962.[1]

Ca sĩ nhớ về miền trung là ai?
"Thương về miền Trung"

Bìa bản nhạc Thương về miền Trung tái bản năm 1964

Bài hát của Duy KhánhNgôn ngữTiếng ViệtSáng tácDuy KhánhPhát hành1962Thể loạiNhạc vàng

Quê của nhạc sĩ Duy Khánh không phải ở xứ Huế, tuy nhiên phần lớn tuổi thơ của ông đều học Trung học và lớn lên ở Huế. Chính vì thế, ông đã xem Huế như là quê hương thứ hai của mình. Vì thế, sau này khi ông vào Sài Gòn, ông đã viết một loạt ca khúc nhớ quê hương, như Ai ra xứ Huế, Thương về miền Trung, Trăm năm bến cũ, Bao giờ em quên, Sầu cố đô, Xin anh giữ trọn tình quê,..[2]

Bài hát do nhà xuất bản Diên Hồng xuất bản lần đầu vào năm 1962, do chính tác giả trình bày. Sau đó, Duy Khánh có viết nối tiếp thêm một bài nữa, đó là bài Sao không thấy anh về?.[3]

Bài hát được viết theo điệu Habanera, với nỗi niềm nhớ về xứ Huế.[3]

Đã bao lâu rồi không về miền Trung thăm người em
Nắng mưa đôi ngày cách trở giờ xa xôi đôi đường
Người ơi, có về miền quê hương Thùy Dương
Nước chảy còn vương bao niềm thương
Cho nhắn đôi lời

Sau năm 1975, bài hát bị "tam sao thất bản" nhầm lẫn tác giả là Minh Kỳ để qua kiểm duyệt, vì nhạc sĩ Duy Khánh bị cấm về nhân thân ở trong nước.[3][4] Đến năm 2010, tên tác giả được trả lại thành Duy Khánh.[3]

Tuy nhiên, năm 2016, trong chương trình Sol Vàng, Châu Huyền Khanh (con gái của nhạc sĩ Châu Kỳ) lại nói rằng đây là sáng tác của Châu Kỳ, tuy nhiên vẫn chưa có chứng cứ để xác minh.[4][5][6][7] Mặc dù vậy, nhưng hơn 10 năm qua, gia đình của nhạc sĩ Châu Kỳ nhận được khá nhiều tiền tác quyền.[7]

Bài hát tuy đã được khá nhiều ca sĩ trình diễn, như Duy Khánh, Quang Lê,[8] Hương Lan, Đan Nguyên, Trường Vũ,...trình diễn. Tuy nhiên, ca sĩ Duy Khánh là người trình bày thành công nhạc phẩm trên.[3][9]

Nhiều ca sĩ trong nước đã trình diễn bài này qua sân khấu và CD băng nhạc, như Quang Linh, Phương Mỹ Chi, Cẩm Ly,...trình bày.

Trước năm 1975, ca khúc đã được soạn giả Loan Thảo viết lời tân cổ.[10]

Tên bài hát đã được đặt cho một số CD. Ngoài ra, có hai chương trình thiện nguyện, dựa theo tên bài hát để quyên góp cho người dân ở miền Trung.[11][12], và một chương trình gây quỹ cùng tên ở hải ngoại.[13]

Thương về miền Trung còn có một bài hát nối tiếp, mang tên "Sao không thấy anh về" được viết vào năm 1962, tức "Thương về miền Trung 2".[14] Bài hát đã được một số ca sĩ trình diễn, gần đây nhất là Quang Lê (song ca cùng Tố My).[15] Trích một đoạn trong bài hát:

Anh nói rằng anh sẽ về thăm quê miền Trung
Dù năm tháng dài đường xa lạnh lùng
Dòng sông Hương còn trôi vầng trăng xưa còn soi
Sao không thấy anh về thăm anh ơi...

Ngoài ra còn một bài khác cũng mang âm hưởng "Thương về miền Trung", mang tên "Biết trả lời sao" nhưng ít được biết đến hơn.

  1. ^ Thy Nga (25 tháng 2 năm 2003). “Tưởng nhớ cố nhạc sĩ Duy Khánh”. Đài Á Châu Tự Do. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Phỏng vấn ca nhạc sĩ Duy Khánh, Đài truyền hình Văn Nghệ Việt Nam USA, Năm 1988
  3. ^ a b c d e Đông Kha. “Ca khúc Thương Về Miền Trung của nhạc sĩ Duy Khánh, Minh Kỳ hay Châu Kỳ?”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ a b Ngát Ngọc. “Tác giả thật sự của ca khúc 'Thương về miền Trung'”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ Tâm Giao. “'Thương về miền Trung' bị nhầm lẫn tên tác giả hàng thập kỷ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  6. ^ Kim Chi. “Trả bài hát 'Thương về miền Trung' cho cố nhạc sĩ Châu Kỳ”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ a b Hà Tùng Long (10 tháng 3 năm 2021). “Những nhầm lẫn "có một không hai" về tên tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng”. Dân Việt. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Thy Nga (10 tháng 10 năm 2005). “Quang Lê, ca sĩ trẻ chọn trình diễn dòng nhạc quê hương”. Đài Á Châu Tự Do. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ “Duy Khánh hát bài Thương về miền Trung, bản đầu tiên”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  10. ^ “Thương về miền Trung - Thanh Kim Huệ, Thanh Tuấn trình bày trước năm 1975”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  11. ^ HOÀNG ANH. “Chương trình thiện nguyện 'Thương về miền Trung' quyên góp gần 13 tỷ đồng”. VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  12. ^ Hoàng Hoàng. “Chương trình ca nhạc thiện nguyện "Thương về miền Trung"”. Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  13. ^ Đoàn Hưng. “Chương trình văn nghệ gây quĩ "Thương Về Miền Trung" của SBTN tạm tổng kết, thu được $258,800”. SBTN. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  14. ^ Trương Đình Tuấn (13 tháng 11 năm 2020). “Cảm nhận về ca khúc "Sao Không Thấy Anh Về" (Thương Về Miền Trung 2) của nhạc sĩ Duy Khánh”. Nhạc Xưa Blog. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Hùng Cường (15 tháng 5 năm 2020). “Tố My thừa nhận chịu nhiều áp lực khi được Quang Lê ưu ái”. VietNamNet. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.

  • Phỏng vấn ca nhạc sĩ Duy Khánh năm 1988

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thương_về_miền_Trung&oldid=68028463”