Ca19 9 là gì

Kháng nguyên ung thư CA 19-9 ( cancer antigen 19-9 hoặc carbohydrate antigen 19-9 ) được sử dụng để chẩn đoán sớm, theo dõi hiệu quả điều trị, phát hiện tái phát và tiên lượng ung thư tụy. Mời bạn cùng phòng khám Medic tìm hiểu rõ thêm về vai trò và ý nghĩa của xét nghiệm CA 19-9 trong tầm soát ung thư tuyến tụy và ung thư đường tiêu hóa nhé.

Bản chất của xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9

Ca19 9 là gì

CA 19-9 là một kháng nguyên carbohydrate tồn tại trên bề mặt các tế bào ung thư. Xét nghiệm chất chỉ điểm CA 19-9 được sử dụng trong chẩn đoán, đánh giá phản ứng của bệnh nhân với điều trị. Ngoài ra còn giám sát bệnh nhân ung thư tuyến tụy hoặc gan- mật.

Trong chẩn đoán ung thư tuyến tụy, sự hiện diện của tác tụy hay tắc mật kết hợp với mức CA 19-9 tăng cao giúp kết luận ung thư tuyến tụy thay vì u tụy lành tính. Trọng chẩn đoán ung thư gan, bệnh nhân có triệu chứng cổ trướng, vàng da và mức CA 19-9 tăng cao sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan. Khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến tụy và 65% bệnh nhân ung thư gan- mật có mức CA 19-9 tăng cao.

Mức CA 19-9 được sử dụng để theo dõi sau điều trị, đánh giá phản ứng của bệnh nhân ung thư tuyến tụy, ung thư gan với điều trị. Nếu bệnh nhân có phản ứng tích cực với phẫu thuật, hóa trị, xạ trị thì nồng độ CA 19-9 trong huyết thanh sẽ giảm. Nếu nồng độ CA 19-9 trong huyết thanh gia tăng nhanh chóng thì có thể khối u đang tăng trưởng. Những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng hoặc gan  thường có nồng độ CA 19-9 cao. Những bệnh nhân mắc viêm tụy, sỏi mật, xơ gan, bệnh viêm ruột hoặc xơ gan cũng có thể tăng nhẹ nồng độ CA 19-9.

Khi nào cần xét nghiệm CA 19-9

Ca19 9 là gì
Ung thư tuyến tụy

CA 19-9 được thực hiện khi bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Hoặc có các triệu chứng ung thư tuyến tụy như: đau bụng, buồn nôn, sụt cân và vàng da. CA 19-9 có thể được chỉ định thực hiện với những xét nghiệm khác. Phải kể như xét nghiệm kháng nguyên ung thư biểu mô mầm (CEA), bilirubin. Hoặc các xét nghiệm chức năng khác để cho ra kết quả chính xác nhất.

Nếu CA 19-9 tăng khởi đầu trong ung thư tuyến tụy, thì xét nghiệm này được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình điều trị ung thư để theo dõi và xác định sự tái phát của bệnh.

Nếu nghi ngờ bạn mắc ung thư gan mật hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật. Bác sĩ có thể cho bạn thực hiện xét nghiệm CA 19-9. Các nguyên nhân không phải ung thư của tắc nghẽn ống mật có thể làm nồng độ CA 19-9 tăng rất cao. Và giảm nhanh khi yếu tố gây tắc nghẽn được giải quyết. Trong những trường hợp này, việc kiểm tra lại nồng độ CA 19-9 sau khi giải quyết yếu tố gây tắc nghẽn ống dẫn mật tử 1 đến 2 tuần là điều rất cần thiết.

Ý nghĩa của CA 19-9 trong xét nghiệm ung thư tuyến tụy

CA 19-9 trong chẩn đoán ung thư tụy

CA 19-9 là dấu ấn ung thư có độ nhạy 79-81% và độ đặc hiệu 82-90% để chẩn đoán ung thư tụy ở những bệnh nhân có triệu chứng.

Thứ tựNgưỡng (U/mL)Độ nhạy (%)Độ đặc hiệu (%)Giá trị dự đoán (+) tínhGiá trị dự đoán
(-) tính
13781907296
25081949578
310068988794
430054999291
510004199.89789

Bảng 1. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán (+) tính và giá trị dự đoán (-) tính của CA 19-9 trong chẩn đoán ung thư tụy ở các ngưỡng khác nhau.

Với giá trị ngưỡng 37 U/mL, độ nhạy chẩn đoán ung thư tụy là 81% (68%-93%), độ đặc hiệu là 90% (76%-100%). Giá trị dự đoán  (+) tính là 72% giá trị dự đoán  (-) tính 96%. Tuy nhiên, khi mức độ CA 19-9 lớn hơn 1000 U/mL thì độ nhạy chẩn đoán ung thư tụy là 41% (68%-93%), độ đặc hiệu là 99,8%, giá trị dự đoán  (+) tính là 97% và giá trị dự đoán (-) tính 89%.

Mức độ CA 19-9 trong đánh giá giai đoạn ung thư tụy:

  • Ở giai đoạn ung thư giai đoạn sớm, mức độ CA 19-9 có thể bình thường. Một số trường hợp chỉ tăng khoảng 40% khi ở giai đoạn I. Nếu mức độ CA 19-9 tăng hơn thì giá trị chẩn đoán dương tính và độ đặc hiệu cũng cao hơn.
  • Tỷ lệ tăng của CA 19-9 có sự liên quan với vị trí của khối u: với ngưỡng  > 37 U/mL, khi khối u ở đầu tụy, tỷ lệ tăng của CA 19-9 là 80%, khi khối u ở thân và đuôi tụy tỷ lệ tăng của CA 19-9 là 57%.
  • Tỷ lệ tăng của CA 19-9 có sự tương quan với giai đoạn bệnh: với ngưỡng > 120 U/mL, khi ung thư tụy ở giai đoạn T2/3 tỷ lệ tăng CA 19-9 là 33%; ở giai đoạn T + N1 tỷ lệ tăng CA 19-9 là 71%; ở giai đoạn TN + M1 tỷ lệ tăng CA 19-9 là 85%
  • Tỷ lệ tăng của CA 19-9 cũng có sự tương quan với kích thước khối u: với ngưỡng 37 U/mL, khi kích thước khối u  < 3 cm tỷ lệ tăng CA 19-9 là 57%, khi kích thước khối u 3-6 cm tỷ lệ tăng CA 19-9 là 80%, khi kích thước khối u  > 6 cm tỷ lệ tăng CA 19-9 là 100%
  • Khi mức độ CA 19-9 cao > 1000 U/ mL thì giá trị chẩn đoán dương tính và độ đặc hiệu đạt khoảng 100% và không còn khả năng phẫu thuật cắt bỏ

CA 19-9 trong theo dõi đáp ứng điều trị và tiên lượng ung thư tụy:

Nếu nồng độ CA 19-9 trong huyết tương giảm sau khi phẫu thuật thì có nghĩa bệnh nhân đó có thời gian sống lâu hơn. Ngược lại, nếu mức độ tăng CA 19-9 tăng sau khi phẫu thuật có nghĩa ung thư có khả năng tái phát. Thời gian sống của bệnh nhân không kéo dài được.

CA 19-9 trong đánh giá tái phát sau điều trị ung thư tụy:

Mức độ CA 19-9 huyết tương trước phẫu thuật cho một dự đoán hữu ích khi bệnh nhân có một mức độ bình thường (<37 U/ mL) có thời gian sống trung bình là 32-36 tháng. Dài hơn so với bệnh nhân có mức độ CA 19-9 tăng (> 37 U/ mL) có thời gian sống trung bình chỉ là 12-15 tháng.

Sau phẫu thuật cắt bỏ hoặc hóa trị liệu, mức độ CA 19-9 huyết tương trở về bình thường. Hoặc giảm ≥ 20-50% so với mức độ ban đầu có liên quan với thời gian sống sót kéo dài hơn so với trường hợp mức độ CA 19-9 không thể trở về bình thường hoặc tăng lên.

CA 19-9 không phù hợp trong sàng lọc để phát hiện ung thư tụy cho người không có triệu chứng. Do độ nhạy và độ đặc hiệu của CA 19-9 thấp khi khối u còn nhỏ. Bên cạnh đó CA 19-9 có thể tăng trong một số bệnh lành tính như tắc mật.

Ý nghĩa của CA 19-9 trong xét nghiệm ung thư dạ dày

Độ nhạy lâm sàng của CA 19-9 trong ung thư dại dày là 26-60%, phụ thuộc vào giai đoạn ung thư. Sự kết hợp cả CA 19-9 và CEA làm độ nhạy lâm sàng tăng lên gấp đôi. Đồng thời cũng là một yếu tố tiên lượng độc lập, giúp đánh giá mức độ xâm lấn, di căn gan, di căn phúc mạc và giai đoạn của bệnh.

Xét nghiệm CA 19-9 chuẩn đoán ung thư tuyến tụy tại Đà Nẵng

Ca19 9 là gì

Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn thực hiện xét nghiệm CA 19-9 với giá chỉ 140.000vnd. Cho ra kết quả sau 1 tiếng.

Đến với phòng khám Medic quý khách hàng sẽ không còn mất công chờ đợi. Với đội ngũ y bác sỹ luôn tận tâm với việc chăm sóc sức khỏe mọi người, tư vấn nhiệt tình. Chúng tôi tin rằng Phòng khám sẽ trở thành nơi quý khách đặt niềm tin khi đến thực hiện các xét nghiệm.

Bên cạnh xét nghiệm CA 19-9 riêng lẻ, chúng tôi còn cung cấp gói xét nghiệm tổng quát tầm soát ung thư, xét nghiệm ADN, xét nghiệm NIPT.

Nếu quý khách hàng có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, hãy gọi điện thoại cho chúng tôi : 091.555.1519. Sẽ có bác sỹ tư vấn cho quý khách.

Ca19 9 là gì

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 091.555.1519 – 0236.3616006

Xét nghiệm máu là danh mục không thể thiếu trong việc tầm soát, phát hiện bệnh lý ung thư. Bằng cách này sẽ hỗ trợ việc tìm ra các dấu ấn ung thư, giúp quá trình chẩn đoán và kết luận của bác sĩ dễ dàng hơn khi kết hợp với các kết quả thăm khám khác. Trong đó, CA 19-9 là một định lượng quan trọng và có ý nghĩa đối với ung thư tụy xét nghiệm máu. Hãy tìm hiểu ngay nhé!

1. Ung thư tụy nguy hiểm đến thế nào?

Ung thư tụy được đánh giá là loại ung thư khó phát hiện, khó điều trị và có tỷ lệ tử vong rất cao. Vì tuyến tụy có vị trí nằm sau dạ dày nên các triệu chứng thường mơ hồ, không rõ ràng. Thậm chí có những biểu hiện gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác, khiến ta chủ quan và xem nhẹ. Do đó, đa số các trường hợp khi phát hiện ra đều đã ở giai đoạn muộn, thời gian sống chỉ còn kéo dài khoảng 3-6 tháng. 

Ca19 9 là gì

Ung thư tuyến tụy khó phát hiện nên tỷ lệ tử vong rất cao

Đặc biệt, tuyến tụy cũng liên quan tới gan, mật nên khi ung thư phát triển sẽ ảnh hưởng xấu như gây tắc mật, suy gan. Có những trường hợp tử vong do suy gan trước khi ung thư tụy hoành hành. 

2. Định lượng CA 19-9 trong ung thư tụy xét nghiệm máu

Đối với ung thư tụy xét nghiệm máu, chất chỉ điểm khối u CA 19-9 có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán sớm, theo dõi hiệu quả điều trị, phát hiện tái phát và tiên lượng ung thư.

2.1. Nên thực hiện khi nào?

Xét nghiệm này được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Nghi ngờ mắc ung thư tụy: Khi xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như ăn không ngon, chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, trướng bụng kể cả không ăn gì, mệt mỏi kéo dài,….thì không thể không loại trừ nguy cơ mắc ung thư tụy. Lúc này thực hiện xét nghiệm CA 19-9 là cần thiết, giúp phát hiện có hay không mắc ung thư tụy. 

Ca19 9 là gì

Xét nghiệm CA 19-9 được dùng trong trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến tụy

– Người theo dõi và điều trị ung thư tụy: việc thực hiện xét nghiệm CA 19-9 thường xuyên sẽ cho thấy mức độ giảm của chất chỉ điểm này sau phẫu thuật là tín hiệu tốt đáp ứng điều trị và tỉ lệ thuận với thời gian sống của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ kịp thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

– Theo dõi tái phát ung thư: với những trường hợp hoàn tất quá trình điều trị thì vẫn cần làm xét nghiệm CA 19-9 có trong huyết tương để xác định khả năng tái phát ung thư cũng như hiệu quả sau điều trị. Nếu nồng độ tăng sẽ tỷ lệ thuận với khả năng tái phát bệnh và tỷ lệ nghịch với thời gian sống của bệnh nhân.

2.2. Ý nghĩa của định lượng CA 19-9

Giá trị CA 19-9 ở người bình thường là ở mức dưới 37 Ul/ml.. Với từng giai đoạn, giá trị này có sự thay đổi nhất định:

– Giai đoạn sớm: giá trị CA 19-9 ở mức bình thường hoặc vượt ngưỡng 37 Ul/ml. Nếu chủ động tầm soát và phát hiện sớm ung thư thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn rất nhiều.

– Giai đoạn phát triển: giá trị CA 19-9 > 37 Ul/ml, cho thấy khả năng vùng ung thư lan rộng sang các mô quanh tụy, các hạch bạch huyết, các mạch máu lớn gần tụy. 

– Giai đoạn di căn: giá trị CA 19-9 đạt ở mức cao, lên tới hơn 1200 UL/ml. Lúc này ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể và hình thành các khối di căn. Hiệu quả điều trị không còn ý nghĩa gì nữa.

Ca19 9 là gì

Tuy nhiên cần kết hợp với các kết quả chẩn đoán hình ảnh và khám lâm sàng để xác định có hay không mắc ung thư tụy

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu để khẳng định và kết luận mắc ung thư tụy là chưa đủ. Bởi định lượng CA 19-9 trong huyết tương còn có thể tăng do một số bệnh lành tính như: viêm ruột, tắc mật, viêm tụy cấp hoặc mạn tính, xơ gan,…Do đó, xét nghiệm CA 19-9 chỉ được sử dụng như một chỉ dấu ung thư, cần kết hợp với khám lâm sàng, kết quả chẩn đoán hình ảnh khác và sinh thiết (nếu có) để có kết luận chuẩn xác nhất.

3. Quy trình thực hiện xét nghiệm máu

Trước khi thực hiện xét nghiệm máu, bạn nên tìm hiểu và lắng nghe thật kĩ về chất chỉ điểm khối u CA 19-9. Bên cạnh đó, khi làm xét nghiệm này bạn không nhất thiết phải nhịn ăn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm máu sẽ diễn ra như sau:

– Bước 1: Nhân viên y tế buộc dải băng quanh tay để máu ngưng lưu thông

– Bước 2: Sát trùng và lấy máu

– Bước 3: Khi lấy đủ máu, nhân viên y tế sẽ tháo dải băng quanh tay. Dùng miếng gạc/bông gòn đắp lên chỗ vừa tiêm, dán chặt bằng băng cá nhân. 

– Bước 4: Chờ đọc kết quả từ bác sĩ 

Ca19 9 là gì

Đối với làm xét nghiệm máu ung thư tụy, bạn không cần thiết phải nhịn ăn trước đó

Có thể thấy, định lượng CA 19-9 là một dấu ấn được sử dụng phổ biến, kết hợp cùng các kết quả thăm khám khác trong chẩn đoán ung thư tụy. Sự thay đổi mức độ CA 19-9 có thể đánh giá giai đoạn bệnh, khả năng phẫu thuật, phát hiện tái phát của bệnh sau phẫu thuật. Vì vậy, ung thư tụy xét nghiệm máu với định lượng CA 19-9 là một danh mục cần thiết, có ý nghĩa lớn trong hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ.