Các dạng bài tập chương oxi lưu huỳnh violet

Dưới đây là bài tập trắc nghiệm chương 6: Lưu huỳnh được phân theo theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu,vận dụng, vận dụng cao. Bài tập được viết dưới dạng word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH. LÝ THUYẾT CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH.Hướng dẫn ôn tập lý thuyết SGK Hóa lớp 10 cơ bản


Tóm tắt lý thuyết

I.Một số đặc điểm của oxi – lưu huỳnh


1.  Nguyên tố oxi và lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn.


–  Nguyên tố oxi và lưu huỳnh thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn hóa học.


– Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên Trái Đất, chiếm khoảng 20% thể tích không khí, khoảng 50% khối lượng vỏ trái đất, khoảng 60% khối lượng cơ thể con người.


– Lưu huỳnh có nhiều trong lòng đất. Ngoài ra lưu huỳnh còn có trong dầu thô, khói núi lửa, cơ thể sống …


2. Cấu tạo nguyên tử của oxi và lưu huỳnh.


– Nguyên tử của nguyên tố oxi – lưu huỳnh đều có 6 electron lớp ngoài cùng (ns2np4), là những phi kim, chúng có khuynh hướng nhận thêm 2 electron để bão hòa lớp electron ngoài cùng để tạo một anion có 2 điện tích âm.


– Cấu hình electron nguyên tử và độ âm điện:


Click vào đây để xem toàn bộ nội dung bài viết
Click vào đây để xem toàn bộ nội dung bài viết

Bỏ ra 15s làm khảo sát để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn nhé.

Các dạng bài tập chương oxi lưu huỳnh violet

Các dạng bài tập chương oxi lưu huỳnh violet

Xem thêm

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm oxi lưu huỳnh

Hệ thông câu hỏi trắc nghiệm halogen

Phân dạng bài tập halogen

Dạng 1. Đơn chất oxi, lưu huỳnh tác dụng với kim loại.

Phương pháp giải

+ Với Oxi phản ứng đưa kim loại lên số oxi hóa cao hoặc thấp, còn với S phản ứng đưa kim loại lên số oxi hóa thấp hơn.

+ Phương trình phản ứng tổng quát:

            2M + xO2 → 2M2Ox.

2M + xS → M2Sx.

+ Phương pháp giải: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố.

  Bảo toàn khối lượng

PS: Các bài toán xây dựng dựa trên nhiều phản ứng oxi hóa khử, ta không nên giải theo phương pháp truyền thống mà nên ưu tiên phương pháp bảo toàn như bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố.

► Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m

A. 7,4.                      B. 8,7.                       C. 9,1.                      D. 10.

Ví dụ 2: Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 8,0 gam.               B. 11,2 gam.             C. 5,6 gam.               D. 4,8 gam.

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam một kim loại hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam chất rắn X. Kim loại đó là

A. Zn.                       B. Fe.                        C. Cu.                       D. Ca.

Ví dụ 4: Cho 7,2 gam kim loại M, có hoá trị không đổi trong hợp chất, phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn Y và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là

A. Cu.                       B. Ca.                        C. Ba.                       D. Mg.

Dạng 2. Hỗn hợp khí và Phản ứng ozon phân.

Phương pháp giải

+ Để định lượng (mol, khối lượng, thể tích…) của chất trong hỗn hợp các khí không phản ứng với nhau thì phương pháp sơ đồ đường chéo qđược sử dụng tương đối hiệu quả.

+ Phản ứng ozon hóa:

3O2 2O3;

+ Phản ứng ozon phân:

2O3  3O2;

► Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: Hỗn hợp khí X gồm ozon và oxi có tỉ khối đối với hiđro bằng 18. Phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X lần lượt là:

A. 25% và 75%.                                        B. 30% và 70%.

C. 35% và 65%.                                        D. 40% và 60%.

Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 24. Cần thêm V lít O2 vào 20 lít hỗn hợp X để thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 22,4. Biết thể tích các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giá trị của V là:

A. 2,5.                       B. 7,5.                       C. 8,0.                      D. 5,0

Ví dụ 3: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm O­2 và O3. Thực hiện phản ứng ozon phân hoàn toàn, sau một thời gian thu được khí Y và thể tích khí tăng lên 30% so với thể tích ban đầu, biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Phần trăm thể tích của O2 trong hỗn hợp đầu là

A. 25%.                    B. 40%.                     C. 50%.                    D. 57,14%.

Ví dụ 4: Phóng điện qua O2 được hỗn hợp khí có khối lượng mol trung bình là 33 g/mol. Hiệu suất của phản ứng ozon hóa là

A. 7,09%.                 B. 9,09%.                 C. 11,09%.               D. 13,09%.

Câu 5: Một bình cầu dung tích 0,336 lít được nạp đầy oxi rồi cân được m1 gam. Phóng điện để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân, thu được khối lượng là m2. Khối lượng m1m2 chênh lệch nhau 0,04 gam. Biết các thể tích nạp đều ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 9%.                      B. 10%.                     C. 18%.                    D. 17%.

Ví dụ 6: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2­ bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí CH4­ cần V lít hỗn hợp khí X. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là:

A. 3,584.                   B. 4,480.                   C. 8,960.                  D. 7,168.

Dạng 3. Tính oxi hóa mạnh của Ozon.

Phương pháp giải

+ Ozon có tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn oxi, nó oxi hóa nhiều đơn chất và hợp chất.

+ Ví dụ:

O3 + 2KI + H2O  O2 + 2KOH + I2.

O3 + 2Ag  Ag2O + O2

► Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ: Dẫn 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đi qua dung dịch KI dư, sau phản ứng thu được 6,35 gam chất rắn màu tím đen. Phần trăm thể tích của ozon trong X là

A. 50%.                    B. 25%.                     C. 75%.                    D. 80%.

Dạng 4. Điều chế oxi – phản ứng nhiệt phân.

Phương pháp giải

+ Nguyên tắc để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là nhiệt phân hợp chất giàu oxi, kém bền nhiệt.

+ Ví dụ:

2 KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2.

2 KClO3  2KCl + 3O2.

+ Để giải các dạng bài này có thể viết các phương trình hóa học hoặc sử dụng định luật bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố.

► Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ: Nhiệt phân 55,3 gam KMnO4 sau một thời gian phản ứng thu được V lít khí O2 (đktc). Giá trị lớn nhất của V có thể là

A. 7,84.                    B. 3,36.                     C. 3,92.                    D. 6,72.

Dạng 5. Phản ứng tạo kết tủa của ion sunfua (), sunfat ().

Phương pháp giải

+ Một số muối sunfua( như Na2S, K2S, BaS, CaS…) tan trong nước. Hầu hết các muối sunfua không tan trong nước.

– Một số muối sunfua không tan trong nước, nhưng tan trong dung dịch axit như FeS, ZnS, MgS…

– Một số muối sunfua không tan trong nước và cũng không tan trong các dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng, HNO3 loãng…) như CuS, PbS…

+ Hầu hết muối sunfat đều tan trong nước. Một số muối sunfat không tan trong nước và không tan trong axit mạnh (HCl, HNO3…) như BaSO4, SrSO4, PbSO4…

+ Khi giải bài tập chúng ta nên áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng…

► Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: Hấp thụ 7,84 lít (đktc) khí H2S vào 64 gam dung dịch CuSO4 10%, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa đen. Giá trị của m là:

A. 33,6.                     B. 38,4.                     C. 3,36.                    D. 3,84.

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và thoát ra 4,928 lít hỗn hợp khí Z. Cho hỗn hợp khí Z qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 47,8 gam kết tủa đen. Thành phần phần trăm về khối lượng của FeS trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 94%.                    B. 6%.                       C. 60%.                    D. 40%.

Ví dụ 3: Nung 5,6 gam bột sắt và 13 gam kẽm với một lượng dư bột lưu huỳnh, sau phản ứng thu được rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch axit clohiđric thu được khí Y. Dẫn khí Y vào V lít dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,6.                      B. 19,2.                     C. 18,6.                    D. 28,8.

Ví dụ 4: Thêm từ từ dung dịch BaCl2 vào 300 ml dung dịch Na2SO4 1M cho đến khi khối lượng kết tủa bắt đầu không đổi thì dừng lại, thấy hết 500 ml. Nồng độ mol/l của dung dịch BaCl2 là

A. 0,3M.                   B. 0,6M.                   C. 0,5M.                   D. 0,15M.

Dạng 6. H2S, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ.

Phương pháp giải

+ H2S, SO2 khi tác dụng với dung dịch bazơ sẽ tạo ra muối axit, muối trung hòa phụ thuộc vào số mol của chúng với số mol OH–.

+ Khi giải bài tập chúng ta nên áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng..

► Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: Cho 2,24 lít (đktc) khí H2S hấp thụ hết vào 85 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan gồm:

A. NaHS và Na2S.                                      B. NaHS.

C. Na2S.                                                     D. Na2S và NaOH.

Ví dụ 2: Cho 2,24 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Khối lượng muối có trong dung dịch Y là

A. 11,5 gam.             B. 12,6 gam.             C. 10,4 gam.           D. 9,64 gam.

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam khí H2S thu được V lít SO2 (đktc) và m gam hơi nước. Hấp thụ toàn bộ SO2 ở trên vào 200 gam dung dịch NaOH 5,6% thì thu được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của chất tan có phân tử khối lớn hơn trong Y là

A. 5,04%.                  B. 4,74%.                 C. 6,24%.                 D. 5,86%.

Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam S có trong oxi dư, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 120 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Giá trị của m

A. 3,84.                    B. 2,56.                     C. 3,20.                    D. 1,92.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Chuyên Đại học Vinh, năm 2016)

Ví dụ 5: Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 250 ml dung dịch KOH 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:

A. 16,5.                     B. 27,5.                     C. 14,6.                    D. 27,7.

Ví dụ 6: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28). Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là

A. 47,92%.                B. 42,98%.               C. 42,69%.               D. 46,43%.

(Đề thi thử THPT Tam Nông – Phú Thọ, lần 1 năm 2016)

Ví dụ 7: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và FeS bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 8,96 lít (đkc) hỗn hợp khí X. Dẫn hỗn hợp khí X đi qua dung dịch CuCl2 dư, tạo ra 9,6 gam kết tủa. Giá trị m gam hỗn hợp đã dùng là

A. 16,8.                     B. 18,6.                     C. 25,6.                    D. 26,5.

Dạng 7. H2S, SO2 tác dụng với chất oxi hóa mạnh.

Phương pháp giải

+ H2S, SO2 có tính khử khi tác dụng chất có tính oxi hóa mạnh như dung dịch KMnO4, dung dịch Br2… thì nguyên tử lưu huỳnh ,  sẽ chuyển lên . Ví dụ:

            5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4;

            H2S + 4Br2 + 4H2O  8HBr + H2SO4;

            SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4;

+ Khi giải bài tập chúng ta nên áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng…

► Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn V lít khí H2S (đktc) bằng một lượng oxi vừa đủ thu được khí Y. Hấp thụ hết Y cần vừa đủ 200 ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của V là

A. 0,2.                       B. 4,48.                     C. 0,5.                      D. 11,2.

Ví dụ 2: Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và SO2 tác dụng hết với 1,25 lít dung dịch nước brom dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng Ba(NO3)2 dư, thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m

A. 116,50.                B. 29,125.                 C. 58,25.                  D. 291,25.

Ví dụ 3: Hấp thụ V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và SO2 bằng một lượng vừa đủ 850 ml dung dịch Br2 1M thu được dung dịch Y. Cho một lượng dư BaCl2 vào dung dịch Y thu được 93,2 gam kết tủa trắng. Phần trăm khối lượng của H2S trong hỗn hợp X là

A. 37,50%.               B. 62,50%.               C. 75,83%.               D. 24,17%.

Link download bản pdf đầy đủ

PHÂN DẠNG BÀI TẬP OXI LƯU HUỲNH

Xem thêm