Các mô hình nghiên cứu xã hội học về hiện tượng tội phạm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

Chủ đề tương tự

  1. Các mô hình nghiên cứu xã hội học về hiện tượng tội phạm

  2. Các mô hình nghiên cứu xã hội học về hiện tượng tội phạm

  3. Các mô hình nghiên cứu xã hội học về hiện tượng tội phạm

  4. Các mô hình nghiên cứu xã hội học về hiện tượng tội phạm

  5. Các mô hình nghiên cứu xã hội học về hiện tượng tội phạm

Cùng với xu hướng phát triển chung của thế giới, là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng gặp phải nhiều vấn đề thách thức trong quá trình hội nhập nhất là về kinh tế, khoa học-kĩ thuật và công nghệ. Bằng việc phát huy cao độ nguồn lực trong nước và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài, Việt Nam đang cố gắng tiến những bước lớn trên con đường phát triển kinh tế.

Kết quả là trong những năm qua đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế-xã hội không ngừng phát triển, trật tự an ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: “Vận dụng mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vực địa lý, giới tính, lứa tuổi và phân tầng xã hội để tìm hiểu về tội phạm tham nhũng ở nước ta hiện nay”.

Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập II, GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), NXB Công an nhân dân, 2015
  • Luật hình sự năm 1999
  • Bình luận khoa học Bộ luật hình sự – Phần các tội phạm Tập 5 các tội phạm về chức vụ – Binh luận chuyên sâu, ThS. Đinh Văn Quế, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2006
  • Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
  • Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
  • Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và sự tham gia của các quốc gia (sách chuyên khảo), Thiếu tướng, GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên),

Lý luận chung về tội tham nhũng

Khái niệm tham nhũng

Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

Do vậy có thể thấy tham nhũng là căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn nhà nước thì còn quyền lực mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền lực. Do vậy cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy.

Chủ thể của tội tham nhũng

Chủ thể của tội tham nhũng là những đối tượng được coi là người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng  năm 2005 gồm:

  • “Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn-kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.

Qua đó có thể thấy các thủ thể của tội tham nhũng chủ yếu là những cá nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy dù có căm thù hay nguyền rủa tham nhũng đến mức nào chúng ta cũng không thể xóa sạch được tham nhũng, đơn giản vì chúng ta không thể tiêu diệt con người.

Vì vậy, chúng ta không thể chỉ nhìn tham nhũng dưới con mắt của một nhà tội phạm học mà phải nghiên cứu nó một cách toàn diện và biện chứng dưới những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế-xã hội. Chỉ có cách nhìn đúng đắn và khách quan mới giúp ta hạn chế được vấn đề này.

Các hành vi tham nhũng

Theo Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định có 12 hành vi tham nhũng bao gồm:

  • Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợ; Nhũng nhiễu vì vụ lợi;  Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Như vậy có thể thấy rằng các hành vi tham nhũng rất đa dạng với nhiều hành vi khác nhau mà phổ biến hiện nay đa số là những hành vi đưa hối lộ và môi giới hối lộ được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi.

Vận dụng mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vực địa lý, giới tính, lứa tuổi và phân tầng xã hội để tìm hiểu về tội phạm tham nhũng ở nước ta hiện nay

Nghiên cứu hiện tượng tội phạm tham nhũng theo khu vực địa lý

Mô hình nghiên cứu theo khu vực địa lí là hướng nghiên cứu hiện tượng tội phạm dựa vào sự phân tích cơ cấu xã hội-lãnh thổ. Cơ cấu xã hội-lãnh thổ được phân biệt chủ yếu thông qua đường ranh giới về lãnh thổ, theo hình thức tổ chức cư trú, lao động, sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Vì thế nên trong xã hội có hai cộng đồng cơ bản là cộng đồng đô thị và cộng đồng nông thôn.

Do điều kiện vật chất giữa đô thị và nông thôn khác nhau nên hai cộng đồng này có những khác biệt về điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, trình độ sản xuất, lối sống, mật độ dân cư,…Chẳng hạn, tỉ lệ dân cư của nước ta giữa hai vùng lãnh thổ có sự chênh lệch tương đối lớn.

Dân cư đô thị ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng trên 20%, trong khi đó dân cư ở nông thôn lại chiếm tỉ lệ tương đối lớn là gần 80% dân số cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2005 thấy rằng phần lớn dân cư sống ở nông thôn chiếm tới 73,1% và tỉ lệ dân thành thị thấp chỉ chiếm 26,9% và đang có xu hướng gia tăng.

Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn là do: Đô thị là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều việc làm nên những người nông dân thiếu ruộng không có việc để làm từ các vùng núi, vùng nông thôn lên thành thị kiếm việc làm. Vì vậy dân số thành thị đang có xu hướng gia tăng, song tỉ lệ dân cư sống ở nông thôn vẫn còn chiếm đa số.

Tại phần lớn các xã hội, các số liệu nghiên cứu đáng tin cậy chỉ ra rằng tỉ lệ tội phạm ở khu vực đô thị bao giờ cũng cao hơn so với khu vực nông thôn.

Qua đó xét vào tội tham nhũng ta có thể thấy tội tham nhũng là một loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, đó là sự tha hóa về đạo đức. Có thể hiểu tha hóa về đạo đức là một trong những biếu hiện của sự tha hóa nói chung, chỉ sự thoái hóa về nhân cách, phẩm chất và đạo đức con người.

Nó là biểu hiện của những hành vi xấu, tiêu cực, phản ánh mặt trái của xã hội, nhất là dưới tác động của kinh tế thị trường. Ví dụ như trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản tham nhũng diễn ra chủ yếu trong việc quy hoạch điển hình là vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì (Hà Nội) thiệt hại ước tính khoảng 14 tỷ đồng.

Vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, gây thiệt hại gần 11 tỷ đồng; vụ tham nhũng về đất đai tại Đồ Sơn và tại Quán Nam, thành phố Hải Phòng…

Các mô hình nghiên cứu xã hội học về hiện tượng tội phạm
Tội phạm theo khu vực địa lý, giới tính, lứa tuổi và phân tầng xã hội

Từ những ví dụ trên có thể thấy rằng tham nhũng xảy ra ở hầu hết trên phạm vi cả nước, xảy ra ở thành thị lẫn nông thôn, ở tất cả những nơi có cơ quan nhà nước đều có thể xảy ra hiện tượng tham nhũng. Nhưng chủ yếu các tội phạm tham nhũng xảy ra ở đô thị cụ thể là các thành phố lớn. Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, đô thị là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ quan, công sở nhà nước…hơn so với ở nông thôn nên có nhiều cơ hội lớn cho các hoạt động phạm tội. Đặc biệt là hành vi tham nhũng trong các cơ quan nhà nước như tham ô tài sản, nhận hối lộ,…vì đô thị có nhiều doanh nghiệp nên việc đưa hối lộ để việc phê duyệt các dự án được thuận lợi là điều không thể tránh khỏi làm cho tình trạng tham nhũng diễn ra ngày một trầm trọng.

Thứ hai là thành phần dân cư đô thị hỗn tạp, mật độ dân số cao nên tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của bọn tội phạm. Như tội tham nhũng với mật độ dân số cao người dân ở thành phố muốn xin được công việc tốt nên đã dùng tiền đưa hối lộ hoặc một số cán bộ có hành vi “nhũng nhiễu vì vụ lợi”.

Hành vi này rất phổ biến trong hoạt động của cơ quan công quyền, nhất là tại các cơ quan hành chính, nơi trực tiếp giải quyết công việc của công dân và doanh nghiệp. Một số cán bộ, công chức không thực hiện trách nhiệm với thái độ công tâm và tinh thần phục vụ mà ngược lại, thường tìm cách lợi dụng những sơ hở hoặc không rõ ràng của các thủ tục, thậm chí tự ý đặt ra các điều kiện gây khó khăn cho công dân và doanh nghiệp để buộc công dân và doanh nghiệp phải quà cáp, biếu xén cho mình.

Thực chất của hành vi này là sự ép buộc đưa hối lộ được che đậy dưới hình thức tinh vi, rất khó có căn cứ để xử lý. Vì vậy người dân hoặc doanh nghiệp muốn khiếu nại việc này là rất khó vì số lượng dân cư ở thành phố đông, nhiều vấn đề để giải quyết nên việc tìm hiểu và xử lý những vấn đề này là rất khó. Do vậy tạo điều kiện để cho tội phạm tham nhũng hoạt động. Còn ở nông thôn, thành phần dân cư tương đối thuần nhất, mật độ dân số thấp gây khó khăn cho hoạt động phạm tội.

Thứ ba, cơ cấu kinh tế ở đô thị đa dạng và phong phú hơn so với nông thôn nên sự kiểm soát xã hội nhìn chung lỏng lẻo hơn. Ở thành phố cơ cấu kinh tế rất đa dạng với nhiều ngành kinh tế khác nhau như may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm; công nghiệp sản xuất, hóa chất, các hoạt động dịch vụ…

Nên các cơ quan nhà nước có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động của các ngành kinh tế; trong khi đó ở nông thôn chủ yếu là các dân tộc ít người sinh sống thành các làng bản nên mối liên kết giữa chính quyền và cộng đồng địa phương trực tiếp và chặt chẽ hơn so với khu vực đô thị.

Từ đó thấy được rằng khu vực địa lý là một trong những yếu tố tác động tới hành vi phạm tội của tội phạm.

Chẳng hạn trong năm 2014 vừa qua chắc hẳn rằng ai cũng biết đến việc xét xử vụ việc tham ô tài sản của Dương Chí Dũng trong thương vụ ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng-nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đóng vai trò chủ mưu, đạo diễn việc rút ruột 1,666 triệu USD. Theo cáo trạng bị can Dũng đã phạm vào các tội danh “tham ô tài sản” và “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quan lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”

Nghiên cứu hiện tượng tội phạm tham nhũng theo lứa tuổi và giới tính

Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo lứa tuổi và giới tính là mô hình nghiên cứu dựa trên sự phân tích cơ cấu xã hội-nhân khẩu. Theo đó có thể hiểu cơ cấu xã hội-nhân khẩu là sự phân chia tổng số dân cư trong xã hội theo một hay nhiều tiêu chí: giới tính, lứa tuổi, tình trạng hôn nhân.

Cơ cấu giới tính là sự phân chia tổng số dân cư thành số nam và số nữ. Cơ cấu giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố lao động, phân vùng kinh tế,…

Cơ cấu lứa tuổi là sự phân bố tổng số dân cư theo từng độ tuổi hoặc nhóm lứa tuổi nhất định. Việc chọn độ tuổi hay nhóm lứa tuổi nào để khảo sát phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Theo đề bài để nghiên cứu hiện tượng tội phạm tham nhũng thì độ tuổi chiếm tỉ lệ cao trong tội phạm tham nhũng ở nước ta là những người đang trong độ tuổi làm việc từ 15 đến 59 tuổi.

Xét theo cơ cấu giới tính, nhiều công trình nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng, ở cùng một nhóm lứa tuổi nào đó, nam giới thường phạm tội nhiều hơn nữ giới, nhiều hơn cả trong tương quan ở từng loại tội phạm cụ thể. Đối với tội phạm tham nhũng ta cũng có thể thấy rằng nam giới thường phạm tội nhiều hơn so với nữ giới.

Chẳng hạn như vụ Phan Văn Tưởng, cán bộ Ngân hàng Techcombank cùng các đồng phạm tham ô trên 10 tỷ đồng; vụ Đoàn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nhận của khách hàng 5 tỷ đồng, là khoản trích 3-10% trong số tiền mà khách hàng được vay của ngân hàng này;…từ những ví dụ trên thấy rằng phần lớn là nam giới phạm tội, nữ giới cũng có nhưng tỉ lệ ít hơn.

Có nhiều lí do để giải thích cho tình trạng tỉ lệ phạm tội nhiều hơn ở nam giới so với nữ giới, như:

Thứ nhất là sự khác nhau về vai trò và chức năng của mỗi giới trong gia đình và ngoài xã hội. Thường thì ở nước ta nam giới tham gia vào công việc của cơ quan nhà nước cũng như hoạt động ngoài xã hội nhiều hơn so với nữ giới. Nên vấn đề phạm tội tham nhũng nam giới cũng chiếm tỉ lệ cao hơn.

Thứ hai là cường độ giao tiếp xã hội, khả năng va chạm, xung đột của nam giới cao hơn nữ giới…

Xét về tội tham nhũng ta có thể thấy rằng nam giới phạm tội tham nhũng ở nước ta chiếm tỉ lệ tương đối cao và cao hơn so với nữ giới. Bởi vì đa số ở nước ta nam giới thường là những người làm việc và giữ các chức vụ nhiều hơn trong bộ máy nhà nước nên xảy ra hiện tượng tham nhũng nhiều hơn là điều tất yếu. Từ đó thấy được rằng lứa tuổi và giới tính cũng là một trong những yếu tố tác động tới việc thực hiện tội phạm của tội tham nhũng.

Nghiên cứu hiện tượng tội phạm tham nhũng theo sự phân tầng xã hội

Đây là mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm dựa theo sự phân tích cơ cấu xã hội-giai cấp. Cơ cấu xã hội giai cấp là cơ cấu mà trong đó các cộng đồng người được xem xét dưới góc độ giai cấp, tầng lớp xã hội và các mối quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp xã hội ấy. Hiện tượng phân tầng xã hội là một nội dung hết sức quan trọng trong các nội dung về nghiên cứu cơ cấu xã hội cũng như các vấn đề xã hội khác.

Trong đời sống xã hội, hầu hết các mặt, các khía cạnh của mỗi con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền hay liên quan đến vị trí của họ trong bậc thang xã hội. Do bản chất của nó, sự phân tầng xã hội đặt ra những vấn đề hết sức nghiêm túc về sự phân hóa giàu nghèo, giữa những người có địa vị cao, có nhiều lợi thế hơn so với những người có địa vị thấp và có nhiều bất lợi cho sự thăng tiến. Và yếu tố này cũng tác động đến tội phạm tham nhũng.

Những người phạm tội tham nhũng thường tập trung ở một số thành phần xã hội đó có thể là những cá nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nhận hối lộ, tham ô tài sản. Việc đưa hối lộ, mua giới hối lộ thường được thực hiện bởi những người có chức vụ quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.

Đây là một biểu hiện mới của tệ tham nhũng. Khác với trước kia, tham nhũng thường là những hiện tượng nhỏ lẻ, được thực hiện bởi một hoặc một vài cá nhân, thì hiện nay tham nhũng đã trở nên tinh vi, phức tạp hơn và nhiều khi mang tính tập thể, có tổ chức. Lợi ích mà hành vi tham nhũng nhằm đạt tới nhiều khi không trực tiếp mà “vòng vèo”.

Do vẫn còn tồn tại cơ chế “xin-cho” trong nhiều lĩnh vực nên có nhiều cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương đã tìm cách hối lộ cho người có chức vụ quyền hạn phụ trách việc phê duyệt chương trình, dự án, cấp kinh phí, ngân sách nhà nước để được lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị địa phương mình và thông qua đó để đạt được các lợi ích cá nhân.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nổi lên tình trạng tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ trong ngành ngân hàng,  nhất là các ngân hàng thương mại hoặc cán bộ trong ngành ngân hàng tiếp tay, móc nối với người bên ngoài thông qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát lớn.

  • Ví dụ như vụ Lê Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy (Hà Nội) tham ô 24 tỷ đồng. Vụ Phan Văn Tưởng, cán bộ Ngân hàng Techcombank cùng các đồng phạm tham ô trên 10 tỷ đồng. Điển hình là trong năm 2014 vừa qua chắc hẳn rằng ai cũng biết đến vụ “đại án” tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-Vinalines của Dương Chí Dũng trong thương vụ ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng-nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đóng vai trò chủ mưu, đạo diễn việc rút ruột 1,666 triệu USD. Theo cáo trạng bị can Dũng đã phạm vào các tội danh “tham ô tài sản” và “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quan lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Từ đó thấy được rằng sự phân tầng xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến tội phạm tham nhũng. Những người có chức vụ, quyền hạn thường lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Không ít hành vi tham nhũng được che chắn, thậm chí là đồng lõa của những người có chức vụ, quyền hạn ở cấp cao hơn.

Trong vụ án tham ô tài sản của Dương Chí Dũng thì Dương Tự Trọng (em trai của Dương Chí Dũng) nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội-Bộ Công an đóng vai trò chính chủ mưu vạch kế hoạch cho các bị cáo khác gồm Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trạt tự xã hội, Công an Hải Phòng), Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan Hải phòng) đều là cấp dưới của Dương Tự Trọng…

Đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài. Qua đó thấy được rằng Dương Tự Trọng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chỉ đạo cấp dưới tổ chức thực hiện việc đưa anh trai của mình trốn ra nước ngoài.

Từ đó thấy rằng sự phân tầng xã hội đặc biệt là vị thế của mỗi người trong xã hội cũng tác động lớn đến hoạt động tội phạm tham nhũng ở nước ta.

Giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, cần làm tốt một số công tác sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong toàn Đảng, toàn dân về đấu tranh chống tham nhũng. Để làm tốt hoạt động này cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng.

Thứ hai, cần tăng cường và làm tốt công tác tiếp nhận và xử lý tin báo về tham nhũng từ quần chúng nhân dân và các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính quyền. Nhanh chóng thông báo kết quả xử lý đối tượng tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân đã thông báo để từ đó khuyến khích họ tham gia đấu tranh chống tham nhũng.

Thứ ba, thiết lập các đoàn thanh tra đột xuất, kiểm tra, kịp thời phát hiện những sai phạm về tham nhũng trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các doanh nghiệp để kịp thời đấu tranh. Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công vụ; xử lý nghiêm những công chức, viên chức nhũng nhiễu, tiêu cực; chấn chỉnh, nâng cao kỷ cương, kỷ luật và xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm pháp luật.

Thứ tư, xử lý nghiêm với các đối tượng tham nhũng, tránh tình trạng điều chuyển công tác hay bổ nhiệm chức vụ đối với những cán bộ nghi vấn tham nhũng. Đồng thời, cần xử lý nghiêm những người bao che đối tượng tham nhũng.

Qua đó có thể thấy rằng tội phạm tham nhũng ở nước ta ngày càng diễn ra nhiều và để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Các yếu tố như khu vực địa lý, giới tính, lứa tuổi và phân tầng xã hội tác động rất lớn đối với tội phạm tham nhũng ở nước ta hiện nay. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta cần có các chủ trương, biện pháp để ngăn chặn, xử lý nghiêm để đẩy lùi tệ tham nhũng.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Tội phạm tham nhũng theo khu vực địa lý, giới tính, lứa tuổi và phân tầng xã hội. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ tới tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.