Các yếu tố nguy cơ môi trường nhà ở

Trang chủNgoài nhàÔ nhiễm môi trường ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Sự phát triển của xã hội hiện đại đã tạo ra nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường như phóng xạ, hóa chất làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của chúng ta. Vì thế, cả thế giới đang ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.

Đã cập nhật 9 tháng 11 năm 2021Bởi Đội Cleanipedia

Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường hiện nay đang ở mức báo động và Cleanipedia mong rằng, sau khi đọc hết bài viết, bạn sẽ cùng chung tay giúp cuộc sống trở nên xanh, sạch hơn nhé!

Lượng rác thải sẽ ngày một nhiều nếu không biết cách tái chế và sử dụng đúng cách. Tìm hiểu ngay tầm quan trọng của ô nhiễm môi trường để bảo vệ cuộc sống của bạn tốt hơn
  1. Môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người. Chúng ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của thiên nhiên, trong đó có cả con người. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi. Theo đó, các yếu tố mang tính vật lý, sinh học và hóa học của môi trường bị làm bẩn. Sự thay đổi này làm ảnh hưởng trực tiếp đến con người cũng như các sinh vật sống khác.

    Môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến khí hậu thay đổi đột ngột và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và các sinh vật khác

  2. Một số nguyên nhân chính gây ố nhiễm môi trường trầm trọng hiện nay:

    - Do các chất khí thải độc hại từ nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp, sinh học.

    - Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt rầy...

    - Do các chất thải rắn trực tiếp thải ra môi trường.

    - Do bụi bẩn, khói từ xe cộ, các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường thủy hay đường hàng không.

    - Do sinh vật gây bệnh phát sinh...

    Mong rằng những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường được nêu trên sẽ giúp bạn nhận ra và chung tay bảo vệ môi trường

  3. Một số biện pháp bảo vệ cực đơn giản nhưng giúp ích rất nhiều cho môi trường bao gồm:

    - Hạn chế sử dụng bao ni lông để đựng đồ hoặc vật dụng khi mua.

    - Tái chế bao ni lông thành những vật dụng có ích.

    - Không vứt rác bừa bãi nơi công cộng.

    - Không đi vệ sinh những nơi không đúng chỗ.

    - Phân loại rác thải.

    - Tham gia các hoạt động xã hội bảo vệ môi trường...

    Cleanipedia liệt kê một số hành động thiết thực và đơn giản nhất để bạn có thể áp dụng giúp bảo vệ môi trường

  1. Đó là sự biến đổi tiêu cực môi trường nước. Khi đó, nước bị chất độc, chất bẩn xâm chiếm. Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật và hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất rắn công nghiệp và có đến 630.000 tấn chất thải nguy hại ra môi trường. Điều đáng nói là hầu hết đều được thải ra sông, suối mà không hề qua xử lý. Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây hại đến con người và các sinh vật sống trong môi trường nước đó. 

    Ô nhiễm nước sẽ gây ra sự suy giảm miễn dịch trong cơ thể. Cụ thể là các bệnh như thần kinh, sắc tố da thay đổi, tim mạch, đường ruột và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, trẻ em sống ở gần nguồn nước nhiễm flo sẽ có IQ thấp hơn trẻ em ở những vùng sạch sẽ khác.

    Vì nguồn nước ô nhiễm, các sinh vật cũng chịu ảnh hưởng không kém. Bạn có thể dễ dàng thấy được hiện tượng cá, tôm chết hàng loạt tại các bờ biển, ao suối do nhiễm hóa chất. Các bạn cũng nghe hải sản nhiễm độc đúng không nào? Nguyên nhân bởi vì môi trường sống của chúng đang bị đe dọa bởi chính những hoạt động  mà con người gây nên. Vì thế, muốn sống thật khỏe mạnh, mỗi người chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường nước bằng những biện pháp thiết thực nhất nhé.

    Nước ngọt hiện nay đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, vì vậy, không nên vứt rác hay thải chất bẩn độc hai xuống sông ngòi

  2. Ô nhiễm đất chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, hóa chất nông nghiệp gây ra, cụ thể là tro than, nước thải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Mức độ ô nhiễm tùy thuộc vào mức độ sử dụng hóa chất và công nghiệp hóa.

    Con người có thể bị ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất như chì, crom, xăng dầu. Thường xuyên tiếp xúc với benzene có thể gây bệnh bạch cầu, Cyclodienes và thủy ngân sẽ gây tổn hại cho thận và một số ảnh hưởng khác như gan nhiễm độc, tắc nghẽn thần kinh cơ, nhẹ hơn thì gây nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc phát ban…

    Hệ sinh thái trong tự nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng không kém. Những chất độc trong đất có thể giết chết các vi sinh vật, làm rối loạn chuỗi thức ăn, lâu dài gây ảnh hưởng đến tất cả động vật ăn thịt và cả động vật ăn cỏ.

    Ô nhiễm nguồn đất còn làm thay đổi quá trình chuyển hóa của thực vật, làm giảm năng suất cây trồng đồng thời khiến đất trở nên tồi tệ hơn.

    Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách thay thế gen thực vật để thay thế thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, giảm thiểu thuốc trừ sâu…

    Vứt rác thành đống và không được xử lý sẽ tạo ra các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm có hại cho sức khỏe

  3. Hiện nay không khí đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi...

    Có 2 loại ô nhiễm không khí là ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân chính gây hại đến sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí gây ra cái chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế giới vào năm 2016. 91% số ca tử vong thuộc về các nước nghèo và đông dân ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

    Ở Việt Nam, tại 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội nồng độ bụi trung bình trong không khí vượt mức cho phép từ 2-3 lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Lượng bụi này xuất phát chủ yếu từ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp.

    Chất lượng không khí tại các vùng nông thôn thì tốt hơn các đô thị lớn. Nếu có ô nhiễm không khí thì chỉ là ô nhiễm cục bộ do hoạt động sản xuất của hộ gia đình.

    Con người không thể sống thiếu không khí. Vì vậy, ngay từ bây giờ nên thực hiện các biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng. Các phương pháp chủ động giúp không khí không bị ô nhiễm hơn là trồng thêm nhiều cây xanh, dùng các phương tiện di chuyển có nhiên liệu thân thiện với môi trường. Đồng thời, bạn cũng nên chủ động tránh nguồn không khí ô nhiễm như đeo khẩu trang khi ra đường, bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng,...

    Ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây nên bệnh về đường hô hấp và làm trái đất nóng lên, khí hậu biến đổi đột ngột

Môi trường chính là không gian sống của con người và mọi loài sinh vật, đồng thời cũng là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản… phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của nhân loại. Thế nhưng môi trường cũng là nơi chứa những chất thải do con người tạo ra với mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng theo thời gian. Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm lâu dài và có hệ thống. Những giải pháp có thể kể đến như:

  1. Thực vật đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái trên Trái Đất, là nguồn cung cấp oxi cho bầu không khí, hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất. Để bảo vệ môi trường hiệu quả, chúng ta nên trồng nhiều cây xanh xung quanh không gian sinh sống để không khí được trong lành, đồng thời luôn tích cực tuyên truyền gìn giữ, không chặt phá rừng bừa bãi.

    Tạo thực vật xanh như trồng cây, trồng rau tại nhà tạo không khí trong lành

  2. Nếu cẩn thận hơn trong quá trình vận chuyển hoặc sử dụng năng lượng, chúng ta hoàn toàn có thể giảm lượng chất độc hại thải vào đất, nước và không khí. Bằng các kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể giúp không gian sống trở nên xanh, sạch và đẹp hơn.

    Giảm thiểu lượng chất độc hại ra môi trường và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường

  3. Những loại thuốc bảo vệ thực vật hay các loại hóa chất vệ sinh tẩy rửa là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư hoặc các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, chúng ta nên chuyển sang sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

    Dùng các thực phẩm organic vừa giúp bảo vệ sức khỏe, vừa hạn chế lượng thuốc từ sâu độc hại

  4. Từ lâu nhân loại vẫn có thói quen sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch. Đây chính là nguồn cơn tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tác động tiêu cực lên hệ sinh thái. Chính vì vậy, cần thay đổi dần thói quen và hướng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo sẵn có trong tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…

    Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch đến từ tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió...

  5. Một trong những cách bảo vệ môi trường đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả đó là tiết kiệm điện. Nhiều người thường hay có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến mà không hề biết rằng, hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả khi không hoạt động thì các thiết bị này cũng sử dụng một phần năng lượng. Chính vì vậy, nên rút phích cắm ra khỏi ổ điện hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện tử khi không sử dụng nhé.

    Tiết kiệm điện năng giúp bạn giảm được hóa đơn tiền điện và giúp môi trường sống được bảo vệ tốt hơn

  6. Một chiếc túi nilon có thể mất hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể phân hủy sinh học. Việc chúng tồn tại sẽ trực tiếp gây hại cho hệ sinh thái của rất nhiều động vật sống trong nước như ao, hồ, đại dương ... Bên cạnh đó, để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa thì phải tiêu tốn gần 12 triệu barrel dầu hỏa. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy sử dụng giấy hoặc các loại lá, giỏ tre, nứa… để đựng thay vì sử dụng túi nilon.

    Biện pháp để giảm thiểu tác hại và bảo vệ môi trường là hạn chế sử dụng túi ni lông

Vì sự sinh tồn của con người, chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh cho chính mình và thế hệ mai sau.

>>> Xem thêm:

  • Làm thế nào để giảm lượng khí thải carbon ngay tại nhà?

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 31 tháng 5 năm 2021

© 2022 Được lập ra cho bạn bởi Unilever

Video liên quan

Chủ Đề