Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

Cách tìm x trên máy tính cầm tay cực chính xác khi thi trắc nghiệm

Tường Vy Nguyễn 14/06/2021 2 bình luận

Giải toán bằng máy tính cầm tay là phương pháp được rất nhiều sĩ tử áp dụng trong bài thi THPTQG môn toán kể từ khi Bộ Giáo dục & Đào tạo chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm 100%. Vậy bạn đã biết cách tìm x trên máy tính cầm tay cực chính xác khi thi trắc nghiệm chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm x trong phương trình 1 ẩn

Đối với phương trình bậc nhất (có dạng ax+b=0), bạn tiến hành nhập phương trình > Bấm SHIFT + SOLVE (phím CALC) > Bấm dấu =.

Ví dụ: Tìm x, biết 2x+6=10.

Hướng dẫn bấm máy:

+ Bạn nhập phương trình 2x+6=10 vào máy tính (Dấu = được biểu diễn bởi ALPHA =)

+ Bấm SHIFT + SOLVEdấu = và kết quả trả về bằng 2.

Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

Số nghiệm tối đa sẽ tương đương với số bậc của phương trình. Chẳng hạn:

  • Phương trình bậc 2 có tối đa 2 nghiệm.
  • Phương trình bậc 3 có tối đa 3 nghiệm.

Nếu như bạn giải bằng cách nhấn SHIFT + SOLVE thì chỉ giải ra 1 nghiệm trong 1 lần bấm.

Bước 1: Nhập phương trình > Bấm SHIFT + SOLVE > Bấm dấu = và thu được nghiệm X1.

Bước 2: Bạn lấy phương trình ban đầu chia với (x - X1) > Bấm SHIFT + SOLVE > Bấm dấu = và thu được nghiệm X2.

Bước 3: Lặp lại thao tác trên với các nghiệm còn lại cho đến khi màn hình hiển thị chữ Can't Solve, khi đó thì bạn đã tìm hết được nghiệm.

Ví dụ: Tìm nghiệm của phương trình bậc 4: x+7x³-29x²+7x-30=0.

Hướng dẫn bấm máy:

+ Nhập phương trình > Bấm SHIFT + SOLVE > Bấm dấu = và thu được nghiệm đầu tiên là 3.

Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

+ Nhập phương trình (x+7x³-29x²+7x-30)÷(x-3)=0 > Bấm SHIFT + SOLVE > Nhấn dấu = và thu được nghiệm thứ 2 là 10.

Trong (x-3) thì 3 chính là nghiệm thứ nhất tìm được ở Bước 1.

Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

+ Nhập phương trình (x+7x³-29x²+7x-30)÷(x-3)÷(x-10)=0 > Bấm SHIFT + SOLVE > Nhấn dấu = và màn hình hiển thị Can't Solve. Điều này có nghĩa phương trình có hai nghiệm X1=3, X2=10.

Trong (x-3) thì 3 chính là nghiệm thứ nhất tìm được ở Bước 1.

Trong (x-10) thì 10 chính là nghiệm thứ nhất tìm được ở Bước 2.

2. Tìm x trong phương trình nhiều ẩn

Để có thể tìm x được trong phương trình nhiều ẩn thì bạn cần biết giá trị của các ẩn còn lại bên trong phương trình.

Lưu ý: Nếu bài có 3 ẩn trở lên có thể sử dụng A, B, C,...

Bước 1: Nhập phương trình của bạn vào máy tính > SHIFT + SOLVE > Nhấn dấu =,

Bước 2: Ở màn hình hiển thị X?, bạn nhấn = để bỏ qua > Lần lượt nhập các giá trị còn lại ở màn hình Y?, Z?,...

Bước 3: Nhấn dấu = để hiển thị kết quả.

Ví dụ: Tìm x trong phương trình x+6y=0 khi cho biến y=3 và y=-6.

Hướng dẫn bấm máy:

+ Nhập phương trình x+6y =0 > bấm SHIFT + SOLVEdấu =.

+ Bỏ qua giá trị X? bằng cách nhấn dấu = > Màn hình máy tính hiển thị Y? thì nhập giá trị của Y=3 > Nhấn 2 lần dấu = > Kết quả cho ra X=-18.

Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

Tương tự thay biến Y=-6 để tìm nghiệm x tương ứng là 36.

3. Tìm giá trị min và max của phương trình

Trong các bài toán trắc nghiệm, bạn sử dụng các đáp án có trong bài để thế vào giá trị y của phương trình để xác định đâu là đáp án giá trị nhỏ nhất/giá trị lớn nhất chính xác. Cụ thể, bạn thực hiện như sau.

Bước 1: Nhập phương trình vào với giá trị y đã được thế trong các đáp án trắc nghiệm > Bấm SHIFT + SOLVE > Nhập giá trị trong khoảng giá trị của x > Nhấn nút = để ra nghiệm.

Bước 2: Kiểm tra nghiệm có nằm trong khoảng điều kiện mà đề cho hay không, nếu có thì ghi nhận lại nghiệm.

Bước 3: Thực hiện lại quy trình Bước 1Bước 2 cho các đáp án còn lại.

Bước 4: Cân nhắc lựa chọn đáp án theo hai tiêu chí là thỏa mãn điều kiện lớn nhất/nhỏ nhất của y, và tiêu chí nằm trong khoảng giá trị giới hạn của x.

Ví dụ: GTNN của hàm số y=(x^2+3)/(x-1) trên[2;4] là:

A. -3

B.-2

C.19/3

D.6

Hướng dẫn bấm máy:

+ Thay y lần lượt bằng các đáp án mà đề cho rồi nhập vào máy tính. Ví dụ thay y=-3, ta nhập vào máy tính phương trình (x^2+3)/(x-1)=-3.

+ Bấm SHIFT + SOLVE > Solve for X bằng 3 (có thể thay 3 bằng một giá trị bất kỳ nằm trong [2;4]) > Bấm dấu =.

+ Kết quả cho ra x=0 (Loại vì 0 không nằm trong [2;4]).

+ Tiếp tục thay các giá trị y=-2; y=19/3 và y=6 ta thấy chỉ có đáp án y=6 cho ra giá trị x=3 nằm trong [2;4] thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Đáp án đúng là câu D.

Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

- Nếu đề bài cho đáp án là x thì có thể thay đáp án lên phương trình, giá trị nào đúng thì chọn.

- Nếu x là một số lẻ, thì có thể lấy đáp án a, b, c, d trong đề bấm ra xem giá trị nào giống thì chọn (bấm nút S<=>D)

Ví dụ: Căn bậc 2 = 1.414213...

- Lưu ý để solve nhanh hơn:

+ Quy đồng mẫu số

+ Gom các biến giống nhau lại.

Ví dụ: Thay vì ghi x + 2x - 4x, hãy gom phép tính và ghi -x.

Một số mẫu máy tính cầm tay hiện đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
  • Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

    Máy tính khoa học Thiên Long - Flexio FX680VN Xanh

    520.000 650.000 -20%
    Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b
    TẾT 2022 GIẢM SỐC
  • Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

    Máy tính khoa học Thiên Long - Flexio FX590VN Xanh Thiên Thanh

    368.000 460.000 -20%
  • Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

    Máy tính cầm tay Thiên Long - Flexio CAL-06S Xanh Navy

    348.000 435.000 -20%
  • Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

    Máy tính cầm tay Thiên Long - Flexio CAL-05P Xanh Navy

    152.000 190.000 -20%
  • Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

    Máy tính cầm tay Thiên Long - Flexio CAL-03S Xanh Navy

    200.000 250.000 -20%
  • Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b

    Máy tính cầm tay Thiên Long - Flexio CAL-02S Xanh Navy

    136.000 170.000 -20%
    Cách bấm máy tính đồ thị hàm số y ax b
    TẾT 2022 GIẢM SỐC
Xem thêm

Xem thêm:

  • Cách bấm máy tính giải phương trình Logarit trắc nghiệm cực nhanh
  • Cách bấm giá trị tuyệt đối trên máy tính để tìm x, giải phương trình
  • Cách bấm máy tính để giải bài toán số phức nhanh chóng, chính xác

Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách tìm x trên máy tính cầm tay cực chính xác khi thi trắc nghiệm. Chúc các bạn thực hiện thành công! Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!

46.841 lượt xem