Cách chăm sóc da sau khi nhiễm corticoid

Da nhiễm corticoid là vấn nạn ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, do bạn gái tin lầm vào các sản phẩm dưỡng trắng kém chất lượng. Biểu hiện của da nhiễm corticoid là gì, điều trị và phục hồi ra sao, cùng Beauty Box tìm hiểu ngay nhé! 

Nguyên nhân và dấu hiệu dị ứng corticoid

Gần đây trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại kem trộn, thuốc rượu dưỡng trắng xuất xứ không rõ ràng, dán nhãn “gia truyền” không vô căn cứ, chứa nồng độ corticoid rất cao. Việc lạm dụng vô tội vạ và sai nồng độ sẽ mang lại hậu quả da nhiễm độc corticoid cùng với các biến chứng nguy hiểm. 

Da nhiễm Corticoid gây ra nỗi hoang mang và tự ti cho bạn gái - Ảnh: Shutterstock

Da nhiễm corticoid xuất hiện rất nhiều biểu hiện nặng nhẹ và được phân chia thành các cấp độ khác nhau. Việc nhận biết làn da của chính mình đang ở cấp độ nào có thể đấy nhanh quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả. Tình trạng nhiễm thường được chia thành 5 cấp độ.

Cấp độ 1: Da bắt đầu bong tróc

Đây là cấp độ da nhiễm corticoid nhẹ nhất với nồng độ tiếp xúc thấp trong thời gian ngắn. Biểu hiện thường thấy nhất là da khô tróc thành từng mảng li ti, nổi mẩn đỏ nhẹ, ngứa châm chích giống như khi peel da hoặc dị ứng. 

Cấp độ 2: Da có dấu hiệu viêm cấp tính 

Ở giai đoạn này, da bắt đầu phồng rộp và xuất hiện các bong bóng nước như bị phỏng. Khi bóng vỡ, nước lan nhanh tới các khu vực lân cận, căng tức mủ, sần đỏ và đọng máu bầm. Nếu không can thiệp y tế kịp thời, bóng nước khi khô sẽ để lại sẹo nám nghiêm trọng. 

Cấp độ 3: Da giãn mạch máu 

Một số đối tượng bị nhiễm corticoid không biểu hiện cấp tính như giai đoạn 2 mà chuyển trực tiếp đến tình trạng tổn thương hệ mao mạch dưới hạ bì da. Lúc này corticoid đã bắt đầu “thấm” vào máu, da mặt sẽ nóng rát, phù nề, mạch máu bị vỡ sung huyết gây đau đớn kéo dài. Đồng thời, da mặt bị teo, trở nên cực kỳ mỏng và có mụn nước nổi quanh mép. 

Cấp độ 4: Da tăng tiết nhờn và nổi mụn 

Khi da đã bị tổn thương nghiêm trọng, hiện tượng rối loạn tiết nhờn làm cho da luôn trong trạng thái bóng nhẫy, bết rít. Mụn mủ nổi ồ ạt do lỗ chân lông bị bít tắc, ẩm ướt và viêm nhiễm. Đặc biệt, các nốt mụn này sưng rất to, phủ kín mặt và không hề có dấu hiệu thuyên giảm. 

Cấp độ 5: Da viêm hoại tử

Đây là cấp độ “đáng báo động” khi độc corticoid đã thẩm thấu vào da thời gian dài. Bạn sẽ luôn cảm thấy gương mặt căng tức, nóng rát ngay cả khi có điều hoà. Mụn bọc, mụn mủ kèm dịch vàng đóng thành từng mảng, có mùi rất khó chịu. Các lỗ chân lông tụ máu bầm có tình trạng lở loét và hoại tử. Đây chính là mức độ tàn phá nặng nề nhất mà corticoid có thể gây ra cho da. 

6 bước điều trị da nhiễm corticoid 

Sau khi đã nhận biết da nhiễm corticoid thông qua các biểu hiện trên, bạn cần đến các trung tâm, bệnh viện da liễu uy tín khám và điều trị ngay lập tức.

1. Giảm tần suất sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid 

Nhiễm corticoid nặng đồng nghĩa với việc da đã bị "nghiện" corticoid nên việc ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa chất này một cách đột ngột sẽ gây nên phản ứng mạnh trên da như sốc hoặc kích thích tình trạng hoại tử.  

Tốt nhất, bạn hãy kiên nhẫn chuyển đổi dần dần từ sản phẩm chứa nồng độ corticoid cao sang thấp hơn, với liều dùng giãn cách hơn cho da “cai nghiện” quen trước khi ngưng hoàn toàn. Bạn có thể giảm liều lượng corticoid bằng cách:

  • Giảm tần suất và liều lượng sử dụng hằng ngày, ví dụ thay vì sử dụng 3 lần/ ngày thì giảm 2 lần/ ngày

  • Khi thấy da đã thích ứng, bạn cần tiếp tục giảm theo tần suất và liều lượng sử dụng

  • Ngưng sử dụng khi thấy mức độ tổn thương do corticoid dần ổn định 

Corticoid cần có tần suất sử dụng giảm dần để làn da không bị “sốc” do lệ thuộc hợp chất - Ảnh: Shutterstock

2. Vệ sinh da đúng cách

Vệ sinh da đúng cách cũng là cách hỗ trợ điều trị da nhiễm corticoid hiệu quả. Bước này giúp bạn hạn chế các triệu chứng kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu,...Bạn cần lưu ý một vài điều khi tiến hành vệ sinh da mặt nhiễm corticoid như:

  • Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ: Bạn có thế sử dụng nước muối 0,9%, các loại sữa rửa mặt không tạo bọt, không hương liệu, cồn,...

  • Rửa mặt 2-3 lần/ ngày với nước muối ấm hoặc sữa rửa mặt chuyên dụng 

  • Hạn chế massage hoặc chà xát bề mặt da 

3. Thải độc da nhiễm corticoid bằng mặt nạ thiên nhiên

Khi da đang “căng mình cai nghiện” corticoid, bất kỳ chất hoá học nào cũng có thể gây nên tác dụng ngược. Thay vào đó, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để xông hơi, đắp mặt nạ hoặc xịt khoáng sẽ giảm thiểu nguy cơ kích ứng vừa hỗ trợ phục hồi da hiệu quả. 

Các công thức chăm sóc từ thiên nhiên như trà xanh, tinh bột nghệ, nha đam… có thể được áp dụng trong quá trình điều trị da nhiễm corticoid vì độ lành tính và đặc tính cấp ẩm, se cồi mụn, giảm sẹo thâm hiệu quả mà không gây bức bí cho da. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thử một ít sản phẩm lên vùng da cánh tay trước khi áp dụng cho da mặt để đảm bảo an toàn hơn.

Nguyên liệu thiên thiên là giải pháp tối ưu để chăm sóc da trong giai đoạn điều trị - Ảnh: Shutterstock

4. Dưỡng ẩm phục hồi da nhiễm corticoid

Bên cạnh các mặt nạ thiên nhiên, bạn có thể phục hồi và tái tạo làn da nhanh chóng bằng cách sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da., trong đó có chứa các thành phần như Vitamin E hoặc Axit Hyaluronic.

Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh các thành phần bảo quản như paraben hoặc hương liệu tổng hợp, cồn hoặc một số chất gây kích ứng khác sẽ khiến việc điều trị da nhiễm corticoid trở nên khó khăn và mất thời gian hơn. Tốt hơn hết, bạn hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu để hạn chế tối thiểu nguy cơ kích ứng da.

5. Bảo vệ da khỏi tác động bên ngoài

Chúng ta đều biết rằng, khoảng thời gian điều trị da nhiễm corticoid là giai đoạn da còn yếu ớt, mong manh, dễ nhiễm trùng nhất. Những tác động tiêu cực từ tia cực tím hay ô nhiễm môi trường đều cần được ngăn cách tuyệt đối. 

Có như vậy mới tạo ra môi trường hoàn hảo để “thải độc” và tái tạo cho làn da lấy lại phong độ. Do đó hãy chú ý trong việc giữ gìn vệ sinh da; hạn chế ra ngoài để da có môi trường hồi phục tốt. Đặc biệt, bạn cần chống nắng mỗi ngày để làn da trong giai đoạn mỏng manh này được bảo vệ tốt nhất.

Với khả năng tạo lớp màng bảo vệ vững chắc, các sản phẩm chống nắng sẽ giúp làn da tránh khỏi trước các tác nhân môi trường. Bạn nên ưu tiên chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 và sử dụng ngay cả khi ở trong bóng râm.

Săn ngay kem chống nắng cao cấp chính hãng tại Beauty Box với nhiều sản phẩm đa dạng từ các thương hiệu uy tín: Bioderma, Vichy, Thefaeshop, Anessa...

6. Tuân thủ thuốc kê đơn điều trị da nhiễm corticoid

Từ cấp độ 3 trở lên, việc điều trị da nhiễm corticoid tại nhà đã không còn cho kết quả khả quan. Khi này bạn cần đến thăm khám với các bác sĩ da liễu uy tín để họ có thể đánh giá đúng tình trạng của da cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. 

Tuyệt đối không nghe theo những chỉ dẫn “truyền miệng” vì sẽ càng khiến nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Việc tuân thủ các toa thuốc được kê bởi bác sĩ là an toàn nhất để xoa dịu và giúp kiểm soát nhanh các biểu hiện xấu của da. 

Một số lưu ý trong quá trình điều trị da nhiễm corticoid 

6 bước điều trị da nhiễm corticoid chỉ là về lý thuyết, nhưng cũng có một số lưu ý quan trọng cần “nằm lòng” nếu bạn mong muốn da “thải độc” nhanh hơn: 

Không tự ý dùng thuốc

Thuốc điều trị da nhiễm corticoid đa phần là các loại kháng sinh liều mạnh. Tuỳ thuộc vào thể trạng, mỗi đối tượng sẽ có liều dùng thuốc khác nhau. Chính vì thế, việc tự ý mua thuốc theo lời “truyền miệng” là tuyệt đối không nên nhằm tránh nguy cơ sốc phản vệ. 

Tránh chất kích thích

Trong quá trình phục hồi và điều trị da nhiễm corticoid, bia rượu, thuốc lá hay cà phê… cần được ngưng sử dụng bởi vì chúng có thể gây rối loạn nội tiết hoặc làm giảm chức năng tá dược. 

Tránh trang điểm

Ở các cấp độ nặng, dường như làn da lúc ấy chi chít vết thương hở. Việc “bất chấp” trang điểm, phủ lên da hàng loạt loại kem nền chống nước, kem che khuyết điểm, phấn phủ không có tác dụng gì ngoài việc gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn về nhiễm trùng và làm chậm lộ trình trị liệu. 

Da nhiễm corticoid là vấn nạn hết sức đáng quan ngại khi các loại mỹ phẩm kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường. Song song với việc điều trị, tìm hiểu kỹ nguồn gốc, thành phần trong mỹ phẩm cũng hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm độc corticoid trên da. 

Nguồn tham khảo:

Topical corticosteroids - //www.skinsupport.org.uk/conditions-details/topical-corticosteroids 

Topical Corticosteroids - //www.medicinenet.com/corticosteroids-topical/article.htm#what_are_topical_corticosteroids 

The Dangers of Topical Corticosteroid Use for Skin Conditions - //www.pharmacytimes.com/view/the-dangers-of-topical-corticosteroid-use-for-skin-conditions 

Topical corticosteroids - //www.nhs.uk/conditions/topical-steroids/ 

Dấu hiệu da nhiễm corticoid - //www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/dau-hieu-da-nhiem-corticoid/ 

Video liên quan

Chủ Đề