Cách chăm sóc trẻ bị thông liên nhĩ

Khi phát hiện thông liên nhĩ, bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi hoặc bác sĩ phẫu thuật lồng ngực tim mạch nhi sẽ kiểm tra khiếm khuyết để đưa ra quyết định về việc có cần đóng lỗ hổng lại hay không. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi không gây ra vấn đề, lỗ hổng vẫn sẽ được đóng lại để phòng ngừa biến chứng trong tương lai.

Bệnh nhân dưới 25 tuổi được tiến hành thủ thuật đóng lỗ hổng có xu hướng ít gặp phải biến chứng hơn và tuổi thọ dự kiến bình thường.

Cách chăm sóc trẻ bị thông liên nhĩ

Lỗ thông liên nhĩ có thể được đóng lại thông qua phẫu thuật mở hoặc sử dụng ống thông (một loại ống mềm). Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần thực hiện đóng lỗ hổng bằng ống thông. Trong thủ thuật này, ống thông được đưa vào tim thông qua một động mạch ở háng. Một thiết bị nhỏ gắn vào ống thông được sử dụng tại vùng bị khiếm khuyết để bịt kín lỗ hổng trước khi gỡ ống thông.

Đây là hình thức phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được ưu tiên lựa chọn hơn so với phẫu thuật mở, trong đó yêu cầu phải mở khoang ngực của bệnh nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp khi không thể đóng lỗ hổng bằng thiết bị ống thông, sẽ cần thực hiện phẫu thuật mở để điều trị. Tìm hiểu phương pháp phát hiện thông liên nhĩ.

Cách chăm sóc trẻ bị thông liên nhĩ

Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh phức tạp cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mở và thường được thực hiện trong năm đầu đời của trẻ sơ sinh. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một miếng dán vào tim để bịt kín lỗ hổng giữa hai buồng tim và tiến hành sửa hoặc thay thế van động mạch phổi, đồng thời nong rộng động mạch phổi để tăng lưu lượng máu từ tim đến phổi.

Đôi khi, đặc biệt là ở trẻ sinh non, có thể cần tiến hành phẫu thuật điều trị tạm thời trước khi trẻ sơ sinh sẵn sàng cho quy trình phẫu thuật tim phức tạp này. Cụ thể, một đoạn mạch bắc cầu sẽ được tạo ra để tăng lưu lượng máu đến phổi, đoạn mạch này sẽ được cắt bỏ khi trẻ sơ sinh phát triển hơn và sẵn sàng cho việc phẫu thuật tim.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều hồi phục sau phẫu thuật tim, tuy nhiên, vẫn có khả năng xảy ra các biến chứng đòi hỏi phải tiếp tục tiến hành phẫu thuật, có thể là khi trẻ còn nhỏ hoặc khi đã đến tuổi trưởng thành. Sau khi điều trị thành công, bệnh nhân mắc tứ chứng Fallot sẽ cần được chăm sóc suốt đời bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch có chuyên môn về bệnh tim bẩm sinh. Tìm hiểu phương pháp phát hiện tứ chứng Fallot.

Đặt lịch khám/ Tư vấn Tìm Bác sĩ

Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh phức tạp cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mở và thường được thực hiện trong năm đầu đời của trẻ sơ sinh. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một miếng dán vào tim để bịt kín lỗ hổng giữa hai buồng tim và tiến hành sửa hoặc thay thế van động mạch phổi, đồng thời nong rộng động mạch phổi để tăng lưu lượng máu từ tim đến phổi.

Đôi khi, đặc biệt là ở trẻ sinh non, có thể cần tiến hành phẫu thuật điều trị tạm thời trước khi trẻ sơ sinh sẵn sàng cho quy trình phẫu thuật tim phức tạp này. Cụ thể, một đoạn mạch bắc cầu sẽ được tạo ra để tăng lưu lượng máu đến phổi, đoạn mạch này sẽ được cắt bỏ khi trẻ sơ sinh phát triển hơn và sẵn sàng cho việc phẫu thuật tim.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều hồi phục sau phẫu thuật tim, tuy nhiên, vẫn có khả năng xảy ra các biến chứng đòi hỏi phải tiếp tục tiến hành phẫu thuật, có thể là khi trẻ còn nhỏ hoặc khi đã đến tuổi trưởng thành. Sau khi điều trị thành công, bệnh nhân mắc tứ chứng Fallot sẽ cần được chăm sóc suốt đời bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch có chuyên môn về bệnh tim bẩm sinh. Tìm hiểu phương pháp phát hiện tứ chứng Fallot.