Cách chỉnh lưu lượng bơm piston

Loại bơm: Điều chỉnh được lưu lượng

Kiểu bơm : PVPC , 3, 4, 5,
Lưu lượng từ 29 - 88  cm³/vòng
Áp suất từ 250 - 315 bar

Bơm thủy lực có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả làm việc của cả hệ thống máy xúc. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách chỉnh đúng cách cho các bạn tham khảo

Bơm thủy lực có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả làm việc của cả hệ thống máy xúc. Với nguyên lý hoạt động bằng cách sử dụng chuyển động quay từ động cơ hoặc motor điện để hút dầu thủy lực từ bồn chứa và di chuyển trong mạch thủy lực dưới áp suất cao. Do đó, sau một thời gian dài sử dụng đôi lúc bơm máy xúc sẽ gặp sự cố cần khắc phục và sửa chữa. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách chỉnh bơm thủy lực máy xúc đúng cách cho các bạn tham khảo. 

Cách chỉnh bơm thủy lực máy xúc đúng cách

1. Nguyên lý hoạt động của động cơ bơm thủy lực máy xúc

Một trong những dòng động cơ bơm thủy lực phổ biến nhất thường ứng dụng để tạo ra dòng năng lượng chất lỏng thủy lực dùng mảng chia lưới của các khe bơm máy xúc để đẩy chất lỏng dịch chuyển. 

Bơm thủy lực bánh răng chính là loại được sử dụng phổ biến trong máy xúc và dùng trong các loại bơm có chất lỏng và độ nhớt nhất định. Loại bơm này bơm lưu lượng chất lỏng không đổi mỗi khi di chuyển chất lỏng bên trong, còn bơm piston có thể thay đổi được thể tích chất lỏng theo yêu cầu. 

Bơm thủy lực máy xúc hoat động bằng cách xoay các bánh răng tuyến tính bên trong máy bơm để tạo thành một khoảng trống giữa các rãnh bơm và hút đẩy chất lỏng, làm đầy khoang bơm. Từ đó, tạo được một áp lực cần thiết tiếp tục di chuyển chất lỏng đến vị trí khoang chứa rồi kết thúc quá trình bơm. 

Tuy nhiên, sau khi hoạt động lâu dài bơm thủy lực sẽ dễ mất áp hoặc hoạt động không ổn định dẫn đến hiệu quả không tốt. Vậy cách chỉnh áp bơm thủy lực máy xúc đúng cách như thế nào? 

2. Cách chỉnh áp bơm thủy lực máy xúc

Loại bơm thường dùng trong máy xúc và các loại máy công trình nói chung là bơm cánh gạt và bơm bánh răng có lưu lượng bơm cố định với áp suất từ 180 bar – 210 bar. Hiện nay, các loại máy xúc hiện đại hơn với nhiều công năng và điều khiển phức tạp nhưng lại có nhiều tiện ích và bơm thủy lực có thể điều chỉnh áp được. 

Các chức năng và cơ cấu chấp hành của bơm thủy lực máy xúc có thể thay đổi theo vận tốc di chuyển phụ tải cũng như thay đổi phù hợp. Điều này thích hợp khi cân bằng áp lưu mà công suất không thay đổi. Khi áp suất tăng thì lưu lượng giảm và ngược lại nên rất phù hợp cho máy xúc đào và các máy công trình khác.

Cách chỉnh áp suất và lưu lượng của bơm thủy lực máy xúc

Cách chỉnh áp bơm thủy lực máy xúc bằng cách nhìn trên cửa ra cần lắp phụ tải và đồng hồ đo để kiểm tra áp suất làm việc của thiết bị và thường áp suất của máy công trình được chỉnh trong khoảng từ 270 - 350 bar.

Để chỉnh áp suất cho bơm thủy lực máy xúc có lưu lượng cố định cần có van an toàn, van phân phối, đồng hồ đo áp suất và xi lanh, phụ tải để điều chỉnh. Khi van phân phối ở vị trí giữa bơm được xả tải do cửa giữa của van mở và dầu chủ yếu bơm qua van về thùng và đồng hồ chỉ về số 0. 

Khi van đưa về vị trí gây tải bằng xi lanh áp suất đồng hồ chỉ cần làm việc phụ thuộc vào phụ tải bằng cách chỉnh độ nén của lò xo trên van chỉnh áp suất thông minh. Do bơm nén dầu liên tục nên nếu quá tải thì dầu sẽ được chảy về van an toàn trong thùng chứa. Khi điều chỉnh xong tải ta điều khiển xi lanh về vị trí ban đầu chuẩn bị cho chu trình kế tiếp.

3. Cách chỉnh áp suất bơm thủy lực máy xúc theo cách bù trừ áp

Với cách chỉnh bơm thủy lực máy xúc này cần lắp thêm van giảm áp suất và lắp thêm van logic “and” - “hoặc”, van chỉnh áp suất kết hợp. Trường hợp áp suất làm việc trong các khoang xi lanh sẽ tác động lên phía có lò xo của van giảm áp để tăng hoặc giảm dòng chất lỏng được cấp vào trong khoang xi lanh. Theo đó, dòng dầu và áp suất cung cấp vào khoang được bù trừ cho nhau tức là nếu áp suất tăng thì dòng giảm và ngược lại. Còn áp suất nguồn ra của bơm vẫn không thay đổi.

Khi cân bằng bù trừ áp suất cần phải lắp thêm van chỉnh áp suất cùng với lo xo có độ nén khoảng 200 PSI. Nếu áp suất trong các khoang xi lanh gây tải trọng thấp thì chủ yếu chất lòng chảy qua van này, còn nếu áp suất cao thì dòng chảy chủ yếu chảy qua cả hai van chỉnh áp có lò xo kích thước 200PSI và 2700 PSI.  

Do đó, nhờ van logic mà cảm biến tải qua xi lanh cung cấp tín hiệu áp suất sẽ tác động ngược nhờ các mạch dẫn để điều khiển áp suất và lưu lượng của cả hệ thống của máy. 

Để chỉnh bơm thủy lực máy xúc đúng cách cũng tùy thuộc vào từng loại bơm ứng với áp suất và lưu lượng dòng chảy khác nhau nên cần xem xét kỹ thông số của sản phẩm trước khi tiến hành. 

Trên đây Dụng cụ thủy lực Đại Thịnh Phát vừa chia sẽ cách chỉnh bơm thủy lực máy xúc đúng cách, hiệu quả cho các bạn tham khảo khi bơm gặp sự cố trong quá trình sử dụng. 

BƠM THỦY LỰC - HYDRAULIC PUMPS

Bơm thủy lực là một cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để biến cơ năng thành năng lượng của dầu. Trong hệ thống thủy lực chủ yếu sử dụng bơm thể tích, tức là loại bơm thực hiện biến đổi năng lượng bằng cách thay đổi thể tích các khoang làm việc, khi thể tích của khoang làm việc tăng bơm thực hiện hút dầu, khi thể tích của khoang làm việc giảm bơm đẩy dầu ra. Tùy thuộc vào lượng dầu do bơm đẩy ra trong một chu kỳ làm việc, ta có thể phân ra hai loại bơm thể tích:

+ Bơm có lưu lượng cố định [bơm cố định]: Với một tốc độ quay bơm nhất định thì lưu lượng bơm ra là không đổi [tuy nhiên thực tế có thay đổi do bơm có tổn thất lưu lượng].

+ Bơm có lưu lượng thay đổi [bơm điều chỉnh]: Với một tốc độ quay bơm nhất định thì lưu lượng bơm có thể điều chỉnh được trong một dải cho phép tùy từng kết cấu bơm.

Phân loại theo cấu tạo thì có một số loại bơm thông dụng như sau:

+Bơm thủy lực bánh răng. [hình ảnh 1]+Bơm thủy lực piston hướng trục. [hình ảnh 2]+Bơm thủy lực piston hướng kính. [hình ảnh 3]+Bơm thủy lực cánh gạt. [hình ảnh 4]

Hình 1:Bơm thủy lực bánh răng

Hình 2:Bơm thủy lực piston hướng trục

Hình 3:Bơm thủy lực piston hướng kính.

Hình 4:Bơm thủy lực cánh gạt.

Phân loại tổng quát bơm thủy lực theo sơ đồ chi tiết sau.

Hình 5: Phân loại bơm thủy lực.

2. Tính toán chọn bơm thủy lực và động cơ điện.

+ Thông số ban đầu:

- Chọn sơ bộ số vòng quay động cơ điện: nđc [vg/ph]. [tham khảo theo tốc độ của động cơ điện muốn sử dụng].

- Áp suất làm việc lớn nhất yêu cầu bơm cấp [tính cả tổn thất]: p [Bar].

- Lưu lượng lớn nhất của cơ cấu chấp hành [xi lanh thủy lực, mô tơ thủy lực] cần cấp đồng thời: Q [cm3/ph]

- Tổn thất lưu lượng của bơm [chọn sơ bộ]:

Ƞvol = 0,9 ÷ 0,95

+ Tính toán lưu lượng riêng của bơm:

- Tính lưu lượng riêng của bơm: q = Q/[nđc*ηvol] [cm3/vg] hay [cc].

Xem thêm: Ảnh Trai Đeo Khẩu Trang Đen, Làm Như Ai Đeo Khẩu Trang Đều Đẹp

+ Tính toán công suất động cơ điện:

- Lưu lượng lý thuyết của bơm được tính theo công thức:

Qb = q.nđc/1000 [l/ph]

- Chọn sơ bộ hiệu suất của bộ truyền từ bơm tới động cơ: Ƞ1= 0,86

- Công suất làm việc trên trục động cơ được tính theo công thức:

Ntr = pp.Qp/[600.Ƞ1] [kw]

Chọn động cơ điện theo tiêu chuẩn hãng đảm bảo lớn hơn công suất trên trục. Tùy theo yêu cầu độ an toàn của hệ thống và linh kiện sử dụng sẽ có các kết quả là khác nhau, sau khi tính chọn xong nên có bước tính kiểm nghiệm lại áp suất và lưu lượng thực tế của bơm qua đó có cài đặt van an toàn hợp lý.

Ghi chú: Tham khảo bảng quy đổi các đơn vị thủy lực tại CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ VÀ THÔNG SỐ DẦU THỦY LỰC

3. Tiêu chuẩn chọn bơm thủy lực

Những đại lượng đặc trưng cho bơm gồm có:

+ Lưu lượng riêng [lưu lượng vòng]: là đại lượng đặc trưng quan trọng nhất, kí hiệu V [cm3/vòng]. Đây là giá trị thể hiện lưu lượng mà bơm đẩy ra được sau một vòng quay, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc của các cơ cấu chấp hành.

+ Số vòng quay n [vg/ph]: Thường bơm được thiết kế trong dải số vòng quay tối ưu để bơm hoạt động tốt, đảm bảo hiệu suất.

+ Áp suất p [Bar]: có các loại áp suất như: áp suất làm việc liên tục lớn nhất; áp suất làm việc tức thời lớn nhất nhất; áp suất lớn nhất bơm có thể chịu được.

+ Hiệu suất ƞ [%]: Tùy từng kết cấu và hãng sản xuất thì bơm sẽ có hiệu suất khác nhau.

+ Độ ồn.

Khi chọn bơm cần chú ý đến các yếu tố về kỹ thuật và kinh tế như sau: Giá cả; tuổi thọ; áp suất; phạm vi số vòng quay; khả năng chịu các hợp chất hóa học; sự dao động của lưu lượng; thể tích nén cố định hoặc thay đổi; công suất; hiệu suất… Cụ thể xem hình sau:

Hình 6: Sự phụ thuộc các yếu tố khi chọn bơm thủy lực.

+Hướng dẫn chọn bơm piston.

+ Hướng dẫn chọn bơm cánh gạt.

+ Hướng dẫn chọn bơm bánh răng.

Video liên quan

Chủ Đề