Cách chữa bánh chưng bị lại gạo

Để thực hiện cách nấu bánh chưng bằng nồi sau khi gói bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn xếp dọc bánh chưng vào nồi và đổ nước sao cho ngập bánh. Đối với loại bánh có kích thước nhỏ chỉ luộc khoảng 5 tiếng là chín. Còn với các loại bánh có cỡ lớn bạn nên nấu bánh với thời gian lâu hơn. 

  • Bước 2: Lưu ý khi luộc bánh chưng bạn nên chuẩn bị một nồi nước sôi ở bên cạnh. Để khi nước trong nồi cạn thì bạn có thể chế thêm nước vào và không nên dùng nước lạnh. Khi nấu bánh chưng được nửa thời gian bạn đảo mặt để bánh chín đều hơn. 

  • Bước 3: Kiểm tra khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi nồi và ngâm với thau nước lạnh khoảng 15 - 20 phút. Xếp bánh ra mặt bàn và dùng vật nặng ép cho bánh ráo nước, dền ngon hơn. Thời gian ép bánh khoảng 6 - 8 tiếng là ngon nhất. 

Mẹo hay: Đối với bánh chưng luộc bị sống, bạn nên mở bánh ra và gói lại. Sau đó, mang bánh đi luộc hoặc hấp chín. 

Khi thực hiện cách nấu bánh chưng đẹp mắt, để có những mẻ bánh xanh và thơm ngon bạn có thể nắm rõ một số lưu ý dưới đây:

  • Nên xếp một lớp lá dong thừa ở dưới xoong rồi mới xếp bánh chưng vào. Mục đích giúp bánh khi luộc không bị cháy và dính. 

  • Xếp bánh chưng thành những tầng chồng lên nhau và đè chặt lại giúp bánh cố định. Tránh trường hợp nước sôi mạnh sẽ khiến bánh bị xô ra và dễ vỡ. 

  • Kiểm tra khi bánh chưng sôi thì cho nhỏ lửa hoặc giảm nhiệt. Nên điều chỉnh lửa nhỏ trong suốt thời gian luộc bánh chưng. 

Bánh chưng sau khi chế biến ban có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh được lâu ngày Tết sẽ giúp bạn có thêm sự tham khảo cho vấn đề này. 

Cách chữa bánh chưng bị lại gạo

Cách chữa bánh chưng bị lại gạo

Với những mẹo luộc bánh chưng xanh tự nhiên và đẹp mắt dưới đây sẽ giúp bạn có những mẻ bánh ngon ngày Tết: 

  • Ngâm gạo nếp với nước tro: Trong nước tro có chứa tính kiềm nhẹ, vì vậy khi nấu bánh chưng nhiều người ngâm nếp với nước tro. Mục đích giúp bánh có màu xanh đẹp và có hương vị thơm ngon đặc trưng.

  • Dùng nồi tôn nấu bánh: Nên dùng nồi tôn có khả năng tạo môi trường kiềm để luộc bánh. Vì kiềm sẽ giúp giữ nguyên được màu xanh của lá dong và bánh có màu sắc tự nhiên.

  • Lá củ riềng: Bạn cũng có thể sử dụng lá riềng giã nát chắt lấy nước và trộn với gạo nếp. Như vậy, bánh chưng vừa thơm ngon, dẻo lại có màu xanh đẹp.

  • Nước lá dứa hoặc nước chanh: Hướng dẫn cách nấu bánh chưng xanh tự nhiên, bạn có thể dùng nước lá dứa hay nước chanh tạo môi trường kiềm. Để thực hiện, bạn nên ngâm nếp với nước cốt lá dứa khoảng 3 tiếng. Còn với chanh có nồng độ kiềm mạnh hơn nên bạn chỉ cần vắt chanh vào là được. Thực hiện như vậy bánh sẽ chín nhanh và có màu xanh đẹp mắt.

  • Dùng baking soda: Một cách hay khi luộc bánh chưng xanh ngon mà ít ai biết đó là cho baking soda. Bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng chuyên đồ làm bánh, siêu thị. Baking soda không gây hại nên bạn có thể sử dụng mà không lo ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhé.

  • Chần lá gói bánh với nước sôi: Cách nấu bánh chưng xanh tự nhiên bạn cũng nên chần qua lá với nước sôi trước khi gói. Hơn thế, với cách làm này còn giúp diệt sạch các loại nấm mốc bám trên lá dong. 

  • Vo sạch gạo nếp trước khi gói bánh: Bạn nên vo gạo nếp khoảng chục lần trước khi gói cho tới khi nước trong. Như vậy sẽ giúp làm sạch các bụi cám quanh hạt gạo nếp và có màu xanh đẹp mắt.

Trên đây là cách nấu bánh chưng ngon và xanh tự nhiên. Hy vọng sẽ giúp bạn tự tay nấu những mẻ bánh chưng đẹp mắt trong ngày Tết sắp tới thêm trọn vẹn nhé. 

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 22 tháng 12 năm 2021


Cách chữa bánh chưng bị lại gạo

Thật dễ dàng để thưởng thức và bảo quản món "đặc sản" ngày Tết này đúng cách phải không nào?

Một số gợi ý nhỏ:

- Khi xếp lạt, bạn nhớ lưu ý thứ tự sắp xếp các dây lạt để lúc cắt bánh không bị nát phần nhân nhé! Bí quyết là dây lạt nào xếp trước thì chúng mình sẽ kéo lên trước nha!

- Nếu bánh chưng để lâu bị "lại gạo" (cứng), bạn có thể hấp, luộc quahoặc chiênvàng bánh trước khi ăn.

Cách chữa bánh chưng bị lại gạo
Cách chữa bánh chưng bị lại gạo
5 cach bao quan banh chung banh tet ngay tet 2

90 / 100

Bảo quản bánh chưng ngày Tết như thế nào cho đúng, để được lâu mà không bị hư, mốc hay thui,…có lẽ là điều nhiều chị em đau đầu suy nghĩ đúng không nè? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các cách bảo quản bánh chưng, bánh tét thơm ngon suốt mùa Tết nhé!

Bánh chưng, bánh tét để được bao lâu?

Bánh chưng, bánh tét – là những món ngon không thể thiếu vào ngày Tết Việt Nam. Nhưng nếu không biết cách bảo quản bánh chưng đúng cách thì sẽ dễ bị thiu và lên mốc. Đem bỏ đi thì rất là phí phạm, chính vì thế bạn phải tìm hiểu kĩ cách bảo quản bánh chưng, bánh tét sao cho an toàn, giữ được vị ngon vốn có là điều rất cần thiết.

Thông thường, nếu bạn bảo quản bánh chưng, bánh tét ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp thì sẽ để được từ 2 – 3 ngày, đặc biệt bạn nên treo bánh chưng, bánh tét lên để giúp cho nhiệt độ khô thoáng hơn nhé.

Còn nếu bạn lo lắng để ngoài dễ bị côn trùng ăn thì có thể cho vào tủ lạnh, giúp kéo dài thời gian bảo quản từ 10 – 15 ngày. Khi ăn chỉ cần lấy ra hấp chín cho bánh dẻo mềm như mới.

Cách chữa bánh chưng bị lại gạo

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem cách bảo quản bánh chưng như thế nào để được lâu, vẫn giữ nguyên hương vị của bánh nhé!

1. Bảo quản bánh chưng ở điều kiện thường

Để bảo quản bánh chưng, bánh tét bên ngoài, bạn lưu ý để bánh ở nơi sáng sủa, khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, để được tầm 7 – 10 ngày. Tốt nhất là bạn nên treo bánh lên cao để tránh bị các loại côn trùng ăn.

Ngoài ra, nếu bạn tự tay nấu bánh thì sau khi nấu chín, bạn rửa sơ bánh với nước sạch để loại bỏ các chất nhựa có trong lá, mang đi hong khô bề mặt lá và dùng một tấm bìa gỗ đặt lên để ép nước ra ngoài. Nhờ vậy bánh sẽ không bị ẩm, ướt, giữ được độ dẻo.

2. Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh

Để bảo quản bánh được lâu, bạn nên bảo quản chúng trong tủ lạnh. Khi bảo quản, nhớ thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không nhé.

Mỗi lần ăn bạn nên đưa vào lò vi sóng hoặc hấp cho bánh nóng lại hoặc có thể chiên. Tuy nhiên, nếu chiên bạn chỉ nên chiên từ 1 đến 2 lần, vì nếp sẽ hấp thụ lượng dầu lớn khi ăn, không tốt cho sức khỏe.

Nếu muốn bảo quản bánh chưng lâu hơn bạn nên cho bánh vào ngăn đông và dùng trong 20 ngày. Khi cần dùng bạn rã đông ở nhiệt độ thường rồi mang đi hấp lại cho nóng. Bạn nên lấy cắt một lượng vừa đủ dùng, tránh lấy bánh ra rã đông nhiều lần sẽ khiến bánh mất đi độ ngon.

Cách chữa bánh chưng bị lại gạo

Nhiệt độ phòng hay còn biết đến là nhiệt độ trong nhà sẽ dao động từ 24 – 25 độ C, không quá nóng cũng không quá lạnh. Nên bạn có thể an tâm khi để bánh tét ở nhiệt độ phòng, không sợ bị ôi thiu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng bánh trong vòng 3 ngày trở lại thôi nhé.

Cách chữa bánh chưng bị lại gạo

Tuy nhiên nếu ở bên ngoài trời bắt đầu có nắng nhiều, nhiệt độ phòng nóng lên thì bánh chưng và bánh tét nhanh thiu và dễ mốc hơn.

Vì thế mà lúc này bạn nên bảo quản bánh trong ngăn đông hoặc tủ đông, điều chỉnh nhiệt độ dưới 3 độ C dùng trong 20 trở lại nhé!

3. Bảo quản bánh tét bằng cách hút chân không

Nếu có thể bạn hãy sắm một chiếc máy hút chân không về nhà ngay. Bởi các thực phẩm khi được ép chân không đều để được lâu dù để bên ngoài hay bên trong tủ lạnh, và tất nhiên bánh tét cũng không hề ngoài lệ.

Bánh sau khi hút chân không vừa hạn chế việc nhiệt độ phòng thay đổi làm chất lượng bánh thay đổi, bạn sẽ để được tối tầm 7 – 10 ngày.

Còn nếu cho vào tủ lạnh sẽ để được lâu hơn khoảng 20 ngày. Ngoài ra bạn cũng không lo bánh bị ám mùi bởi các loại thực phẩm khác trong tủ.

Cách chữa bánh chưng bị lại gạo

Cuối cùng là một số lưu ý khi bảo quản bánh chưng, bánh tét dùng được lâu, an toàn mà mình muốn chia sẽ đến bạn.

  • Nếu bạn tự tay làm bánh thì trước khi gói, bạn nên lau sạch hay trụng sơ lá qua nước sôi rồi mang đi để ráo, nhờ vậy mà vừa giúp bạn được thơm ngon mà không sợ phần nếp bên ngoài bị bám bụi, các loại vi khuẩn.
  • Dùng dây thừng sạch hoặc dao sạch để cắt bánh. Vì khi dùng dùng cụ đã cắt sẽ dễ làm cho các phần thức ăn khác bám vào mặt cắt của bánh, dễ gây ẩm mốc, ôi thiu.
  • Khi bảo quản bánh chưng ở nhiệt độ thường, bạn nên kiểm tra bánh thường xuyên, nếu thấy có dấu hiệu bánh bắt đầu bị mốc ở bên ngoài lá gói, bạn chỉ cần đem đi hơ với lửa rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, tiếp tục bảo quản.
  • Bánh cần được luộc chín kĩ và sau khi chín bạn nhớ dùng tấm bìa để ép hết nước ra bên ngoài, giúp bánh khô ráo, từ đó mà sẽ bảo quản lâu hơn.
  • Ngoài ra, nếu thấy phần nếp bị khô, cứng (hay còn gọi là bị lại gạo) thì bạn mang bánh đi luộc lại lần nữa hoặc mang đi hấp chín lại trước khi ăn cho đảm bảo.

Vì sao bánh tét, bánh chưng bị sống, sượng?

Hiện tượng bánh tét, bánh chưng bị sống, sượng hay lại gạo là do trong quá trình gói, luộc bánh đã xảy ra những sai sót như: gói bánh quá chặt, khi luộc gạo không nở, các hạt không kết nối mà tách rời nhau, nhân bánh bị sống, luộc không đủ thời gian bánh không chín,…

Vì vậy, khi cắt bánh ra phần nếp sẽ chín không đều, có hạt còn sống hạt chín và như thế bánh sẽ không ngon.

Cách chữa bánh tét, bánh chưng bị sống, lại gạo

Khi bánh tét, bánh chưng bị sống, điều đầu tiên cần làm đó là: Bạn nên mở vỏ bánh ra sau đó gói bánh lại như cũ, không gói chặt, sau đó cho vào nồi để hấp hoặc luộc để bánh mềm, ngon trở lại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mở hết vỏ bánh ra, cắt bánh thành những miếng nhỏ và chiên vàng với dầu, sau đó ăn cùng củ kiệu, dưa món hay mắm đu đủ cũng rất ngon, vừa ngon lại không bỏ phí bánh tét, bánh chưng đã làm.

Cách gói bánh chưng

  • Để bánh tét, bánh chưng không bị sống, khâu đầu tiên bạn cần chú ý là gói bánh. Sử dụng lá dong gói bánh thời gian để sẽ lâu hơn, trước khi gói cần rửa thật sạch lá dong hay lá chuối trực tiếp dưới vòi nước, lá sẽ sạch nhanh và dễ rửa hơn.
  • Gạo nếp, đậu xanh nên ngâm trong nước trước khi làm bánh ít nhất 10 tiếng để bánh luộc chín nhanh, ngon hơn.
  • Khi gói bánh, bạn không nên gói quá chặt tay, cũng không quá lỏng.

Cách luộc bánh để không bị sống

  • Cần luộc bánh tét, bánh chưng đủ thời gian, nếu luộc không đủ thì bánh rất dễ bị sống, lại gạo. Thời gian luộc thích hợp nhất là từ 10 đến 12 tiếng, lửa điều chỉnh lớn, không để lửa nhỏ, yếu, tắt trong quá trình luộc.
  • Nước luộc đổ vào nồi bánh phải là nước sôi, bạn tuyệt đối không đổ nước lạnh khi đang luộc bánh vì có thể làm bánh chín không đều.

Cách chữa bánh chưng bị lại gạo

  • Sau khi bánh tét, bánh chưng đã luộc xong, bạn lấy bánh ra ngoài, dùng một chiếc khăn ướt lau sạch lớp nhựa dính trên vỏ ngoài của bánh, xếp bánh chồng lên nhau, sau đó lấy 1 miếng ván gỗ hoặc vật nặng tương đương bất kỳ đè lên bánh trong vài giờ. Việc đè vật nặng lên bánh giúp đẩy nước bên trong ra ngoài hết, giúp bánh chắc, ngon, không ẩm, để bánh được lâu hơn.
  • Bảo quản bánh chưng, bánh tét ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, giữ cho bánh ngon, không bị lại gạo. Nếu trời nóng, bạn nên đặt bánh trong ngăn mát tủ lạnh để tránh bị thiu.

Hi vọng với 5 cách bảo quản bánh chưng, bánh tét và mẹo chữa bánh chưng, bánh tét bị lại gạo mà chúng tôi chia sẽ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chúc các bạn một năm mới nhiều sức khỏe, bình an, mọi việc đều như ý. Đặc biệt ăn tết xong mà không bị tăng cân nhen.