Cách chữa tiết nhiều nước bọt

Nước bọt là chất lỏng được tiết ra từ tuyến nước bọt và có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Nó giúp làm ẩm thực phẩm và các enzyme giúp phá vỡ các thực phẩm một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc tiết quá nhiều nước bọt cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Mọc răng

Chảy nước dãi ở trẻ em là tình trạng phổ biến và các bậc cha mẹ không phải lo lắng. Từ 6 - 8 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, hay còn gọi là răng sữa. Các bác sỹ khẳng định rằng, tình trạng chảy nước dãi quá mức trong giai đoạn này ở trẻ là phổ biến và không đáng lo lắng.

Thèm thực phẩm ngọt và cay

Có phải bạn đang nuốt nước bọt "ừng ực" khi nghĩ đến món kẹo mà bạn yêu thích? Bạn không thể cưỡng lại cảm giác thèm những món đồ ăn cay quen thuộc? Đây có thể chính là thủ phạm đằng sau việc tiết nước bọt quá mức trong miệng. Theo các chuyên gia, các loại thức ăn nóng, cay và đô ăn ngọt... có thể kích thích quá trình sản xuất nước bọt quá nhiều trong miệng.

Vệ sinh răng miệng kém

Nếu đang bị chảy nước dãi quá nhiều thì bạn nên xem lại thói quen vệ sinh răng miệng của mình. Theo các chuyên gia, tình trạng vệ sinh răng miệng kém là trong những một yếu tố khiến tuyến nước bọt sản xuất nước bọt quá mức. Hãy chú ý thay bàn chải đánh răng, sử dụng chỉ tơ nha khoa và súc miệng thường xuyên... để duy trì vệ sinh răng miệng tốt.

Viêm tuyến nước bọt

Một lý do tại sao bạn đang bị chảy nước dãi quá nhiều có thể là do viêm tuyến nước bọt. Con người có 3 tuyến nước bọt chính gồm: Tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới xương hàm. Nếu bị viêm bất kỳ 1 trong 3 tuyến này đều có thể gây ra tình trạng sản xuất quá nhiều nước bọt.

Tắc nghẽn trong ống tuyến mang tai

Tắc nghẽn trong ống mang tai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất nước bọt quá mức. Các ống dẫn nước bọt giúp vận chuyển nước bọt từ tuyến nước bọt vào miệng. Khi tuyến dẫn này bị tắc nghẽn, nó có thể khiến tuyến nước bọt hoạt động quá mức.

Bệnh dại

Bệnh dại là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước dãi quá mức. Các cơn co thắt đau đớn xảy ra xung quanh các cơ bắp của cổ họng và thanh quản làm cho người bị bệnh tiết rất nhiều nước bọt.

Pellagra

Bệnh pellagra là do chế độ ăn kiêng thiếu niacin hoặc tryptophan hoặc thiếu cả hai và mất cân bằng các acid amin. Một trong những triệu chứng của căn bệnh này chính là tình trạng chảy nước dãi quá mức. Hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu niacin trong chế độ ăn uống của mình để cải thiện tình trạng này.

Nguồn: Tổng hợp

04-11-2009

Tôi sức khoẻ bình thường. Thời gian gần đây tôi bị ra nước bọt nhiều nên rất khó chịu, phải khạc nhổ liên tục. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi nguyên nhân nào lại bị như thế, đó là triệu chứng của bệnh nào thưa bác sĩ [M.T]

Trả lời: Chào bạn, chúng tôi xin được trao đổi với bạn một số thông tin như sau:

 Nước bọt tiết ra bởi những tuyến nước bọt như

- Tuyến mang tai: nằm ở góc xương hàm ở 2 bên, là tuyến nước bọt lớn nhất.

- Tuyến dưới hàm: nằm ở sau miệng cạnh xương hàm.

- Tuyến dưới lưỡi: nằm ở sàn miệng phía trước.

Mỗi ngày các tuyến nước bọt tiết ra khoảng 800-1.500ml nước bọt cả ngày lẫn đêm. Thành phần chính của nước bọt gồm có chất nhầy, các men tiêu hoá như amylase, các chất muối khoáng như muối của Na, K, Ca. Ngoài ra nước bọt còn chứa các protein, các chất sát khuẩn, urê, bạch cầu…Nước bọt có tác dụng trong việc tiêu hoá thức ăn bằng cách phân huỷ chất bột nhờ men amylase; Làm ẩm ướt miệng, thấm ướt thức ăn khiến cho dễ nuốt; Sát khuẩn miệng nhờ các lysozyme và các kháng thể….

Những nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt

1. Rối loạn ở hệ thống thần kinh giao cảm [tăng hoạt động của thần kinh phó giao cảm do bệnh hay do dùng thuốc như clozapin…]

2. Bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản....

3. Tổn thương tại vùng miệng, hầu họng, thực quản như viêm hoặc u, răng không đều, cao răng, viêm nướu răng, đau răng, loét miệng…

Do đó để xác định nguyên nhân làm nước bọt tiết ra nhiều, bạn cần đi khám một số chuyên khoa như nội tiêu hóa, răng hàm mặt, tai mũi họng, nội thần kinh. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt và có hướng điều trị phù hợp

Thân ái!

BS. HOÀNG NGỌC ĐỨC

Trưởng Khoa Tai Mũi Họng - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chủ Đề