Cách đánh của quân ta trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng tháng 3 năm 1975 là

- Ngày 26-3-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đảng ủy mặt trận Quảng Đà [mật danh 475], do Trung tướng Lê Trọng Tấn - Tổng tham mưu phó – làm Tư lệnh và Thượng tướng Chu Huy Mân – Tư lệnh quân khu V – làm Chính ủy, trực tiếp chỉ huy quân đoàn 2 và các lực lượng vũ trang khác ở khu V đánh chiếm căn cứ liên hợp quân sự hải lục không quân lớn thứ hai ở miền Nam là Đà Nẵng. Đến lúc này, tại Đà Nẵng, lực lượng của quân ngụy còn khoảng 75.000 tên, gồm sư đoàn 3, sư đoàn thủy quân lục chiến, tàn quân của sư đoàn 1 và 2, liên đoàn 12 biệt động quân, cùng 15 tiểu đoàn bảo an, 5.000 cảnh sát, sư đoàn 1 không quân với 373 máy bay các loại, 114 khẩu pháo, 70 xe tăng và xe bọc thép.
 

Sáng ngày 28-3-1975, bộ phận đầu não của Đặc khu ủy Quảng Đà hành quân áp sát vùng ven Đà Nẵng và quyết định phát lệnh đồng loạt tấn công và nổi dậy, chiếm thành phố vào đêm 29 rạng ngày 30-3-1975.

Ngay chiều 28, Ngô Quang Trưởng cùng Bộ tư lệnh vùng 1 chiến thuật đã bí mật chuồn ra hạm đội 7 của Mỹ đậu ở ngoài khơi, bỏ lại thành phố đang hoang mang, náo động, bất chấp lời kêu gọi “tử thủ Đà Nẵng” của Nguyễn Văn Thiệu.

Được tin Ngô Quang Trưởng cùng Bộ chỉ huy đã chuồn khỏi Đà Nẵng, ban chỉ đạo khởi nghĩa ở nội thành đã có quyết định sáng suốt và táo bạo là phát lệnh khởi nghĩa ngay trong đêm 28-3, mặt khác điện báo cho Bộ tư lệnh chiến dịch điều lực lượng vũ trang vào ngay thành phố, không chờ đến ngày 30-3 theo như kế hoạch đã dự kiến:

 

Quân giải phóng đánh nổ kho xăng của địch tại Đà Nẵng ngày 29-3-1975. Ảnh - PHỤNG KÝ 

Rạng sáng ngày 29-3-1975, các cánh quân chủ lực của ta theo ba hướng tiến vào thành phố. Đến 11 giờ 30 phút, biệt động thành phố và sau đó đại đội 1 của trung đoàn 96 tiếp quản Tòa Thị chính.

 

Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Tòa Thị chính, trên sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy.

 

Cờ cách mạng tung bay trên nóc Tòa thị chính Đà Nẵng ngày 29-3-1975 - Ảnh tư liệu của Báo Đà Nẵng 

Phối hợp với lực lực lượng nổi dậy, của quần chúng chiều 29-3, bộ đội chủ lực đã vượt qua cầu Trịnh Minh Thế tiến vào cứ điểm Sơn Trà.

Đến chiều 29-3-1975, tiếng súng về cơ bản chấm dứt. Chiến dịch giải phóng thành phố lớn thứ hai ở miền Nam kết thúc thắng lợi hoàn toàn.

Ta đã tiêu diệt và làm tan rã 10 vạn quân ngụy, thu và phá hủy 69.000 súng các loại, 138 xe tăng và xe bọc thép, 115 máy bay, hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến tranh khác.

 

Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ tại cuộc Mítting mừng giải phóng QuảngNam – Đà Nẵng tại Đà Nẵng 1975

Chiến thắng của quân và dân ta trong chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng đã góp phần to lớn, và tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn và cả miền Nam thân yêu kết thúc vào ngày 30-4-1975. 

Quân giải phóng tiến vào cầu Tràn Tiền. Ảnh tư liệu

Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 120.000 tên địch, thu 129 máy bay, 179 xe tăng-thiết giáp, 327 khẩu pháo, hơn 1.000 xe quân sự…; đập tan toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở Quân khu 1, giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh, trong đó có 2 thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng.

Theo Đại tá Phạm Hữu Thắng [Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam], thắng lợi to lớn và nhanh chóng của đòn tiến công Huế-Đà Nẵng là thắng lợi chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, mà trực tiếp là của Quân khu Trị-Thiên, Quân khu 5 và Quân đoàn 2.

Đây cũng là thắng lợi của những quyết định hết sức chính xác, nhạy bén, kịp thời của Tổng hành dinh và các Bộ Chỉ huy chiến dịch trong xây dựng quyết tâm và điều hành chiến dịch.

Khi xây dựng Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976, cơ quan chiến lược cơ bản đều thống nhất sau khi đánh Tây Nguyên, thì đòn thứ hai là Huế-Đà Nẵng; đòn thứ ba là Sài Gòn.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng không cần mở Chiến dịch Huế-Đà Nẵng, mà từ Tây Nguyên đánh thẳng vào Sài Gòn.

Đến cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng [ngày 18/12/1974 đến 2/1/1975], Bộ Tổng Tham mưu đã kiên trì bảo vệ ý kiến phải có 3 đòn tiến công mà không thể từ Tây Nguyên đánh thẳng vào Sài Gòn. Bên cạnh đó, tTrong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng phải huy động sức mạnh của miền Bắc, hậu phương lớn.

Như vậy, Tổng hành dinh đã quyết định tổ chức đòn tiến công Huế-Đà Nẵng tiếp sau đòn tiến công Tây Nguyên. Thêm nữa, việc quyết định chọn mục tiêu mở đầu cho cuộc Tổng tiến công là nơi sơ hở, hiểm yếu của địch ở Tây Nguyên để nhanh chóng phát triển xuống đánh chiếm các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, chia cắt chiến trường miền Nam ra làm đôi, làm rung chuyển toàn bộ thế trận của địch là những quyết định hết sức chính xác tạo điều kiện tiên quyết để các lực lượng Quân khu Trị-Thiên, Quân khu 5 và Quân đoàn 2 nhanh chóng thực hiện thắng lợi đòn tiến công Huế-Đà Nẵng.

Trong thực hành tiến công cụm quân địch ở Huế-Đà Nẵng, cơ quan chiến lược cũng như các Bộ Chỉ huy chiến dịch đã nghiên cứu rất kỹ, đưa ra các quyết định táo bạo, chính xác, kịp thời để nhanh chóng điều động lực lượng hình thành thế chia cắt, bao vây đánh tiêu diệt lớn địch, giành thắng lợi triệt để.

Trong Chiến dịch Trị-Thiên [do Quân khu Trị-Thiên và Quân đoàn 2 tiến hành], lúc đầu có ý kiến chọn hướng tiến công chủ yếu theo trục đường 12-Tây Huế. Nhưng nghiên cứu kỹ thực địa, Quân khu Trị-Thiên và Quân đoàn 2 đề nghị chọn hướng tiến công chủ yếu là hướng Tây-Nam Huế, tiến công theo dọc sông Truồi [tả và hữu ngạn] để khi thời cơ đến sẽ nhanh chóng đánh ra đường số 1, chia cắt Huế-Đà Nẵng, cô lập địch ở Trị Thiên-Huế.

Đề nghị này đã được Bộ Tổng Tư lệnh chấp nhận.

Khi có thời cơ do thắng lợi ở Tây Nguyên tạo ra, ngay từ ngày 17/3/1975, Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy Trị-Thiên hạ quyết tâm dùng toàn bộ lực lượng chủ động, táo bạo, tiến công áp sát các tuyến ngăn chặn của địch, tăng thêm lực lượng về đồng bằng, bỏ khu vực điểm cao 303, 224 chuyển sang tiến công cắt đứt giao thông của địch ở đường số 1 khu vực Lương Điền-Đá Bạc [Phú Lộc].

Ở cấp chiến lược, ngày 18/3/1975, Bộ Tổng Tham  mưu gửi liên tiếp 2 bức điện chỉ đạo Quân khu Trị-Thiên và Quân đoàn 2: "Địch rút khỏi Kon Tum, Pleihu. Yêu cầu phải táo bạo, hành động khẩn trương. Quân đoàn 2 phải nhanh chóng tiêu diệt quận lỵ Phú Lộc, cắt đứt đường số 1…”; “…Phải nhanh chóng đánh xuống đường số 1, cắt đường, đánh sân bay, kho tàng ở Phú Bài…”.

Như vậy, cấp chiến lược và chiến dịch đều có chung quyết định chính xác.

Thực hiện quyết định này, sáng 21/3/1975, Sư đoàn 325 cắt đứt đường số 1, đẩy địch vào tình trạng hoang mang, rối loạn, tạo điều kiện để các đơn vị phát triển tiến công, hình thành thế bao vây Huế và bịt các đường rút theo đường biển, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng TP Huế [trưa 25/3] và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên [ngày 26/3], không để địch rút về Đà Nẵng.

Trong Chiến dịch Nam Ngãi, khi chuyển sang phương án thời cơ, được Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo, Quân khu 5 quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt Sư đoàn 2 ngụy, giải phóng Tam Kỳ và tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 21/3, Sư đoàn 2 tiến công đánh tan hơn 1 trung đoàn địch trên tuyến phòng thủ Đông Suối Đá, sau đó nhanh chóng phát triển tiến công giải phóng Tam Kỳ vào ngày 24/3. Các lực lượng của Quân khu 5 tiến công giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Ngãi, đánh chiếm căn cứ Chu Lai vào ngày 25/3/1975. Như vậy, Quân khu 5 đã phá vỡ tuyến phòng thủ đồng bằng ven biển của địch, cắt đôi miền Nam, dồn căn cứ liên hợp Đà Nẵng vào thế cô lập.  

Trước diễn biến hết sức mau lẹ trên chiến trường, đặc biệt là thắng lợi của ta ở Trị-Thiên và Nam Ngãi, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm mở Chiến dịch Đà Nẵng [Mặt trận Quảng Đà, do đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân làm Chính ủy] tiêu diệt quân địch co cụm ở Quảng Đà, TP Đà Nẵng.

Xe tăng quân giải phóng tiến vào TP Đà Nẵng. Ảnh tư liệu

Phân tích tình hình Đà Nẵng [căn cứ quân sự liên hợp lớn của địch với khoảng 75.000 quân và vũ khí trang bị hiện đại], Bộ Tổng Tư lệnh đưa ra hai khả năng, một là, địch có thể co cụm phòng thủ tương đối vững chắc, ta phải sử dụng Quân đoàn 2, lực lượng của Quân khu 5 và nhanh chóng đưa Quân đoàn 1 tới, tổ chức chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn; hai là, Đà Nẵng bị cô lập và lâm vào tình trạng tan rã, ta cần nhanh chóng tiến công trong hành tiến bằng lực lượng tại chỗ là chính.

Ban đầu ta gấp rút đánh địch theo phương án thứ nhất. Nhưng khi Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi thất thủ, địch ở Đà Nẵng bị cô lập, hỗn loạn, bỏ ý định phòng thủ và bắt đầu tổ chức di tản thì Bộ Tổng Tư lệnh đã trực tiếp chỉ huy chiến dịch, điều lực lượng với ý định nhanh chóng áp sát, bao vây, chia cắt, tiến công tiêu diệt địch ở Đà Nẵng. Ngày 27/3, Bộ Tổng Tham mưu điện cho Quân khu 5 phải nhanh chóng tiến công địch từ hướng Nam, bỏ những mục tiêu dọc đường, đánh thẳng vào Đà Nẵng nhanh nhất; lệnh cho Quân đoàn 2 nhanh chóng tăng cường lực lượng từ hướng Tây Bắc xuống.

Chấp hành mệnh lệnh, Quân đoàn 2 và Quân khu 5 đã nhanh chóng tổ chức tiến công Đà Nẵng. 15 giờ ngày 29/3, ta giải phóng hoàn toàn TP Đà Nẵng, kết thúc thắng lợi đòn tiến công Huế-Đà Nẵng.

Như vậy, với những quyết định chính xác, táo bạo và rất kịp thời của các cấp, quân và dân ta đã nhanh chóng thực hiện thắng lợi đòn tiến công giải phóng Huế-Đà Nẵng, đập tan âm mưu co cụm chiến lược của địch, góp phần quyết định làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng về mặt chiến lược, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh hoàn toàn có lợi cho ta. Đòn tiến công Huế-Đà Nẵng là bài học quý về tổ chức điều hành các chiến dịch lớn trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh.

[Nguồn: QĐND]


Video liên quan

Chủ Đề