Cách khám phụ khoa bằng tay

Khám phụ khoa

Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần là một biện pháp hữu ích giúp chị nắm bắt tình trạng sức khỏe sinh sản của mình và xử trí kịp thời những vấn đề không tốt cho sức khỏe [nếu có].

Vì sao cần khám phụ khoa?

Nữ giới trong độ tuổi sinh sản rất dễ mắc bệnh phụ khoa

  • Bệnh phụ khoa rất đa dạng, bao gồm các bệnh về viêm nhiễm âm đạo, bệnh về tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng Những căn bệnh này thường gây ra những cơn đau đớn bụng dưới, ngứa rát âm đạo, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, công việc và đời sống tình dục hôn nhân. Chúng có thể xảy ra bất cứ khi nào trong cuộc sống. Do đó, để phòng tránh và ngăn chặn những ảnh hưởng do các bệnh phụ khoa gây ra, chị em cần chủ động thăm khám sức khỏe phụ khoa thường xuyên, theo định kỳ 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần.
  • Khám phụ khoa giúp phát hiện sớm những căn bệnh phụ khoa còn trong giai đoạn tiềm ẩn, chưa bộc phát để từ đó có biện pháp ngăn chặn chúng phát triển thành bệnh, bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chị em.
  • Đối với những trường hợp mắc bệnh phụ khoa: Thăm khám phụ khoa giúp chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng bệnh, đúng thuốc, giúp chị em tự tin trở lại cuộc sống hàng ngày của mình.

Ai cần khám phụ khoa?

Bệnh phụ khoa xảy ra phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản [từ 20 50 tuổi] nhưng bệnh cũng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Trong đó, tỷ lệ nữ giới đã lập gia đình có khả năng mắc bệnh phụ khoa chiếm cao nhất, khoảng 90%. Những trường hợp sau cần thăm khám phụ khoa.

Nữ giới có những biểu hiện bất thường ở vùng kín như: ngứa, rát, đau âm hộ, khí hư tiết nhiều bất thường, đau bụng dưới thường xuyên,

  • Nữ giới đã trải qua hoạt động quan hệ tình dục [dù chỉ quan hệ một lần].
  • Nữ giới bị đau âm đạo, đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường, ngứa rát âm đạo sau khi quan hệ tình dục.
  • Nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt có sự thay đổi thất thường ở các kỳ kinh.

Tham khảo một số căn bệnh phụ khoa thường gặp tại đây:

- Viêm âm đạo

- Viêm cổ tử cung

- Kinh nguyệt không đều

- Khối u bộ phận sinh dục

Các bước khám phụ khoa

Bước 1: Khám ngoài vùng kín

  • Kiểm tra vùng mu, âm vật, vùng tầng sinh môn.
  • Khám hai môi lớn, môi nhỏ, âm vật, lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo và các tuyến dịch. Khi có nghi ngờ viêm nhiễm bác sĩ sẽ cho xét nghiệm chất dịch
  • Kiểm tra xem có sa thành trước hay sau của âm đạo hay không.
  • Kiểm tra xem có sẹo, tổn thương hay trầy trợt vùng da tầng sinh môn không.

Bước 2: Khám bên trong vùng kín bằng mỏ vịt

  • Mỏ vịt được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Bác sĩ sẽ đưa một mỏ vịt được bôi trơn vào trong âm đạo, sử dụng mỏ vịt để tách các ngóc ngách của âm đạo ra và kiểm tra xem xét.
  • Nếu bạn nhận thấy có những bất thường ở âm đạo hoặc lo lắng rằng mình có nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục thì hãy nói với bác sĩ để được thăm khám bằng mỏ vịt. Sau đó bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch nhầy chảy ra ở cổ tử cung mang đi xét nghiệm xem bạn có dấu hiệu ung thư hay dấu hiệu của bệnh lây nhiễm trùng qua đường tình dục không.
  • Việc khám bằng mỏ vịt có thể khiến bạn cảm thấy có đôi chút khó chịu song không gây đau đớn gì.

Bước 3: Kiểm tra bằng tay

Kiểm tra bằng tay là một trong 4 bước khám phụ khoa quan trọng. Cụ thể bác sĩ sẽ chèn thêm một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn vào âm đạo. Tay còn lại đồng thời ấn nhẹ nhàng vào vùng bụng dưới. Bước khám này giúp kiểm tra và phát hiện:

  • Hình dạng, kích thước và vị trí tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc cách lựa chọn biện pháp tránh thai.
  • Phát hiện tử cung to [dấu hiệu mang thai hoặc u xơ tử cung].
  • Nếu bạn có cảm giác đau thì có thể là nhiễm trùng hoặc các điều kiện khác.
  • Sưng to ống dẫn trứng có thể là mang thai ngoài tử cung.
  • Khối u buồng trứng, u nang hay các khối u.

Bước 4: Khám trực tràng

  • Đây là bước khám cuối cùng trong 4 bước khám phụ khoa. Cụ thể bác sĩ sẽ đặt một ngón tay đã đeo găng vào trực tràng để giúp kiểm tra các cơ quan giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra xem có khối u phía sau tử cung, trên dưới ngóc ngách của âm đạo hoặc trực tràng không.

Lưu ý:Trước khi đi khám phụ khoa, chị em nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, khám sau khi sạch kinh khoảng 3 ngày, không dùng dung dịch vệ sinh và không quan hệ tình dục trước khi khám 2 3 ngày, nên mặc quần áo rộng rãi để thuận tiện cho việc thăm khám.

Bác sĩ CK II Trịnh Hữu Thọ

Gói khám phụ khoa cơ bản

Tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản hiện chiếm trên90%, nhất là đối với phụ nữ đã có gia đình. Bệnh phụ khoa không ngoại trừ bất kỳ ai, ở thời điểm nào và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, sinh hoạt của chị em. Vì thế, chị em cần chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của mình.

Khám phụ khoa định kỳ có ý nghĩa quan trọng đảm bảo phát hiện những bất thường phụ khoa, loại bỏ các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, phòng tránh bệnh an toàn. Phòng khám sức khỏe sinh sản triển khai gói khám phụ khoa cơ bản dành cho những chị em có nhu cầu thăm khám phụ khoa định kỳ.

VÌ SAO CHỊ EM NÊN KHÁM PHỤ KHOA?

+ Phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm, ung thư, giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém.

+ Ngăn ngừa, phát hiện sớm bệnh viêm nhiễm tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung.

+ Để được tư vấn về sức khoẻ sinh sản, cách phòng tránh thai an toàn, hiệu quả, cách giữ vệ sinh khuê phòng.

+ Phát hiện những rối loạn nội tiết và tâm lý rồi tìm ra phương pháp điều trị.

KHÁM PHỤ KHOA CƠ BẢN GỒM NHỮNG GÌ?

Gói khám phụ khoa cơ bản thường bao gồm:

Khám phụ khoa

Xét nghiệm Pap smear

Siêu âm đầu dò âm đạo [Transvaginal ultrasound exam]

Kết luận của bác sĩ

Bác sĩ CK II Trịnh Hữu Thọ

Video liên quan

Chủ Đề