Cách làm bài 3 (trang 84 SGK Tiếng Việt 5)

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Đất quý, đất yêu trang 84 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu Câu 1. Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?

Bài đọc

Đất quý, đất yêu

1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.

2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi : 

- Tại sao các ông lại phải làm như vậy ?

Viên quan trả lời :

- Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ. 

3. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê- ti- ô- pi-a.

TRUYỆN DÂN GIAN Ê-TI-Ô-PI-A

[Mai Hà dịch]

Ê-ti-ô-pi-a: Một nước ở phía đông bắc châu Phi.

Cung điện: nơi ở của vua.

Khâm phục: đánh giá cao và rất kính trọng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Giải câu 1, 2, 3 Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện trang 84 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 1. Dựa theo nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai [bài tập đọc tuần 7], hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.

Câu 1

Dựa theo nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai [bài tập đọc tuần 7], hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ câu chuyện và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Chuyện kể về Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên ban phép mầu nhiệm, hai bạn đã vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh đem về chữa bệnh cho một bạn ở xóm. Trong các nơi mà hai bạn đi qua thì một xứ sở vô cùng kì thú - xứ sở của những phát minh và những người bạn sắp ra đời ở Vương quốc Tương Lai.

Trước hết, hai bạn nhỏ rủ nhau thăm quan là công xưởng xanh. Hai bạn hỏi một em bé đang làm gì. Em bé trả lời rằng mình đang chế một cỗ máy mà khi ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi-tin tò mò hỏi xem vật ấy có ngon không và nó có ồn ào không. Em bé nói cỗ máy không ồn ào, và sắp chế xong rồi, Tin-tin có muốn xem không ? Tin-tin háo hức trả lời rằng

- Có chứ ! Nó đâu ?

Vừa lúc đó, em bé thứ hai tới khoe vật mình sáng chế là ba mươi lọ thuốc trường sinh đang nằm trong những chiếc lọ xanh. Cũng chính lúc ấy, em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra và nói mình mang đến một thứ ánh sáng lạ thường mà xưa nay chưa có ai biết đến. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin, rủ cậu lại xem cái máy biết bay trên không như một con chim của mình. Còn em bé thứ năm thì khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.

Sau đó, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu. Một em bé mang một chùm quả trên đầu gậy đi tới, không ngăn được sự ngưỡng mộ, Tin-tin trầm trồ: ‘‘Chùm lê đẹp quá". Em bé mỉm cười nhìn Tin-tin và nói đó không phải là lê mà là nho, chính em đã tìm ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai tiến tới. Tay bê một sọt quả to như quả dưa. Mi-tin tưởng đó là dưa và hỏi "Dưa đỏ, phải không cậu ?”. Em bé nói không phải là dưa đỏ mà là táo, và thậm chí những trái táo đó cũng không phải là những trái to nhất nữa. Tin-tin chưa hết ngạc nhiên, thì lúc đó một em bé đẩy một xe đầy những quả đi tới và khoe sản phẩm của mình. Tin-tin nói rằng mình chưa bao giờ thấy những bí đỏ lạ như thế. Em nói đó không phải bí đỏ mà nó là dưa. Khi ra đời, em sẽ trồng những quả dưa to như thế !

Câu 2

Giả sử hai nhân vật Tin-tin và Mi-tin trong câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai không cùng nhau lần lượt đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng lúc mà mỗi người tới thăm một nơi. Hãy ghi lại câu chuyện theo hướng đó [trình tự không gian].

Phương pháp giải:

Con đọc lại phần nội dung này trong vở kịch.

Lời giải chi tiết:

Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu. Thấy một em bé mang một chùm quả trên đầu gậy, Mi-tin khen : “Chùm lê đẹp quá!” Em bé trả lời rằng đó không phải là lê mà là nho. Chính em đã nghĩ ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai bê đến một sọt quả, Mi-tin tưởng đó là dưa đỏ, hóa ra là những quả táo, mà vẫn chưa phải là loại to nhất. Em bé thứ ba thì đẩy tới khoe một xe đầy những quả mà Mi-tin tưởng là bí đỏ. Nhưng đó lại là những quả dưa. Em bé nói rằng khi nào em ra đời em sẽ trồng những quả dưa to như thế.

Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cái máy có đôi cánh xanh. Tin-tin hỏi em đang làm gì. Em bé nói rằng khi nào em ra đời em sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Em bé còn hỏi Tin-tin có muốn xem cỗ máy không, vì cỗ máy sắp chế xong rồi. Tin-tin háo hức muốn xem. Vừa lúc ấy một em bé khoe với Tin-tin ba mươi lọ thuốc trường sinh. Em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra mang đến một thứ ánh sáng lạ thường. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin khoe một chiếc máy biết bay trên không như chim. Em bé thứ năm khoe với Tin-tin chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Con người với thiên nhiên – Tuần 8

Tiếng Việt lớp 5: Tập làm văn. Luyện tập tả cảnh

Câu 1 [trang 83 sgk Tiếng Việt lớp 5]

Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.

a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm trăng sáng. Nhưng gần gũi, thân thiết với em vẫn là con đường từ nhà đến trường – con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.

Lời giải

- Đoạn a mở bài theo cách trực tiếp.

Cách viết: Nói ngay đến đối tượng đang được miêu tả.

- Đoạn b mở bài theo cách gián tiếp.

Cách viết: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc đối tượng định tả.

Câu 2 [trang 84 sgk Tiếng Việt lớp 5]

Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng [a] và đoạn kết bài mở rộng [b].

a] Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.

b] Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường sạch sẽ. Em biết đây là nhờ công của quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.

Lời giải

* Giống nhau: đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.

* Khác nhau:

- Kết bài không mở rộng: khẳng định luôn về sự thân thiết cảu con đường đối với học sinh.

- Kết bài mở rộng: vừa nói lên tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công sức của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, và còn thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.

Câu 3 [trang 84 sgk Tiếng Việt lớp 5]

Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.

Lời giải

* Mở bài: Em đã được đi du lịch ở nhiều nơi. Em đã đến bãi biển tuyệt đẹp ở Nha Trang hay những đồi cát vàng óng ở Mũi Né, em cũng đã được biết đến cái lạnh run người của thời tiết Đà Lạt. Thế nhưng, dù đi đâu em vẫn thấy thân thuộc gần gũi nhất chính là thị xã quê hương em.

* Kết bài: Em rất yêu quý thị xã quê hương em. Nếu có dịp xin mời các bạn hãy đến thăm nơi đây. Tuy rằng thị xã rất nhỏ nhưng phong cảnh rất đẹp, không khí rất dễ chịu mát mẻ và người dân thì cô cùng hiếu khách

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 5

Video liên quan

Chủ Đề