Cách làm bài văn nghị luận chặt chẽ

Phần 1 – Văn nghị luận là gì?1 – Nhu cầu nghị luậnPhần 2 – Luyện tập – Tìm hiểu chung về văn nghị luận Nói đến văn nghị luận thì trong đời sống chúng ta bắt gặp rất nhiều, có thể là các bài phát biểu ý kiến trên báo chí, trong các bài bình luận… Để hiểu rõ hơn thì hôm nay, các bạn hãy cùng với Kienguru cùng đi tìm hiểu về văn nghị luận là gì nhé !

Phần 1 – Văn nghị luận là gì?

Văn nghị luận xuất hiện rất nhiều trong đời sống và cũng như trong văn học. Ngay bây giờ, các bạn hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu kỹ hơn để nắm chắc nội dung cũng như hiểu thế nào là văn nghị luận.

1 – Nhu cầu nghị luận

Để hiểu rõ phần này, chúng ta hãy cùng đi trả lời cho các câu hỏi có trong SGK trang 7 [SGK Ngữ Văn 7 tập 2] :

Trong đời sống, chúng ta chắc chắn sẽ có thường gặp các vấn đề và câu hỏi ở trên. Ngoài những câu hỏi ở trên thì ta còn bắt gặp những câu hỏi hoặc vấn đề như :

Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường sống của mình ?

Theo như bạn nghĩ thì tác hại của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là gì ?

Vì sao trái đất đang ngày càng nóng lên ?

Khi gặp những vấn đề như trên, chúng ta không thể trả lời bằng kiểu văn bản như : kể chuyện, miêu tả, hay biểu cảm được bởi vì: Chúng ta khi gặp các câu hỏi, vấn đề đó hầu hết phải dùng các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, vấn đề nhằm mục đích xác lập chỉ ra để giải thích, thuyết phục người khác.

Hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, các phương tiện truyền thông, ta thường gặp những kiểu văn bản nghị luận như lời phát biểu, phản biện, những lời kêu gọi chính trị,…

2 – Văn bản nghị luận

Đọc văn bản “ Chống nạn thất học “ SGK trang 7 [SGK Ngữ Văn 7 tập 2]

Viết văn bản này, Bác Hồ nhằm chỉ ra tình trạng không được đi học của dân ta và kêu gọi mọi người đi học để nâng cao dân trí.

Để thực hiện mục đích ấy, trong bài viết đã nêu ra những ý kiến với các luận điểm :

Sự cần thiết phải nâng cao dân trí : “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí ”. Bác Hồ đưa ra ý kiến rằng việc đi học bây giờ là rất cấp bách và cần thiết.

Kêu gọi mọi người cùng tham gia chống nạn thất học – “Mọi người Việt Nam … biết viết chữ Quốc ngữ”. Kêu gọi mọi người chống nạn thất học, và đi học là quyền lợi và bổn phận của tất cả mọi người lúc này.

Với những luận điểm, ý kiến ở trên bài viết đã đưa ra một loạt những lí lẽ chặt chẽ :

Tình trạng mù chữ trong nước chiếm 95% dân số

Có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà

Đưa ra những việc cụ thể cần làm để chống thất học : “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ… ”, “ mở lớp học tư gia.. ”, “ phụ nữ lại càng cần phải học..”

Ở đây tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng kể chuyện, miêu tả biểu cảm được nhưng tuy nhiên sẽ rất khó khăn với ở đây là một bài kêu gọi của Bác Hồ tới toàn dân về sự cấp bách của việc học nên Bác cần phải đưa ra những luận điểm, lí lẽ sắc bén, chặt chẽ mới có thể thuyết phục được toàn dân.

Tổng kết : Như việc tìm hiểu chung về văn nghị luận ở trên chúng ta rút ra được :

Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thể văn nghị luận có luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục

Những tư tưởng quan điểm trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

Phần 2 – Luyện tập – Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Từ phần trên, chúng ta cũng đã biết thế nào là văn nghị luận và các trường hợp sử dụng. Bây giờ chúng ta hãy cùng đi thực hành, áp dụng làm một số bài tập có trong SGK để nắm chắc hơn nội dung toàn bài nhé !

1 – Câu 1 trang 9 SGK

Đọc bài văn “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội ” thì đây là một bài văn nghị luận. Vì ở đây bài văn nêu ra ý kiến, quan điểm của tác giả đối với thói quen tốt và xấu

Tác giả đề xuất ý kiến : Tạo nếp sống đẹp cho xã hội trong mỗi gia đình. Ý kiến đó được thể hiện qua câu : “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội ?”

Tác giả đưa lí lẽ và dẫn chứng :

– Có thói quen tốt [dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách…] và thói quen xấu [hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự].

– Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng đã thành thói quen nên khó bỏ khó sửa [ thói quen hút thuốc lá gây thói quen gạt tàn bừa bãi …]

– Tác hại của thói quen xấu, thói quen xấu thành tệ nạn [“nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề”, “trẻ em, cụ già dẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm” ]

– Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu.

Ở đây bài nghị luận hoàn toàn giải quyết được vấn đề trong thực tế. Và em tán thành với ý kiến của bài viết. Vì bài viết đã nêu ra được những vấn đề còn tồn đọng trong cuộc sống, và nó mang được ý nghĩa đối với mọi người và xã hội. Và cùng với đó ý kiến tác giả đưa ra rất đúng đắn và thiết thực nhằm hướng đến thực trạng xã hội.

2 – Câu 2 trang 10 SGK

Bố cục của bài văn gồm 3 đoạn :

Đoạn 1 [Từ đầu..là thói quen tốt] : Đặt vấn đề và một số thói quen tốt

Đoạn 2 [Tiếp theo…rất nguy hiểm] : Những thói quen xấu và tác hại của nó

Đoạn 3 [Còn lại] : Tạo thói quen tốt trong mỗi gia đình đóng góp cho xã hội

3 – Câu 3 trang 10 SGK

Sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận. Các bạn có thể tham khảo 2 đoạn dưới đây :

“ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? ”

[ Trích “Ý nghĩa văn chương” _ Đặng Mai Thai ]

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

[ Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta [Hồ Chí Minh ]

Kết luận : Như vậy chúng ta đã cùng đi tìm hiểu chung về văn nghị luận để thấy được mục đích và các loại văn bản mà chúng ta thường gặp. Kienguru hi vọng sau bài viết các bạn có thể hiểu rõ hơn về thể loại này và có thể vận dụng vào viết một bài văn.

Hãy tải ngay app Kienguru để học tập tốt hơn và đạt thành tích cao các bạn nhé !

Chủ Đề