Cách làm cây dừa chết nhanh

Khi một gốc cây trong sân nhà bạn đang đâm chồi mới, bạn phải tiêu diệt nó nếu không muốn cây tiếp tục phát triển. Gốc cây nửa sống nửa chết là một chướng ngại vật xấu xí không tự biến mất được. Bạn có thể diệt gốc cây bằng dung dịch muối hoặc ngăn ánh sáng mặt trời chiếu vào gốc cây. Sau đó, bạn có thể loại bỏ gốc cây chết bằng cách đốt hoặc chặt.

Các bước

Phương pháp 1 của 4: Dùng muối Epsom hoặc muối mỏ

  1. Cách làm cây dừa chết nhanh
    Cách làm cây dừa chết nhanh
    1
    Mua muối Epsom hoặc muối mỏ. Sử dụng muối là phương pháp dễ dàng và ít tốn kém để diệt gốc cây. Tuy nhiên, nếu bạn dùng phương pháp này thì phải mất nhiều tháng gốc cây mới chết, do đó có lẽ đây không phải là lựa chọn thích hợp nhất nếu bạn cần nhanh chóng loại bỏ gốc cây.
    • Không dùng muối ăn thông thường để tránh gây hại cho đất xung quanh gốc cây. Dùng loại muối Epsom hoặc muối mỏ 100% không chứa chất phụ gia để đảm bảo đất không bị xáo trộn.
    • Với gốc cây sống dai dẳng, bạn có thể thử dùng hóa chất diệt gốc cây hay chất diệt cỏ có chứa glyphosate hoặc triclopyr thay cho muối.[1] Mặc dù hóa chất diệt cỏ sẽ diệt gốc cây nhanh hơn, nhưng bạn cần nhớ là nó cũng có thể làm chết rễ của các cây hoặc bụi cây xung quanh.
  2. 2
    Khoan nhiều lỗ vào gốc cây. Khoan nhiều lỗ vào bề mặt của gốc cây để dung dịch ngấm vào trong cây. Các lỗ này nên có đường kính khoảng 1,3 -2,5 cm và sâu ít nhất 30 cm nếu bạn có mũi khoan đủ dài. Lỗ khoan sâu sẽ đảm bảo dung dịch muối ngấm đẫm bộ rễ dưới thân cây.[2]
    • Nếu không có mũi khoan dài, bạn có thể dùng rìu bổ vào gốc cây thành các rãnh càng sâu càng tốt.
    • Nếu gốc cây có các rễ to nổi lên, bạn nên khoan lỗ trên cả rễ cây.
  3. 3
    Đổ muối vào các lỗ khoan và rỏ sáp lên trên. Đổ muối Epsom hoặc muối mỏ đầy 3/4 các lỗ vừa khoan, tiếp đó đốt một cây nến không mùi và rỏ sáp vào các lỗ để bịt kín.
    • Đảm bảo đổ muối gọn gàng vào đúng chỗ, không vung vãi khắp sân, vì lượng muối thừa có thể gây hại cho đất mặt và rễ của các cây khác.
  4. 4
    Bọc gốc cây. Dùng túi nhựa, túi rác hoặc vật liệu không có lỗ thông hơi trùm lên gốc cây. Gốc cây sẽ chết nhanh hơn khi không nhận được ánh sáng mặt trời và nước mưa để tiếp tục nuôi dưỡng các chồi mới nảy mầm. Sau 6 tuần đến vài tháng, gốc cây sẽ chết. Thỉnh thoảng kiểm tra xem quá trình tiến triển đến đâu. Khi gốc cây chết, nó sẽ bắt đầu tự rã ra.

Phương pháp 2 của 4: Ngăn chặn ánh sáng mặt trời chiếu vào gốc cây

  1. 1
    Bọc kín gốc cây. Phương pháp này không tốn tiền nhưng có thể mất nhiều thời gian. Mục đích ở đây là từ từ làm chết gốc cây bằng cách cắt đứt nguồn cung cấp cho các nhu cầu cơ bản của nó. Bọc túi nhựa hoặc túi rác lên gốc cây để ngăn chặn gốc cây tiếp nhận ánh sáng mặt trời và nước.
  2. Cách làm cây dừa chết nhanh
    Cách làm cây dừa chết nhanh
    2
    Chờ từ ba đến sáu tháng. Trong thời gian này, gốc cây sẽ dần dần chết. Thỉnh thoảng kiểm tra để xem sự việc diễn tiến ra sao. Khi chết đi, gốc cây sẽ mục ruỗng và rã ra.
    • Khi gốc cây chết và mục rữa, bạn có thể dùng dung dịch diệt gốc cây để đẩy nhanh tiến độ. Dung dịch này có bán tại các vườn ươm và trung tâm làm vườn.
    • Bạn cũng có thể dùng thêm muối Epsom đổ vào các vết nứt xuất hiện trên gốc cây, hoặc xem phương pháp 1 - khoan lỗ vào gốc cây và đổ muối vào để đẩy nhanh quá trình.
  3. Cách làm cây dừa chết nhanh
    Cách làm cây dừa chết nhanh
    3
    Cắt bỏ mọi cây con mọc lên. Phương pháp bọc gốc cây sẽ ngăn chặn cây phát triển, nhưng trong khi chờ gốc cây chết, bạn có thể cắt bỏ các cây con mọc ra từ gốc cây, hoặc quét dung dịch diệt cỏ có chứa triclopyr. Nếu mục đích của bạn là trồng một cây mới tại vị trí gốc cây cũ, bạn hãy cắt các cây con nhưng không dùng thuốc diệt cỏ.

Phương pháp 3 của 4: Đốt gốc cây

  1. 1
    Khoan lỗ trên gốc cây. Đốt là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ gốc cây sau khi gốc cây đã chết. Bắt đầu bằng cách khoan nhiều lỗ vào bề mặt gốc cây. Các lỗ này nên có đường kính khoảng 1,3 -2,5 cm và sâu ít nhất 30 cm nếu bạn có mũi khoan đủ dài. Lỗ khoan sâu sẽ đảm bảo gốc cây bị cháy đến tận đầu rễ cây và dễ loại bỏ hơn.[3]
  2. 2
    Đổ dầu hỏa vào các lỗ khoan. Dầu hỏa ngấm vào gốc cây sẽ giúp bạn đốt cây cháy thành tro. Đảm bảo dầu ngấm đẫm gốc cây; nếu không, lửa sẽ tắt trước khi chạm đến đầu rễ cây.
    • Một lựa chọn khác là đặt than củi lên bề mặt gốc cây và đốt than. Than sẽ từ từ cháy xuống gốc cây. Cách này sẽ giảm rủi ro cháy lan sang các cây xung quanh.
    • Nếu sợ các vật xung quanh bén lửa, bạn không nên dùng phương pháp này. Đốt gốc cây tuy khá hiệu quả nhưng có thể nguy hiểm nếu xung quanh không có nhiều khoảng trống.
    • Kiểm tra quy định ở địa phương để chắc chắn rằng bạn được phép đốt lửa có kiểm soát.
  3. 3
    Đốt lửa trên bề mặt gốc cây. Rắc vỏ bào lên trên gốc cây và mồi lửa. Khi lửa cháy xuống dưới, gốc cây sẽ bắt cháy. Trông chừng cẩn thận để đảm bảo gốc cây bén lửa và cho thêm củi nếu cần thiết để duy trì ngọn lửa.[4]
    • Nhớ theo dõi cho đến khi gốc cây cháy thành tro. Không để mặc gốc cây cháy mà không trông chừng để đề phòng đám cháy vượt khỏi tầm kiểm soát.
    • Tùy vào kích thước gốc cây, có thể bạn cần chờ nhiều tiếng đồng hồ mới cháy hết.
  4. 4
    Đào tro và lấp đất vào hố. Dùng xẻng để dọn hết tro, xúc xuống tận rễ cây và dùng đất mới lấp vào hố.

Phương pháp 4 của 4: Chặt gốc cây

  1. Cách làm cây dừa chết nhanh
    Cách làm cây dừa chết nhanh
    1
    Tìm máy nghiền gốc cây. Bạn cũng có thể chặt để loại bỏ gốc cây. Phương pháp này cần có máy nghiền gốc cây mà bạn có thể thuê ở các cửa hàng dụng cụ. Máy nghiền gốc cây có một lưỡi cưa xoay khoan vào gốc cây và nghiền. Đây là phương pháp thích hợp cho các gốc cây to và cứng đầu. Thuê máy là lựa chọn khôn ngoan nhất, nhưng nếu bạn cần xử lý nhiều gốc cây thì mua một chiếc máy nghiền cũng xứng đáng.[5]
    • Bạn cũng cần trang bị đồ bảo hộ. Kính bảo hộ và mặt nạ sẽ bảo vệ bạn khỏi mạt cưa và vỏ bào văng ra khi nghiền cây.
    • Nếu không thích vận hành máy móc nặng, bạn hãy gọi cho thợ xây dựng cảnh quan và nói rằng bạn cần loại bỏ một gốc cây. Bạn có thể thuê người khác làm việc này.
  2. 2
    Cắt gốc cây sát mặt đất. Dùng cưa máy để cắt gốc cây chỉ cách mặt đất vài cm. Loại bỏ hết các cành hoặc rễ cây mọc quá cao trên mặt đất để có bề mặt vững chắc để vận hành máy nghiền gốc cây.[6]
  3. 3
    Nghiền gốc cây. Đeo kính bảo hộ và mặt nạ, sau đó đặt máy nghiềm lên trên gốc cây. Tiếp đó, bạn hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất, di chuyển chầm chậm máy trên bề mặt gốc cây để nghiền thành những mẩu vụn. Tiếp tục di chuyển dọc các rễ nổi cho đến khi toàn bộ gốc cây được nghiền nhỏ.
    • Chú ý đừng để bàn chân trên đường di chuyển của máy nghiền. Đi giày bốt dày để tránh bị thương.
    • Đảm bảo trẻ em và thú cưng ở khoảng cách an toàn trước khi bạn vận hành máy.
  4. 4
    Xúc vụn gỗ và lấp hố. Dọn sạch vỏ bào vứt đi (hoặc dùng làm lớp phủ), sau đó lấp đất vào hố.
    • Có thể bạn cần dùng rìu để chặt các rễ còn lại.

Lời khuyên

  • Bạn có thể mua phẩm màu trộn vào thuốc diệt cỏ trước khi sử dụng. Phẩm màu sẽ giúp bạn nhìn thấy những chỗ bạn đã rắc thuốc, nhờ đó bạn sẽ không bỏ sót hoặc rắc quá nhiều lên gốc cây, làm tăng nguy cơ các cây khác cũng bị nhiễm thuốc diệt cỏ.

Cảnh báo

  • Các cây mọc sát nhau, đặc biệt nếu thuộc cùng một loài, thường phát triển một mạng lưới rễ, đôi khi có chung một mô mạch thông qua một quá trình gọi là ghép rễ. Nếu các cây đã ghép rễ, thuốc diệt cỏ sử dụng cho gốc cây này sẽ truyền sang các cây khác.
  • Có thể bạn cần áp dụng các biện pháp khác nếu các chồi vẫn phát triển sau khi gốc cây đã bị nghiền, vì có nhiều loại cây cứng cáp vẫn có thể mọc chồi từ gốc cây còn lại.
  • Ngay cả khi các cây không ghép rễ với nhau, chúng vẫn thải một lượng thuốc diệt cỏ vào môi trường, và tất cả cây cối xung quanh có thể hấp thụ lượng thuốc này.